Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

De thi HK I vat Li 9Tien Giang nam 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.63 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I. TIỀN GIANG. Năm học 2013-2014. ĐỀ CHÍNH THỨC. Môn: VẬT LÝ - Lớp : 9 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 12/12/2013 (Đề kiểm tra có 01 trang, gồm 4 câu, 2 bài). --------------------------------------------------------------------------------------------------------------. I. LÝ THUYẾT: (6,0 điểm). Câu 1(1,5 điểm). a. Biến trở là gì và được dùng để làm gì ? b. Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) là gì ? Câu 2(1,5 điểm). a. Phát biểu định luật Jun-Len-xơ ? b. Nêu các biện pháp để sử dụng tiết kiệm điện năng ? Câu 3(1,5 điểm). a. Bộ phận chủ yếu của rơle điện từ là gì ? b. Phát biểu qui tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua ? Câu 4(1,5 điểm). a. Trong thí nghiệm Ơ-xtet người ta bố trí nam châm và dây dẫn như thế nào ? b. Dòng điện xuất hiện trong những trường hợp nào thì gọi là dòng điện cảm ứng ? II. BÀI TẬP: (4,0 điểm). Bài 1(2,0 điểm). Khi mắc một bóng đèn Đ1 vào hiệu điện thế U1 = 12V thì đèn sáng bình thường và có cường độ dòng điện chạy qua nó là I1 = 0,6A. a. Tính điện trở R1và công suất P1của bóng đèn khi đó. Vẽ sơ đồ mạch điện đầy đủ để đo công suất của bóng đèn nói trên. b. Nếu mắc bóng đèn trên nối tiếp với bóng đèn Đ2 loại (12V – 0,3A) với nhau rồi mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 24V thì độ sáng mỗi đèn như thế nào so với lúc sáng bình thường ? Vì sao ? Bài 2(2,0 điểm). Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 300Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là 2,0A. a. Tính nhiệt lượng bếp tỏa ra trong 30 giây (theo đơn vị Jun và đơn vị calo). b. Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 250C thì thời gian đun nước là 8 phút. Coi rằng nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là có ích. Tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K. ----------------------------------------------- HẾT ----------------------------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu; được sử dụng các loại máy tính cầm tay cho phép mang vào phòng thi. Giám thị không giải thích gì thêm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Họ và tên thí sinh: ..............................................Số báo danh: ..............................................

<span class='text_page_counter'>(3)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG. KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2013-2014. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC Môn: VẬT LÝ – Lớp : 9 Ngày kiểm tra: 12/12/2013 (Gồm 02 trang) -------------------------------------------------------------------------------------------------------I. LÝ THUYẾT (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1. a.(0,5đ) Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số 0,25 và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. 0,25 b.(1,0đ) Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) là đại Câu 1 lượng vật lí đặc trưng cho sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm 0,25 (1,5đ) dây dẫn, có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ 0,25 được làm bằng vật liệu đó 0,25 2 có chiều dài 1m và tiết diện 1m . 0,25 Câu 2. a.(1,0đ) Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua 0,25 tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, 0,25 với điện trở của dây dẫn 0,25 Câu 2 và thời gian dòng điện chạy qua. 0,25 (1,5đ) b.(0,5đ) Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng - Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp; 0,25 - Sử dụng điện trong thời gian cần thiết (tắt các thiết bị khi đã sử dụng xong hoặc dùng chế độ hẹn giờ). 0,25 Câu 3: a.(0,5đ) Bộ phận chủ yếu gồm một nam châm điện 0,25 và một lõi sắt non. 0,25 b.(1,0đ) Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay hướng theo Câu 3 0,25 (1,5đ) chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, 0,25 thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ 0,25 trong lòng ống dây. 0,25 Câu 4: a.(0,5đ) Đặt một dây dẫn song song với kim nam châm đang đứng yên trên một trục quay thẳng đứng. 0,5 (Nếu đặt nam châm song song với dây dẫn thì 0,0đ) Câu 4 b.(1,0đ) (1,5đ) Dòng điện xuất hiện khi nam châm chuyển động tương đối với ống dây, 0,5 hoặc khi đóng ngắt mạch điện của nam châm điện gọi là dòng điện cảm ứng . 0,5 1/2.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nội dung II. BÀI TẬP: (4,0 điểm). Câu. Điểm. Bài 1. 0,25. U1 I1 12 R1   20 0,6 Công suất : P1 = U1I 1 = 12.0,6 = 7,2W Sơ đồ mạch điện. A. a. (1,5 đ) Điện trở :. R1 . 0,25 0,25 0,25. V K Bài 1 (2,0đ) (- Nếu vẽ sai vôn kế hoặc ampe kế thì chấm 00,0đ - Nếu thiếu biến trở thì chấm 0,25đ - Nếu khóa đóng mà không có chiều dòng điện thì chấm 0,25đ) b. (0,5 đ) 12 R2   40() 0,3 Cường độ trong đoạn mạch nối tiếp U  0,4A I= R1  R 2 Ta thấy : I1 > I : Đèn 1 sáng mờ so với bình thường. I2 < I : Đèn 2 sáng hơn bình thường và dễ hỏng. (Nếu chỉ trả lời mà không giải thích thì chấm 00,0đ) Bài 2. a.(1,0 đ) b.(1,0 đ) Bài 2 (2,0đ). Nhiệt lượng bếp tỏa ra trong 30 giây Q = I2 Rt = 22.300.30 = 36 000J = 8640cal Nhiệt lượng của 1,5 lít nước thu vào Q1 = mct = 1,5.4200.75 = 472 500J Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong thời gian 8 phút : Q = I2 Rt = 22.300.8.60 = 576 000J Hiệu suất của bếp Q 472500 .100% ≈ 82% H  1 .100% = 576000 Q. 0,5. 0,25. 0,25. 0,5 0,5 0,25 0,25. 0,5. Chú ý: - Tổ cần thống nhất hướng dẫn chấm xong, mới tiến hành chấm. - Học sinh giải bằng cách khác đúng thì vẫn cho đủ điểm. - Sai hoặc thiếu đơn vị ở kết quả cuối cùng của câu trong mỗi bài toán thì trừ 0,25đ và chỉ trừ một lần. -------------------------------------------------- Hết ---------------------------------------------------------. 2/2.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×