Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

de thi thu tot nghiep 2014 theo huong moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.14 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1. Phần I - Đọc hiểu (3 điểm): Đọc văn bản sau: “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” ( Ca dao) 1. Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên? Tác dụng của những biện pháp tu từ đó. 2. Bài ca dao trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Phân tích bài ca dao để làm rõ các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó. 3. Đọc bài ca dao trên, anh (chị) liên tưởng đến câu tục ngữ, ca dao nào? Phần II – Viết (7 điểm): “Trao duyên” là những dòng thơ thể hiện bi kịch tình yêu đau đớn bậc nhất trong “Truyện Kiều”. Qua đoạn trích Trao duyên (trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du), anh (chị) hãy làm rõ điều đó. ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013- 2014.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 2. Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc văn bản sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (“Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương) 1. Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của những biện pháp tu từ đó. 2. Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Phân tích làm rõ các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó. 3. Đọc bài ca dao, anh (chị) liên tưởng đến những câu tục ngữ, ca dao nào? Phần II – Viết (7 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Trong “Trao duyên”, Thúy Kiều chỉ trao duyên chứ không trao tình”. Qua đoạn trích Trao duyên (trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du), anh (chị) hãy làm rõ điều đó. ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 10A4, 10A5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1 Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau: “Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa.” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) 1. Phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên 2. Khái quát nội dung của đoạn thơ. Phần II – Viết (7 điểm): Nhận xét về đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn), có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích miêu tả những cung bậc, sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi” . Qua đoạn trích, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 10A4, 10A5 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 2.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau: Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! Mặc người mưa Sở mây Tần, Những mình nào biết có xuân là gì. (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) 1. Phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên. 2. Khái quát nội dung của đoạn thơ. Phần II – Viết (7 điểm): Nhận xét về đoạn trích “Trao duyên” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều”. Qua đoạn thơ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 11 (cơ bản) Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1. Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau: “Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già chống gậy bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ. Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.” ( “Chợ tết” - Đoàn Văn Cừ) 1. Nội dung của đoạn thơ trên là gì? 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ sương trắng” trong câu thơ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa? 3. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ? Tác dụng? Phần II – Viết (7 điểm): Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp của khổ thơ sau: “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” ( “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử ) ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 11 (cơ bản) Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 2. Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau: “Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt Mặc con thuyền cắm lái đậu trơ vơ Trên bến vắng đắm mình trong lạnh lẽo Vài quán hàng không khách đứng xo ro Một bác lái ghé buồm vào hút điếu Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi ho.” ( “Bến đò ngày xưa” - Anh Thơ) 1. Nội dung của đoạn thơ trên là gì? 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về từ “ rũ rượi “ câu thơ Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át và từ “ bơ phờ” trong câu Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa? 3. Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp tu từ nào? Tác dụng? Phần II – Viết (7 điểm): Cảm nhận của anh / chị về khổ thơ sau: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.” ( “Tràng giang” – Huy Cận ) ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 11A4, 11A5 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1. Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau: “Bàn tay lao động Ta gieo sự sống Trên tầng đất khô Bàn tay cân cù.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Cho dù nắng cháy Khoai trồng thắm rẫy Lúa cấy xanh rừng Hết khoai ta lại gieo vừng Không cho đất nghỉ không ngừng tay ta Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” ( Trích “Bài ca vỡ đất” – Hoàng Trung Thông) 1. Em hiểu như thế nào về cụm từ “gieo sự sống” trong câu thơ Ta gieo sự sống và cụm từ “không cho đất nghỉ” trong câu thơ Không cho đất nghỉ không ngừng tay ta? 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? Chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? 3. Nội dung của đoạn thơ là gì? PhầnII – Viết ( 7điểm): Có ý kiến cho rằng: "Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa từng có trong thơ ca truyền thống”. Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ điều đó: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;” (“Vội vàng” – Xuân Diệu). SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 11A4, 11A5 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 2. Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.” (Trích “Chiều xuân” – Anh Thơ) 1. Em hiểu như thế nào về từ “tơi bời” trong câu thơ Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời và từ “trôi” trong câu thơ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió? 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? Chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? 3. Nội dung của đoạn thơ là gì? Phần II – Viết (7điểm): Có ý kiến cho rằng: “Thơ Hàn Mặc Tử chủ yếu là thơ trữ tình hướng nội”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích đoạn thơ sau: “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” (Trích “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử). ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 12 (cơ bản) Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1. Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc bài thơ sau: Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường. Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa (Tiếng hát con tàu-Chế Lan Viên) 1. Nội dung của đoạn thơ ? 2. Theo anh (chị) nghĩa của từ “Mẹ” trong câu thơ “Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương” nghĩa là gì ? 3. Trong bốn câu thơ: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để miêu tả? Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ? Phần II – Viết (7 điểm): Vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống trong nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân? ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn lớp 12 (cơ bản) Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1. Phần I – đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng sớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy (“Đất nước” - Nguyễn Đình Thi) 1. Nêu nội dung của đoạn trích ?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. Theo anh (chị) từ “đầu không ngoảnh lại” trong câu thơ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại nghĩa là gì? 3. Trong hai thơ: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp đó? Phần II –Viết (7 điểm): Bài học được rút ra qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài trong cuộc đối thoại với nhân vật Phùng và chánh án Đẩu trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ? ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn, lớp 12A4, 12A5 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1. Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà) Đêm thu buồn lắm, chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Có bầu có bạn can chi tủi, Cùng gió cùng mây thế mới vui Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười (Ngữ văn 8, Tập 1, NXB Giáo dục 2013) 1. Những thông tin sau về bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” đúng hay sai? STT 1 2 3 4. Thông tin Tác giả bài thơ là nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ tự sự. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhân vật “em". Đúng/Sai Đ-S Đ-S Đ-S Đ-S. 2. Nêu chủ đề của bài thơ. 3. Nhân vật “em” trong bài thơ muốn rời xa cuộc sống thực tại để vơi bớt đi những buồn phiền, sầu muộn trong lòng. Anh (chị) có đồng ý với cách giải quyết đó không? Vì sao? Phần II – Viết (7 điểm): Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài Câu 1: Nếu được giới thiệu một vẻ đẹp Việt Nam với một người bạn nước ngoài, anh/chị sẽ giới thiệu điều gì? Câu 2: “ Do ý nghĩa của văn bản thơ thường không được thông báo trực tiếp qua lời thơ, cho nên người đọc thơ phải biết cảm nhận, suy đoán, phân tích để tìm đến cái ý ngoài lời.” (Sách Ngữ văn 11 Nâng cao - Tập 2, trang 19) Anh/chị hãy viết bài văn làm sáng tỏ nhận định đó qua một đoạn thơ tự chọn. ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ. ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013- 2014. TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ. Môn: Ngữ văn, lớp 12A4, 12A5 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 2. Phần I – Đọc hiểu (3 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: HỎI (Hữu Thỉnh) Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? 1. Những thông tin sau về bài thơ “Hỏi” đúng hay sai? STT Thông tin Đúng/Sai 1 Tác giả bài thơ thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng Đ-S chiến chống Mĩ. 2 Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn. Đ-S 3 Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ tự sự. Đ-S 4 Bài thơ gieo vần chân. Đ-S 2. Nêu chủ đề của bài thơ? Anh/chị hãy trả lời câu hỏi cuối bài thơ? 3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong bài thơ? Phần II – Viết (7 điểm): Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài Câu 1: Mượn những đồ vật giá trị rồi chụp hình đưa lên facebook và tự nhận là của mình để được bạn bè trầm trồ khen ngợi. Mượn những bài văn mẫu cặm cụi học thuộc rồi chép lại trong giờ kiểm tra để chứng tỏ mình giỏi. Mượn cách ăn mặc, nói năng của thần tượng rồi cố gắng làm theo để được khen là có cá tính. Mượn cảm xúc, suy nghĩ của đám đông nhằm che giấu cảm xúc, suy nghĩ riêng để được sống bình yên. Mượn... thật nhiều thứ! Để rồi một ngày chợt nhận ra mình đã... Hãy viết tiếp điều anh/chị nhận ra khi sống một cuộc sống vay mượn như thế. Câu 2: “ Do ý nghĩa của văn bản thơ thường không được thông báo trực tiếp qua lời thơ, cho nên người đọc thơ phải biết cảm nhận, suy đoán, phân tích để tìm đến cái ý ngoài lời.” (Sách Ngữ văn 11 Nâng cao - Tập 2, trang 19) Anh/chị hãy viết bài văn làm sáng tỏ nhận định đó qua một đoạn thơ tự chọn. ------------------------Hết-----------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×