Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Lý thuyết đánh đổi hay lý thuyết trật tự phân hạng đang quyết định hành vi tài trợ của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”

TÊN CƠNG TRÌNH
“XÁC ĐỊNH NHU CẦU KHÁCH HÀNG
VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI LẺ THỰC PHẨM TẠI NHÀ
KHU VỰC ĐƠ THỊ PHÚ MỸ HƯNG”

THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ


III

Lời nói đầu

Chọn đề tài “Xác định nhu cầu khách hàng về dịch vụ phân phối lẻ thực phẩm
tại nhà khu vực đơ thị Phú Mỹ Hưng”, nhóm tác giả hy vọng sẽ khắc hoạ phần nào
tổng quan về thị trường thực phẩm tại đây cũng như mô tả được một cách chi tiết tâm
lý tiêu dùng, thói quen mua sắm của những người nội trợ trong khu vực. Từ đó đưa ra
được chiến lược marketing phù hợp nhằm phát triển loại hình bán lẻ thực phẩm giao
tại nhà cịn khá mới mẻ này.
Với mục tiêu lớn nhất là mang lại đề tài có tính ứng dụng thực tế cao, cung cấp
nhiều thơng tin bổ ích cho các nhà đầu tư, nhóm tác giả đã chọn cách viết báo cáo một
cách đơn giản và dễ hiểu nhất, tránh dùng những mơ hình phức tạp, gây khó khăn cho
người đọc. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên chắc chắn báo cáo


khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các chuyên
gia và các bạn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 04 năm 2012


IV

MӨC LӨC
Lӡi nói ÿҫu .................................................................................................................III
Mөc lөc .......................................................................................................................IV
Danh mөc chӳ viӃt tҳt ............................................................................................ VIII
Danh mөc các bҧng biӇu........................................................................................ IX
Danh mөc các hình vӁ ...........................................................................................

X

CHѬѪNG 1: TӘNG QUAN ....................................................................................... 1
1.1

Lý do chӑn ÿӅ tài .............................................................................................. 1

1.2

Mөc tiêu nghiên cӭu ......................................................................................... 2

1.3

Phѭѫng pháp và phҥm vi nghiên cӭu ............................................................... 3

1.3.1


Phѭѫng pháp nghiên cӭu ........................................................................... 3

1.3.2

Phҥm vi nghiên cӭu ................................................................................... 4

1.4

Tính mӟi cӫa ÿӇ tài và khҧ năng ӭng dөng ...................................................... 4

1.5

Tóm tҳt nӝi dung chính cӫa báo cáo ÿӅ tài ....................................................... 5

CHѬѪNG 2 : CѪ SӢ LÝ THUYӂT .......................................................................... 6
2.1

Lý thuyӃt chung vӅ nghiên cӭu marketing ....................................................... 6

2.1.1

Khái niӋm................................................................................................... 6

2.1.2

Quá trình nghiên cӭu marketing ................................................................ 6

2.1.2.1 Xác ÿӏnh vҩn ÿӅ nghiên cӭu ................................................................... 6
2.1.2.2 Xây dӵng kӃ hoҥch nghiên cӭu .............................................................. 7

2.1.2.3 Thӵc hiӋn nghiên cӭu ............................................................................. 7
2.1.2.4 Chuҭn bӏ và trình bày báo cáo ................................................................ 7
2.1.3

Nӝi dung nghiên cӭu ................................................................................. 8


V

2.1.3.1 Thăm dò thӏ trѭӡng................................................................................. 8
2.1.3.2 Thӱ nghiӋm thӏ trѭӡng ........................................................................... 9
2.1.3.3 Phân ÿoҥn thӏ trѭӡng .............................................................................. 9
2.1.3.4 Dӵ báo thӏ trѭӡng ................................................................................... 9
2.1.4

Thu thұp thông tin thӏ trѭӡng................................................................... 10

2.1.4.1 Phѭѫng pháp bàn giҩy .......................................................................... 10
2.1.4.2 Phѭѫng pháp nghiên cӭu hiӋn trѭӡng .................................................. 10
2.1.4.3 Phѭѫng pháp ÿiӅu tra chӑn mүu ........................................................... 11
2.2

Mӝt sӕ thuұt ngӳ chuyên ngành ..................................................................... 11

2.2.1

Marketing hӛn hӧp (marketing mix): ...................................................... 11

CHѬѪNG 3: BÁO CÁO KӂT QUҦ NGHIÊN CӬU ............................................. 14
3.1


Q trình nghiên cӭu giai ÿoҥn chính thӭc .................................................... 14

3.1.1

Q trình khҧo sát và phân tích dӳ liӋu ................................................... 14

3.1.1.1 Mүu....................................................................................................... 14
3.1.1.2 Phân tích dӳ liӋu ................................................................................... 14
3.1.2
3.2

Quá trình nhұn xét và ÿѭa ra ÿӅ xuҩt kӃ hoҥch marketing mix ............... 14

Báo cáo kӃt quҧ cuӝc khҧo sát thӏ trѭӡng....................................................... 15

3.2.1 Tәng quan vӅ Phú Mӻ Hѭng, thói quen nҩu nѭӟng, mua thӵc phҭm và
khҧ năng chi tiêu cӫa các nhà nӝi trӧ trong khu vӵc............................................. 15
3.2.1.1 Tәng quan vӅ Phú Mӻ Hѭng ................................................................ 15
3.2.1.2 Tҫn suҩt nҩu nѭӟng và tҫn xuҩt mua thӵc phҭm cӫa ngѭӡi dân …….18
3.2.1.3 Ĉӏa ÿiӇm, thӡi gian mua thӵc phҭm cӫa ngѭӡi dân Phú Mӻ Hѭng ..... 20
3.2.1.4 Tӹ trӑng các nhóm hàng thӵc phҭm khách hàng mua ......................... 20


