Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Lang le Sa Pa ngu va 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.7 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 66-67:. LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long).. A. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: - Học sinh vận dụng kiến thức của các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật, Địa lí, Ngoại ngữ, giáo dục công dân để thấy, hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của bức tranh Sa Pa và vẻ đẹp của người lao động mới – những con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ Quốc trong tác phẩm - Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện b. Kĩ năng: - Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức các môn học để tiếp cận và nắm bắt được nội dung mà văn bản trình bày: - Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn để nắm bắt diễn biến truyện, phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự, cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. - Vận dụng kiến thức môn Địa lí để hiểu về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, các dân tộc anh em ở Sa Pa, - Vận dụng kiến thức Lịch sử để hiểu lịch sử ra đời của khu du lịch Sa Pa. - Vận dụng kiến thức Âm nhạc, Mĩ thuật để cảm nhận một cách toàn diện vẻ đẹp của Sa Pa: một danh thắng, một khu du lịch, một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của nước ta. - Vận dụng kiến thức về môi trường để nhận xét đánh giá về môi trường tự nhiên, xã hội của Sa Pa. - Vận dụng kiến thức giáo dục công dân để học sinh tự xây dựng nhận thức tình cảm, tự điều chỉnh thái độ và hành vi của bản thân. c. Thái độ: - Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của đất nước và người lao động, có ý thức trong việc giới thiệu, quảng bá danh thắng của đất nước ta với bạn bè thế giới. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài. Chuẩn bị máy chiếu, Máy tính, băng đĩa Sa Pa, phiếu học tập, đọc các tài liệu liên quan, - HS: Đọc văn bản, soạn bài, tóm tắt truyện. Sưu tầm tranh ảnh trong và ngoài nước liên quan đến khu du lịch Sa Pa. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra phần chuẩn bị bài mới của học sinh: Bài soạn, tư liệu, tranh ảnh về Sa Pa. 3. Bài mới: HĐ của thầy và trò ND ghi bảng Tiết 1: I. Tìm hiểu chung: Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: Bước1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Nguyễn Thành Long.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - HS tự đọc chú thích. SGK. Quan sát (1925-1991). Quê: Quảng Nam. - Cây bút chuyên về truyện ngắn.. màn hình máy chiếu. Giáo viên trình chiếu ở Power Point chân dung tác giả và hình ảnh một số tác phẩm tiêu biểu. - GV bổ sung: Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, giàu chất thơ, đậm chất kí… - Các tác phẩm: Bát cơm cụ Hồ, Gíó bấc gió nồm (ký), Trong gió bão, Tiếng gọi... (truyện). ? Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác trong hoàn cảnh nào. (Chú ý: Hoàn cảnh đất nước năm 1970 khi miền Bắc đang xây dựng CNXH- Phong trào Thanh niên ba sẵn sàng) Bước 2: Hướng dẫn đọc, tóm tắt TP: (Kết hợp đọc trong quá trình phân tích) - GV tóm tắt phần đầu truyện.(in chữ lớn). HS tóm tắt phần còn lại. Bước 3: Tìm hiểu cốt truyện và tình huống truyện: ? Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện? Tác phẩm này, theo tác giả, là "một bức chân dung". Theo em, đó là bức chân dung của ai? Hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào? Em có nhận xét gì về điểm nhìn trần thuật? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, cách kể này có tác dụng gì? - Kể theo ngôi thứ ba nhưng tác giả lại đặt điểm nhìn chính vào nhân vật ông họa sĩ già. Cách kể và ngôi kể này có tác dụng làm cho các nhân vật hiện ra một cách chân thực, khách quan, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi để chất trữ tình nổi rõ, đào sâu suy tư nhân vật. GV: LLSP có cốt truyện đơn giản, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ, ngắn ngủi giữa ba nhân vật: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên- nhân vật chính- một cán bộ khoa học khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. - Nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.. b. Tác phẩm: St 1970. - In trong: “Giữa trong xanh”.. 2. Đọc - tóm tắt truyện: a. Tóm tắt truyện: b. Tìm hiểu chú thích: 1,2.4, 5. 