Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.65 KB, 5 trang )
Làm gì để kích thích
khả năng của trẻ?
Khả năng tỷ lệ thuận với chỉ số IQ
Ngay từ năm đầu, trẻ đã hình thành khả năng giải quyết vấn đề
từ những biểu hiện đơn giản… Điều này trái ngược với quan niệm rằng,
trẻ em, nhất là trẻ dưới một tuổi thì chưa hình thành, biểu hiện khả
năng xử lý và giải quyết vấn đề.
Khả năng giải quyết vấn đề là cách suy nghĩ và những hành động của
trẻ nhằm xử lý tình huống đang diễn ra trước mắt. Không phải khi trẻ lên 3 –
4 tuổi kỹ năng này mới hình thành. Khả năng giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ dễ
dàng tiếp thu và thích nghi với những diễn biến và thay đổi bên ngoài, đồng
thời, hình thành những kỹ năng cần thiết khi lớn lên, như khả năng học hỏi,
tiếp thu, và việc xử lý vấn đề tốt sẽ tăng hứng thú khám phá, tìm tòi ở trẻ.
Để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ 9 tháng tuổi, các nhà
nghiên cứu cho trẻ chơi chiếc lục lạc, sau đó, để chiếc lục lạc ra xa tầm với
của trẻ và dùng một tấm vải che lại.
Kết quả cho thấy, đứa trẻ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn sẽ tìm
cách kéo tấm vải lại gần, lật tấm vải phủ lên để lấy món đồ chơi; còn đứa trẻ
có khả năng giải quyết vấn đề kém thì sẽ mất phương hướng, hoặc lúng túng
với việc không biết làm thế nào để lấy lại món đồ chơi của mình.
Ngay từ những tháng đầu đời, trẻ đã có biểu hiện của khả năng giải
quyết vấn đề và thể hiện qua những hành động hết sức bản năng như khóc
khi muốn thể hiện nhu cầu, đưa mắt dõi theo những hình ảnh màu sắc sinh
động, biết mỉm cười khi thấy khuôn mặt quen thuộc của mẹ lúc 3 tháng, biết
phân biệt lạ quen khi được 7-8 tháng.
Đến 9 tháng tuổi, trẻ đã hình thành khả năng này tốt hơn thông qua
những biểu hiện của khả năng ghi nhớ, chú ý, ngôn ngữ…
Những khả năng này sẽ hoàn thiện và khéo léo hơn khi trẻ lớn lên.