VI

3.2.1.5 Nhu cҫu vӅ các sҧn phҭm khác nhѭ hoa tѭѫi, trái cây. ........................ 25
3.2.1.6 Thói quen và khҧ năng chi tiêu cӫa khách hàng khu vӵc Phú Mӻ Hѭng
cho viӋc mua thӵc phҭm .................................................................................... 26
3.2.2


Ĉánh giá chung cӫa khách hàng vӅ chӧ và siêu thӏ ................................. 29

3.2.2.1 Mӭc ÿӝ hài lịng cӫa khách hàng vӅ khơng gian mua hàng ................. 29
3.2.2.2 Mӭc ÿӝ hài lòng cӫa khách hàng vӅ chҩt lѭӧng thӵc phҭm................. 29
3.2.2.3 Mӭc ÿӝ hài lòng cӫa khách hàng vӅ vҩn ÿӅ VSAT thӵc phҭm........... 30
3.2.2.4 Mӭc ÿӝ hài lòng cӫa khách hàng vӅ vҩn ÿӅ bao bì, ÿóng gói thӵc phҭm
…………………………………………………………………………………31
3.2.2.5 Mӭc ÿӝ hài lịng cӫa khách hàng vӅ vҩn ÿӅ chҩt lѭӧng phөc vө ......... 32
3.2.2.6 Mӭc ÿӝ hài lòng cӫa khách hàng vӅ vҩn ÿӅ giá cҧ............................... 32
3.2.3 Nhu cҫu cӫa khách hàng vӅ viӋc sӱ dөng hình thӭc mua thӵc phҭm giao
tҥi nhà…………………………….. ...................................................................... 33
3.2.3.1 Thӵc trҥng và nhu cҫu mua thӵc phҭm giao tҥi nhà cӫa khách hàng. . 33
3.2.3.2 Nhӳng yêu cҫu cӫa khách hàng khi chӑn mua thӵc phҭm theo hình
thӭc giao hàng tҥi nhà ........................................................................................ 35
CHѬѪNG 4: Ĉӄ XUҨT CHIӂN LѬӦC MARKETING CHO HÌNH THӬC
PHÂN PHӔI LҾ THӴC PHҬM TҤI NHÀ KHU VӴC PHÚ MӺ HѬNG .......... 42
4.1

ChiӃn lѭӧc phát triӇn sҧn phҭm ...................................................................... 42

4.1.1 Phân tích ÿһc ÿiӇm và các lӧi thӃ mà loҥi hình bán lҿ thӵc phҭm giao tҥi
nhà mang lҥi. ......................................................................................................... 42
4.1.2

Xây dӵng website trѭng bày .................................................................... 43

4.1.3

Xây dӵng quy trình ÿһt hàng và giao hàng phù hӧp ............................... 44


4.1.4

Bao bì, ÿóng gói sҧn phҭm ...................................................................... 45

4.1.5

Thӡi gian ÿһt hàng và giao hàng.............................................................. 45


VII

4.1.6
4.2

Chính sách ÿәi, trҧ hàng .......................................................................... 46

ChiӃn lѭӧc vӅ giá ............................................................................................ 46

4.2.1

Ĉӏnh giá bán ............................................................................................. 46

4.2.2

ChiӃc khҩu ............................................................................................... 47

4.2.3

Hình thӭc thanh toán ............................................................................... 48


4.3

Các cҩp phân phӕi .......................................................................................... 48

4.4

ChiӃc lѭӧc xúc tiӃn, quҧng bá ........................................................................ 49

4.4.1

Hoҥt ÿӝng quҧng cáo ............................................................................... 49

4.4.1.1 Quҧng cáo qua internet ......................................................................... 49
4.4.1.2 Phát tӡ rѫi ............................................................................................. 50
4.4.1.3 Tһng các sҧn phҭm tiӋn dөng ............................................................... 50
4.4.1.4 Gӱi thѭ trӵc tiӃp ÿӃn khách hàng ......................................................... 50
4.4.2

Các hoҥt ÿӝng quan hӋ công chúng ......................................................... 51

4.4.3

Các hoҥt ÿӝng khuyӃn mãi ...................................................................... 51

4.4.4

Hoҥt ÿӝng tiӃp xúc trӵc tiӃp giӳa khách hàng và nhân viên giao hàng ... 51

CHѬѪNG 5: KӂT LUҰN CHUNG ......................................................................... 53

Danh mөc tài liӋu tham khҧo ................................................................................... XI
PHӨ LӨC ................................................................................................................ XII
Phө lөc 1: Ĉi chӧ thuê ............................................................................................ XIII
Phө lөc 2: Bҧng câu hӓi khҧo sát ........................................................................... XVI
Phө lөc 3: Dàn ý thҧo luұn nhóm ........................................................................... XX
Phө lөc 4: Mơ hình kinh doanh mүu .................................................................... XXII


VIII

Danh mục chữ viết tắt

1. TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

2. KDC:

Khu dân cư

3. PMH:

Phú Mỹ Hưng

4. VSATTP:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

5. GTGT:


Giá trị gia tăng

6. VNĐ:

Việt Nam đồng

7. SX:

Sản xuất

8. TD:

Tiêu dùng


IX

Danh mөc các bҧng biӇu
1.