3. Cốt truyện, tình huống truyện: a. Cốt truyện: đơn giản, nhẹ nhàng b. Tình huống truyện: - Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn. - Nhân vật chính: Anh thanh niên - Điểm nhìn trần thuật: nhiều điểm nhìn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Điểm nhìn trần thuật: nhiều điểm nhìn (điểm nhìn chính là ông hoạ sĩ.) Giáo viên trình chiếu videoclip giới thiệu Sa Pa, bài hát “Sa Pa thành phố trong sương” do nghệ sĩ Trọng Tấn trình bày. ? Cảm nhận chung của em sau khi xem videoclip và nghe ca khúc Sa Pa thành phố trong sương ? HĐII: Hướng dẫn HS phân tích văn bản: Bước1: Hướng dẫn tìm hiểu bức tranh thiên nhiên Sa Pa: ? Hãy đọc các đoạn văn miêu tả thiên nhiên Sa Pa? ? Thiên nhiên Sa Pa được miêu tả qua những chi tiết nào. - Những rặng đào, đàn bò lang cổ có đeo chuông, đồng cỏ, hoa đào...thung lũng - Những cây thông "rung tít trong nắng”. - Mây cuộn tròn…chui vào gầm xe... - Nắng đốt cháy rừng cây…mạ bạc cả con đèo” - Những cây tử kinh màu hoa cà. - Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn./ Nắng chiều làm cho bó hoa... ? Em hiểu gì về nhận định sau của tác giả: Sa pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi? ? Nhận xét nghệ thuật miêu tả? Một số hình ảnh thiên nhiên Sa Pa được tác giả Nguyễn Thành Long miêu tả trong văn bản. (trình chiếu nội dung ở Power Point) * Sa Pa không chỉ là một danh thắng, một khu du lịch mà đây còn là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời -> mời gọi, cuốn hút, hấp dẫn du khách và mọi người... ?Thảo luận nhóm: (4 nhóm) Vận dụng kiến thức bộ môn Địa lí, em hãy giới thiệu thêm về địa danh Sa Pa? (vị trí địa lí, khí hậu, dân cư, những địa điểm du lịch nổi tiếng? Đại diện các nhóm trình bày.. II. Phân tích. 1. Thiên nhiên Sa Pa: - Rặng đào, đàn bò, đồng cỏ. - Nắng rực rỡ, mây tinh nghịch... - Rừng thông, cây tử kinh... -> so sánh, nhân hóa * Thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, tráng lệ, đầy sức sống, đầy chất thơ.. * Sa Pa: danh thắng, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng tuyệt vời -> mời gọi, hấp dẫn du khách. (Tích hợp kiến thức địa lí) * Vị trí: Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> (Giáo viên trình chiếu nội dung ở Power * Địa hình : Point) Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. * Khí hậu: - Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới. Một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng mùa xuân, buổi trưa vào hạ, buổi chiều mùa thu và đêm là mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm 15 °C, Mùa đông có khi dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm. *Dân cư: - Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xa Phó. * Những địa điểm du lịch nổi tiếng: - Thác Bạc cao khoảng 200 m. - Cầu Mây là một di tích lịch sử của người dân tộc. - Cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phanxipang, - Bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa. - Hàm Rồng là nơi trồng rất nhiều loại hoa, màu sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khuôn viên. - Đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn Nhóm 1-2-3: - Khu chạm khắc cổ Thung lũng ? Vận dụng kiến thức bộ môn Lịch sử, em Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc hãy giới thiệu thêm về nguồn gốc tên gọi nhiều hình kỳ lạ. và lịch sử ra đời của thị trấn Sa Pa - “Chợ tình Sa Pa"nổi tiếng. (Tích hợp kiến thức lịch sử) * Nguồn gốc tên gọi: Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan (Giáo viên trình chiếu nội dung ở Power Thoại phát âm là SaPả hay SaPá, Point) người phương Tây phát âm không dấu thành Sa Pa, viết bằng chữ Pháp.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nhóm 4: (Học sinh giỏi môn Tiếng Anh) Nếu có du khách nước ngoài hỏi về Sa Pa thì em sẽ giới thiệu như thế nào”. Tiết 2: Bước 2: Tìm hiểu nhân vật anh thanh niên: GV đọc mẫu đoạn: " Trong lúc mọi người...anh ta kia"(T.181) HS đọc tiếp: "Những lời giới thiệu... cho bác vẽ hơn..."