Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

KHÓA LUẬN nghiên cứu mồi bả diệt muỗi truyền bệnh sốt denguesốt xuất huyết dengue aedes aegypti tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.72 KB, 53 trang )

zz
Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
— & œ–

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU MỒI BẢ DIỆT MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT
DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE AEDES AEGYPTI TẠI HÀ NỘI.

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Thị Khoa

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Quang Huy

Lớp

: KSCNSH - 0605

Khoá

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605

: 2006-2010




Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.Phạm Thị Khoa,
Khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương,
cùng tồn bộ các cán bộ cơng tác tại khoa đã tận tình hướng dẫn dạy bảo và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Lê Văn Nhương Chủ nhiệm, GS.TS Hồng
Đình Hịa Phó Chủ nhiệm, TS Nguyễn Văn Đạo Phó Chủ Nhiệm Khoa Cơng
nghệ sinh học, cùng tồn thể các thầy. cơ giáo Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tận
tình dạy dỗ em trong suốt những năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, động viên của gia đình và bạn bè trong
q trình học và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Quang Huy

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605


Viện Đại học Mở Hà Nội

Những từ viết tắt
WHO


Tổ chức y tế thế giới

SD/SXHD

Sốt dengue/sốt xuất huyết dengue

TTYTDP

Trung tâm y tế dự phịng

DDT

Dichloro diphenyl trichloroethane

ICON

Hóa chất lamdacyhalothrin

Fendona

Hóa chất alpha-cypemethrin

………………………

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605

Luận văn tốt nghiệp Đại Học



Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Mục lục
Mở đầu………………………………………………………………………….1
Chương 1. Tổng quan tài liệu…………………………………………………3
1.Dịch tễ học…………………………………………………………………….3
1.1.Tình hình bệnh SD/SHXD trên thế giới……………………………………4
1.2.Xu hướng………......................................................................................... . 5
1.3.Tình hình bệnh SD/SXHD tại Việt Nam…………………………………. ..6
2.Bệnh SD/SXHD…………………………………………………………….. ..7
3.Điều trị………………………………………………………………………10
3.1.Nguyên tắc chung………………………………………………………… 10
3.2.Phân cấp điều trị bệnh nhân……………………………………………… 10
4.Dự phòng……………………………………………………………………. 11
5.Đặc điểm sinh học muỗi Aedes aegypti.......................................................12
6.Chương trình tiêu diệt và phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam………. 15
7.Các biện pháp diệt trừ muỗi Aedes aegypti đã và đang được tiến hành trên thế
giới và tại Việt Nam………………………………………………………….. 22
7.1.Các biện pháp hóa học…………………………………………………… 22
7.2.Các biện pháp sinh học…………………………………………………… 24
Chương 2.Thời gian, địa điểm, Phương pháp nghiên cứu………………… 31
1.Thời gian……………………………………………………………………. 31
2.Địa điểm……………………………………………………………………. 31
3.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………. 31
3.1.Phương pháp điều tra thu thập muỗi…………………………………….31
3.2.Phương pháp nghiên cứu sản xuất mồi diệt muỗi………………………… 31
Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605



Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Chương 3.Kết quả và thảo luận……………………………………………

34

1.Hiệu lực của mồi bả diệt muỗi trong điều kiện phịng thí nghiệm và thực
địa……………………………………………………………………………… 36
1.1.Đánh giá hiệu lực của mồi bả diệt muỗi trong phịng thí nghiệm……..36
1.2.Hiệu lực của mồi diệt muỗi trong phạm vi thực địa hẹp…………………. 36
1.3.Ảnh hưởng của mồi diệt muỗi đến sự đốt người của muỗi……………… 37
1.4.Thành phần các loại muỗi bị thu hút và tiêu diệt………………………..37
1.5.Kết quả điều tra sau khi đã tiến hành thử nghiệm hiệu lực của mồi diệt muỗi
trên diện rộng…………………………………………………………………. 38
2.Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với bả diệt muỗi………………40
3.Ý nghĩa bảo vệ mơi trường và hiệu quả kinh tế……………………………. 40
4.Độc tính của mồi diệt muỗi đối với muỗi, người và động vật....................... 40
5.Kết Luận…………………………………………………………………….. 42
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 44

