Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phuong phap kiem tra bai cu mon Tieng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................2 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................4 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................5 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................................5 II. THỰC TRẠNG ........................................................................................5 1. Thuận lợi ...............................................................................................5 2. Khó khăn .............................................................................................6 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................6 1. Những việc cần chuẩn bị cho việc kiểm tra bài cũ .........................7 2. Những việc làm cần lưu ý khi kiểm tra bài ......................................8 3. Sự phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh ..............................9 4. Các phương pháp kiểm tra ............................................................10 4.1 Kiểm tra sau các tiết có dạy kỹ năng nghe .....................................10 4.2 Kiểm tra sau các tiết có dạy kỹ năng nói...........................................13 4.3 Kiểm tra sau các tiết có dạy kỹ năng đọc .........................................16 4.4 Kiểm tra sau các tiết có dạy kỹ năng viết .........................................18 5. Hiệu quả của quá trình áp dụng ......................................................22 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................24 1. Bài học kinh nghiệm .........................................................................24 2. Ý nghĩa của việc áp dụng các phương pháp ..................................24 3. Khả năng ứng dụng các phương pháp ............................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................26. PHẦN MỞ ĐẦU.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Lý do chọn đề tài Với sự hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới trong thời kỳ mở cửa, việc dạy học tiếng Anh cho các em hoc sinh là rất quan trọng và cần thiết. Việc học và thông thạo tiếng Anh như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đã được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi. Vì lẽ đó, tiếng Anh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa cho các em học sinh ngay từ lớp tiểu học. Điều đó cho thấy rằng nền giáo dục của nước ta luôn quan tâm và chọn tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để trang bị cho giới trẻ tiến vào một nền tri thức mới. Tuy nhiên, để giúp người học đạt được hiệu quả như mong muốn, người dạy tiếng Anh cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ và mục tiêu yêu cầu. Kiểm tra bài cũ là khâu hết sức quan trọng, vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra bài cũ không chỉ là kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học. Nếu giáo viên lơ là, không thực hiện tốt việc kiểm tra bài cũ thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn, các em sẽ bị hổng các kiến thức và kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh rất nhiều. Trên thực tế, tiếng Anh là một môn học không dễ, nên việc kiểm tra bài cũ sinh động thì học sinh sẽ hứng thú, phấn khởi, ham thích môn học và giáo viên cũng thoải mái để làm “nhạc trưởng cho dàn hợp xướng” trong quá tổ chức điều khiển việc lĩnh hội kiến thức cho các em. Và ngược lại, khi kiểm tra bài cũ không hay thì học sinh sẽ sợ sệt, mất lòng tin, dẫn tới không thích học và sợ kiểm tra. Tiến trình lên lớp không thể thiếu kiểm tra bài cũ. Việc kiểm tra bài cũ và cách kiểm tra bài cũ như thế nào là rất quan trọng. Là một giáo viên trẻ của trường Tiểu học Tân Hiệp, tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức nghề và kiến thức ngành để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Qua thời gian công tác tại trường, và được phân công giảng dạy chương trình Anh văn lớp 5, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc kiểm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tra bài cũ ở môn học này để giúp các em hoc sinh chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học. Với kinh nghiệm này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên có thêm nhiều thủ thuật để kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh cấp tiểu học, đặc biệt là chương trình tiếng Anh lớp 5 có hiệu quả hơn, học sinh sẽ học tích cực, chủ động, sáng tạo, sôi động, hứng thú ngay từ khi bắt đầu tiết học. Đó cũng là lý do mà tôi lựa chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Với những kinh nghiệm được rút kết từ bản thân, và việc nghiên cứu những phương pháp kiểm tra bài cũ, tôi tin sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho các giáo viên áp dụng, đem lai kết quả sau:  Tổ chức lớp học sinh động, thoải mái nhẹ nhàng.  