Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------(((---------------

HÀ TRỌNG THÀ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY
VAI TRỊ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------(((---------------

HÀ TRỌNG THÀ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY
VAI TRỊ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN SINH KẾ



TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VAI TRỊ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1.1. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam – cơ sở của tư tưởng Hồ
Chí Minh về vai trị của quần chúng nhân dân

8

1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đồn kết trong q trình
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

8

1.1.2. Truyền thống trọng dân, dân là gốc trong tiến trình lịch sử
của dân tộc Việt Nam

11

1.1.3. Những bài học kinh nghiệm qua các triều đại phong kiến
Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân


20

1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại với tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trị của quần chúng nhân dân

24

1.2.1. Tư tưởng trọng dân, “dân là gốc” trong văn hóa phương

24

Đơng
1.2.2. Tư tưởng dân chủ, “tự do, bình đẳng, bác ái” trong văn hóa
phương Tây

31

1.3. Sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò quần chúng
nhân dân của Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của cách

37

mạng Việt Nam
1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần
chúng nhân dân trong lịch sử
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng nhân dân

37



trong cách mạng Việt Nam
1.4. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh với tư tưởng của Người

47
58

về vai trị của quần chúng nhân dân
1.4.1. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh giai đoạn 1911 –

58

1940
1.4.2. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh giai đoạn 1941 –

65

1969

Chương 2:

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG
NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH
XÃ HỘI

2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam
về bảo vệ an ninh xã hội

74


2.1.1. Bảo vệ an ninh xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và Nhà nước Việt

74

Nam
2.1.2. Phát huy sức mạnh của khối đại đồn kết tồn dân, trong
đó lực lượng Cơng an nhân dân đóng vai trị nịng cốt trong
bảo vệ an ninh xã hội

77

2.1.3. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự
lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng, sự quản
lý, điều hành thống nhất của Nhà nước trong bảo vệ an

80

ninh xã hội
2.2. Mối quan hệ giữa lực lượng Công an với quần chúng nhân
dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh xã hội ở Việt Nam

86


2.2.1. Quần chúng nhân dân là nền tảng trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh xã hội
2.2.2. Lực lượng Công an đóng vai trị nịng cốt trong sự nghiệp


86
91

bảo vệ an ninh xã hội
2.3. Chiến lược đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ an nin

98

xã hội
2.3.1. Đại đoàn kết toàn dân là nhân tố quyết định trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh xã hội

98

2.3.2. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh xã hội

107

2.4. Một số bài học rút ra từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về phát huy vai trị của quần chúng nhân dân trong cơng tác

127

Cơng an
2.4.1. Bài học “dân là gốc” trong công tác Công an

127

2.4.2. Bài học về mối quan hệ gắn bó giữa lực lượng Công an với

nhân dân

130

2.4.3. Bài học về xây dựng trận tuyến an ninh tồn dân trong
cơng tác Cơng an
2.4.4. Bài học về coi trọng công tác dân vận và phát huy quyền

134
138

làm chủ của nhân dân
KẾT LUẬN

142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

146


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài của Đảng Cộng sản Việt
Nam và của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời, sự nghiệp của Người là một tấm
gương sáng vì dân, vì nước. Đánh giá về Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm
100 năm ngày sinh của Người đã viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu

tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời
mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội” [22, tr.9].
Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, di sản tinh thần mà Hồ Chí
Minh để lại được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991)
khẳng định là “tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc Việt Nam”.
Đến tháng 4/2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã
trình bày một cách ngắn gọn, khá tồn diện từ khái niệm, cơ sở hình thành
đến những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta” [19, tr.20-21].
Quán triệt quan điểm đó, ngày 27/3/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra
Chỉ thị số 23 – CT/TW “Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”, với mục đích, u cầu: “Làm cho
tồn Đảng, tồn dân, tồn qn nhận thức sâu sắc nguồn gốc, nội dung,
giá trị, vai trị của tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần,
tư tưởng của xã hội ta” [2, tr.1]. Vấn đề đặt ra khi nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh khơng chỉ nhằm làm rõ cơ sở, nội dung của tư tưởng của Người
mà quan trọng hơn là từ kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết những vấn


