Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian(phần 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.76 KB, 16 trang )

Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian - II


Khôn là thế nào ?


Khi đã "biết" suy xét, nhận định, suy đoán, nhận diện đúng sự vật, thì có thể phân biệt
được "khôn" với "dại", để hành động cho khỏi sai lầm. Trước hết:

1- Khôn không phải là làm khôn, (tiếng Việt, có chữ "làm khôn" nghĩa là tỏ ra mình
khôn ngoan hơn người và can thiệp, xía vào việc của người khác), như thế chỉ có hại cho
mình.
" Khôn vừa chứ, khôn lắm lại chết non." (TN,1/186)
Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi đã có câu thơ đại ý như thế:
" Hễ kẻ làm khôn thì phải khó." (Qâ,176)
Và Trạng Trình cũng khuyên đừng nên tranh khôn với thiên hạ mà có hại cho mình:
" Tranh khôn ắt có bề lo lắng." (BV,72)
Trái lại, tục ngữ bảo ta phải biết cư xử cho nhún nhường, khiêm tốn:
" Ai nhứt thì tôi thứ nhì,
" Ai mà hơn nũa tôi thì thứ ba." (TN,1/20)

2- Khôn là thận trọng biết giữ gìn lời ăn tiếng nói. Chỉ vì thiếu tinh thần cảnh giác,
không thận trọng, nên người ta thường thốt ra những câu hớ hênh, vô ý thức, gây ra bao
nhiêu tai họa cho bản thân và cho công cuộc đấu tranh của toàn dân:
" Vạ ở miệng ra, bệnh qua miệng vào." (THM,2/172)
" Thứ nhất là tội miệng mà... (THM,1/235)
Nên: " Khôn thì ngậm miệng, khoẻ thì cắp tay." (TN,1/186)
" Người khôn đón trước rào sau,
" Để cho người dại biết đâu mà dò." (TN,1/265)
" Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời." (TN,1/95)
" Sông sâu, sào ngắn khôn dò,


" Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng." (TN,1/304)
" Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn." (TN,1/261)
Ông cha chúng ta có cách nói gần, nói xa, rào trước đón sau, để khỏi phật lòng người
nghe và nhất là để không ai có thể bắt bẻ, hay buộc tội mình được. Đó gọi là "nói mánh".
(Trong Đại Nam quốc âm tự điển, 1896, Huỳnh Tịnh Của định nghĩa chữ "mánh" là "ý
tứ, tình ý, màng dò" và "nói mánh" là "nói ý tứ, xa gần, nói ướm thử" để người nghe tự
hiểu lấy).

3- Khôn không phải là quỉ quyệt để làm thiệt hại người khác:
" Đã khôn lại ngoan,
" Đã đi làm đĩ lại toan cáo làng." (THM,1/257)
Nếu khôn mà quỉ quyệt, gian ác, thì trước sau gì trong tương lai cũng:
" Khôn ngoan quỉ quyệt chết lao, chết tù..." (TN,192)
" Càng khôn ngoan lắm, càng oan trái nhiều." (THM,4/254)
- tiếng Việt, từ "ngoan" vốn có hai nghĩa trái ngược nhau: "ngoan" là khôn, nhơn lành,
(như ngoan đạo, đứa bé ngoan), mà "ngoan" cũng có nghĩa là khó trị, quỉ quái (như ngoan
cố, gian ngoan), (Đại Nam quốc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Của, Saigon, 1896). - trường hợp
mấy câu trên đây, từ "ngoan" được hiểu theo nghĩa thứ hai, tức là "gian tham, quỉ quyệt".
Mà khôn là phải thật thà ngay thẳng, vì cuối cùng cái khôn ngay thật bao giờ cũng hơn
cái khôn gian trá:
" Khôn ngoan chẳng đọ thật thà,
" Lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầy." (TN,190)
(Đấu: thùng bằng gỗ để đong lúa, gạo; thưng: 1/10 đấu).
Tức là: Khôn ngoan không bằng thật thà, ngay thẳng; có gian lận, tráo đổi cũng không
bằng làm ăn đứng đắn, lương thiện, đong đầy, cân đúng.
Chưa kể, "khôn" mà làm điều gian ngoan, bất nhân, thất đức, chết đi sẽ bị xuống địa
ngục; còn ở đời nầy dại mà hiền lành, chết đi sẽ được lên thiên đàng:
" Khôn thế gian, làm quan địa ngục,
" Dại thế gian , làm quan thiên đàng" (TN,190)