Có những phương pháp phù hợp trong việc kiểm tra bài cũ, việc nắm kiến thức đã được giảng dạy trong việc hình thành phát triển các kỹ năng học tiếng Anh.  Giáo viên củng cố kiến thức kịp thời cho học sinh, từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn.  Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em năng động hơn, không còn lo lắng, sợ hãi khi kiểm tra bài. 3. Đối tượng nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này tập trung giới thiệu các phương pháp kiểm tra bài cũ hiệu quả và cách chọn lọc các hình thức kiểm tra phù hợp.. 4. Phạm vi nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đề tài tập trung nghiên cứu đối với chương trình sách giáo khoa Let`s Go 2A và nghiên cứu thực nghiệm đối với các em học sinh lớp 5, trường tiểu học Tân Hiệp, năm học 2013 – 2014..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Trong quá trình giảng dạy, việc truyền đạt kiến thức đòi hỏi giáo viên phải có những thủ thuật để giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng trong thực tiễn. Để lấy được phần thông tin phản hồi trong việc tiếp thu kiến thức của các em, kiểm tra bài cũ là cần thiết, và là khâu quan trọng trong các tiết dạy. Việc kiểm tra bài cũ không chỉ đơn thuần là cho điểm học sinh, mà còn có tác dụng chủ yếu là giúp giáo viên có định hướng phù hợp trong việc điều chỉnh cách giảng dạy, có định hướng trong việc củng cố kiến thức giúp học sinh nắm vững hơn. Quá trình kiểm tra bài cũ nên tiến hành đều đặn, thường xuyên hơn trong suốt quá trình giảng dạy và cách thức kiểm tra nên sinh động phong phú, phù hợp với mục đích yêu cầu và có khoảng thời gian hợp lý với quá trình kiểm tra bài cũ. Để đánh giá khách quan hơn, giáo viên nên có những phương pháp kiểm tra bài phù hợp với từng kỹ năng mà học sinh đã được học để củng cố kiến thức những tiết dạy trước, như vậy sẽ phát huy hiệu quả của việc kiểm tra bài cũ. II. Thực trạng việc kiểm tra bài cũ chương trình tiếng Anh lớp 5. Qua quá trình thực dạy tại trường, tôi thấy trong việc dạy – học và việc kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh của trường có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Đối với giáo viên:  Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình của trường luôn không ngừng phấn đấu để đáp ứng được yêu cầu và mục đích của chương trình giảng dạy.  Được sự quâm tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi của trường. Đối với học sinh:  Học sinh đi học đầy đủ, thực hiện nề nếp tốt.  Đa số các em đã hình thành được ý thực học tập  Nhiều em học sinh được sự quan tâm của phụ huynh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Khó khăn: Đối với giáo viên:  Giáo viên còn hay áp dụng phương pháp kiểm tra bài cũ truyền thống, ít sinh động.  Số lượng tiết dạy giảm ( từ 4 tiết/ tuần còn lại 2 tiết/ tuần ) do đó việc kiểm tra bài cũ còn gặp một số hạn chế về mặt thời gian. Đối với học sinh:  Bên cạnh một số em học sinh học tập chăm ngoan, vẫn còn một số em lơ là, chểnh mảng trong việc học, chưa củng cố và vận dụng được kiến thức đã học.  Một số học sinh từ nơi khác chuyển đến chưa được học tiếng Anh ở lớp 3, lớp 4. Một số em mất kiến thức căn bản.  Học sinh còn rụt rè, sợ cảm giác kiểm tra bài cũ. Do đặc điểm lứa tuổi, các em còn thích chơi đùa hơn thích học.  Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của các em còn hạn chế. III. Nội dung nghiên cứu Để tiết dạy thêm sinh động và giúp học sinh hứng thú với việc kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể thực hiện việc kiểm tra vào đầu, giữa hay cuối mỗi tiết học. Tùy thuộc vào những kỹ năng , kiến thức truyền đạt cho các em ở những tiết dạy trước, giáo viên sẽ chọn những phương pháp phù hợp, nhằm khảo sát được hiệu quả “dạy” của bản thân, và chất lượng “ học” của các em. Để việc kiểm tra bài cũ phát huy tính cần thiết và đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần đảm bảo những nội dung quan trọng sau:. 1. Những việc cần chuẩn bị cho việc kiểm tra bài cũ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  Giáo viên nên khái quát lượng kiến thức sẵn có của các em từ những năm học trước. Đánh giá sơ bộ về tình hình học tập cũng như những mặt mạnh và những mặt hạn chế trong vấn đề học tiếng Anh của các em.  