Bҧng 1 Tҫng suҩt nҩu ăn .............................................................................................................. 19

2.

Bҧng 2: Tҫng suҩt mua thӵc phҭm ............................................................................................... 20

3.

Bҧng 3: Nѫi khách hàng chӑn mua thӵc phҭm............................................................................. 21


4.

Bҧng 4: Danh sách siêu thӏ, mӝt sӕ chӧ trên ÿӏa bàn ÿô thӏ Phú Mӻ Hѭng .................................. 22

5.

Bҧng 5: Các thông sӕ vӅ thӡi gian mua thӵc phҭm ...................................................................... 24

6.

Bҧng 6: Nhu cҫu mua hoa tѭѫi ..................................................................................................... 25

7.

Bҧng 7: Nhu cҫu mua trái cây ...................................................................................................... 26

8.

Bҧng 8: Sӕ tiӅn chi tiêu cho mӝt lҫn mua thӵc phҭm ................................................................... 27

9.

Bҧng 9: TiӅn chi trung bình cho mӝt lҫn mua thӵc phҭm, hoa tѭѫi, trái cây ............................... 28

10.

Bҧng 10: Hình thӭc thanh tốn ................................................................................................. 28

11.


Bҧng 11: Khҧo sát thói quen mua hàng online cӫa khách hàng ............................................... 33

12.

Bҧng 12: Mӭc ÿӝ chҩp nhұn mua thӵc phҭm online ............................................................... 35

13.

Bҧng 13: Yêu cҫu cӫa khách hàng vӅ tính năng cӫa web ......................................................... 36

14.

Bҧng 14: Bҧng thӕng kê mӭc ÿӝ quan trӑng cӫa các thành phҫn............................................. 37

15.

Bҧng 15: Yêu cҫu cӫa khách hàng vӅ chҩt lѭӧng sҧn phҭm..................................................... 38

16.

Bҧng 16: Yêu cҫu cӫa khách hàng vӅ vӋ sinh thӵc phҭm......................................................... 39

17.

Bҧng 17: Yêu cҫu cӫa khách hàng vӅ giá bán thӵc phҭm ........................................................ 40

18.

Bҧng 18: Yêu cҫu cӫa khách hàng vӅ thӡi gian giao hàng ....................................................... 40



X

Danh mөc các hình vӁ
1.

Hình 1: Bҧn ÿӗ Khu Trung Tâm Ĉơ Thӏ Phú Mӻ Hѭng .............................................................. 16

2.

Hình 2: BiӇu ÿӗ nѫi chӑn mua thӵc phҭm cӫa khách hàng .......................................................... 21

3.

Hình 3: BiӇu ÿӗ thӡi gian mua thӵc phҭm cӫa khách hàng trong tuҫn ........................................ 23

4.

Hình 4: BiӇu ÿӗ thӡi gian mua thӵc phҭm cӫa khách hàng trong ngày........................................ 23

5.

Hình 5: Tӹ trӑng các nhóm hàng thӵc phҭm mà khách hàng mua ............................................... 24

6.

Hình 6: Tӹ lӋ hình thӭc thanh tốn cӫa khách hàng khu vӵc ....................................................... 28

7.


Hình 7: BiӇu ÿӗ thӇ hiӋn mӭc ÿӝ hài lịng vӅ khơng gian mua hàng tҥi chӧ và siêu thӏ .............. 29

8.

Hình 8: BiӇu ÿӗ thӇ hiӋn mӭc ÿӝ hài lòng vӅ chҩt lѭӧng thӵc phҭm tҥi chӧ và siêu thӏ .............. 30

9.

Hình 9: BiӇu ÿӗ thӇ hiӋn mӭc ÿӝ hài lòng vӅ VSAT thӵc phҭm tҥi chӧ và siêu thӏ .................... 30

10.

Hình 10: BiӇu ÿӗ thӇ hiӋn mӭc ÿӝ hài lòng vӅ bao bì, ÿóng gói tҥi chӧ và siêu thӏ ................. 31

11.

Hình 11: BiӇu ÿӗ thӇ hiӋn mӭc ÿӝ hài lịng vӅ bao bì, ÿóng gói tҥi chӧ và siêu thӏ ................. 32

12.

Hình 12: BiӇu ÿӗ thӇ hiӋn mӭc ÿӝ hài lòng vӅ giá cҧ tҥi chӧ và siêu thӏ ................................. 32

13.

Hình 13: BiӇu ÿӗ tӹ lӋ ngѭӡi tham gia ÿӗng ý áp dөng mua thӵc phҭm tҥi nhà ...................... 34

14.

Hình 14: BiӇu ÿӗ mô phӓng mӭc ÿӝ quan trӑng cӫa các yӃu tӕ............................................... 37


15.

Hình 15: Trang web bán hàng thӵc phҭm online mart4u.vn .................................................... 43

16.

Hình 16: Mơ hình cung cҩp thӵc phҭm tҥi nhà ........................................................................ 44

17.

Hình 17: Mơ hình kênh phân phӕi ............................................................................................ 48

18.

