Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Viêm họng và dung dịch nước súc miệng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.31 KB, 5 trang )

Viêm họng và dung dịch nước súc miệng




Việc điều trị viêm họng bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu, chống viêm, chống phù
nề kết hợp với các dụng dịch súc miệng hiện nay thường được các bác sĩ chỉ định
thường xuyên hơn trong dự phòng các bệnh đường miệng như viêm họng, viêm
amidan, viêm thanh quản, nấm họng, nấm thanh quản, viêm quanh răng...

Các dung dịch súc miệng thường dùng:

- Dung dịch thông thường như nước muối súc miệng: Một số ít người quan niệm
nước muối nồng độ cao (càng mặn) việc sát khuẩn càng tốt và nước muối để lâu ít
vẩn đục. Điều đó chỉ đúng một phần. Chúng ta phải hiểu rằng cơ thể luôn ở trạng
thái pH trung tính, nên nồng độ các dung dịch súc miệng có pH ở dạng toan hoặc
kiềm đều không phù hợp rất dễ gây tổn thương các tế bào. Vì vậy chúng ta sử
dụng dung dịch nước muối ở nồng độ tương đương nồng độ của cơ thể là phù hợp
có tác dụng vừa bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn.
Nồng độ phù hợp tương đương nồng độ NaCl 0,9% (tương đương nước canh).
Nên được dùng vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.

- Dung dịch betadin nồng độ 7mg iod tương đương 7%: Khi vào cơ thể, iod được
giải phóng iod từ từ nên có tác dụng sát khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi.
Dung dịch betadin súc miệng có nồng độ khác với dung dịch sát khuẩn ngoài da
có nồng độ cao hơn (10% iod) hoặc dung dịch betadin dùng cho vệ sinh phụ nữ có
nồng độ khác với dung dịch đường miệng, nên việc sử dụng betadin súc miệng cần
lựa chọn phù hợp đúng nồng độ và chỉ nên dùng điều trị trong các trường hợp
nhiễm nấm họng, ngoài việc sử dụng điều trị bằng các thuốc diệt nấm đặc hiệu.

- Dung dịch givalex là một chế phẩm thường được chỉ định rộng rãi trong viêm


họng, viêm quanh răng, có tác dụng sát khuẩn rất tốt, đồng thời còn chống phù nề.
Nhưng trong khi sử dụng nên pha loãng 1/10 với nước ấm để tăng thêm hiệu quả,
vì trong thành phần của dung dịch còn có menton, không được dùng dung dịch
nguyên chất nồng độ cao dễ gây tổn thương niêm mạc họng.

- Dung dịch listerin thành phần chủ yếu gồm có thymol nồng độ 0,064% và một số
hương liệu khác. Dung dịch có tác dụng sát khuẩn và chống phù nề nhẹ niêm mạc,
dung dịch này được chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày.

- Dung dịch T-B thành phần chủ yếu là axit boric nồng độ 0,3%, tinh dầu quế, tinh
dầu bạc hà có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong việc vệ sinh răng miệng.

Ngoài ra còn có một số dung dịch khác được chế dưới dạng phun mù (khí dung)
để hỗ trợ điều trị viêm họng như: angispray, locabiotal, hexaspray, filxonase... Đối
với các chế phẩm này cũng được chỉ định điều trị theo liều xịt cụ thể trong ngày
theo đợt điều trị.
Viêm Quanh Chóp Răng

Viêm quanh chóp răng (cuống răng) là tình trạng viêm xảy ra ở tổ chức quanh
chóp của răng sau khi tủy đã chết. Tổ chức bị viêm gồm có dây chằng quanh răng
và xương ổ răng.

Vì dây chằng và xương ổ răng là hai thành phần của tổ chức nha chu (quanh
răng) nên nhiều nhà bệnh học cho rằng đây là bệnh viêm nha chu, để phân biệt
với bệnh viêm nha chu bắt đầu từ mào xương ổ răng, bệnh viêm quanh chóp răng
còn được gọi là viêm nha chu vùng chóp.

Nguyên nhân

Vi khuẩn đi qua lỗ sâu răng hay vết nứt răng có thể là căn nguyên của bệnh quanh

chóp răng. Đầu tiên vi khuẩn xâm nhập qua men răng sau đó tới ngà răng rồi vào
tủy răng làm cho tủy bị viêm rồi chết. Sau khi tủy chết, vi khuẩn tiếp tục đi sâu hơn
và qua lỗ chóp răng để xâm nhập vào tổ chức quanh chóp răng.

Sự đáp ứng của tổ chức quanh chóp răng với vi khuẩn gọi là viêm quanh chóp
răng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do răng bị sang chấn mạnh làm tổn thương
mạch máu nuôi dưỡng dẫn đến chết tủy rồi viêm quanh cuống. Trường hợp này là
phản ứng của tổ chức quanh răng với các sản phẩm của tủy chết.

Biểu hiện

Bệnh có thể cấp tính hay mãn tính với các triệu chứng lâm sàng và X-quang. Khi
bệnh cấp tính thì bệnh nhân thấy đau răng, nhất là khi chạm vào, có cảm giác
chồi răng và lung lay răng, sưng vùng lợi quanh răng. Khám trong miệng bệnh
nhân có thể thấy lỗ sâu, răng có thể đổi màu xám do tủy chết, gõ dọc và gõ ngang
lần lượt các răng thấy răng bệnh đau (chú ý là động tác gõ có thể làm bệnh nhân
đau tới mức ôm mặt nếu là viêm quanh chóp cấp, đau ít nếu là viêm quanh chóp
bán cấp).

Bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng toàn thân: Sốt trên 37 độ, nổi hạch vùng lân
cận, triệu chứng toàn thân nhiều hay ít tùy thuộc mức độ cấp hay bán cấp. Trên
phim X-quang thấy vùng dây chằng quanh răng giãn, trường hợp hiếm có thể có ổ
áp-xe.

Khi bệnh mãn tính thì trên lâm sàng thường không có triệu chứng gì, bệnh nhân
có thể có lỗ dò ở lợi tương ứng với vùng 1/3 chân răng phía chóp, răng thường là
đổi màu xám, trên phim thấy vùng sáng (thấu quang) ở sát chóp răng. Có thể xuất
hiện các đợt bệnh cấp trên một răng viêm quanh chóp mãn.

Cách xử trí


Răng bị viêm quanh chóp cần được chữa tủy hoặc nhổ, việc chữa hay nhổ tùy
thuộc vào mức độ tổn thương tổ chức cứng của răng và tổn thương của vùng
quanh răng. Nếu đang có đợt bệnh cấp thì bệnh nhân cần được dùng kháng sinh
và các thuốc làm giảm triệu chứng sưng đau. Nên dùng kháng sinh phổ rộng kết
hợp với Metronidazole vì vùng chóp răng có thể có vi khuẩn kỵ khí, như thuốc
VIDORIGYL. Trong mỗi viên VIDORIGYL có 100 mg acetyl spiramycine và 125
mg metronidazole. Người lớn dùng liều 2 viên/lần, uống 2 đến 3 lần/ngày sau bữa
ăn.

ThS. LÊ LONG NGHĨA

×