4- Khôn, nhưng nhất định không dùng cái khôn của mình để buôn dân, bán nước,
chống lại nguyện vọng của đồng bào, phản lại quyền lợi của quốc gia, và người một nước
lại chém giết lẫn nhau:
" Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
" Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau" (TN,191)
..." Chim không đánh chim cùng một tổ,
" Trâu một chuồng, đâu có húc nhau.
" Cùng chung một giọt máu đào,
" Nỡ nào hại nước, nỡ nào hại dân." (THM,4/89)
..." Tiếc thay con chim phượng hoàng còn dại chửa có khôn,
" Núi Tam Sơn chẳng đậu, lại đi đậu cồn cỏ may " (TN,321)

Dân gian ở vùng của chúng tôi cũng có một câu nữa tương tự như thế:
" Chim kia dại lắm không khôn,
" Núi Lam Sơn không đậu, lại đậu cồn cỏ may."
Lam Sơn là nơi ngày xưa Lê Lợi khởi nghĩa, ở đây "Lam Sơn" dùng để tượng trưng cho
"kháng chiến". Câu nầy đại ý nói: Thương hại cho những kẻ dại dột không biết theo
kháng chiến cứu nước, mà lại đi theo phường Việt gian (đậu cồn cỏ may là một thứ cỏ,
mỗi lần ta ngang qua, thì bị những hạt nhỏ của cỏ móc vào quần, rất dơ bẩn, phải mất thì
giờ mới gỡ hết được)?
Và cũng có câu:
" Gáo đồng múc nước giếng tây,
" Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người ta." (TN,1/152)
"Giếng tây" là "giếng ở phía tây" mà cũng có thể hiểu là "người Tây"; "múc nước giếng
Tây" có thể hiểu là "đem nước dâng cho Tây".
Đại ý câu nầy là: Cọng tác với Tây, mà tự cho là mình khôn, nhưng có khôn cho lắm,
cũng chỉ là đem thân ra làm nô lệ cho ngoại nhân mà thôi!
Mà Khôn là phải giữ vững lập trường, đừng để cho đối phương lung lạc, mua chuộc, dụ
dỗ.
" Người đời phải xét thiệt hơn,

" Đừng nghe tiếng sáo, tiếng đờn mà sai." (TN,1/265) ..." Đây ta như cây giữa
rừng,
" Ai lay không chuyển, ai rung không dời " (TN,134)

5- Khôn mà đừng tự phụ là mình đã tuyệt đối khôn. Phải khiêm tốn, phải biết rằng cái
"khôn" bao giờ cũng có tính cách tương đối, vì cái "khôn" hay bị giới hạn bởi những
hoàn cảnh khách quan và chủ quan:

a) Hoàn cảnh khách quan đã hạn chế cái "khôn", như: Tiền bạc, lẽ phải, may mắn,
thiên thời, địa lợi... :
- Tiền bạc:
" Cái khó, bó cái khôn." (TN,1/56)
" Khôn như tiên, không tiền cũng dại." (TN,1/185)
- Lẽ phải:
" Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời." (TN,1/186)
- May mắn:
" May hơn khôn." (TN,1/212)
" Chẻ vỏ (biết nhiều) vẫn thua vận đỏ. (TN,1/92)
- Thiên thời:
" Người đời ai có dại chi,
" Khúc sông eo hẹp phải tùy khúc sông." (TN,1/265)
- Địa lợi:
" Khôn ngoan ở đất nhà bay,
" Dù che, ngựa cưỡi, đến đây phải luồn." (TN,1/190)

b) Hoàn cảnh chủ quan đã hạn chế cái "khôn", như: Dục tính, nhẹ dạ, bản tính trời
sinh, già nua lú lẫn...
- Dục tính:
" Miệng khôn, trôn dại." (TN,1/215)
- Nhẹ dạ:

" Khôn ba năm, dại một giờ " (TN,1/184)
- Bản tính trời sinh:
" Khôn từ trong trứng khôn ra,
" Dại dẫu đến già cũng dại." (TN,1/188)
- Tuổi già lú lẫn:
" Trẻ khôn qua, già lú lại." (TN,1/348)...


2 . Ứng xử ở đời của dân gian


Đối tượng ứng xử ở đời của dân gian, theo tục ngữ, nhằm hai phàm vi Nhân sinh và Vũ
trụ.

a)- Ứng xử trong phạm vi nhân sinh

1- Trung với vua .

