Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de cuong dia li 10HKII2014TVB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.14 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A. LÍ THUYÊT I. ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP 1. Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp. * Vai trò - Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phòng. - Tạo đk khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. - Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập * Đặc điểm - Sản xuất CN bao gồm 2 giai đoạn (dẫn chứng) - Có tínhchất tập trung cao độ - Bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. * Vị trí địa lí. - Có tác động rất lớn đến việc lựa chọn để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất. * Điều kiện tự nhiên - Khoáng sản. + Cùng với trữ lượng và chất lượng khoáng sản thì sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp - Khí hậu, nguồn nước. + Tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu, kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật lảm xuất hiện các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú => là cơ sở để phát triển ngành CN chế biến thực phẩm. + Là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp (luyện kim đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm… * Kimh tế-xã hội. - Dân cư-lao động: số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Tiến bộ khoa học-kĩ thuật: làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành CN; làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp CN - Thị trường; có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. 3. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ CN. (SGK-trang 131). II. ĐỊA LÍ DỊCH VỤ 1. Vai trò - Thúc đẩy sản xuất vật chất phát triển. - Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo công ăn việc làm. - Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn, các thành tựu KHKT..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thông qua dịch vụ, số người tham gia lao động dịch vụ trên thế giới có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, cơ cấu lao động dịch vụ có sự khác nhau. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. - Trình độ phát triển KT – XH. Năng suất lao động xã hội.=. ảnh hưởng đến sự đầu tư bổ sung lao động cho ngành DV - Quy mô, cơ cấu dân số, giới tính, sự gia tăng ds và sức mua của dân cư. - Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.=> ảnh hưởng đến mạng lưới ngành DV - Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.=>ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành DV - Mức sống và thu nhập thực tế. => ảnh hưởng đến sức mua, nhu cầu dịch vụ. - Các nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng: có ảnh hưởng quan trọng đối với việc hình thành các điểm du lịch. 3. Đặc điểm phân bố các ngành DV trên thế giới - Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. (>60%) - Trên thế giới, các thành phố lớn cũng chính là các trung tâm dịch vụ lớn, nhất là các dịch vụ tiền tệ, giao thông vận tải, viễn thông, sở hữu trí tuệ.., các trung tâm dịch vụ lớn nhất là: Niu Iooc, Luân Đôn và Tô-ki-ô. III. ĐỊA LÍ GTVT 1. Vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải. a. Vai trò. - Cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu năng lượng cho các cơ sở sản xuất - Vận chuyển hành hóa đến nơi tiêu thụ - Tạo mối liên hệ giữa các địa phương, các quốc gia, các khu vực - Thúc đẩy kinh tế-xã hội những vùng xa xội, tạo nên tính thống nhất kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng. b. Đặc điểm - Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa, chất lượng được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự an toàn, tiện nghi. - Các tiêu chí : +Khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển) +Khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) +Cự li vận chuyển trung bình. (tính bàng km) 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vạn tải. a. Điều kiện tự nhiên. - Quy đinh sự có mặt và vai trò của của một số loại hình giao thông vận tải. - Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông vận tải..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện và công trình giao thông vận tải. b. Điều kiện kinh tế-xã hội. - Sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát trriển và phân bố ngành giao thông vận tải. - Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị ảnh hưởng đến vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô IV. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm về thị trường - Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán - Thị trường hoạt động được là nhờ sự trao đổi giữa người mua và người bán về những sản phẩm hang hóa và dịch vụ. - Để đo giá trị của hành hóa và dịch vụ, cần có vật ngang giá, vật ngang giá hiện nay là tiền 2. Cơ chế hoạt động của thị trường - Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu - Để thị trường hoạt động ổn định cần có hoạt động tiếp thị 3. Ngành thương mại a.Vai trò - Khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng, có vai trò điều tiết sản xuất - Thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa, hướng dẫn tiêu dùng - Bao gồm có 2nhóm ngành : + Nội thương :trao đổi hàng hóa trong nước + Ngoại thương :trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, nối thị trường trong nước với thị trường nước ngoại, tăng nguồn thu ngoại tệ. b. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu hàng nhập khẩu * Cán cân xuất nhập khẩu - Là hiệu giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu + Nếu giá trị xuất khẩu > nhập => gọi là xuất siêu và ngược lại gọi là nhập siêu. * Cơ cấu hàng nhập khẩu, xuất khẩu - Hàng xuất khẩu: nhóm nguyên liệu chưa qua chế biến, các sản phẩm đã qua chế biến Bao gồm tư liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng - Hàn nhập khẩu: tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị,..), sản phẩm tiêu dùng 4. Đặc điểm thị trường thế giới - Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu, trong những năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động. - Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước tư bản phát triển. - Các cường quốc xuất-nhập khẩu chi phối mạnh mẽ nền kinh tế thế giới và đồng tiền của những nước này là những ngoại tệ mạnh. - Trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến, các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỉ trọng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. BÀI TẬP Bài 1. Cho bảng số liệu sau: CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004. Nước. Khách du lịch đến Doanh thu (triệu lượt người) (Tỉ USD) Pháp 75,1 40,8 Hoa Kì 46,1 74,5 Trung quốc 41,8 25,7 Anh 27,7 27,3 a. Tính doanh thu bình quân từ một lượt khách đến theo từng quốc gia. b Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch của các nước trên và rút ra nhận xét . c. Vẽ biểu đồ thể hiện doanh thu bình quân từ một lượt khách đến theo từng quốc gia. Bài 2. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2004. ( Đơn vị: tỉ USD ) Nước Xuất khẩu Nhập khẩu Hoa Kì 819,0 1526,4 Nhật Bản 565,6 454,5 I-ta-li-a 346,0 349,0 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện giá trị xuất và nhập khẩu của một số nước năm 2004 b Rút ra nhận xét cần thiết. Bài 3. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN NĂM 2004. QUỐC GIA. Giá trị xuất khẩu Dân số (tỉ USD) (triệu người) Hoa Kì 819,0 293,6 Trung Quốc 858,9 1306,9 Nhật Bản 566,5 127,6 a. Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người b. Vẽ biểu đồ cột c. Rút ra nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×