2

đề thực tiễn đặt ra, cả về nhận thức tư tưởng - chính trị đến hành động
trong tồn Đảng, tồn quân, toàn dân.
Trước đây cũng như hiện nay, an ninh xã hội là vấn đề hệ trọng của
mọi quốc gia, liên quan trực tiếp đến vận mệnh của từng dân tộc và cuộc
sống hằng ngày của mọi người dân. Do đó, sự nghiệp bảo vệ an ninh xã hội

có tầm quan trọng đặc biệt. Trong trận tuyến bảo vệ an ninh xã hội có rất
nhiều lực lượng tham gia, song yếu tố quyết định là quần chúng nhân dân.
Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội
và là lực lượng quyết định sự thành bại của sự nghiệp bảo vệ an ninh xã
hội. Chính vì hiểu rõ vai trị này của quần chúng nhân dân nên suốt cuộc
đời hoạt động và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh ln chú ý
đến việc phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh xã
hội. Điều này thể hiện rõ trong các bài viết, bài nói của Người. Ngày nay với
nền kinh tế thị trường cùng với xu thế tồn cầu hóa, các mối quan hệ ngày
càng đan xen phức tạp trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
trong và ngoài nước đã tạo nên những thách thức lớn đối với việc giữ gìn
an ninh xã hội. Để giữ vững sự ổn định xã hội, góp phần vào sự thành cơng
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tất yếu phải nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát huy vai trị của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh
xã hội là thật sự cần thiết về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là từ sau Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, xuất phát từ tình cảm đối với lãnh tụ
và nhu cầu học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại, đã có nhiều ấn
phẩm viết về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí
Minh. Song, lĩnh vực tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của quần


3

chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh xã hội vẫn chưa được
nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống.
Về lĩnh vực an ninh và vai trò của quần chúng nhân dân, đã có một
số ấn phẩm và bài viết như: Tác phẩm Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong

tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả Đàm Văn Thọ & Vũ Hùng, do Nxb Chính
trị quốc gia xuất bản năm 1997. Tác phẩm nêu lên khái niệm về dân và
những quan điểm, thái độ khác nhau về dân trong lịch sử ở phương Tây và
phương Đông, cũng như trong lịch sử Việt Nam. Quan niệm của chủ nghĩa
Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và của cá nhân kiệt xuất.
Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và
dân. Những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền trong
mối quan hệ với dân. Nội dung chủ yếu của mối quan hệ giữa Đảng và dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh; Tác phẩm Một số vấn đề quản lý Nhà nước về
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của tác giả Nguyễn Xuân Yêm, do
Nxb Công an nhân dân xuất bản năm 1999. Tác phẩm nêu lên các quan
điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự an tồn xã hội. Các chủ thể quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội. Quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia trên các lĩnh vực:
an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng,… nhưng khơng
đề cập trực tiếp đến an ninh xã hội; Tác phẩm Toàn dân đoàn kết chống
Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh (1954 – 1975) của tác
giả Hoàng Trang, do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2005. Tác phẩm
chỉ rõ lý luận về tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, chủ yếu chứng minh sự
vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản, những giải
pháp và nguyên tắc của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh một cách sáng
tạo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm thực hiện thành
công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Tác phẩm nêu lên việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân làm cơ sở đánh bại chính sách xâm lược của chủ nghĩa


4

thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, xây dựng và phát huy sức

mạnh to lớn của ba tầng mặt trận làm cơ sở “đánh cho Mỹ cút, đánh cho
Ngụy nhào”; Tác phẩm Bác Hồ với công an nhân dân – Công an nhân dân
với Bác Hồ của tập thể tác giả do Nxb Công an nhân dân xuất bản năm
1990. Trong tác phẩm này hầu hết các bài viết của các tác giả đều đề cập
đến việc học tập, quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh vào từng lĩnh vực cụ
thể hay của từng địa phương đối với cơng tác Cơng an, như: cơng tác tình
báo, công tác giáo dục, đào tạo cán bộ, công tác bảo vệ Đảng, công tác
đấu tranh chống tội phạm,…; Tác phẩm Một số vấn đề về phát huy vai trò
nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn
Đình Tập, do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002. Tác phẩm đã đề
cập đến lý luận và kinh nghiệm nhân dân bảo vệ an ninh trật tự, tình hình
đất nước và thực trạng việc phát huy vai trò nhân dân bảo vệ an ninh, trật
tự, điều kiện và giải pháp nhằm phát huy vai trò nhân dân bảo vệ an ninh,
trật tự ở nước ta hiện nay; Hội thảo khoa học – thực tiễn cấp Bộ: Tư tưởng
Hồ Chí Minh về an ninh, trật tự do Bộ Công an tổ chức năm 2005. Trong kỷ
yếu hội thảo này, các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau về tư
tưởng của Người như đức và tài, đồn kết tơn giáo, khoan dung, 6 điều dạy
của Người đối với Công an, vai trò quần chúng nhân dân,… và sự vận dụng
tư tưởng đó vào trong xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân cũng như
hoạt động đấu tranh chống các loại tội phạm; Ngồi ra cịn một số bài viết
trong các tạp chí khác như: Nhân dân làm chủ thực sự và trực tiếp sự
nghiệp bảo vệ an ninh trật tự – Vấn đề có ý nghĩa chiến lược của tác giả Lê
Minh Hương, Tạp chí Cộng sản, số 15 (8/1997); Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới của tác giả Nguyễn Phúc Thanh, Tạp
chí Cộng sản, số 20 (10/2001); Nhìn lại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ Quốc 10 năm qua của tác giả Thượng Tùng, Tạp chí Triết học số
11(1/2002); Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về an ninh, trật tự của tác giả
Đặng Thái Giáp, Tạp chí Triết học, số 4 (1995),…