Với từng bài và từng nội dung truyền đạt mới, giáo viên cần chuẩn bị kỹ những việc cần làm, xác định nội dung kiểm tra, xác định được mức độ kiến thức học sinh cần phải nhớ, cũng như kỹ năng mà học sinh có thể vận dụng kiến thức.  Giáo viên nên linh hoạt mở rộng nội dung kiểm tra, không chỉ đề cập đến những gì đã được học, những gì trong sách giáo khoa, mà còn liên hệ có hệ thống, khoa học những nội dung khác, để các em có điều kiện tư duy, suy luận, giúp các em nắm vững nội dung hơn.  Ghi nhận điểm số là cách đánh giá việc nắm kiến thức cũ, và cũng là cách kích thích các em học tập có hiệu quả, đặc biệt là học sinh tiểu học. Sau phần kiểm tra bài cũ, giáo viên nên lưu ý ghi nhận điểm số khích lệ, động viên các em cố gắng trong học tập, trong việc tiếp thu kiến thức được học. Giáo viên có thể thiết kế một số điểm phụ, bao gồm nhiều cột điểm hơn trong một tháng, như vậy sẽ thuận tiện hơn trong việc cho điểm và đánh giá khuyến khích học sinh, các em sẽ cố gắng hơn nữa sau mỗi lần được ghi điểm vào sổ. Ví dụ: STT 1 2 3 4 5 6 7. Họ và Tên. Lần 1 8 10 5 4 5 7 8. Điểm tháng 10 Lần 2 Lần 3 9 9 9 10 7 6 5 5 6 9 8 8 9 10. Nguyễn Tuấn Anh Bùi Hoàng Minh Anh Dương Hồng Ánh Nguyễn Văn Bộ Nguyễn Minh Chiến Nguyễn Thanh Dân Nguyễn Thanh Duy ... ................................ 2. Những việc làm cần thiết cho việc kiểm tra bài.. Điểm TB 9 10 6 5 7 8 9.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tạo không khí lớp học tự giác, thể hiện một cách tự nhiên về sự hiểu biết của các em về các nội dung mà giáo viên và học sinh đã tìm hiểu trước đó. Giáo viên nên tổ chức, điều khiển hoạt động hiệu quả. Tránh sự làm ồn, nhắc bài, hỏi bài, không trung thực trong việc kiểm tra bài cũ. Điều đó ảnh hưởng đến sự đánh giá mức độ giảng dạy. Đảm bảo các em không làm việc riêng hay không chú ý khi các bạn khác đang kiểm tra. Giáo viên nên sử dụng ngôn từ, ngữ điệu nhẹ nhàng, rõ ràng. Tránh sự khó hiểu về câu hỏi, hay yêu cầu được đặt ra làm ảnh hưởng đến sự khách quan của việc kiểm tra bài. Thái độ sự phạm của giáo viên giữ vai trò rất quan trọng để tạo sự thân thiện với các em. Giáo viên nên ân cần, niềm nở, tận tụy trong việc giảng giải. Tránh dùng những lời nói vô tình, xúc phạm các em kể cả khi các em trả lời, phát biểu ý kiến chưa chính xác, giáo viên cũng khéo léo nhờ bạn khác giúp bạn, giáo viên cho rằng bạn đang gặp khó khăn do bạn quên... tránh khẳng định học sinh trả lời sai trước lớp làm mất dần sự tự tin, lâu ngày các em sẽ nhút nhát và thụ động. Vận dụng triệt để kỹ năng xử lý tình huống sư phạm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra. Ví dụ: Các em sẽ lấy lý do quên bảng đen để không phải viết từ vựng, lúc này giáo viên có thể cho các em viết vào giấy nháp thay vì ngồi giữ im lặng. Giáo viên nên sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp, hình thức, để kiểm tra được nhiều học sinh ở một nội dung. Có thể kiểm tra tập thể, hoặc kiểm tra theo phân nhóm ở các nội dung phù hợp Nội dung và mức độ kiểm tra cần phù hơp với năng lực học khác nhau của các em học sinh. Không nên ngắt lời khi học sinh đang nói, cần nhận xét, sữa lỗi sai kịp thời cho các em. Giúp các em cũng cố lại kiến thức, và có hướng vận dụng hiệu quả hơn. Giáo viên có thể kham khảo ý kiến của các em khác khi kiểm tra, đồng thời sẽ khảo xác được mức độ hiểu – hành của các em..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Để giúp các em hình thành được thói quen sử dụng ngoại ngữ một cách tự nhiên và thích ứng với cách học tiếng Anh ở chương trình trung học cơ sở sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, giáo viên nên tăng cường việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để giao tiếp với các em. 3. Sự phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh Hầu hết các em học sinh đều học bài và ôn tập kiến thức cũ trong khoảng thời gian ở nhà. Do đó, việc nhắc nhở và động viên các em học bài là rất cần thiết. Gia đình là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm tra xem các em có tích cực trong việc học bài cũ hay không, đồng thời sẽ có những biện pháp phù hợp để các em tự giác, và hình thành cho các em thói quen học bài và ôn bài cũ trước khi lên lớp. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, trong nhà trường đòi hỏi giáo viên bộ môn phải có sự phối hợp chặt chẽ, ăn ý với với giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn và gia đình học sinh cũng không kém phần quan trọng, giúp cho phụ huynh nắm bắt được tình hình và thái độ học tập của các em ở trường như thế nào, để có những tác động tích cực giúp các em hoàn thiện hơn. Giáo viên cũng có thể biết được những thông tin từ phía gia đình, biết được những thói quen, suy nghĩ, đặc điểm nổi bật trong việc học của các em, từ đó lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra bài phù hợp. Giáo viên bộ môn có thể gặp và trao đổi với phụ huynh học sinh trong các cuộc họp, viết thư thông báo chuyển về gia đình, có thể gọi điện thoại...nhằm đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa giáo viên và gia đình học sinh trong vấn đề học tập của các em nói chung, và vấn đề kiểm tra bài cũ nói riêng. Ví dụ: Một số học sinh lơ là trong việc học bài cũ trước khi tới lớp, giáo viên nên tìm hiểu lý do, sau đó chủ động liên hệ với phụ huynh. Cùng nhau tìm ra phương pháp hợp lý, giúp các em hiểu được sự quan trọng của việc học bài, hình thành thói quen học bài ở nhà cho các em. 4. Các phương pháp kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo viên có nhiều cách để kiểm tra xem học sinh của mình có thật sự quan tâm và thực hiện đầy đủ những yêu cầu được đặt ra hay không Trước khi vào bài giảng, yêu cầu các tổ trưởng báo cáo số học sinh không chuẩn bị bài trước. Trong quá trình học, giáo viên chứng minh cho học sinh thấy rằng nếu có sự đầu tư ở nhà, các em sẽ tiếp thu bài trên lớp rất nhanh, từ đó tạo ra sự thích thú học tập bộ môn này. GV có thể tạo ra một cuộc thi giữa các tổ. Nếu các thành viên của tổ nào chuẩn bị bài tốt sẽ được cộng điểm khuyến khích. Điều này tạo ra một không khí học tập, thi đua sôi nổi của học sinh trong phần“Warm –up”. Đối với chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 5 Let`s Go 2A, tất cả nội dung được trình bày một cách rõ ràng khoa học, với 4 phần trong một Unit ( Let`s Start, Let`s learn, Let`s Learn More và Let`s Build ) quy tụ, tích hợp kiến thức đầy đủ để phát triển được 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của các em học sinh. Do đó, thông qua từng kỹ năng đã hướng dẫn ở những tiết học trước, mà giáo viên có thể lựa chọn những phương pháp kiểm tra bài cũ phù hợp và tương thích, cụ thể như sau: 4.1 Kiểm tra sau các tiết có dạy kỹ năng nghe Rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh là một trong những vấn đề nan giải cho hầu hết các giáo viên. Vì các em học sinh chưa có điều kiện tiếp xúc với người bản xứ, đa phần chỉ nghe tiếng Anh qua đĩa CD và thông qua việc phát âm của giáo viên giảng dạy trên lớp nên học sinh sẽ rất dễ dàng trở nên thụ động trong việc nghe tiếng Anh. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh sẽ trở nên nặng nề và khô khan cho giáo viên. Giáo viên nên chú trọng phát triển kỹ năng này cho các em, giúp các em hoàn thiện hơn và tạo đà để các em nâng cao năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh sau này. Nếu sau các tiết dạy giáo viên chịu khó nghiên cứu các phương pháp kiểm tra sự tiến bộ của các em, sẽ giúp cho các em rèn luyện kỹ năng nghe thành công. Ngoài ra còn làm đa dạng, phong.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> phú tiết dạy và kích thích học sinh hứng thú trong việc nghe tiếng Anh hơn. Đối với chương trình tiếng Anh lớp 5 nói riêng và chương trình tiếng Anh tiểu học nói chung, kỹ năng nghe tập trung chủ yếu vào việc nghe từ vựng, và nghe các cấu trúc giao tiếp cơ bản ngày thường, xung quanh các chủ đề của các Unit trong sách giáo khoa. Do đó, sau các tiết dạy từ vựng và các mẫu đối thoại, giáo viên nên kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh, để biết được khả năng của các em, từ đó có hướng cũng cố và phát triển. Ngoài ra còn làm đa dạng, phong phú tiết dạy và kích thích học sinh hứng thú trong việc nghe tiếng Anh hơn. - Để khảo sát được khả năng nghe từ vựng đã học, giáo viên có thể cho học sinh thực hành kỹ năng nghe bằng các bài tập được thiết kế phù hợp. + Bài tập trắc nghiệm: Cho học sinh nghe và chọn những từ vựng có thể nghe. Bài tập này sẽ hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nghe của các em, giúp các em làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm. Ví dụ: Kiểm tra tử vựng phần Let`s Lean – Unit 1 Listen and circle: 1. a. Window. b. Door. c. Picture. 2. a. This. b. That. c. Those. 3. a. Calendar. b. Clock. c. Paper clip. 4. a. Paper clip. b. Pencil sharpener. c. Picture. + Bài tập điền vào chổ trống: Giáo viên sẽ phát phiếu học tập hoặc trình chiếu các câu chưa đầy đủ cho các em. Khi nghe, các em sẽ điền những từ vựng vào chỗ trống có sẵn. Ví dụ: Kiểm tra từ vựng phần Let`s Learn – Unit 2 Fill in the blank 1. Do you have ___________? Yes, I do. 2. Do you have ___________? No, I don`t..