Chính quyền đô hộ và phong kiến đã dựa vào Nho giáo, để đòi hỏi nơi người dân bị trị
phải giữ lòng chung thủy trong đạo vua tôi.
Thật ra, dân ta cũng không phải không chấp nhận điều ấy:
" Ong kiến còn có vua tôi,
" Huống chi loài người chẳng có nghĩa ư ?" (TN,1/277)
Và " Làm tôi thì ở cho trung,
" Chớ ở hai lòng mà hóa dở dang." (TN,1/207)
Xưa Nguyễn Trãi, cũng như Trạng Trình, cũng thường nhắc đến lòng "Ưu quân, ái dân",
tức là "Lo việc cho vua, yêu thương dân", và gọi tắt là "Ưu ái" hay "Ái ưu" (chớ không
dùng chữ "trung quân" như các nhà Nho sau nầy):
" Bui (chỉ ) một tấc lòng ưu ái cũ." (Qâ,50)
... " Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái." (Qâ,112)

... " Ái ưu vặc vặc trăng in nước."
" Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa." (BV,1)

Dân gian ta vốn trọng sự thủy chung. Song sự thủy chung của dân gian đối với vua chúa
cũng chỉ đến một chừng mực nào đó thôi, chớ không cuồng tín hay mù quáng như chữ
"trung" của một số thế Nho ngày xưa: "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung" (vua
truyền lệnh bầy tôi phải chết, bầy tôi không chết không trung).
Đối với dân gian, nhà vua tượng trưng cho đất nước; khi đất nước bị ngoại xâm thì nhân
dân cùng nhau phù trì nhà vua để kháng chiến, chống xâm lăng.
- thời bình, ngoài một số vua xuất thân anh hùng cứu quốc, và một số nhà vua hiền đức
thương dân, còn thì phần nhiều, dân ta thường gặp phải những vua chúa, hoang dâm,
cường bạo:
" Một đời được mấy anh hùng,
" Một nước được mấy đức ông trị vì ? " (TN,1/236)
Chưa kể còn có nạn vua chúa vì tranh quyền, đoạt vị với nhau, mà gây nên cảnh giặc giã
loạn ly, khiến cho dân chúng phải chịu cảnh tang tóc, đói khổ:
" Tranh quyền, cướp nước gì đây,
" Coi nhau như bát nước đầy là hơn." (TN,1/355)

Niềm tin đối với vua chúa vì thế mà bị sút giảm đi không ít:
"Vua chúa còn có khi lầm, nữa là bà lão " (TN,1/369)
hay là " Trạng chết, trẫm cũng băng bà,
" Dưa gang đỏ đít, thì cà đỏ trôn". (TN,1/355)
(Nhắc lại tích Trạng Quỳnh bị chúa Trịnh ép phải uống thuốc độc chết, trước khi chết
Quỳnh lập mưu lừa làm cho chúa Trịnh phải chết theo. Xem Trạng Quỳnh, thiên "Cổ tích
thế sự" trên đây).

Đến mức tục ngữ ta đã đưa ra một nhận xét, phê phán, làm sụp đổ cả cái oai quyền thiêng
liêng của các vua chúa:
" Được làm vua, thua làm giặc " (TN,1/125)

Theo ý nghĩa câu nầy, nhà Vua, nói cho cùng, cũng chỉ là một tên giặc, một "tên giặc đã
thắng trận" mà thôi. Chính Mạnh Tử ngày xưa cũng đã nói trắng ra rằng: "Nếu vua chỉ
xem tôi như đất, như cỏ rác, thì tôi cũng coi vua như giặc như thù" và chủ trương là "Dân
vi quí, quân vi khinh". (21)
Tục ngữ ta cũng phân biệt được như thế: Dân là vạn đại, trường tồn mãi mãi, còn vua
chúa, triều đại thì chỉ nhất thời mà thôi.
" (Vua) quan nhất thời, dân vạn đại. " (TN,1/286)
Vua chúa lãnh mệnh của Trời để chăm sóc cho dân được sống yên lành, no cơm ấm áo.
Nhưng nếu vua không làm tròn sứ mệnh ấy, dân gian oán ghét, thì Trời sẽ chiều theo ý
dân mà thu hồi cái sứ mệnh ấy đi, dân chúng sẽ nổi loạn lên để truất phế:
" Con vua thì lại làm vua,
" Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
" Bao giờ dân nổi can qua,
" Con vua thất thế lại ra ở chùa." (22)

2 - Đối phó với quan lại tham nhũng.

Đại diện cho vua để cai trị dân là các quan lại. Số thanh liêm, cần mẫn thì ít, mà phần
nhiều là phường "tham quan ô lại" chuyên việc hà hiếp, bọc lột dân lành:
" Con ơi, nhớ lấy câu nầy :
" Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan."
..." Muốn nói oan, làm quan mà nói." (TN,1/227)
" Vô phúc, bước cửa quan." (TN,1/ 365)
" Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ." (TN,1/287)
" Của vào nhà quan như than vào lò." (TN,1/65)
" Nén bạc đâm toạc tờ giấy." (TN,1/247)
Phần nhiều quan lại đã bất liêm lại còn bất chính nữa:
" Ngày thì quan-lớn như thần,
" Đêm thì quan-lớn tần-mần như ma."(23)
" Lập nghiêm ai dám tới gần,