Hình 18: Mơ hình chӧ Bình ĈiӅn ............................................................................................. 49


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1

Lý do chọn đề tài

“ Research and Markets”, một trang mạng chuyên cung cấp thông tin về nghiên
cứu thị trường và tư liệu thị trường của Mỹ, cho biết: “Dù còn chịu dư âm của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn là một thị trường đầu tư đầy tiềm
năng về thực phẩm và đồ uống” (2010). Trang này dự đốn, qui mơ thị trường bán lẻ
thực phẩm của Việt Nam có thể tăng 81% vào năm 2013 từ điểm khởi đầu là năm
2010. Trước xu thế đó, các nhà phân phối hàng đầu của thế giới như Wal-Mart (Mỹ),

Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Circle K (Canada), Big C (Thái Lan), Metro (Đức),
Lotte (Hàn Quốc)… đang ồ ạt đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Song song đó, các nhà
bán lẻ trong nước, nổi bật là CO-OPMART, MAXIMARK và chuỗi cửa hàng của
VISSAN … cũng đang tìm cách mở rộng thị phần. Hai dịng đầu tư trong và ngoài
nước, cộng với mạng lưới kinh doanh chợ truyền thống đã có làm cho thị trường bán
lẻ thực phẩm của Việt Nam trở nên cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết.
Trước dịng xốy cạnh tranh đó, một số ý tưởng phân phối thực phẩm đã hình
thành từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Nổi bật hơn cả là loại hình “
Bán thực phẩm qua các trang siêu thị online”. Theo đó, lợi dụng sự phát triển nhanh
chóng của internet, nhà phân phối thực phẩm trưng bày sản phẩm của mình trên các
cửa hàng trực tuyến. Số lượng mặt hàng tại đây đa dạng khơng kém so với các cửa
hàng bán lẻ bình thường khác. Khách hàng tham quan và lựa chọn sản phẩm cần mua
trên các trang trưng bày online này, sau đó tiến hành đặt hàng trực tiếp trên website,
hoặc thông qua điện thoại, fax, mail … Nhà cung cấp sẽ đóng gói và giao hàng tận
nơi theo yêu cầu của người mua. Nhờ vậy, khách hàng không mất nhiều thời gian vận
chuyển, khơng phải lo tìm chỗ đỗ xe trong giờ cao điểm hay ngồi chờ hàng tiếng để
đến lượt thanh toán mà vẫn mua được những sản phẩm tươi ngon. Có thể kể đến một
vài cơng ty đã và đang thực hiện hình thức này như Cơng Ty Cổ Phần Đầu Tư My


2

Way ở miền Bắc, Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại Mẹ Và Bé, Công Ty
TNHH Thương Mại Mart For You ở miền Nam…
Theo đánh giá chung của các phóng viên chuyên viết về mảng tiêu dùng của
báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên, Vnexpress, “siêu thị online” là một hình thức vơ cùng
tiện lợi (xem phụ lục 1). Tuy nhiên, do loại hình này cịn tương đối mới mẻ, nên khả
năng thành cơng của nó khó có thể dự đốn trước. Bên cạnh đó, đây là một xu hướng
mua hàng mới, nên nhà cung cấp khó đốn biết được nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm, như việc đóng gói, bao bì, giá cả, chính sách khuyến mãi.... Đặc biệt, các nhà

đầu tư không thể biết trước được khách hàng có sẵn sàng từ bỏ việc đi chợ truyền
thống hoặc đi siêu thị để chuyển qua sử dụng loại hình mới này hay khơng? Chính vì
thế, quy mơ đầu tư vẫn còn đang trong giai đoạn thăm dò. Trước tình hình đó, vấn đề
đặt ra là “ Cần phải tiến hành một cuộc khảo sát thăm dò thị trường để có thể xác định
nhu cầu của khách hàng về loại hình mua hàng thực phẩm giao tại nhà cịn khá mới
mẻ này”.
Khu vực đô thị Phú Mỹ Hưng là nơi tập trung hơn 61 000 cư dân có thu nhập
cao, có lối sống hiện đại. Trong đó, số lượng lớn là dân văn phịng và cơng sở, những
người ln tất bật với cơng việc, ít có thời gian cho việc đi chợ và siêu thị. Đây là một
thị trường tương đối lớn, đầy tiềm năng, là nơi lý tưởng để tiến hành cuộc khảo sát.
Chính vì những yếu tố trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Xác định nhu cầu
khách hàng về dịch vụ phân phối lẻ thực phẩm tại nhà khu vực đô thị Phú Mỹ Hưng”.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Hiểu rõ được yêu cầu từ thực tế, nên theo tác giả, việc nghiên cứu vấn đề này
là việc làm có ý nghĩa quan trọng và mang tính cần thiết, đặt biệt là đối với các công
ty đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ lương thực, thực phẩm, rau, củ, quả, hàng tiêu
dùng trong khu vực. Mục tiêu chính của nghiên cứu là:


3

Thứ nhất, đánh giá tổng quan thị trường thông qua tìm hiểu tần suất nấu
nướng, thói quen chăm sóc gia đình, thói quen mua sắm, khả năng chi tiêu của các
nhà nội trợ trong khu vực được khảo sát.
Thứ hai, do lường mức độ chấp nhận của khách hàng về hình thức phân phối lẻ
thực phẩm tại nhà thơng qua internet, điện thoại, fax, mail. Xác định được tỉ lệ %
khách hàng được khảo sát trong khu vực sẵn sàng chấp nhận hình thức mua thực

phẩm theo phương thức này.
Thứ ba, xác định được khách hàng mục tiêu.
Thứ tư, xác định được những những yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản
phẩm, những yêu cầu về giá cả, dịch vụ kèm theo nhằm cung cấp sản phẩm tạo ra giá
trị cao nhất cho khách hàng.
Cuối cùng, từ kết quả khảo sát, bài nghiên cứu đề ra được những kiến nghị
nhằm giúp doanh nghiệp đẩy nhanh việc phát triển loại hình bán lẻ thực phẩm tại nhà
này. Đặc biệt là đưa ra được chiến lược marketing mix nhằm nâng cao thương hiệu,
tạo uy tín trong khách hàng, hướng khách hàng chuyển qua sử dụng phương thức mua
hàng mới.
1.3

Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp: kết hợp giữa định tính và
định lượng
Nghiên cứu được thực hiện thơng qua 2 giai đoạn chính: Nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
-

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện chủ yếu qua phương pháp định tính.

Tác giả sử dụng phương pháp bàn giấy để thống kê, tổng hợp thông tin từ sách, báo,
tạp chí, báo cáo khoa học để khái quát chung về vấn đề nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, quy trình nghiên cứu.


4


-

Nghiên cứu chính thức là sự kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và

định tính. Trong đó, cơng việc định lượng thực hiện việc điều tra chọn mẫu, thống kê
mô tả nhằm xác định nhu cầu của khách hàng về dịch vụ phân phối lẻ thực phẩm tại
khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Kĩ thuật phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm được dùng
để xây dựng chiến lược marketing mix, nhằm nâng cao thương hiệu, tạo uy tín trong
khách hàng, nhằm hướng khách hàng chuyển qua sử dụng phương thức mua thực
phẩm theo hình thức mới.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hành vi, tâm lý của những người làm công tác nội trợ.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong khu vực đơ thị Phú Mỹ Hưng
1.4

Tính mới của để tài và khả năng ứng dụng

Nghiên cứu thị trường không phải là đề tài quá xa lạ đối với việc nghiên cứu
kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu để xác định nhu cầu của khách hàng về dịch vụ phân
phối lẻ thực phẩm tại nhà trong khu vực đô thị Phú Mỹ Hưng là một đề tài hoàn toàn
khá mới mẻ, mang tính ứng dụng cao.
Khả năng ứng dụng có thể tóm tắt như sau:
Đối với các doanh nghiệp đang muốn xâm nhập thị trường, nghiên cứu phục vụ
cho quyết định có nên đầu tư vào hệ thống phân phối lẻ thực phẩm tại nhà trong khu
vực hay không. Nếu đầu tư thì doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing mix
như thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, những nhà bán lẻ hiện tại, nghiên
cứu mang lại cái nhìn tồn diện hơn về đối tượng khách hàng mà họ đang phục vụ.
Hiểu được nhu cầu của khách hàng, cũng như đánh giá được phần nào mức độ hài
lòng của người mua về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang bán ra thị trường. Từ đó, nhà

cung cấp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh, mở
rộng thị trường.


5

Đối với những nhà nghiên cứu marketing, đề tài mang tính chất mở đầu cho
việc tìm hiểu, khám phá về mảng bán hàng thực phẩm online. Giúp họ có thể tiếp tục
phát triển nghiên cứu về các chiến lược marketing, kế hoạch marketing nhằm phát
triển loại hình cung cấp tiện lợi này.
Đối với cơ quan quản lý kinh tế, đây là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc
xem xét có nên phát triển loại hình cung cấp thực phẩm online để giảm thiểu hệ thống
phân phối trải qua nhiều tầng, nhiều cấp trung gian, làm giá cả tăng cao gấp mấy lần
kể từ tay nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, nhất là mặt hàng nông sản như hiện
nay hay khơng?
1.5

Tóm tắt nội dung chính của báo cáo đề tài

Chương 1: Tổng quan. Chương này trình bày tổng quan về nghiên cứu. Lý do
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và kết cấu của báo cáo nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày những cơ sở lý thuyết khoa
học làm nền tản cho việc nghiên cứu. Chủ yếu là lý thuyết về nghiên cứu marketing,
kiến thức cơ bản về Marketing mix và liệt kê một số thuận ngữ chuyên ngành được sử
dụng trong bài nghiên cứu.
Chương 3: Báo cáo kết quả nghiên cứu. Chương này chủ yếu trình bày những
thơng tin thống kê từ công việc định lượng, nêu lên những nhận xét cơ bản cho các
kết quả thống kê. Nội dung chủ yếu xoay quanh ba vấn đề: Thị trường tiêu dùng thực
phẩm tại Phú Mỹ Hưng, mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ

bán hàng tại chợ, siêu thị và tâm lý lựa chọn của người tiêu dùng đối với loại hình bán
lẻ thực phẩm giao tại nhà.
Chương 4: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu và đề xuất kế hoạch marketing
mix cho loại hình bán thực phẩm giao tại nhà. Chương này trình bày kế hoạch cụ thể
trong chiến lược phát triển sản phẩm, việc định giá, phân phối và xúc tiến.
Chương 5: Kết luận chung. Chương này tóm tắt lại kết quả đã nghiên cứu.


6

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

Lý thuyết chung về nghiên cứu marketing1

2.1.1 Khái niệm
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “ Nghiên cứu marketing là quá trình thu
thập và phân tích có hệ thống những dữ liệu về các vấn đề liên quan đến hoạt động
marketing”.
Nghiên cứu marketing là công việc đầu tiên của bất kỳ nhà kinh doanh nào
hoạt động trong cơ chế thị trường theo phương châm hướng về thị trường, coi thị
trường là đối tượng chủ yếu của các hoạt động tiếp thị.
Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu marketing là thu thập và xử lý thông tin về
thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Căn cứ vào
kết quả xử lý thơng tin thị trường mà doanh nghiệp có cơ sở khoa học khách quan để
đề ra những chính sách tiếp thị thích hợp (phân đoạn thị trường, xác định thị trường
mục tiêu, xác định bốn chính sách: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến yểm trợ)
nhằm nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm với thị trường ln biến động. Bằng
cách đó, doanh nghiệp mới có thể củng cố, giữ vững thị trường, giá cả và mở rộng,
chiếm lĩnh thị trường mới.

2.1.2 Quá trình nghiên cứu marketing
2.1.2.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
Trong giai đoạn này cần phải xác định mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề cần
giải quyết, các thơng in đã có và các thơng tin cần thu thập.
Nghiên cứu marketing cần đòi hỏi chi phí. Do vậy việc xác định mục tiêu
nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu là tối cần thiết. Lúc này người quản lý phải
trả lời các câu hỏi sau:
1

Tổng hợp dựa vào: Quách Thị Bửu Châu (2010), Marketing căn bản , chương 4, trang 71.


7

-

Tơi cần phải ra những quyết định gì?

-

Những thơng tin gì cần thiết để ra những quyết định đó?

Nếu người quản lý có đủ thơng tin để ra quyết định này (tức là giảm rủi ro đến
mức thấp nhất) thì không cần thiết tiến hành nghiên cứu. Trong trường hợp ngược lại
nghiên cứu marketing là cần thiết, nếu có đủ kinh phí cho cơng việc nghiên cứu.
2.1.2.2 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Trong kế hoạch nghiên cứu cần mô tả chính xác các đặc trưng của nghiên cứu
và thủ tục sẽ áp dụng để tiến hành nghiên cứu, thường mở đầu bằng việc nhắc lại
những mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi cần giải đáp. Cụ thể hơn một kế hoạch
nghiên cứu gồm: Chọn những phương pháp luận và các thông tin cần thu thập, các

phương pháp thu thập và xử lý thơng tin có ích; cuối cùng là lập ngân sách cần thiết
cho nghiên cứu.
2.1.2.3 Thực hiện nghiên cứu
Đây chính là q trình thu thập và xử lý thơng tin hữu ích cần thiết cho việc ra
quyết định. Cơng việc nghiên cứu có thể do bộ phận Marketing của doanh nghiệp
tiến hành hoặc thuê các cơ sở bên ngòai thực hiện. Tùy theo mục tiêu để chọn lọc và
tổng hợp thơng tin.
2.1.2.4 Chuẩn bị và trình bày báo cáo
Trước khi tiến hành báo cáo phải xác định rõ ai là người cần gửi báo cáo? mục
đích của báo cáo? Rõ ràng là các đối tượng đọc báo cáo khác nhau cần những nội
dung báo cáo khác nhau. Yêu cầu của báo cáo là ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, cung
cấp đủ thông tin cần thiết. Cấu trúc của một báo cáo gồm các phần:
-

Phần nhan đề:

-

Mục lục.

-

Lời giới thiệu (các vấn đề, mục tiêu cần giải quyết, tính cấp thiết).


8

-

Tóm tắt các nội dung thực hiện.


-

Kết quả nghiên cứu.

-

Kết luận và đề xuất.

-

Phụ lục (các bảng số liệu ban đầu, kết quả)

2.1.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu marketing có nội dung phong phú. Tuy vậy chúng ta có thể chia nó
thành các vấn đề sau đây:
2.1.3.1 Thăm dị thị trường
Các nghiên cứu thăm dị thị trường có mục tiêu thu thập và xử lý thông tin thị
trường về những vấn đề:
-

Khối lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường (của doanh

nghiệp, của các đối thủ cạnh tranh)
-

Tình hình cung cầu trên thị trường của các sản phẩm, dịch vụ mà doanh

nghiệp quan tâm.
-


Tìm hiểu chiến lược các chiến sách Marketing của các đối thủ cạnh

tranh so sánh với chiến lược các chính sách marketing của doanh nghiệp.
-

Phân tích mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh

-

Các sản phẩm thay thế, và giá cả của chúng.

-

Tìm hiểu mơi trường kinh doanh của đơn vị: tình hình phát triển kinh tế

tranh.

văn hóa, xã hội của địa phương...
-

Thu nhập bình qn, trình độ văn hóa, tuổi tác, thị hiếu, thói quen của

người tiêu dùng.
-

Mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng đối với sản phẩm dịch vụ.

-


Mức độ hiểu biết của khách hàng về các loại sản phẩm dịch vụ.


9

-

Tìm hiểu mức độ hiểu biết, mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với dịch

vụ.
2.1.3.2 Thử nghiệm thị trường
Nhằm thu được những thông tin thị trường cần thiết mà việc thăm dị trực tiếp
khơng thu được. Muốn vậy người nghiên cứu can thiệp vào thị trường bằng cách thay
đổi các biến số thị trường, bốn chính sách marketing Sau đó tiến hành đo mức độ
tương phản của thị trường. Phương pháp thử nghiệm thị trường có thể dùng để nghiên
cứu hai loại vấn đề:
-

Thứ nhất: Thử sản phẩm mới, nhằm giới thiệu với khách hàng một ý

niệm về sản phẩm mới, hay chính sách mới, sau đó đánh giá mức độ yêu thích của
khách hàng, khả năng mua của họ. Bằng cách này, chúng ta có thể có cơ sở khách
quan để cải tiến sản phẩm hoặc tung ra thị trường sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị
hiếu của khách hàng. Thử nghiệm sản phẩm mới là xong công việc bắt buộc để tránh
thất bại trên thị trường .
-

Thứ hai: thử nghiệm thị trường nhằm đưa sản phẩm đến một thị trường

mới

Thử nghiệm thị trường cũng dùng để thử nghiệm các nội dung quảng cáo để
lựa chọn nội dung quảng cáo thích hợp, lựa chọn chính sách giá cả, lựa chọn tên gọi
sản phẩm, loại hình dịch vụ, nhãn hiệu …
2.1.3.3 Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường như chúng ta đã biết là một công việc hết sức quan trọng.
Do vậy để phân doạn có khoa học, khách quan chúng ta cần phải có thơng tin đầy đủ
về khách hàng của mình.
2.1.3.4 Dự báo thị trường


10

Nhằm vạch ra những xu thế phát triển trong tương lai của những yếu tố thị
trường để đề ra những chính sách phù hợp. Một trong những bài tốn quan trọng nhất
của dự báo thị trường là dự báo doanh thu, sản lượng của các sản phẩm dịch vụ, vì các
chỉ tiêu này có vai trị quan trọng, quyết định đến toàn bộ các kế hoạch của doanh
nghiệp.
2.1.4 Thu thập thông tin thị trường
Công tác này hết sức quan trọng, vì nó là điều kiện cần để thực hiện nghiên
cứu thị trường và đồng thời là công cụ đắc lực giúp nhà khai thác xác định hướng đầu
tư mạng lưới, loại hình dịch vụ cần cung cấp, đối tượng khách hàng cần tập trung, lựa
chọn các phương thức giới thiệu quảng cáo... Nói cách khác thu thập thơng tin thị
trường giúp cho doanh nghiệp có thể thấy được các đặc trưng của thị trường, nhằm
đưa ra các quyết định trong kinh doanh đạt hiệu quả. Có nhiều phương pháp thu thập
thơng tin hiệu quả song đề tài chỉ tóm một số phương pháp phổ biến có thể áp dụng
trong đề tài nghiên cứu này.
2.1.4.1 Phương pháp bàn giấy
Đây là phương pháp dùng hình thức thống kê và tổng hợp thơng tin, phân tích,
phần lớn thơng qua cơng tác KTTKTC, là phương pháp phổ biến dễ thực hiện và tất
yếu tồn tại ở mọi doanh nghiệp vì bất kỳ doanh nghiệp nào SXKD cũng cần biết tình

hình kinh doanh của mình đạt hay không đạt.
2.1.4.2 Phương pháp nghiên cứu hiện trường
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao song cũng tương ứng q trình thực
hiện địi hỏi trình độ cao, tính chun nghiệp mới có thể tiến hành được.
Phương pháp này mang tính cọ sát thực tế thị trường nhiều nên thơng tin cung
cấp rất chính xác, được thơng qua các hình thức chính yếu sau:


11

-

Quan sát: Dùng nhân tố trực quan và kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng

để đánh giá phân tích, nên thơng tin thu thập từ thị trường cịn bó hẹp, chưa có cái
nhìn sâu sát về thái độ và hành vi tiêu dùng của khách hàng, cũng như những thông
tin khác của thị trường. Song đây là tiền đề để có các thông tin thực tế phối hợp với
phương pháp bàn giấy hoặc phương pháp khác rút ra kết luận chính xác hơn với từng
mục đích nghiên cứu thị trường.
-

Phỏng vấn: Người thực hiện phương pháp này phải có kiến thức chuyên

môn sâu rộng, hiểu biết về doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, và đồng thời phải có
tính tình mềm mỏng, có kinh nghiệm giao tiếp. Việc xây dựng nội dung phỏng vấn
còn tuỳ thuộc vào đối tượng phỏng vấn và mục đích phỏng vấn. Kết quả của phỏng
vấn có thể đạt hay không tuỳ vào việc chọn đối tượng khách hàng.
2.1.4.3 Phương pháp điều tra chọn mẫu
Là phương pháp tuỳ thuộc rất lớn vào mẫu được chọn, vì mẫu được chọn phải
có tính đặc trưng của tổng thể, nên thơng tin được thu thập về chỉ có thể áp dụng cho

các con thuộc mẫu nhất định, việc nhân rộng cho các đối tượng khách hàng khác sẽ
nhận được xác suất thấp, sự sai lệch tương đối lớn, vì khách hàng có điều kiện và đặc
điểm rất khác nhau.
2.2

Một số thuật ngữ chuyên ngành

2.2.1 Marketing hỗn hợp2 (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị
được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch
của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra
thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề
nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi.

2

Nguồn: />

12

2.2.2 Sản phẩm (Product): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vơ hình
đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể
của đơn vị. Sản phẩm vơ hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp
khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ
điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ
và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản
xuất là một hệ thống điều hành máy tính.
2.2.3 Giá cả (Price): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản
phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có
thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của

khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không
những vô cùng quan trọng mà cịn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà
cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận.
Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định
về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,...
2.2.4 Phân phối (Place): Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể
được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa
hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi
và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng
nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.
2.2.5 Xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng (Promotions): Hỗ trợ bán
hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm
hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự.
Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ
thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thơng báo, đưa sản
phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh
được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách


13

hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản
phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng...
2.2.6 Bán hàng online3: (Selling Online) là các hoạt động mua bán, trao đổi
hàng hóa và dịch vụ theo một chu trình khép kín trên các website, tất cả các hoạt động
từ lựa chọn hàng hóa đến thanh tốn và giao hàng đều được thực hiện thông qua mạng
internet.
2.2.7 Bán hàng giao tại nhà: Hình thức bán hàng mà khách hàng lựa chọn
sản phẩm thơng qua việc tìm hiểu sản phẩm trên website, tờ rơi, đặt hàng qua điện
thoại, mail, fax, hoặc đặt hàng trực tiếp trên web. Sau đó nhà cung cấp sẽ giao hàng

đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu.

3

Vũ Khánh Hoàng (2010), Thực trạng, định hướng phát triển và giải pháp cho hoạt động selling online TP. Hồ
Chí Minh, trang 9.


14

CHƯƠNG 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1

Quá trình nghiên cứu giai đoạn chính thức

3.1.1 Q trình khảo sát và phân tích dữ liệu
Thời gian tiến hành khảo sát, phân tích dữ liệu là từ ngày 01/02/2012 đến ngày
14/02/2012
3.1.1.1 Mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi (Xem phụ lục 2)
Tác giả phát bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp tại bốn địa điểm được chọn ở
Phú Mỹ Hưng là: Trung Tâm Thương Mại Lotte Mart (469 Đường Nguyễn Hữu Thọ,
Phường Tân Hưng, Q7), Siêu Thị Co.opMart Phú Mỹ Hưng (KDC Mỹ Phước, đại lộ
Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, Quận 7, Chợ Tân Mỹ (Đường Tân Mỹ,
phường Tân Phú, Q7) và một số hộ dân cư trong khu vực.
Thời gian khảo sát phân thành hai đợt trong tuần là thứ tư và chủ nhật.
Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 200, tổng số bảng câu hỏi thu về là 197 bảng.
Trong đó, số bảng câu hỏi hợp lệ là 168 bảng ( chiếm tỷ lệ 84%). Để thuận tiện cho
q trình phân tích, đánh giá, tác giả chỉ chọn ra 160 bảng câu hỏi để nhập liệu. Trong

160 bảng câu hỏi này, có 54 bảng do nam giới trả lời (chiếm tỷ lệ 33.75%), còn lại là
bảng trả lời của các bà nội trợ (chiếm 66.25%).
3.1.1.2 Phân tích dữ liệu
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và sử lý bằng phần mềm SPSS
16. Theo đó, SPSS thực hiện phân tích dữ liệu thơng qua các công cụ thống kê mô tả,
bảng tần số, đồ thị…
3.1.2 Quá trình nhận xét và đưa ra đề xuất kế hoạch marketing mix


15

Sau khi phân tích dữ liệu, tác giả tiến hành đánh giá kết quả sơ bộ. Thực hiện
thảo luận nhóm gồm 5 thành viên (2 sinh viên học quản trị, 2 sinh viên học marketing,
1 sinh viên học ngành kinh tế, kế hoạch và đầu tư của trường Đại Học Kinh Tế TP.
Hồ Chí Minh) để đánh giá kết quả tổng thể (Đề cương thảo luận nhóm xem phụ lục
3). Sau đó, viết báo cáo sơ bộ, gửi cho các chuyên gia. Tiến hành phỏng vấn qua mail
hoặc qua điện thoại, phỏng vấn trực tiếp xem có nên đầu tư phát triển loại hình bán lẻ
thực phẩm giao tại nhà hay không? Tham khảo ý kiến một số chuyên gia về cách thức
và kinh nghiệm triển khai.
3.2

Báo cáo kết quả cuộc khảo sát thị trường

3.2.1 Tổng quan về Phú Mỹ Hưng, thói quen nấu nướng, mua thực phẩm
và khả năng chi tiêu của các nhà nội trợ trong khu vực
3.2.1.1 Tổng quan về Phú Mỹ Hưng
Theo quy hoạch của công ty TNHH Liên Doanh Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Phú
Mỹ Hưng sẽ phát triển theo 5 cụm đô thị trên diện tích 750 ha, gồm: Trung tâm đơ thị
mới (Khu A - 409 ha), Khu làng đại học (Khu B - 95 ha), Khu trung tâm kĩ thuật cao
(Khu C- 46 ha), Trung tâm lưu thơng hàng hố II (Khu D - 85 ha), Trung tâm lưu

thơng hàng hố I (Khu E – 115 ha). Khu Trung Tâm Đô Thị Phú Mỹ Hưng là khu vực
quan trọng nhất, tập trung dân cư đông nhất (khoảng trên 50 ngàn người). Khu vực
này chia làm 8 khu chức năng:


Khu Thương Mại Tài Chính Quốc Tế: khu phức hợp với các cao ốc văn

phịng đa chức năng thương mại, tài chính, hội chợ, triển lãm, hội nghị quốc tế, giải
trí, du lịch, dịch vụ, khu đơ chính, sàn giao dịch chứng khốn, khách sạn cùng các tiện
ích xã hội khác, nơi có trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Toyota,
BMW, Porsche,... Một số cơng trình lớn như Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài
Gòn, cao ốc thương mại văn phịng Saigon Paragon,... Ngồi ra cịn có cơng trình nhà
ở là dự án văn hộ cao cấp Star Hill.


16

Hình 1: Bản đồ Khu Trung Tâm Đơ Thị Phú Mỹ Hưng
(Nguồn: Công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng)


×