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. Do you have ___________? No, I don`t. 4. Do you have ___________? Yes, I do. - Để xem xét khả năng nghe các mẫu cấu trúc, và các bài đối thoại đã được học. Giáo viên có thể kiểm tra học sinh bằng hình thức vấn đáp, vừa phối hợp kiểm tra Nghe và Nói, vừa rèn luyện khả năng phản xạ tự nhiên trong giao tiếp của các em. Giáo viên nên giao tiếp bằng ngữ điệu giống với người bản địa, giúp cho việc giao tiếp khách quan hơn và hiệu quả hơn. Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp, sau đó mời một vài em trả lời Ví dụ: Kiểm tra bài cũ phần Let`s Start - Unit 3  GV: Where do you live?  HS: I live in____________  GV: What`s your address?  HS: It`s ______________  GV: What`s your cell phone number?  HS: It`s___________________ ( câu trả lời phụ thuộc vào từng cá nhân học sinh ) - Việc bố trí các bài hát trong sách giáo khoa rất thuận lợi cho việc giúp các em học sinh nhớ và thực hành những mẫu câu, những bài đối thoại trong sách. Sau các tiết dạy Let`s Sing, hay các phần có bao gồm hoạt động nghe và hát, giáo viên nên cho các em hát lại bài hát. Phương pháp này giúp cho lớp học thêm sinh động trước khi bắt đầu nội dung mới, lại vừa có thể đánh giá mực độ nghe và học theo bài hát của các em như thế nào..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>  Hình ảnh minh họa học sinh hát và múa theo lời bài hát. 4.2 Kiểm tra sau các tiết có dạy kỷ năng nói. Để giúp các em học sinh hoàn thiện được cách phát âm, ngữ điệu, rèn luyện được cách sắp xếp các ý muốn giao tiếp và tạo được sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh, giáo viên cần kiểm tra kỹ năng này thường xuyên và với nhiều hình thức phong phú hơn trong các tiết dạy. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra kỹ năng Nói của học sinh có 2 phương pháp phổ biến, hữu dụng nhất đó là hình thức giao tiếp giáo viên – học sinh và hình thức giao tiếp học sinh – học sinh. Hai phương pháp này được áp dụng thường xuyên và phù hợp với mọi thời điểm kiểm tra. - Phương pháp giao tiếp giáo viên – học sinh: Trước khi bắt đầu bài mới hoặc trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể đặt các câu hỏi, sử dụng những từ vựng, cấu trúc những bài học trước để hỏi học sinh. Giáo viên nên linh hoạt sắp xếp các câu hỏi phù hợp với một cuộc đối thoại, có liên quan với nhau và.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> liên quan đến những gì học sinh đã học. Khi học sinh trả lời, giáo viên nên gợi ý, hướng dẫn học sinh biết quan tâm người khác trong cuộc đối thoại, biết nghe, biết trả lời và biết đặt câu hỏi trở lại. Ví dụ: Kiểm tra bài cũ phần Let`s Learn – Unit 2. + Giáo viên có thể kiểm tra khả năng thực hành cấu trúc của học sinh theo đoạn đối thoại mẫu sau:  Gv: Hello everybody! What do you have in your bag today?  Hs1: I have.....................( tùy thuộc vào câu trả lời từng của học sinh)  Gv: Do you have a/an.................................  Hs1: Yes, I do/ No, I dont`t. How about you ?  Gv: Yes/ no.................. Thanks you ( tiếp tục với một vài em khác) + Hầu hết em học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm từ Have, khi giao tiếp, giáo viên nên lưu ý và giúp các em phát âm tốt hơn. - Kiểm tra bằng cách giao tiếp học sinh – học sinh: các em sẽ thực hành đoạn đối thoại, hoặc sử dụng các cấu trúc đã được giới thiệu để thực hành với bạn mình. Qua cách giao tiếp học sinh – học sinh, giáo viên có thể đánh giá khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của các em. Thực hành các bài đối thoại trong sách, hình thành các đoạn đối thoại mới để giao tiếp với nhau, đảm bảo số lượng học sinh được kiểm tra, học sinh tự tin hơn khi thực hành với bạn của mình. Giáo viên nên quan sát, theo dõi khi các em thực hành để nắm bắt được mức độ, khả năng luyện tập của các em như thế nào. Đồng thời với sự hướng dẫn, điều chỉnh của giáo viên, các em có thể tự điều chỉnh, góp ý, củng cố lại kiến thức cho nhau. Ví dụ: Kiểm tra bài cũ phần Let`s Start – Unit 3 + Giáo viên cho hoc sinh xem hình ảnh những người đang chơi bóng chày, sử dụng đũa.... + Học sinh nhìn tranh và thực hành các mẫu câu “what can he/she do? và What can you do?”.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đoạn đối thoại mẫu như sau:  Hs1: What can he do?  Hs2: He can play baseball. Can you play baseball?  HS1: Yes, I can / No, I can`t. What can you do?  