Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.58 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT SA PA (Đề gồm 5 câu, 01 trang). ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2013 - 2014 (Thời gian 90 phút không kể chép đề). Họ và tên.................................. Lớp..... Trường.............................................. I. Trắc nghiệm khách quan (2đ) Câu 1. Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất 1. Câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” khuyên chúng ta điều gì ? A. Phải biết tranh thủ, tiết kiệm thời gian và sắp xếp công việc cho phù hợp. B. Phải phòng chống hiện tượng thời tiết này. C. Phải biết quý trọng thời gian. D. Không được quên thời vụ, không được sao nhãng việc đồng áng. 2. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kỳ nào? A. Những năm đầu của thế kỷ XX. B. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp. C. Thời kỳ đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. D. Thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. 3. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Bao giờ cậu đi Hà Nội”? A. Ngày mai mình đi Hà Nội. B. Ngày mai mình đi. C. Ngày mai. D. Mình đi Hà Nội ngày mai. 4. Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ ? A. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. B. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. C. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. D. Ai cũng chuộng mùa xuân. Câu 2. Nối cột A với cột B để được đáp án đúng A (Tác phẩm) Đáp án B (Tác giả) 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 1……………. a. Phạm Văn Đồng 2. Đức tính giản dị của Bác Hồ. 2…………… b. Hoài Thanh 3. Ý nghĩa văn chương 3…………… c. Phạm Duy Tốn 4. Sống chết mặc bay 4…………… d. Đặng Thai Mai e. Hồ Chí Minh II. Tự Luận (8 điểm) Câu 1. (2 đ) a.Thế nào là câu đặc biệt? b.Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau: Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. (Trần Hoài Dương) Câu 2 (1 đ): Trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh quan niệm nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ? Câu 3 (5 đ): Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta./. Hết.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đáp án - Biểu điểm đề kiểm tra học kì II Năm học 2013 – 2014 Môn: Ngữ văn 7 I. Trắc nghiệm khách quan: (2đ) Mỗi ý đúng đạt 0,25 đ Câu 1 1 2 3 4 A B C C Câu 2. Nối cột A với cột B sao cho được đáp án đúng 1-> e; 2-> a ; 3-> b ; 4-> c II. Tự luận (8 đ) Câu 1(2đ) - Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ - Câu đặc biệt trong đoạn văn: Lá ơi! Câu 2 (1đ) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài Câu 3 (5 đ) a.Về nội dung: MB: (0,5đ) Nêu khái quát vấn đề cần được chứng minh. TB: (4đ) 1. Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người. (1đ) - Rừng cho gỗ quý, dược liệu, khoáng sản… - Rừng thu hút khách du lịch sinh thái. 2. Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.(0,5đ) - Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. 3. Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người.(2,5đ) - Rừng là “ngôi nhà chung” của con người và muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. “Ngôi nhà” ấy nếu không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. (1đ) - Rừng là “lá phổi xanh”. Chỉ riêng hình ảnh “lá phổi” cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người. (0,5đ) - Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hoà khí hậu. (0,5đ) - Liên hệ vấn đề tại địa phương (0,5đ) KB: (0,5đ) - Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. b. Về hình thức: + Đủ bố cục 3 phần rõ ràng, rành mạch + Các câu văn, đoạn văn phải liên kết chặt chẽ + Trình bày sạch sẽ, dùng từ chính xác, diễn đạt lưu loát, chữ viết cẩn thận, dấu ngắt nghỉ đúng. 2.Biểu điểm: - Điểm 4-5. Đạt các yêu cầu trên..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Điểm 2-3. Bố cục rõ ràng,các dẫn chứng đưa ra tương đối đầy đủ, mắc 4-5 lỗi chính tả, dùng từ,diễn đạt. - Điểm 0-1. Bố cục chưa rõ ràng, bài làm còn sơ sài, các lí lẽ dẫn chứng chưa chính xác. Sai nhiều lỗi chính tả,dùng từ diễn đạt..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ma trận đề kiểm tra học kì II Năm học 2013 – 2014 Môn : Ngữ văn 7. Cấp độ Chủ đề Tiếng Việt. NHẬN BIẾT TNKQ Nhận biết trạng ngữ trong câu. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:. Số câu: 1 Số điểm:0,25 Tỉ lệ: 2,5%. Văn. Biết được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:. Số câu: 2 Số điểm:1,25 Tỉ lệ: 12,5%. TL Nêu được khái niệm câu đặc biệt Số câu: ½ Số điểm:1 Tỉ lệ: 10%. THÔNG HIỂU TNKQ. Xác định Biết xác định được câu đặc câu rút gọn biệt Số câu: 1/2 Số câu: 1 Số điểm:1 Số điểm:0,25 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 2,5% Trình bày được nguồn Biết ý nghĩa góc cốt yếu câu tục ngữ của văn chương Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm:1 Số điểm:0,25 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 2,5%. Tâp làm văm Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Tổng. Số câu: 3,5 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25%. TL. Số câu:3,5 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25%. VẬN DỤNG TNKQ. TL. CỘNG. Số câu: 3 Số điểm:2,5 Tỉ lệ: 2,5%. Số câu: 4 Số điểm:2,5 Tỉ lệ: 2,5%. Viết được bài văn Số câu: 1 chứng minh Số điểm:5 Số câu: 1 Tỉ lệ: 50% Số điểm:5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 1 Số câu: 8 Số điểm: 5 Số điểm:10 Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ: 100%.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>