Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những biểu hiện ho cần đến ngay cơ sở y tế ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.7 KB, 5 trang )

Những biểu hiện ho cần đến
ngay cơ sở y tế


Ho là một phản xạ tự nhiên nhằm loại bỏ các chất gây kích thích hoặc gây
nghẽn đường hô hấp. Phần nhiều cơn ho do bị kích thích tạm thời ở đường hô hấp
và tự biến mất. Số khác là dấu hiệu rối loạn nghiêm trọng ở phổi hoặc đường hô
hấp…
Ho là triệu chứng được tạo ra do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc không
nhiễm trùng. Người bị ho có thể mắc bệnh do nhiễm các loại vi khuẩn, virus,
nấm.... hoặc do những nguyên nhân không nhiễm trùng như bị dị ứng, hen suyễn,
hút thuốc lá, hít phải khói bụi, chất kích thích hay bị ung thư họng, thanh quản,
phế quản, phổi.
Triệu chứng ho có thể đi kèm với các dấu hiệu, triệu chứng khác tùy theo
từng người bệnh hoặc hội chứng bệnh lý cụ thể. Các dấu hiệu, triệu chứng đi kèm
với ho thường gặp là khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực ở trẻ em; thở nghe
tiếng rít khi nằm yên, sốt vừa hoặc sốt cao trên 39oC; đau họng, nuốt khó và đau;
đau ngực, ho khạc đờm, khạc mủ, khạc ra máu hoặc mủ lẫn máu. Ngoài ra, người
bệnh có thể bị buồn nôn và nôn; mệt mỏi, đau nhức mình mẩy...
Các dấu hiệu, triệu chứng cần đến ngay cơ sở y tế:
- Có triệu chứng ho kéo dài và có các dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm khác
kèm theo như khó thở.
- Trẻ em dưới 5 tuổi biểu hiện khó thở với nhịp thở nhanh, rút lõm lồng
ngực, thở rít và thở khò khè;
- Ho ra máu tươi hoặc đờm có máu; ho ra đờm đặc màu xanh hoặc vàng;
- Ho trên 3 ngày hoặc ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần;
- Sốt cao trên 39oC, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên;
không ăn, không uống được, trẻ em bú kém hoặc không bú được; bị nôn nhiều…
Tất cả các trường hợp trên cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cở sở y tế kịp
thời để khám và điều trị.
Mọi sự chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, kể cả tính mạng


người bệnh. Đối với các trường hợp này, dứt khoát không nên để bệnh nhân điều
trị ngoại trú và chăm sóc tại nhà mà phải đến ngay cơ sở y tế nơi thuận tiện nhất
càng sớm càng tốt
Những cây cảnh trong nhà có tác
dụng chữa bệnh

Lá cây sống đời giúp cầm máu; lô hội trị vết bỏng loét; lá bàng chữa cảm
sốt, giúp ra mồ hôi, giảm tê thấp và lỵ… Các loại cây này được nhà khoa học
khuyên nên trồng ở tư gia vừa làm cảnh vừa chữa bệnh rất hiệu quả.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Thị Đẹp, Trưởng bộ môn Thực vật, Khoa
Dược, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, khi bị bỏng hoặc đứt tay mà trong nhà
không có thuốc cầm máu, có thể dùng lá cây sống đời giã nát rồi đắp lên vết
thương, cầm máu rất tốt.

Dưới đây là 16 loại cây cảnh dược lành tính có thể trồng trong nhà:


×