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605


Viện Đại học Mở Hà Nội

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605


Luận văn tốt nghiệp Đại Học


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Mở đầu
Phòng chống một số bệnh do muỗi truyền được tiến hành chủ yếu bằng
phương pháp hóa học khi dịch bệnh xảy ra. Biện pháp diệt muỗi đạt được hiệu
quả cao, đem lại thành quả to lớn trong y học dự phịng. Biện pháp hóa học chủ
yếu là phun tồn lưu, phun không gian, tẩm màn, tẩm rèm, hương xua diệt muỗi,
kem bôi xua muỗi. Diệt bọ gậy thường áp dụng các biện pháp sinh học như thả
cá, dùng chế khuẩn vi sinh Bacillus, bẫy ánh sáng, bẫy âm thanh…..tuy nhiên
biện pháp nào cũng đều có nhược điểm, khơng thế tối ưu, hồn hảo,vì vậy tìm ra
hướng nghiên cứu biện pháp mới là hết sức quan trọng và cần thiết.
Thành phố Hà Nội là nơi có dịch SD/SXHD bùng phát mạnh mẽ những
năm gàn đây. Theo thống kê, Hà Nội vào tháng 5/2009 trung bình mỗi ngày,
Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia tiếp nhận gần 50 bệnh nhân
bị mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị, gây nên tình trạng quá tải. Cũng tại
đây, vào khoảng thời gian 5/2009 mỗi ngày có 30-40 bệnh nhân đến khám vì sốt
xuất huyết, trong đó đến 90% là ở Hà Nội. Đặc biệt, nhiều trường hợp chủ quan
nhập viện muộn với biến chứng nặng như: chảy máu nội tạng, sốc, trụy mạch,
chảy máu dạ dày, rong kinh kéo dài..., mất nhiều máu. Nếu không được điều trị
và hỗ trợ truyền máu kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.(Bộ y tế, 2009)
Một trong những nguyên nhân do muỗi truyền bệnh đã kháng với các hóa
chất được coi là ít độc với con người, gây chết cho muỗi nhanh thuộc nhóm
pyrethroid ( Phạm Thị Khoa 2006 - 2010). Nghiên cứu biện pháp tổng hợp
phòng trừ muỗi truyền bệnh làm giảm mật độ quần thể muỗi, đặc biệt nghiên cứu
bả diệt muỗi thân thiện môi trường, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu mồi

bả diệt muỗi truyền bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue Aedes aegypti tại
Hà Nội”.
Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
1


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Với mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Xác định hiệu quả mồi bả diệt muỗi truyền bệnh SD/SXHD Aedes aegypti
tại Hà Nội với các công thức khác nhau.

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
2


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LiỆU

Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) hay sốt xuất huyết dengue
(dengue hemorrhagic fever, DHF), (bệnh SD/SXHD) có biểu hiện nặng nhất của
bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do
Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae). Virus này có 4 chủng huyết thanh
khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus

nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Chính vì vậy
những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết
nhiều hơn một lần trong đời. Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue chủ yếu là bệnh ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiễm virus dengue gây nên triệu chứng lâm sàng
khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện như một hội chứng nhiễm virus
không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong (Bùi Đại,
1999).
Có thể nói SD/SXHD là một bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất
ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức
khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Trên tồn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người
hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc tơ
truyền bệnh (muỗi) và virus đã đưa đến sự tăng cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm
qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều chủng huyết thanh khác nhau ở các
đô thị trong vùng nhiệt đới .

1. Dịch tễ học

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
3


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

1.1. Tình hình bệnh SD/SHXD trên thế giới.

Hình 1: Virus dengue trên kính hiển vi điện tử xuyên thấu. Virus có hình các đốm
đen kết hợp lại thành nhóm.
Vụ dịch đầu tiên đã được ghi nhận xảy ra vào những năm từ 1778-1780 ở châu

Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời của các vụ dịch trên ba lục
địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như véctơ truyền bệnh đã phân bố
rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Trong thời gian này dengue chỉ
được xem là bệnh nhẹ. Một vụ đại dịch dengue xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến
tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu. SD/SXHD lần đầu tiên được
phát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành
nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong vùng này.
Cũng theo WHO (1998), trong vòng 10 năm gần đây, bệnh SD/SXHD trở nên
trầm trọng, có trên 100 nước ở châu Phi, châu Mỹ, vùng Ðông Ðịa Trung Hải, các
nước Ðông Nam á và Tây Thái Bình Dương đều báo cáo có bệnh này. Trong vòng 9

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
4


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

năm từ 1990 đến 1998, số trường hợp trung bình hằng năm mắc SD/SXHD khoảng
514.139.000 người.
1.2. Xu hướng
Báo cáo của WHO cho biết mỗi năm có từ 60 đến 100 triệu người trên thế giới
bị nhiễm virus sốt xuất huyết dengue. Trong đó, các dạng bệnh nghiêm trọng của sốt
xuất huyết dengue đang gia tăng nhanh chóng tại nhiều vùng gian chí tuyến, làm hơn
20.000 người tử vong/năm, đặc biệt ở trẻ em dưới 15 tuổi.Khoảng 2,5 tỉ người tại
100 nước nhiệt đới có nguy cơ phơi nhiễm sốt xuất huyết dengue, một căn bệnh
nhiệt đới đang lây lan nhanh chỉ sau bệnh sốt rét.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận
định các phương tiện vận chuyển công cộng, đô thị hóa dày đặc và lộn xộn, vấn đề
thốt nước bẩn không được giải quyết triệt để, cuộc chiến chống muỗi chưa tới nơi

tới chốn... đã tạo điều kiện cho dịch bệnh SD/SXHD lan tràn. Và những yếu tố này
đang đe dọa 2,5 tỉ người trên thế giới.
Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành. Con số này tăng lên gấp
hơn 4 lần vào năm 1995. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có
khoảng 50 đến 100 triệu người mắc bệnh. Khơng chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia
tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động.
Sau đây là một vài con số thống kê khác :


Trong vụ dịch, tỉ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm thường là 40-50%
nhưng cũng có thể cao đến 80-90%.



Mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp SD/SXHD cần nhập viện, phần lớn
trong số đó là trẻ em. Tỉ lệ tử vong trung bình vào khoảng 2,5%.



Nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong của SD/SXHD có thể vượt quá 20%.

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
5


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Với phương thức điều trị tích cực hiện đại, tỉ lệ tử vong có thể thấp hơn 1%.


Hình 2: Dịch sốt dengue trên toàn thế giới năm 2006 (vùng in đậm: dịch dengue,
vùng in mờ: vùng phân bố muỗi Aedes aegypti).

1.3. Tình hình bệnh SD/SXHD tại Việt Nam
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue được du nhập vào Việt Nam từ những
năm 1960, cho đến nay đã trở thành một bệnh dịch lưu hành. Riêng năm 1998, số
mắc trên toàn quốc lên tới 234.920 người và chết 377 người. Sốt xuất huyết dengue
có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội chứng sốc Dengue nhanh chóng dẫn tới tử vong
nếu khơng được chẩn trị kịp thời( WHO, 2009).
Hiện đã phân lập được cả 4 típ bệnh SD/SXHD xuất hiện quanh năm và tần số
mắc bệnh nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10. Vào những năm 1991-1995, típ gây
bệnh chủ yếu là típ Den 1 và Den 2; năm 1997-1998 là típ Den 3. Từ 1999 đến nay,
típ Den 4 gia tăng và có lẽ sẽ là típ gây bệnh chính trong những năm tới.
Ở các tỉnh miền Nam, SD/SXHD đang trở thành dịch ở nhiều địa phương.