(T.185) ? Bác lái xe đã giới thiệu như thế nào về hoàn cảnh sống và công việc của anh TN? ? Qua những lời tâm sự của anh, em hiểu gì về công việc mà anh đang làm? - HS tìm những chi tiết chính. - Công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. - Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, lấy số liệu báo về trung tâm, góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu công việc tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao. - Công việc nhiều nhưng đơn điệu, dễ buồn chán. (Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về nghề khí tượng ở Power Point) ? Suy nghĩ của em về cuộc sống và công việc đó? - HS nêu cảm nhận cá nhân --> GV nhận xét. GV chốt ý: Chính vì sống và làm việc trong hoàn cảnh như vậy khiến anh trở thành một trong những người “cô độc nhất thế gian” và rất “thèm người”. Đây là một nét rất thú vị ở nhân vật người thanh niên.. thành “Cha Pa”. Về sau, từ này được thống nhất là Sa Pa. * Lịch sử ra đời của thị trấn Sa Pa: Năm 1903, đoàn thám hiểm Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa Năm 1920, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. 2. Con người ở Sa Pa: a. Anh thanh niên: * Hoàn cảnh sống: - Sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây mù bao phủ:“cô độc nhất thế gian”, rất “thèm người” * Công việc: - Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.... * Hoàn cảnh sống thật đặc biệt. Công việc đơn điệu, dễ buồn chán..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Trong hoàn cảnh như vậy nhưng anh vẫn bám trụ và làm việc rất tích cực. Điều gì giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy? Thảo luận nhóm: ? Anh thanh niên đã có những suy nghĩ như thế nào về công việc, về nghề nghiệp, về cuộc sống, về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với sự nghiệp chung? Hãy chứng minh? + Đối với nghề: Anh là người yêu nghề, có suy nghĩ thật sâu sắc về nghề nghiệp, về công việc...xung phong lên công tác tại Yên Sơn, anh không thấy cô đơn... khi làm việc ta với việc là đôi -> Yêu nghề. + Trong suy nghĩ : Ý thức được công việc của mình gắn liền với bao nhiêu người khác, là cần thiết cho đất nước, cho nhân dân, anh hạnh phúc khi nghe biết mình góp phần... không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng- T.185) + Trong cuộc sống ? Điều gì ở anh khiến mọi người gần gũi, dễ mến (HS phát hiện sự cởi mở và quý trọng mọi người qua việc mời khách lên chơi, trò chuyện, tặng quà cho mọi người...). - Chi tiết anh hái hoa tặng cô gái, chạy về trước pha trà chứng tỏ anh là người như thế nào?( rất lịch sự, chu đáo và ân cần với khách.) - Chi tiết anh nhắc cô gái quên khăn và cầm đưa trả tận nơi làm cho cô gái thẹn thùng đến đỏ mặt thể hiện điều gì? (là một chi tiết rất tinh tế, chứng tỏ anh là người rất chu đáo). - Từ chối khi họa sĩ vẽ mình, giới thiệu với họa sĩ người khác anh cho là đáng vẽ hơn chứng tỏ anh là người như thế nào?. Đại diện các nhóm trình bày. Từ nội dung thảo luận, em thấy anh thanh niên có những phẩm chất đáng quý nào? (Kĩ thuật khăn phủ bàn) - HS ghi nhận xét của mình vào góc khăn phủ bàn, phần trung tâm ghi ý kiến tổng hợp.. * Phẩm chất đáng quý: + yêu nghề, có suy nghĩ thật sâu sắc về nghề, + yêu đời, tìm thấy niềm vui trong công việc, cuộc sống, + biết chủ động tổ chức cuộc sống + quan tâm đến mọi người, quý trọng tình cảm con người + sống cởi mở thành thực, khiêm tốn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Anh là người sống có lí tưởng cao đẹp,. * Anh thanh niên là người yêu nghề, một cán bộ khoa học trẻ yêu nghề, sống yêu đời, khiêm tốn và giàu lòng nhân lạc quan, khiêm tốn, giàu lòng nhân ái-> ái. mẫu người lao động mới, thầm lặng cống hiến, là một bức chân dung với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm và cách sống. Giáo viên kiểm tra kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt kiến thức Nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả? Dụng ý của nhà văn khi không đặt tên riêng cho nhân vật anh thanh niên? =>Tình tiết nhẹ nhàng, diễn biến cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, nhân vật bộc bạch tự nhiên những nét đẹp tính cách, tâm hồn, tình cảm. - Nhân vật chính chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đủ để các nhân vật khác kịp ghi một ấn tượng về chân dung để từ đó cảm nhận về con người Sa Pa: những con người lặng lẽ làm việc và hiến dâng cho *Tiểu kết: - Thiên nhiên Sa Pa tươi đẹp đất nước: T " rong cái im...đất nước" => Điểm nhìn trần thuật chủ yếu từ điểm - Con người Sa Pa đáng yêu - Nghệ thuật: cốt truyện đơn giản, tình nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ ? Có ý kiến cho rằng: " Lặng lẽ Sa Pa có huống tự nhiên, nhẹ nhàng... dáng dấp như một bài thơ”. Vậy chất thơ đó được tạo nên bởi những yếu tố nào? D: Hướng dẫn học ở nhà. - Tiếp tục chuẩn bị nội dung tiết 68: Lặng lẽ Sa Pa. - Nắm nội dung bài học. Tóm tắt cốt truyện. Trình bày cảm nghĩ về nhân vật chính..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×