Hs2: I can ____________( tùy thuộc vào bản thân học sinh) ........ + Trong đoạn đối thoại này, giáo viên nên chú ý sửa sai và nhấn mạnh cách phát âm của can và can`t, giúp các em phân biệt và vận dụng tốt hơn. Đối với phương pháp kiểm tra trên, giáo viên có thể mời một số cặp thực hành trước lớp, sau đó mời các em khác nhận xét về cuộc đối thoại, giáo viên sẽ rút kết, điều chỉnh và cho điểm khách quan để khích lệ các em trong việc học bài cũ. Giáo viên nên quan sát, giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời, tránh tình trạng học sinh làm việc riêng và không nhiệt tình giao tiếp.  Hình ảnh minh họa: Phương thức giao tiếp học sinh – học sinh. 4.3 Kiểm tra sau các tiết có dạy kỹ năng đọc Kỹ năng đọc mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh, kích thích học sinh tìm hiểu ngôn ngữ mà các em đã được tiếp xúc, mở rộng lượng kiến thức sẵn có, giúp các em có dịp thực hành vận dụng các từ vựng, các cấu trúc, tạo điều.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> kiện để học sinh kham khảo các cách thể hiện ngôn từ nhằm phát triển kỹ năng viết cho bản thân. Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 5, chưa có phần Let`s Read trong chương trình, do đó giáo viên nên linh hoạt tạo ra các đoạn văn ngắn, liên quan với nội dung đã giảng dạy, sử dụng từ vựng và ngữ pháp phù hợp với khả năng của các em để kiểm tra việc học bài cũ của các em thực hiện như thế nào. Sau các đoạn văn ngắn dùng để kiểm tra bài cũ, giáo viên nên đưa ra các dạng bài tập để đánh giá mức độ đọc hiểu của các em như thế nào. Do thời lượng kiểm tra bài cũ có giới hạn, nên bài đọc và bài tập phải ngắn gọn và thích hợp để áp dụng cho việc kiểm tra bài cũ, giúp các em vận dụng tối đa kiến thức đã được dạy trong quá trình làm bài tập. Để đảm bảo về thời lượng kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể trình chiếu bài đọc và bài tập cho các em làm vào bảng con, và cũng có thể chuẩn bị sẵn phiếu học tập cho các em làm bài. Sau đoạn văn, giáo viên nên kèm theo các bài tập theo nhiều hình thức khác nhau như: + Bài tập trắc nghiệm đúng sai : Học sinh đọc đoạn văn, sau đó đọc những câu bên dưới, rồi ghi Yes cho câu có thông tin đúng, và ghi No cho câu có thông tin không đúng với đoạn văn. + Bài tập chọn câu trả lời đúng : Cũng giống như bài tập trắc nghiệm đúng – sai, nhưng ở đây học sinh sẽ chọn đáp án để hoàn thành câu. + Bài tập trả lời câu hỏi : Học sinh sẽ đọc đoạn văn để lấy thông tin trả lời những câu hỏi. Ví dụ: Kiểm tra bài cũ qua kỹ năng Đọc phần Let`s Learn More – Unit 3 Đoạn văn: “ Scott is hungry and he wants hamburgers for his lunch. He likes grapes and orange juice. He doesn`t like pears and milk.” + Các dạng bài tập có thể ra:  Bài tập trắc nghiệm đúng – sai ( Tick Yes or No )..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Read and tick. Yes. No. 1. Scott is hungry. 2. He wants hot dogs. 3. He wants hot dogs. 4. He likes orange juice. 5. He doesn`t like milk  Bài tập chọn câu trả lời đúng ( Choose the best answer ). 1. Scott is _____________ A. Hungry B. Tired. C. Thirsty. 2. He wants hamburgers for his___________ A. BreakfasrB. Lunch. C. Dinner. 3. He likes_________________ A. orange. B. Grapes. C. Orange and grapes. 4. He________like pears and milk. A. Like. B. Don`t like. C. Doesn`t like.  Bài tập dạng trả lời câu hòi ( Answer the questions ). 1. Is scott hungry? ( Yes, he is.) 2. What does he want for his lunch? ( He wants hamburgers.) 3. What does he like? ( He likes grapes and orange juice. ) 4. Does he like milk? ( No. He doesn`t. ) + Giáo viên hướng dẫn các em làm bài tập, sau đó nhận xét, sửa sai, và cũng cố những cấu trúc quan trọng trong bài đọc cho các em 4.4 Kiểm tra sau các tiết có dạy kỹ năng viết. Kĩ năng viết đòi hỏi các em học sinh phải nắm vững từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc câu. Đa số các em học sinh yếu kĩ năng này vì thiếu ngôn ngữ để diễn đạt. Vì thế, khi kiểm tra kĩ năng viết, giáo viên nên đặt ra mục đích, yêu cầu thật rõ ràng. Giáo viên nên xác định yêu cầu học sinh viết về cái gì, học.