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
6


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Muỗi bị nhiễm virus Dengue có thể truyền bệnh suốt vịng đời có 2 lồi muỗi Aedes
gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus.. Virus dengue truyền bệnh
từ người bệnh sang người lành qua muỗi Aedes đốt. Virus là loại ARN virus, có 4 típ
huyết thanh, có những kháng nguyên rất giống nhau, có thể gây phản ứng chéo 1
phần sau khi bị nhiễm 1 trong 4 típ và có những kháng ngun đặc hiệu cho riêng
từng típ. Virus có ở trong máu người bệnh trong thời gian bị sốt. Người bệnh là ổ

chứa virus chính. Người bệnh nhiễm virus dengue bị muỗi Aedes đốt mang virus rồi
truyền cho người lành. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể lgM kháng dengue
tạm thời kéo dài 8 tuần và khi phát hiện kháng thể này trong huyết thanh chứng tỏ
bệnh nhân đang bị nhiễm virus dengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh.
2. Bệnh SD/SXHD
Người nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc giống Aedes đốt. Muỗi Aedes
aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi
hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi
cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể
muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống cịn lại sau đó, muỗi có
nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong
máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus
được truyền cho muỗi.

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
7


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Hình 3: Sự lây truyền virus dengue qua muỗi Aedes aegypti
Nhiễm virus dengue thường khơng có biểu hiện rõ ràng. Sốt dengue cổ điển
(thể nhẹ) chủ yếu xuất hiện ở người lần đầu mắc bệnh, chưa có miễn dịch. Sốt xuất
huyết dengue/Hội chứng sốc dengue (thể nặng) thường xảy ra trong lần nhiễm trùng
sau, khi bệnh nhân đã có sẵn miễn dịch chủ động (do đã bị bệnh) hoặc thụ động (do
mẹ truyền sang) đối với một loại huyết thanh khác. Bệnh thường biểu hiện nặng đột
ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Các phức hợp kháng nguyên-kháng thể lưu
hành trong máu, sự hoạt hóa hệ thống bổ thể và giải phóng các chất hoạt mạch có

thể gây nên tăng tính thấm mao mạch đối với huyết tương, xuất huyết và có thể là
đơng máu nội mạch lan tỏa. Trong quá trình đào thải miễn dịch của các tế bào nhiễm
virus, các protease và lymphokine được phóng thích gây hoạt hóa hệ thống bổ thể
cũng như các yếu tố tăng tính thấm thành mạch.
Miễn dịch tăng cường bệnh: Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết rằng "thể
nặng của bệnh là sốt xuất huyết dengue/hội chứng sốc dengue xảy ra khi một người
đã nhiễm bệnh trong quá khứ bởi một loại huyết thanh virus nay lại nhiễm một loại
huyết thanh virus khác". Giả thiết này được củng cố bởi các ghi nhận lâm sàng rằng
Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
8


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

sốt xuất huyết dengue gặp chủ yếu ở những người đã ít nhất một lần mắc bệnh trước
đó và sốt xuất huyết dengue xảy ra thường xuyên hơn ở các cư dân trong vùng dịch
lưu hành hơn là các du khách mắc bệnh tại nơi này trong cùng thời điểm. Nếu giả
thiết này là đúng hồn tồn thì việc lưu chuyển các loại huyết thanh virus khác nhau
từ vùng này đến vùng khác trên thế giới sẽ ngày càng gây nên tình trạng bệnh nặng
nề hơn trong tương lai .
Như vậy yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng trong sốt xuất huyết dengue là người sẵn có
kháng thể kháng lại một loại huyết thanh đã gây bệnh trước đó, chủng virus gây
bệnh, trẻ nhỏ hơn 12 tuổi, phụ nữ và người da trắng.

Hình 4: Các hình thái lâm sàng của nhiễm virus dengue

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
9



Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

3. Điều trị
3.1. Nguyên tắc chung
Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue: không phải sốt xuất huyết
dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn
khơng có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế
bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất
huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp
cứu. Vì sao phải truyền dịch cấp cứu sốc dengue: vì bệnh nhân bị giảm thể tích tuần
hồn máu. Tại sao bị giảm thể tích tuần hồn máu, giảm khoảng 20 đến 30% thế
tích: vì albumin trong máu thốt quản ra khỏi lịng mạch. Nước bình thường ra vào
giữa lịng mạch với các mơ và tế bào, nay khơng trở vào lịng mạch cho đủ nhu cầu,
bởi một số lớn albumin hiện diện ngồi lịng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi dengue
gây thốt quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt,
quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.
3.2. Phân cấp điều trị bệnh nhân
Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường
hợp có dịch với lượng bênh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là
những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho
mọi trường hợp(Bùi Đại,1999).
Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:


Tất cả những bệnh nhân Sốt dengue khơng có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh
mạch.




Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
10


Viện Đại học Mở Hà Nội


Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và khơng có chảy
máu quan trọng.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 - 24 giờ):


Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.



Bệnh nhân Độ I và Độ II và khơng thể điều trị bù dịch bằng đường uống.



Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.




Tất cả bệnh nhân độ III.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):


Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn khơng đáp ứng
điều trị bù dịch.



Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành
bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính...).



Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.



Tất cả bệnh nhân Độ IV.

4. Dự phịng:
Vắc xin:
Lý tưởng nhất là có một vắc xin có thể chống lại cả bốn loại huyết thanh virus
gây bệnh. Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn. Tuy
nhiên đã có một nghiên cứu tại Đại học Mahidol (Thái Lan) với sự cộng tác của
WHO, một vắc xin chống cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh đang được phát

triển và hoàn thiện. Vắc xin này tỏ ra an toàn và hiện đang được đưa vào dùng thử
nghiệm trên lâm sàng . Hiện nay vắc xin chống sốt xuất huyết cả 4 chủng huyết
Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
11


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

thanh của Dengue virus đang ở pha 2 thử nghiệm lâm sàng.

5. Đặc điểm sinh học muỗi Aedes aegypti:
Aedes aegypti có nguồn gốc từ châu Phi. Lồi muỗi này dần dần lan tràn ra hầu
hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới đầu tiên là nhờ các phương tiện vận chuyển
như: tàu thuyền và sau đó có thể cả máy bay. Ngày nay có hai lồi phụ của Aedes
aegypti là Aedes aegypti queenslandensis, một dạng hoang dã ở châu Phi khơng phải
là véc tơ truyền bệnh chính, và Aedes aegypti formosus là muỗi sống ở khu vực đô
thị vùng nhiệt đới và là véc tơ truyền bệnh chính. Trong quá khứ, muỗi Aedes
aegypti phải nhờ vào các vũng nước mưa để đẻ trứng. Tuy nhiên ngày nay q trình
đơ thị hóa diễn ra với tốc độ ồ ạt đang cung cấp cho muỗi những hồ nước nhân tạo
để muỗi đẻ trứng dễ dàng hơn nhiều.
Aedes albopictus trước đây là véc tơ truyền bệnh chính của dengue và hiện nay
vẫn cịn là véc tơ quan trọng ở châu Á. Lồi muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu
vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi này là véc tơ truyền bệnh quan trọng thứ
hai. Trong khi muỗi Aedes aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi
Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không
truyền virus qua trứng, trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này .

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605

12


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Hình 5: Vịng đời muỗi Aedes aegypti.
Muỗi Aedes aegypti rất tinh ranh, nhanh nhẹn, thường bay lượn quan sát chỗ
người lớn hay trẻ em sinh hoạt vui chơi. Khi đã có thời cơ, sẵn sàng đáp xuống
chích hút máu ngay, rồi bay đi rất nhanh, vì chúng khơng rình mồi, khơng gây mê
khi chích hút như nhiều loại muỗi khác. Muỗi Aedes aegypti hoạt động tìm mồi suốt
ngày, nhưng thường hoạt động tích cực vào sáng sớm và chiều mát, khi khơng khí
vừa mát mẻ vừa ấm áp, độ ẩm thích hợp và nó chỉ đậu nghỉ khi đã no máu hoặc vào
ban đêm. Chúng tìm mồi, chích hút máu người trong nhà hoặc ngoài hàng hiên nhà,
trú đậu tiêu máu trong nhà, chưa thấy muỗi tìm mồi đốt người và trú đậu ngoài nhà.
Nơi muỗi Aedes aegypti trú đậu thường có ánh sáng trung bình (khơng q sáng
cũng khơng q tối) kín gió hay gió nhẹ, ấm áp, có đồ ẩm thích hợp, thường đậu
trên rìa mép chăn màn, quần áo treo mắc. Đặc biệt chúng rất thích đậu nghỉ trên các
loại vải có màu tối đậm, có nhiều lông tơ mịn như vải len chẳng hạn, và cũng thích