5

Nhìn chung, những cơng trình trên có thể phân loại thành ba mảng:
Thứ nhất, các cơng trình khi nghiên cứu lĩnh vực an ninh thì khơng chun
sâu về an ninh xã hội mà chỉ nghiên cứu về an ninh quốc gia, an ninh trật
tự. Thứ hai, các cơng trình khi khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh ở lĩnh vực
an ninh, trật tựï thì hầu hết nghiên cứu việc quán triệt tư tưởng của Người
trong thực tiễn bảo vệ an ninh, trật tự mà không đi sâu nghiên cứu nội dung
tư tưởng của Người. Thứ ba, các cơng trình khi đề cập đến phát huy vai trò
của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự thì lại khơng đề cập
đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
trong bảo vệ an ninh xã hội. Vì thế, vấn đề nguồn gốc hình thành và nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh xã hội vẫn chưa được nghiên cứu một cách
có hệ thống và hồn chỉnh.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của luận văn
- Mục đích của luận văn: Từ góc độ triết học, luận văn làm rõ sự kế
thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại cũng như sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh về vai trò của quần
chúng nhân dân ở Việt Nam; nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh
xã hội. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra một số bài học về phát huy vai trị của
quần chúng nhân dân trong cơng tác Cơng an.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Phân tích làm rõ sự kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam và tinh hoa văn hóa nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trị của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
+ Phân tích làm rõ sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về
vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng Việt Nam của Hồ Chí
Minh.



6

+ Phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh xã hội.
+ Rút ra một số bài học từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác Công an.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Lĩnh vực an ninh là một lĩnh vực
rộng lớn, như: an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh văn
hóa – tư tưởng, an ninh môi trường,… và mỗi lĩnh vực an ninh lại hàm chứa
nhiều vấn đề khác nhau. Bên cạnh đó, trong q trình hoạt động cách
mạng, Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến rất nhiều lĩnh vực an ninh ở nhiều
quốc gia khác nhau. Do vậy, luận văn không có tham vọng nghiên cứu tất
cả những lĩnh vực an ninh, mà chỉ làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy
vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh xã hội ở
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để đạt được những yêu cầu trên, luận văn được thực hiện dựa trên
cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn được sử dụng kết hợp với các
phương pháp khác như: Phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, lịch sử
– lôgic.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Từ kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng nhân dân và
một số quan điểm cơ bản về phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh xã hội, luận văn góp phần làm rõ vai trị của
quần chúng nhân dân trong lịch sử nói chung, trong bảo vệ an ninh xã hội

nói riêng. Ngồi ra, luận văn cịn làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa điểm


7

với diện, giữa cái bộ phận với cái toàn thể trong bảo vệ an ninh xã hội, đó là
mối quan hệ giữa lực lượng Công an với nhân dân.
- Về mặt thực tiễn: Với việc phân tích những nội dung trong tư tưởng
của Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh xã hội và những bài học được rút ra từ việc nghiên
cứu nội dung tư tưởng này của Người, luận văn có thể được vận dụng vào
cơng tác bảo vệ an ninh xã hội trong tình hình hiện nay. Ngồi ra, luận văn
có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các
môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Cấu trúc của luận văn
Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ đã nêu, ngoài phần mở đầu, phần
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu hai chương
gồm tám tiết.
Chương 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của
quần chúng nhân dân.
Chương 2: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy
vai trị của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh xã hội

Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA
QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1.1. GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM – CƠ SỞ CỦA
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết trong quá trình
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta được hình
thành trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình


8

cảm thiêng liêng trong mỗi người dân Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước giữ vị
trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn
hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, là “động lực nội sinh to lớn của cộng
đồng dân tộc Việt Nam tạo nên sức mạnh to lớn trong các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng đất nước” [3, tr.7]. Nhờ
truyền thống đó mà mỗi khi chủ quyền của Tổ quốc bị xâm phạm, nhân dân
ta đã anh dũng đứng lên đánh đuổi ngoại xâm. Những chiến cơng hiển
hách đó khơng chỉ nói lên tinh thần yêu nước, sự đồng tâm nhất trí dựng
nước và giữ nước của ơng cha ta mà cịn khẳng định sức mạnh vơ địch của
nhân dân. Chính lịng u nước đó đã tạo nên khí phách anh hùng, quật
cường của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ bảo
vệ độc lập, bản sắc dân tộc và tồn vẹn chủ quyền quốc gia. Có thể nói,
con đường sống còn và chiến thắng của dân tộc là do huy động được sức
mạnh đoàn kết toàn dân, cả về vật chất và tinh thần. Tổng kết lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân đầu tiên dẫn
đến mọi thắng lợi trong tiến trình đó, Hồ Chí Minh viết: “Dân ta có một lịng
nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống q báu của ta. Từ xưa đến
nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, kết thành một
làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [51, tr.171].
Có thể nói, chủ nghĩa yêu nước là giá trị thiêng liêng chung của toàn
dân Việt Nam, là sức mạnh tiềm tàng, thường trực trong lòng dân tộc; là
nguồn lực không bao giờ cạn trong suốt chiều dài lịch sử đất nước và là
đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam. Nhưng bất cứ tiềm

năng tinh thần nào dù to lớn bao nhiêu muốn biến thành sức mạnh vật chất
đều cần phải biết thường xuyên khơi dậy, phát huy. Vì vậy, trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh xã hội do Đảng lãnh đạo, việc phát huy chủ nghĩa yêu nước
của dân tộc ta trở thành nhu cầu khách quan bức thiết. Hồ Chí Minh đã


9

nhận thấy điều này và Người đã phát huy tối ưu lịng u nước của người
dân Việt Nam.
Trong q trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống
đoàn kết, tương thân, tương ái là một yếu tố quan trọng để Hồ Chí Minh xác
định sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân. Do điều kiện địa lý, tự
nhiên và vị trí quan trọng của mảnh đất này, những cư dân người Việt từ
thuở xa xưa vừa được thừa hưởng sự ưu đãi của đất trời, vừa phải đối mặt
với những thử thách khắc nghiệt của thiên tai, địch họa. Lịch sử dựng nước
và giữ nước diễn ra trên mảnh đất này là sự nối tiếp hàng ngàn năm những
cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống hạn hán, bão lụt, chống chiến tranh
xâm lược của các thế lực nước ngồi. Điều đó đã làm cho sự cố kết cộng
đồng, sự gắn bó giữa các thành viên lại với nhau trở thành yêu cầu tự
nhiên, tất yếu để tồn tại và phát triển.
Từ trong cuộc đấu tranh trường kỳ đó, mọi người Việt Nam đều nặng
tình, nặng nghĩa với quê hương, đã sớm nảy sinh và định hình ý thức cộng
đồng, ý thức tập thể và cao hơn là ý thức dân tộc. Ý thức này ngấm vào
máu thịt của con người Việt Nam và được trao truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác, tạo thành truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa trên nền tảng chủ
nghĩa yêu nước. Yêu nước - đoàn kết - nhân nghĩa, với các thế hệ người
Việt Nam đã trở thành một tình cảm tự nhiên “người trong một nước phải
thương nhau cùng”; đã trở thành một triết lý về sự đoàn kết trong cuộc sống
“Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” và cũng đã

trở thành phép ứng xử và tư duy chính trị “Chở thuyền cũng là dân, lật
thuyền cũng là dân”. Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian trở thành lẽ
sống của mỗi con người Việt Nam, làm cho vận mệnh của mỗi cá nhân gắn
chặt vào vận mệnh của cộng đồng, dân tộc. Đó là cơ sở của ý chí kiên
cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con
người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự phát triển của
cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm


10

nên truyền thống đoàn kết của dân tộc. Ấn tượng mạnh mẽ về tính cộng
đồng, tinh thần cố kết dân tộc, đối với Hồ Chí Minh chính là sự kiện năm
1908, Người tham gia cuộc biểu tình chống thuế ở Thừa Thiên – Huế. Để
biểu thị sự đoàn kết, nhất trí, những người tham gia biểu tình đều cắt tóc
ngắn và gọi nhau bằng hai tiếng “đồng bào”.
Từ truyền thống nêu trên, có thể khẳng định rằng, nhân dân ta từ lâu
đã sống với nhau có tình, có nghĩa. Tình nghĩa truyền thống ấy, trong điều
kiện mới, được Người kế thừa và phát triển thành “tình nghĩa đồng bào,
đồng chí, tình năm châu, bốn biển một nhà”. Chính vì thế, Hồ Chí Minh đặc
biệt nhấn mạnh: hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là sống với nhau có tình có
nghĩa. Truyền thống đó đã góp phần xây dựng nên tư tưởng của Hồ Chí
Minh về an ninh xã hội, nhất là tư tưởng về đại đoàn kết, lấy dân làm gốc
trong bảo vệ an ninh xã hội.
1.1.2. Truyền thống trọng dân, dân là gốc trong tiến trình lịch sử
của dân tộc Việt Nam
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều tư tưởng đặc sắc
và tiến bộ, trong đó có quan niệm về vai trị và sức mạnh của dân, coi dân
là gốc của nước. Dân gian Việt Nam xưa đã có câu: “Quan nhất thời, dân
vạn đại” đã thể hiện tính triết lý sâu sắc. Lịch sử đã chứng minh, mỗi triều

đại phong kiến Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh đều có quan điểm đúng đắn
về dân nên đã được dân ủng hộ, tập trung được sức mạnh của dân, đánh
thắng được giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng được đất nước, đồng thời
cũng củng cố được vương triều đó vững mạnh. Lịch sử đã ghi lại bao công
lao rực rỡ của những cá nhân lỗi lạc, những thời đại huy hoàng khi biết dựa
vào và phát huy được sức mạnh vơ địch của khối đồn kết toàn dân. Chế
độ triều Lý thể hiện tinh thần trọng dân, vì dân. Trong mối quan hệ giữa vua
với dân, vua tự xem dân như con của mình, vua là cha mẹ của dân, nên từ
đó vua tự thấy mình có bổn phận phải thương u, chăm sóc đời sống của


11

dân được tươm tất, đầy đủ... Nếu khơng làm trịn bổn phận ấy coi như vua
khơng ra vua, khơng hồn thành nghĩa vụ đối với trời. Trong mối quan hệ
giữa trời – vua – dân, vua thừa lệnh trời cai trị dân, nhưng trong chính sự, ý
dân là ý trời. Vua là gạch nối giữa trời với dân, là đại diện cho trời trước
dân nhưng đồng thời cũng là đại diện cho dân trước trời.
Với tinh thần dân chủ, khi quyết định những việc quốc gia đại sự, vua
thường tham khảo ý kiến rộng rãi của quần chúng mà gần gũi nhất là quần
thần xung quanh mình. Trước khi dời đô về thành Đại La, năm 1010, vị vua
khai nghiệp triều Lý đã xuống chiếu truyền hỏi ý kiến quần thần: ““(....) Làm
như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu
muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời
đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh (...) Trẫm muốn nhân
địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” Bề tơi đều nói: “Bệ hạ vì
thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới
cho dân chúng được đơng đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không
theo”. Vua cả mừng” [14, tr.249]. Trong ý thức trọng dân, coi ý dân là nền
tảng cho việc cai trị nên vua luôn luôn tự răn đe, lo sợ bản thân mình vơ tình

lỡ xảy ra hành động “ở trên dân”, khiến lịng trời khơng thuận. Tác phong,
đạo đức đó của vị vua đầu triều Lý được kế thừa, phát triển mãi đến đời các
vua cuối triều.
Bắt nguồn từ ý thức trọng dân, vì dân, các vua Lý từ đời này sang đời
khác đều có cử chỉ gần dân, để chan hòa những niềm vui, nỗi khổ của dân.
Vua thấy sự an cư lạc nghiệp của dân gắn liền với sự thịnh suy triều chính
của mình: khi trời hạn hán, vua ăn chay, lập trai đàn cầu mưa; gặp lúc trời
mưa dầm, ảnh hưởng đến trồng trọt, vua khấn nguyện trời cầu mưa tạnh;
vào những ngày rằm hoặc ngày đại lễ, vua cầu phúc cho quốc thái dân
an,... Trong Chiếu của vua Lý Thái Tông ban cuối năm 1044 đã khẳng định:
“Nếu trăm họ đã đủ thì trẫm lo gì khơng đủ?” [14, tr.283]. Trong cách sống
bình dân, vua thường đến những miền quê xem dân đánh cá, cày ruộng,