" Bởi quan đún đẩy cho dân nó lờn." (TN,1/209)
Cho nên thường bị dân chúng khinh thường:
" Quan có cần mà dân chưa vội,
" Quan có vội, quan lội quan sang." (TN,1/288)
" Làm trên mà chẳng chính ngôi,
" Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào." (TN,1/208)
" Sang chơi thì cứ mà sang,
" Đừng bắt đón đàng mà nhọc lòng dân." (TN,1/303)

Dân gian đã mượn lời một bà mẹ tố cáo các chú lính đón đường bóp vú con gái bà (một
thói hủ lậu ngày xưa):
" Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình,
" Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi." (24)
Các chú lính thuộc bộ Binh đã đành, nhưng bộ Hộ (Tài chánh), bộ Hình (Tư pháp) ăn
thua gì đến vụ bóp vú nầy? Không phải câu tục ngữ kể ra cho có vần theo thể "hứng", mà
đây là một lối nói mánh:
"Bóp vú" tượng trưng cho sự nhũng nhiễu. Tố cáo ba bộ đã "gieo tai họa" cho dân lành
ngày xưa, bộ Binh: lính tráng khủng bố dân, bộ Hộ: thuế má bóc lột dân, bộ Hình: lao tù
đày đọa dân.
Dân gian đã buông lời nguyền rủa bọn quan lại ấy:
" Một đời làm lại, bại hoại bảy đời." (25)

Tóm lại, qua tục ngữ, tiền nhân đã nhắc nhở chúng ta đừng quên rằng "đạo làm người"
không ngoài cái "biết" và cái "khôn":
Biết theo lối suy xét sâu rộng, thẩu đáo và biết suy đoán cẩn thận, dè dặt, sát với thực tế,
sẽ đưa đến cái Khôn khiêm tốn nhún nhường trong xử sự, hiền lành ngay thật trong giao
dịch, cẩn thận giữ gìn trong lúc nói năng, không dùng cái khôn để hại dân, bán nước, mà
để kháng chiến phục quốc và luôn luôn giữ vững lập trường quốc gia dân tộc, cuối cùng,
cũng không tự phụ rằng mình đã tuyệt đối khôn ngoan hơn tất cả mọi người.
Phải chăng "biết" và "khôn" là hai thành tố căn bản đặc thù của nền "triết lý dân tộc"

Việt-Nam chúng ta


b) Ứng xử trong phạm vi vũ trụ


1 - Đạo Trời và vận mệnh con người.

Theo tục ngữ, nhờ có "biết" mới thông được "đạo Trời", và mọi việc ở đời mới được ổn
thỏa, yên lành:
"Biết sự Trời" muôn đời chẳng khó." (TN,1/40)
Như thế, thì :
"Làm người phải giữ Lẽ Trời dám sai." (26)
Ông cha chúng ta ngày xưa tin tưởng chắc chắn vào "đạo Trời" nên:
" Dù ai nói ngược, nói xuôi,
" Ta đây vẫn giữ đạo Trời khăng khăng." (TN,1/114)
"Đạo Trời" trong tục ngữ, phải chăng cũng là "đạo Trời" mà Nguyễn Trãi đã đề cập đến
trongQuốc âm thi tập :
" Tự nhiên đắp đổi đạo Trời" (Qâ,104)
" Yêu nhau chẳng đã đạo thường thường." (Qâ,147)
" Làm người thì giữ đạo trung dung." (Qâ,127)
Trong mấy câu thơ của Nguyễn Trãi, các "đạo Trời", "đạo thường thường" và "đạo trung
dung" chỉ là một.
Đạo Trung Dung của Nho giáo, lý luận siêu hình rất huyền diệu cao xa (27). Tuy nhiên,
theo Phan Bội Châu, trong thuyết Trung Dung có phần thực dụng cụ thể và dễ hiểu hơn.
Phần nầy bao gồm hai chữ "trung" và "dung". "Trung" nghĩa là ở giữa, không hành động
thái quá, hay bất cập, không thiên lệch bên nào, và "dung" nghĩa là thường, mà cũng có
nghĩa là dùng. Đúng với đạo lý mà thường thường dùng được luôn, gọi là "dung". (28)
Phần thực dụng nầy cụ thể, dễ hiểu hơn và giống với "tinh thần chừng mực" của dân ta.
Đó là chủ trương trong mọi trường hợp, nên cư xử "một vừa hai phải", thế nào cho "đừng

vì lợi mình mà hại đến người:
" Sống với đời, một vừa, hai phải,
" Đừng lợi mình mà hại người ta. (THM,1/235)
" Đừng khôn ngoan, chớ vụng về,
" Đừng cho ai lận, chớ hề lận ai." (TN,1/141)
" - cho phải phải, phân phân,
" Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa." (TN,1/280)

×