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
13


Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

trú đậu trên quần áo đã mặc rồi có mùi mồ hôi chưa kịp giặt giũ…Một đặc điểm rất

riêng khá nguy hiểm, có ý nghĩa về mặt dịch tễ học và có vai trị quan trọng quyết
định trong việc lan truyền bệnh gây thành dịch sốt xuất huyết : là tính thích hút
nhiều loại máu của nhiều người trong mỗi chu kỳ sinh thực, nhất là người lạ từ nơi
khác đến.Tập tính này buộc muỗi bay sang nhà khác tìm người có máu lạ để chích
hút, có thể xa đến hàng trăm mét, từ đó mầm bệnh lan truyền nhanh từ người bệnh
sang người lành, từ vùng có bệnh sang vùng an toàn.Mật độ muỗi Aedes aegypti
trong mỗi hộ gia đình, đặc biệt là trong vùng dịch (vào đầu và cuối mùa mưa hoặc
những thời kỳ nắng nóng trong mùa mưa) thường rất cao, chính áp lực mật số cao
cũng buộc chúng phải phân tán tìm mồi và gieo rắc mầm bệnh, nên khả năng bùng
phát bệnh, gây dịch bất ngờ cho giới chuyên môn là điều dễ hiểu.Một đặc điểm khác
là muỗi Aedes aegypti chỉ đẻ ở các vật chứa nước sạch có sẵn trong nhà và xung
quanh ngồi nhà, chưa thấy tài liệu nào ghi nhận nó đẻ nơi nước dơ bẩn do tù động.
Đây là đặc điểm cần lưu ý trong chỉ đạo diệt lăng quăng.
Những điều đã được ghi nhận nêu trên cho thấy, để khống chế lồi muỗi này thì quả
là vơ cùng khó khăn. Chúng ta không mong muốn một biện pháp tiêu diệt được
muỗi vằn một cách triệt để, vì điều đó là khơng thể có, mà chỉ cần diệt được một vài
thế hệ trong mùa dịch, khi chúng đang có mang mầm bệnh là virus dengue các túyp,
và mong khống chế được mật số muỗi ở mức hợp lý, thì cũng có khả năng ngăn
bệnh sốt xuất huyết không phát thành dịch lớn, nhưng điều đó cũng khơng dễ dàng
gì.
Vì vậy, biện pháp tốt nhất để phòng tránh dịch bệnh sốt xuất huyết là ngoài chuyện
phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách, khoanh vùng dập dịch kịp thời, thì quan
trọng hơn là cần phải ngăn chặn muỗi tiếp xúc người - nhất là đối với những con
muỗi già chứa đầy mầm bệnh nguy hiểm - bằng cách tuyên truyền sao cho mỗi
Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
14


Viện Đại học Mở Hà Nội


Luận văn tốt nghiệp Đại Học

người dân tự ý thức và tích cực diệt muỗi mọi lúc, mọi nơi, chứ khơng chỉ có diệt
lăng quăng chiếu lệ từng đợt như một số nơi đã và đang làm.
6. Chương trình tiêu diệt và phịng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam.
* Kết quả năm 2009
Năm 2009, tình hình bệnh (SD/SXHD) diễn biến phức tạp và nguy hiểm tại các
nước khu vực (Singapore, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Srilanka) và Việt Nam.
Tại Việt Nam, bệnh nhân chủ yếu tập trung tại các tỉnh/thành phố là Hà Nội, Nghệ
An, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Các hoạt động giám sát dịch tễ và phòng
chống SD/SXHD đã được triển khai chủ động và tích cực tại phần lớn các tỉnh/thành
phố. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:
6.1. Ban điều hành dự án khu vực :
6.1.1

.Về công tác chỉ đạo :

- Tổ chức tập huấn lại cho các cán bộ Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) 28
tỉnh, thành phố về kỹ năng giám sát (bệnh nhân, huyết thanh, côn trùng, phun hóa
chất) tháng 7/2009.
- Tổ chức hội nghị triển khai dự án phòng chống SD/SXHD khu vực miền Bắc
tháng 7/2009
- Công văn chỉ đạo và phối hợp TTYTDP 08 tỉnh trọng điểm triển khai xây dựng
kế hoạch phun hóa chất chủ động, chiến dịch diệt bọ gậy tháng 5/2009.
- Tổ chức họp 8 tỉnh trọng điểm xây dựng lại kế hoạch, thơng báo khó khăn tồn