12

cấy lúa, gặt lúa,... và đặc biệt nhất là vua Lý phát huy lệ vua cày tịch điền ở
nước ta. Tháng 2, mùa xuân năm Mậu Dần (1038), vua Lý Thái Tông ngự
ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Sau khi Hữu ty dọn cỏ đắp đàn, vua đích
thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Trong các quan tả
hữu có người can rằng: “Đó là cơng việc của nơng phu, bệ hạ cần gì làm
thế?”. Vua nói: “Trẫm khơng tự cày thì lấy gì làm xơi cúng, lại lấy gì cho
thiên hạ noi theo?” [14, tr.273]. Từ đó về sau thành lệ của vua, vào dịp đầu
năm, các vua thường đi về miền xa, đích thân xuống đồng cày ruộng (Lý
Thái Tơng: 1038, 1042; Lý Thánh Tông: 1065; Lý Anh Tông: 1146;... ).
Ngoài ra, bước đầu vua Lý cũng đã tạo điều kiện cho nhân dân được
tự do ngôn luận. Cùng với sự phát triển của chế độ nhà nước quân chủ
trung ương tập quyền, việc tạo điều kiện cho nhân dân được tự do ăn nói,
tích cực đóng góp ý kiến xây dựng Nhà nước, nhằm khắc phục những
khuyết điểm của nhà cầm quyền đã được nhà Lý quan tâm, bước đầu thể

hiện qua những biện pháp nhằm khuyến khích sự chủ động của quan thần
và dân chúng. Tháng 2 năm Mậu Dần (1158), vua Anh Tơng “cho đặt cái
hịm ở giữa sân để ai có trình bày việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy” [14,
tr.343]. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, xuất hiện định chế “thùng
thư dân nguyện”. Những việc vua Lý đã làm đều phát huy sâu sắc truyền
thống đạo nghĩa, tôn trọng quyền làm người của nhân dân. Những việc làm
ấy không phải dễ tìm thấy qua các vương triều đang nắm quyền sinh sát đối
với cuộc sống của thiên hạ vào thời buổi đó.
Nếu trước đó, thái độ của chính quyền nhà Lý thường quan tâm đến
nhân dân, thương dân và vì dân, chủ yếu bắt nguồn từ nhân sinh quan Phật
giáo, bằng tình cảm từ bi, hỷ xả, xót thương đối với những nỗi khổ đau cùng
cực của nhân dân, thì quan điểm của chính quyền nhà Trần đặt trên cơ sở
“quốc dĩ dân vi bản” của Nho giáo. Theo quan điểm “dân vi quý, xã tắc thứ
chi, quân vi khinh”, chính quyền phát huy đạo đức gương mẫu để cai trị
dân, nhằm làm cho muôn dân được ấm no, cho non nước được thái bình,


13

thịnh trị. Chính quyền có nghĩa vụ trân trọng ý nguyện của dân và chăm sóc
đời sống cho dân. Mối quan hệ xã hội giữa chính quyền với dân chúng cũng
được xem như quan hệ gia đình giữa cha mẹ với con cái. Vua Trần Minh
Tơng đã nói: “Trẫm là cha mẹ dân, nếu sinh dân mắc vào cảnh lầm than thì
phải cứu gấp, chả lẽ đi so đo khó dễ lợi hại hay sao?” [15, tr.124]. Cũng từ
quan điểm ấy, vua Trần thường có thái độ bình dân và thân dân.
Dưới thời Trần, sức dân được xem là cơ sở sức mạnh của Nhà
nước, là chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến tranh giữ nước. Thực tế đã chỉ
rõ điều đó. Muốn giành được thắng lợi phải “khoan thư sức dân”, phải tranh
thủ được sự đồng lòng của nhân dân cả nước. Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ
nguyên nhân thắng lợi bọn giặc phương Bắc và cái gốc, kế sách lâu bền

của việc giữ gìn bờ cõi, biên cương: “Vì vua tơi đồng tâm, anh em hịa mục,
cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt (...). Vả lại, khoan thư sức dân để
làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy [15, tr.83-84]. Có
thể thấy, ngay trong lực lượng vũ trang hùng hậu nhà Trần, một quân đội
lập được chiến công độc nhất vô nhị trong lịch sử nước nhà, cũng đã thể
hiện rõ nguyên tắc quan tướng là cha mẹ của quân lính, khẩu hiệu “phụ tử
chi binh” đã được đề cao trong hàng ngũ qn đội nhà Trần. Chính tình
cảm gia đình ấy mới tạo được sự nhất trí đồng lịng, quyết tâm sống chết vì
sứ mạng chung phục vụ đất nước. Trần Quốc Tuấn đã nhấn mạnh, “có thu
được qn lính lịng như cha con thì mới dùng được”, như thế có thể thấy
khơng phải ngẫu nhiên mà nhà Trần đánh bại ba lần xâm lược của quân
Nguyên Mông.
Như vậy, nguyên tắc “quốc dĩ dân vi bản” (nước lấy dân làm gốc)
cũng là sự kế thừa và phát triển nguyên tắc “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của
dân) nhằm hoàn thiện mối quan hệ giữa vua quan với dân chúng, giữa cấp
trên với cấp dưới và cũng như thời Lý, người dân dưới thời Trần cũng được
hưởng nhận sự chăm sóc thương yêu của chính quyền với tư cách “con
cưng” chứ không phải chỉ là đám người thấp cổ bé miệng bị nhà cầm quyền


14

hành hạ và bóc lột. Nhờ thực hiện được nguyên tắc ấy, nhà Trần đã củng
cố và phát huy sức mạnh của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mà
tính dân chủ vẫn được nêu cao. Trong đó, Hội nghị Diên Hồng là một cuộc
“trưng cầu dân ý” tiêu biểu, một hình thức “quốc dân đại hội” lần đầu tiên ở
nước ta. Có thể khẳng định, cuộc kháng chiến cứu nước của nhà Trần sở
dĩ thành công được một cách xuất sắc chính là nhờ động viên được tinh
thần, ý chí của tồn dân. Để tập trung, củng cố sức mạnh cả nước, nhà
Trần đã kích thích lịng dũng cảm của qn đội, động viên sự đồn kết

đồng lịng của toàn dân bằng những quyền lợi thiết thực của mọi người chứ
không phải bằng quyền lợi của một tầng lớp, cũng không phải bằng khái
niệm trung quân ái quốc một cách viển vông. Lời Hịch tướng sĩ của Trần
Quốc Tuấn đã nêu rõ sự gắn bó quyền lợi ấy. Chính việc bảo đảm quyền lợi
thiết thực của mọi người mới có khả năng gắn bó các tầng lớp trong xã hội
với nhau, từ các vương hầu, quý tộc đến người dân bình thường.
Vào thế kỷ XV, Nguyễn Trãi, một nhà văn hóa lớn cũng đã nêu ra
những tư tưởng sâu sắc về vai trò và sức mạnh của dân. Sau khi cùng Lê
Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến 10 năm chống qn Minh thắng lợi, ơng viết
Bình Ngơ đại cáo hùng tráng với hai câu mở đầu nói về tư tưởng an dân,
muốn an dân thì trước hết phải trừ bạo ngược:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân cứu nước trước cần trừ bạo” [67, tr.77].
Khơng chỉ có thế, Nguyễn Trãi còn chỉ ra nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống quân Minh là do đoàn kết được tướng sĩ, tập hợp
được lực lượng dân chúng khắp nơi:
“Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp.
Hòa rượu cùng uống, binh sĩ một dạ cha con” [67, tr.79].
Nói về sức mạnh của dân, ông đã tiếp thụ và nêu lên tư tưởng tiến
bộ, ví dân như nước, các triều đại phong kiến như những con thuyền;


15

thuyền nổi được là nhờ nước. Nước có tác dụng chở thuyền nhưng cũng
có sức mạnh lật thuyền: “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân” [67, tr.203].
Ơng cịn nêu lên tư tưởng ơn dân rất mới mẻ đối với thời đại bấy giờ: “ăn
lộc đền ơn kẻ cấy cày” [67, tr.445]. “Kẻ cấy cày” chính là nhân dân lao
động, là nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong một nước nông
nghiệp. Kế tục tư tưởng của Trần Quốc Tuấn, ơng u cầu vua quan triều

