Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Tự nhiên,sinh học,ATP,vi khuẩn,tế bào, ti thể ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.57 KB, 13 trang )

Ti thể



Dưới kính hiển vi quang học, các ti thể nhìn
thành các cấu trúc dạng sợi quan sát. Màng nhân
và màng tế bào thì không thể nhìn thấy được.
Ti thể (tiếng Anh: mitochondrion (số nhiều:
mitochondria)) là bào quan phổ biến ở các tế
bào nhân chuẩn có lớp màng kép và hệ gene
riêng. Ty thể được coi là trung tâm năng lượng
của tế bào vì là nơi chuyển hóa các chất hữu cơ
thành năng lượng tế bào có thể sử dụng được là
ATP. Nguồn gốc của ty thể được coi như là một
dạng vi khuẩn (xem thêm thuyết nội cộng sinh).
Trong sinh học tế bào, một ty thể (xuất phát từ
tiếng Hy Lạp mitos có nghĩa là sợi và khondrion
có nghĩa là hạt) là một tiểu thể (hay còn gọi là
cơ quan) được tìm thấy trong hầu hết các tế bào
sinh vật nhân thực, bao gồm thực vật, động vật,
nấm và nhóm đơn bào. Ở một vài nhóm, như là
động vật nguyên sinh trypanosoma protozoa, có
một ty thể lớn duy nhất, ngoài ra thông thường
một tế bào có hàng trăm cho đến hàng ngàn ty
thể. Con số chính xác của ty thể phụ thuộc vào
mức độ hoạt động chuyển hóa của tế bào: càng
nhiều hoạt động chuyển hóa thì càng có nhiều ty
thể. Ty thể có thể chiếm đến 25% thể tích của
bào tương.
Đôi khi ti thể được miêu tả như "nguồn năng
lượng của tế bào ", bởi vì chức năng cơ bản của


nó la chuyển đổi các vật chất hữu cơ thành năng
lượng dưới dạng ATP (adenosine triphosphate).
Mục lục
 1 Cấu trúc ti thể
o 1.1 Màng ti thể
o 1.2 Khoang cơ bản của ti thể
 2 Chức năng ti thể
o 2.1 Biến đổi năng lượng
 2.1.1 Pyruvate: Chu trình Krebs
 2.1.2 NADH và FADH
2
: Chuỗi vận
chuyển điện từ
 3 Áp dụng trong nghiên cứu di truyền quần
thể
 4 Thuyết nội cộng sinh
 5 Xem thêm
 6 Liên kết ngoài
Cấu trúc ti thể

Thiết đồ cắt ngang của một ty thể, cho thấy:
(1) màng trong, (2) màng ngoài, (3) mào ty thể,
(4) chất nền
Tùy thuộc loại tế bào, ti thể có cấu trúc tổng thể
khác nhau. Ở bên phải của ảnh, ti thể giống như
hình dạng của xúc xích, có kích thước chiều dài
từ 1 đến 4 µm. Trong khi đó ở bên trái của ảnh,
ti thể có hình dạng một mạng lưới các ống liên
kết nhau có độ phân nhánh cao. Quan sát các ti
thể có gắn huỳnh quang ở các tế bào sống cho

thấy chúng là các tiểu thể hay bào quan năng
động có khả năng thay đổi hình dạng phong
phú. Ngoài ra ti thể có khả năng liên kết với ti
thể khác hoặc tự phân chia thành hai ti thể khác
nhau.
Lớp ngoài của ti thể bao gồm hai màng có chức
năng khác biệt nhau: màng ngoài ti thểvà màng
trong ti thể. Màng ngoài bao trùm toàn bộ ti thể,
tạo nên ranh giới ngoài của nó. Lớp màng trong
thì tạo thành các nếp gấp hay còn gọi là mào
(cristae), hướng vào tâm. Mào này là nơi chứa
các nhà máy hay bộ phận cần thiết cho quá trình
hô hấp hiếu khí hay hô hấp ái khí và tổng hợp
ATP, và cấu trúc gấp nếp ấy giúp gia tăng diện
tích lớp màng trong của ti thể.
Các màng ti thể chia ti thể thành hai khoang
khác biệt nhau: khoang "chứa chất cơ bản" nằm
bên trong ti thể và khoang "liên màng" hay gian
màng nằm giữa lớp màng ngoài và màng trong.
Màng ti thể
Màng ngoài và màng trong cấu trúc gồm các lớp
phospholipid kép được gắn với các protein,
trông giống với màng tế bào điển hình. Tuy
nhiên hai màng này có những đặc điểm khác
biệt nhau. Lớp màng ngoài bao bọc ty thể bao
gồm 50% trọng lượng là phospholipid và chứa

×