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
15



Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

tại và triển khai kế hoạch phun hóa chất chủ động tháng 7/2009.
- Hướng dẫn bằng văn bản cách pha, phun hóa chất cập nhật mới nhất cho các
tỉnh trọng điểm tháng 9/2009
- Cơng văn tăng cường phịng chống SD/SXHD cho các tỉnh miền Bắc tháng
9/2009
- Công văn củng cố hệ thống báo cáo SD/SXHD tháng 11/2009
- Công văn tăng cường cơng tác phịng chống SD/SXHD tháng 11/2009
- Cơng văn yêu cầu 28 tỉnh/thành phố báo cáo hoạt động phòng chống SD/SXHD
tháng 12/2009
6. 1.2. Cơng tác hỗ trợ phịng chống dịch :
- Cấp 1.150 lít hóa chất deltamethrin cho 8 tỉnh trọng điểm để thực hiện công
tác chống dịch.
- Giám sát thử độ nhạy cảm hóa chất tại 5 điểm ở Hà Nội là: Ba Đình, Hồn
Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Triều Khúc và một số tỉnh trọng điểm khu vực
Miền Bắc.
- Tham gia, chỉ đạo (giám sát bệnh nhân, cơn trùng và phun hóa chất) chống
dịch SD/SXHD 2 đợt tại xã Tân Triều, Thanh Trì tháng 7/2009.
- Tham gia chỉ đạo việc phun hóa chất tại 3 Quận Thanh Xn, Hồng Mai,
Định Cơng, Hà Nội.

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
16


Viện Đại học Mở Hà Nội


Luận văn tốt nghiệp Đại Học

- Tham gia giám sát chống dịch SD/SXHD tại Nam Định tháng 8/2009
- Tham gia giám sát chống dịch SD/SXHD tại Sơn La tháng 11/2009
6.2. Giám sát dịch tễ bệnh SD/SXHD:
6.2.1. Giám sát bệnh nhân:
Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố năm 2009 tồn bộ khu vực miền Bắc có
18.485 ca mắc SD/SXHD, 4 ca tử vong (đều ở Hà Nội). Số ca mắc bệnh tập trung
tại 17/28 tỉnh/ thành phố phía Bắc trong đó Nghệ An (473); Bắc Giang (425); Quảng
Ninh (268); Thanh Hóa (258); Hải Phịng (272); và đặc biệt Hà Nội (16.175 trường
hợp), 4 ca tử vong chiếm 87% số ca mắc trong khu vực. Số mắc năm 2009 của miền
Bắc tăng 4.5 lần so với cùng kỳ 2008 (4.070 trường hợp), các trường hợp SD/SXHD
khu vực miền Bắc năm 2009 tập trung chủ yếu ở người lớn >15 tuổi (87,7%). Trong
tổng số 18.485 ca mắc SD/SXHD phân độ lâm sàng có 3.537 ca SD (19,1%) và
14.948 ca SXHD (80,9%). Trong các ca mắc SXHD phân độ lâm sàng chủ yếu là độ
I, II (99%), chỉ có 114 ca độ III, IV.
Riêng tại Hà Nội số ca mắc năm nay tăng đột biến (16.175 trường hợp, 4 trường
hợp tử vong) tăng gấp 7.6 lần so với cùng thời kỳ 2008 (2131 trường hợp). Bệnh
nhân phân bố tại 29/29 quận huyện (100%) với 521/577 xã phường (90,3%). Tuy
nhiên bệnh nhân tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành và các huyện ngoại thành
nơi có tốc độ đơ thị hóa cao (78%). 54% bệnh nhân là học sinh, sinh viên, người lao
động tự do và người ngoại tỉnh. Số ca nghi mắc chủ yếu là SD (17,4%) và SXHD độ
I, II (82,6%), khơng có mắc độ III và IV. Số ca mắc cũng tập trung chủ yếu ở người
lớn (87,7%).

Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
17


Viện Đại học Mở Hà Nội


Luận văn tốt nghiệp Đại Học

6.2.2. Giám sát huyết thanh:
Tổng số 2.818 mẫu/ 18.485 trường hợp nghi mắc (15,2%) được xét nghiệm
huyết thanh trong đó 1.634 mẫu giám sát tại địa phương (bằng Mac-Elisa kháng thể
và Test nhanh kháng nguyên NS1) và 1.184 mẫu xét nghiệm Mac-Elisa tại Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương. Tỷ lệ dương tính với virut dengue là 23,9% (673+/2.818
mẫu). Hà Nội 22,1% dương tính với virut dengue (415+/1878 mẫu xét nghiệm).
Năm 2009 phân lập 169 mẫu, kết quả chủ yếu là dengue týp 1 (80+/169) và chủ yếu
ở Hà Nội, có 1 mẫu dengue týp 2 tại tỉnh Hà Tĩnh.
Các tỉnh, thành phố tích cực lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm là Hà Nội, Hải
Phịng, Nghệ An, Thái Bình.
6.2.3 Giám sát véctơ
542 quận, huyện/28 tỉnh, thành phố vẫn tiếp tục thực hiện giám sát véc tơ từ
đầu năm tuy nhiên số điểm giám sát giảm do dự án tạm dừng. Theo kết quả giám sát
năm 2009, các điểm giám sát véc tơ khác nhau có chỉ số véc tơ ở mức độ khác nhau,
có nhiều điểm chỉ số véc tơ tới ngưỡng hoặc vượt ngưỡng gây dịch, ví dụ: Hà Nội,
Nghệ An đồng thời có ghi nhận bệnh nhân mắc SD/SXHD. Chỉ số véc tơ tăng cao
vào các tháng đầu mùa dịch, đặc biệt vào đỉnh dịch là tháng 9 và tháng 10.
Tỉnh/thành phố có giám sát véc tơ thường xun, tích cực là Hà Nội, Nam Định,
Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang.
Giám sát tính nhạy cảm của muỗi Ae.aegypti tại 13 tỉnh/thành phố phía Bắc
với hóa chất diệt cơn trùng thuộc nhóm Pyrethroid (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y
tế thế giới) cho thấy muỗi Ae aegypti tại một số điểm ở Hà Nội như: Ba Đình, Hồn
Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Triều Khúc đã kháng với deltamethrin. Đối với
permethrin muỗi Ae aegypti tại Hưng Yên kháng, tại Thanh Hóa tăng sức chịu đựng.
Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
18



Viện Đại học Mở Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đại Học

Muỗi Ae aegypti tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hưng Yên kháng Icon (Phạm Thị
Khoa,2009).
6.3. Tập huấn:
6.3.1. Ban điều hành khu vực:
Ban điều hành dự án phòng chống sốt huyết miền Bắc tổ chức tập huấn cho
các cán bộ TTYTDP 28 tỉnh, thành phố về kỹ năng giám sát (bệnh nhân, huyết
thanh, cơn trùng, phun hóa chất)
Phối hợp với TTYTDP Hà Nội tổ chức lớp tập huấn “Giám sát phát hiện,
chẩn đốn, chăm sóc, điều tra dịch tễ học và xử lý ổ dịch sốt xuất huyết” cho các đối
tượng là Trưởng khoa Kiểm soát dịch, bệnh và chuyên trách SD/SXHD 29 quận,
huyện và thị xã của Hà Nội.
6.3.2. Tại các địa phương:
TTYTDP tỉnh, thành phố đã tổ chức 315 lớp tập huấn cho các cán bộ chuyên
trách tuyến tỉnh và huyện với tổng số 18.970 học viên; 542 lớp tập huấn tuyến xã
với 836 cán bộ chính quyền địa phương, 1.430 giáo viên cấp I, II và 32.570 học sinh
cấp Iⅈ 1.964 cộng tác viên.
6.4. Tuyên truyền, giáo dục:
6.4.1. Ban điều hành dự án khu vực:
Tổ chức in 35.000 ấn phẩm truyền thông (15.000 tờ rơi và 20.000 thời khóa
biểu) cấp phát cho 8 tỉnh trọng điểm miền Bắc sử dụng trong cơng tác phịng chống
SD/SXHD tại địa phương.
Nguyễn Quang Huy – KSCNSH 0605
19



×