Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.21 KB, 2 trang )
Vị thuốc từ quả me
Me là loại quả dân dã. Quả me có màu
nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt
có vỏ cứng. Bên ngoài là lớp vỏ cứng dễ
vỡ, trong chứa một chất cơm màu đỏ
nâu, vị chua ngọt.
Theo các nhà dinh dưỡng, trong quả me có
nhiều vitamin C, B, khoảng 14% acid
tartaric và một số nhỏ malic acid… nên có
tác dụng nhuận tràng, giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi
do nắng nóng hay buồn nôn, chán ăn khi mang thai. Trái me góp phần bù nước,
điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, giải nhiệt... Trong Đông y, quả me có vị
chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Chữa các bệnh: phụ nữ
mang thai nôn nghén, chán ăn; chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa; trị
chứng hay chảy máu chân răng; chữa sốt do nắng nóng... Sau đây là một số công
dụng của quả me.
- Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa
sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường
vừa đủ. Đun nhỏ lửa và đảo đều, sau đó trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng
khuôn làm thành dạng ô mai, mỗi ngày ngậm 3 – 6 lần.
- Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn: Cạo vỏ 30g quả me xanh, rửa sạch cho vào
nồi nấu với 300 ml nước, khi còn 200 ml thì bắc nồi xuống, chỉ lấy phần nước,
thêm đường vừa đủ và chia ra uống 3 lần trong ngày, uống 3 ngày.
- Trị chứng hay chảy máu chân răng: 3 - 5g thịt từ quả me chín pha với một chén
nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7
ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống
hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5 - 7
ngày.
- Giúp giảm đau nhức xương khớp: 100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín
vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa