Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Ngâu, thuốc làm hạ áp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.12 KB, 2 trang )

Ngâu, thuốc làm hạ áp

Cây ngâu là loại cây quen thuộc với mọi người vì có hoa rất thơm và
được sử dụng để ướp trà gọi là trà ngâu thơm ngon. Cây ngâu có
nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay được trồng phổ biến ở mọi miền
nước ta. Cây ngâu tên khoa học Aglaia odorata thuộc họ xoan
Meliaceae.

Là loại cây lâu năm, gỗ nhỏ dạng bụi, gỗ vàng nhạt, lá mọc cách, kép
lông chim lẻ mang tới 3 – 5 lá phụ hình trứng ngược, đầu tù, gốc làm
thành cánh men theo cuống, nhẵn có màu xanh bóng đậm. Cây ưa ánh
sáng, nhu cầu nước trung bình, cành mềm dễ uốn tỉa thành cây Bonsai
nên được trồng làm cảnh và những nơi chùa chiền. Cụm hoa dạng chùy
ở nách lá mang hoa hình cầu nhỏ màu vàng và rất thơm. Quả hạch hình
cầu đỏ, một hạt và mỗi hạt ngâu đều có áo. Trong cây ngâu bộ phận
được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá và hoa, nhưng chủ yếu là hoa
ngâu.
Đông y cho rằng hoa ngâu có vị cay ngọt, được sử dụng làm thuốc trị
tăng áp, kinh nguyệt không đều, trị sưng đau do té ngã… Tuy nhiên
không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
Để tham khảo và áp dụng dưới đây xin giới thiệu vài phương trị bệnh
tiêu biểu từ hoa ngâu.
* Chữa chứng tăng huyết áp: Hoa ngâu 10g, hoa kim cúc 30g, chia làm 3
phần đều nhau, dùng nước sôi hãm uống làm 3 lần sáng trưa và tối, mỗi
lần hãm một phần và lấy nước uống.
* Trị bế kinh ở nữ: Hoa ngâu 10g, rượu 50g. Cho hoa ngâu vào rượu và
cho vào chút nước rồi nấu cách thủy đến nhừ, gạn lấy nước để nguội
mới uống, ngày uống 1 lần vào lúc trước khi đi ngủ, nhưng bắt đầu uống
phải trước ngày có kinh 5 ngày và uông liền 5 ngày.
* Trị vết thương té ngã: Hoa ngâu 50g, lá ngâu 50g, cho nước vào sắc
lấy chừng 100ml, sau lại sắc lần 2 và 3, mỗi lần lấy 50ml, đổ chung cả 3


nước với nhau, dùng lửa nhỏ cô đặc thành cao. Lấy cao này phết lên
băng vải và đắp vào nơi có vết thương sưng đau. Ngày đắp 1 lần cho đến
khi khỏi.

×