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> sinh cần cái gì để viết, khái quát lại từ vựng và cấu trúc học sinh cần vận dụng để viết. - Kiểm tra khả năng viết từ vựng: Đối với chương trình sách giáo khoa Let`s Go 2A của các em học sinh lớp 5, phần lớn giáo viên tập trung vào phần viết từ vựng và đặt câu với những từ vựng đó. Từ vựng là yếu tố cơ bản cần thiết cho các em có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của mình. Sau các tiết dạy từ vựng, giáo viên nên dặn dò, khích lệ học sinh học từ vựng ở nhà bằng những cách học hữu hiệu nhất. Để biết được các em đã nhớ và vận dụng từ vựng như thế nào, giáo viên nên có những hình thức kiểm tra phù hợp như sau: + Hình thức nghe – viết: Giáo viên đọc từ vựng hoặc gợi ý từ vựng cho các em học sinh viết vào bảng con, để có thể biết được những em nào đã học và chưa học từ vựng, để nhắc nhở động viên các em kịp thời  Hình ảnh minh họa:. + Giáo viên cũng có thể làm mới hình thức kiểm tra viết từ vựng theo kiểu “truyền thống” bằng các trò chơi giúp các em hứng thú hơn, tham gia sôi nổi hơn trong khi kiểm tra. Ví dụ: Trò chơi “Rung chuông vàng”: Các em viết đúng từ vựng được gợi ý sẽ được ngồi tại vị trí, các em chưa viết sẽ phải đứng lên và tiếp tục viết,.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Học sinh nào ngồi viết lâu nhất, viết đúng nhất sẽ là người chiến thắng, và được cả lớp tuyên dương. Trò chơi nhìn tranh ghi từ vựng: Chia lớp thành các đội chơi khác nhau, giáo viên cho các em xem một bức tranh một lần duy nhất, sau đó các đội chơi sẽ ghi tên tất cả những từ vựng có trong bức tranh trên bảng, đội nào ghi nhiều nhất sẽ giành chiến thắng. Trò chơi sắp xếp: giáo viên sẽ đưa ra hàng loạt các chữ cái khác nhau, các em sẽ sắp xếp các chữ cái đó thành từ vựng có nghĩa .....  Hình ảnh minh họa: các em chơi trò chơi. - Kiểm tra khả năng viết câu, đặt câu: Thường có trong các dạng đề kiểm tra dành cho chương trình sách giáo khoa Let`s Go nên việc kiểm tra khả năng viết câu, đặt câu của các em là rất quan trọng. Giáo viên có thể cho các em làm các bài tập thực hành, như vậy vừa có thể kiểm tra năng lực, vừa củng cố rèn luyện kỹ năng này cho các em. Các dạng bài tập có thể áp dụng: + Bài tập sắp xếp từ thành câu: Giáo viên cho các từ không theo thứ tự để học sinh sắp xếp lại theo một trật tự hợp lý về cấu trúc và ngữ nghĩa. Ví dụ: Kiểm tra bài cũ phần Let`s Build – Unit 1 1) big / That / window / is..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2) these/ Are / round / clocks / ? 3) picture / old / This / is. 4) pencil sharpeners / These / short / are + Bài tập đặt câu, điền từ: Học sinh sẽ nhìn tranh và từ gợi ý để viết thành những câu có nghĩa. Hoặc có thể điền từ còn thiếu vào các câu chưa hoàn thành, dịch những câu tiếng Việt sang tiếng Anh... Ví dụ: Kiểm tra phần Let`s Start – Unit 1 Fill in the blank:  Kate: Hi, Scott. __________ you ?  Scott: I`m OK,_____________. ______________ you?  Kate: Pretty good. ...  Scott: Goodbye Kate  Kate: Goodbye,________________ + Chơi các trò chơi để kiểm tra việc rèn luyện kỹ năng viết: Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi để đánh giá khả năng viết câu của học sinh ở mức độ nào, qua đó củng cố và lưu ý các em những điểm cần chú ý khi viết câu. Ví dụ: Trò chơi “ Thì thầm” ( whisper game): Chia các nhóm tham gia trò chơi thành các hàng dọc, giáo viên cho học sinh đứng đầu hàng biết được một câu, sau đó các em sẽ nói thầm với bạn kế tiếp, các em sẽ “truyền” thầm câu đó như vậy cho đến bạn cuối hàng, học sinh cuối hàng có nhiệm vụ viết câu mà mình nghe được ra giấy. Đội nào có nhiều lần viết nhanh, viết đúng sẽ là đội chiến thắng.  Hình ảnh minh họa: trò chơi “ thì thầm”.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Sử dụng phiếu học tập để kiểm tra khả năng viết của học sinh: Dùng phiếu học tập như là một công cụ hỗ trợ giáo viên thực hiện quá trình kiểm tra kỹ năng cho học sinh, giúp cho học sinh có thêm ngữ liệu để thực hành, giáo viên không mất nhiều thời gian ghi trên bảng, tổ chức được việc thực hành theo nhóm cho học sinh. Phiếu học tập vừa cung cấp cho học sinh yêu cầu của bài tập và vừa làm đơn giản hóa bài tập, đem lại sự hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Kiểm tra kỹ năng viết sau phần Let`s Learn More – Unit 3 Phiếu học tập: Dịch những câu sau qua tiếng Anh. 1. Có một đèn ngũ bên cạnh cái giường. 2. Có những bức tranh trong phòng khách. 3. Có một tivi trước ghế sofa. 4. Có một tủ lạnh phía sau bếp lò phải không?. Có thể nói, việc vận dụng các phương pháp trên để kiểm tra bài cũ không chỉ kiểm tra được từng kỹ năng cụ thể, mà còn phối hợp kiểm tra các kỹ năng khác một cách hiệu quả. Các kỹ năng tiếng Anh liên quan mật thiết với nhau, thông qua việc kiểm tra một kỹ năng cũng có thể hệ thống, rèn luyện thêm các kỹ năng khác cho học sinh. Mục đích chính là để biết được các em hình thành và phát triển các kỹ năng sau các tiết dạy là như thế nào. Tùy theo nội dung trọng tâm đã giảng dạy ở những tiết học trước đó, mà giáo viên có thể áp dụng các phương pháp và hình thức phù hợp. 5. Hiệu quả của quá trình áp dụng.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Việc vận dụng những phương pháp kiểm tra bài cũ này vào quá trình giảng dạy đã đem lại những hiệu quả khách quan sau:  Học sinh hứng thú hơn với môn học, chăm học bài để thực hiện tốt quá trình kiểm tra bài cũ hơn.  Giáo viên có thể nắm bắt thực lực học của các em, qua đó có hướng xử lý và điều chỉnh phù hợp.  Lớp học sôi nổi, học sinh tích cực. Các em không còn cảm giác sợ bị kiểm tra bài cũ như trước.  Các kỹ năng của các em được cũng cố và hoàn thiện hơn . Kết quả khảo sát chất lượng kiểm tra bài cũ các lớp thực nghiệm : (Khối lớp 5 – Trường tiểu học Tân Hiệp, năm học 2013-2014). Số. Học. sịnh. tự Học sinh thuộc Học sinh nắm Học sinh chưa. lượng. giác,tự tin thể và. nắm. vững vững kiến thức học, chưa nắm. hiện kiến thức kiến thức tương chưa tốt 84 HS. tốt 41 HS. đối 48.8% 30 HS. 35.7%. 13 HS. được kiến thức 15.5%. 0 HS. 0%. Với những phương pháp kiểm tra bài cũ phù hợp, nắm bắt được khả năng tiếp thu của các em sau các tiết dạy, từ đó tôi đã có hướng bồi dưỡng phụ đạo cho học sinh của mình phù hợp, giúp các em hệ thống hóa kiến thức. Chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt, cụ thể có được kết quả kiểm tra cuối học kì I khả quan như sau:  Bảng thống kê chất lượng môn học tiếng Anh khối lớp 5. (Học kì I - Năm học 2013-2014) Giỏi STT Lớp Sĩ Số TSHS. Khá %. TSHS. Trung Bình %. TSHS. %. Yếu TSHS. %.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 1. 5/1. 32. 15. 46.9%. 9. 28,1%. 6. 18,.8%. 2. 6.2%. 2. 5/2. 25. 11. 44%. 9. 36%. 4. 16%. 1. 4%. 3. 5/3. 27. 14. 51.9%. 8. 29.6%. 3. 11.1%. 2. 7.4%. 84. 40. 47.6%. 26. 31%. 13. 15.5%. 5. 5.9%. TC.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> PHẦN KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm -Giáo viên nên quan tâm, khích lệ học sinh trong việc học bài cũ. -Phân loại học sinh để có phương pháp và hình thức kiểm tra phù hợp. -Giáo viên nên chuẩn bị chu đáo mọi việc cho quá trình kiểm tra bài. -Nhận xét và cho điểm khách quan, công bằng. Thái độ và kỹ năng xử năng xử lý tình huống sư phạm khéo léo. -Thu hút sự quan tâm của các em trong quá trình kiểm tra, tổ chức hiệu quả các hoạt động trong quá trình kiểm tra. -Giáo viên phải thường xuyên khuyến khích học sinh trong quá trình học tập, rút ra kinh nghiệm tiết dạy để bảo đảm đạt được mục tiêu giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu và nắm vững kiến thức, tạo nền tảng cho các cấp học tiếp theo. 2. Ý nghĩa của việc áp dụng các phương pháp Đối với giáo viên: -Biết được khả năng học và nhớ kiến thức của học sinh. -Định hướng được cách thức giảng dạy bài học mới hiệu quả. -Dễ dàng lựa chọn các phương pháp và hình thức kiểm tra bài cũ, phù hợp với từng kỹ năng khác nhau. Đối với học sinh: -Học sinh nắm vững kiến thức, tích cực hơn trong các hoạt động. Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh phát triển. -Không còn tâm lý lo sợ khi bị kiểm tra bài. -Cảm thấy thoải mái khi học trong một lớp học sôi động, không áp lực. 3. Phạm vi ứng dụng các phương pháp -Không chỉ phù hớp với chương trình sách giáo khoa tiếng Anh và học sinh lớp 5, những phương pháp này còn có thể áp dụng cho các chương trình sách giáo khoa khác và các lớp học khác. -Có thể được dùng để kham khảo cho các đồng nghiệp ở các cấp học khác..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc kiểm tra bài cũ có hiệu quả ở bộ môn tiếng Anh. Theo quan điểm của tôi, trong mỗi tiết học, người thầy luôn muốn sử dụng nhiều phương pháp bổ trợ để tiết học trở nên sinh động, học sinh hứng thú và chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức mà nội dung bài dạy cần đạt theo chủ đích của người dạy. Để làm được điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nỗ lực, quyết tâm, tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Đó cũng chính là mục đích của bài viết mà tôi muốn đề cập. Hy vọng những kinh nghiệm từ bản thân tôi sẽ được quý đồng nghiệp gần xa đóng góp ý kiến xây dựng để được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1. Let`s Go 2A Third Edition (Student book / Workbook), OXFORD 2. Let`s Go 2 Test And Quizzes, OXFORD 3. How to teach English, Jeremy Harmer, LongMan 4. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, PGS.TS Nguyễn Kế Hào (Chủ biên), NXB ĐH Sư Phạm 5. Những vấn đề chung của giáo dục học, GS.TSKH Thái Duy Tuyên 6. Báo chí, thông tin Internet......

<span class='text_page_counter'>(27)</span> NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

×