đình phải biết “thương yêu dân chúng, nghĩ làm những việc khoan dân” [67,
tr.202]. Ơng tâu với vua Lê Thái Tơng rằng: “Xin bệ hạ u ni mn dân,
để chốn xóm thơn khơng cịn tiếng ốn hận buồn than, như thế mới khơng
mất cái gốc của nhạc” [15, tr.360]. Bởi vì, theo ơng, gốc của nhạc là đời
sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Ông chỉ rõ trách nhiệm của người
cầm quyền: “phàm người có chức vụ coi quan trị dân, đều phải theo phép
cơng bằng,… đổi bỏ thói tham ơ, sửa trừ tệ lười biếng, coi công việc của
quốc gia là cơng việc của mình; lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ”
[67, tr.199]. Tổng kết từ thực tế lịch sử, Nguyễn Trãi đã khẳng định: dân là
gốc của nước, giữ nước trước hết là giữ dân, muốn giữ nước phải an dân,
phải giữ được lòng dân.
Phát triển từ cuộc khởi nghĩa nông dân, từ ngày đầu phong trào Tây
Sơn đã dựa vào dân, đưa ra những khẩu hiệu hợp lòng dân như tước đoạt
của cải của phong kiến chia cho người nghèo đói – nơng dân – lực lượng
chủ yếu của phong trào. Một giáo sĩ người Tây Ban Nha nói về nghĩa quân
Tây Sơn: “Họ tuyên truyền về sự bình đẳng cho mọi người, (…), những bậc
tiên khu này của chủ nghĩa xã hội hiện đại đã tước đoạt tài sản của quan lại
và người giàu, đem chia cho người nghèo, những làng bị đè nặng về sưu
thuế khá khắc nghiệt đã thề trung thành với họ” [60, tr.35]. Trên thực tế, khi
tiến hành các cuộc tiến công vào Nam ra Bắc, nghĩa quân Tây Sơn đều giữ
nghiêm quân pháp, không mảy may xâm phạm của cải của nhân dân.
Chính vì thế “những chuyện tốt lành và thanh thế hùng mạnh của đại quân
Tây Sơn được bí mật lan truyền trong nhân dân làm cho ai nấy đều nức


16

lòng phấn khởi và tin tưởng” [58, tr.163], nhiều nơi nhân dân quý trọng
nghĩa quân Tây Sơn và gọi là “bố”. Sau khi đuổi quân xâm lược Mãn Thanh
ra khỏi đất nước, Quang Trung đã xây dựng đất nước dựa trên sức lực của

nhân dân. Thời Quang Trung, chế độ thuế khóa được giảm, kinh tế được
phục hồi, phát triển, dân lưu tán, bọn người du thủ, du thực được kiểm sốt
chặt chẽ bắt về q qn sản xuất góp phần quan trọng ngăn chặn nạn
trộm cướp và những tệ nạn khác. Tuy tồn tại trong thời gian ngắn lại phải lo
nhiều công việc trọng đại, nhất là phải đối phó với hoạt động của chúa
Nguyễn được tư bản phương Tây giúp sức nên nhiều lĩnh vực thành công
của xã hội chỉ đạt được kết quả bước đầu. Song với tư tưởng “trọng dân”
của nhà Tây Sơn đã tạo nên những kết quả nhất định trong chấn hưng đất
nước. Có thể nói, triều đại Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung
cũng đã tạo nên một dấu ấn không thể phai mờ trong những trang sử vàng
về bảo đảm an ninh xã hội.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, trong khi vua
quan nhà Nguyễn dâng đất và ký hiệp ước đầu hàng, thì những người “dân
ấp, dân lân” đã anh dũng đứng lên chống giặc, bảo vệ quê hương đất
nước, thể hiện khí thế và sức mạnh của quần chúng nhân dân. Tinh thần đó
đã được ca ngợi trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu. Đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đã đặt được ách thống trị lên
đất nước ta, song phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn bùng lên mạnh
mẽ, như phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên
Thế, đặc biệt nổi bật là phong trào vận động cách mạng của hai nhà chí sĩ
họ Phan. Phan Chu Trinh đã đưa ra bản “Thất điều trần” nổi tiếng, gồm bảy
điều kết tội vua Khải Định, và nêu cao tư tưởng “trọng dân”, đề xướng tư
tưởng dân chủ, quy kết trách nhiệm đối với người cầm quyền. Cụ đã thẳng
thắn vạch trần bọn quan lại nịnh hót, chỉ biết có vua mà khơng biết có dân,
muốn giữ mãi địa vị của mình, túi tham được đầy mãi. Cụ khẳng định: “Ai
coi nước nhà như một món của riêng mình thì ví như bọn trộm cướp, còn ai


17


cậy quyền mà áp chế nhân dân thì ví như quân phản nghịch” [23, tr.176].
Phan Bội Châu, một chí sĩ yêu nước nồng nhiệt, đã từng sang Tàu sang
Nhật tìm đường cứu nước cứu dân đã có một quan niệm sâu sắc, chí lý về
dân, về nước, thể hiện tư tưởng “khinh quân trọng dân”, “ái quốc, ái quần”
rất rõ rệt. Bằng kinh nghiệm lịch sử dày dặn và trí tuệ sắc sảo của mình,
ơng đã thấy được sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và cộng đồng, nhận
thấy vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, chỉ rõ mọi người thấy
được sức mạnh của chính mình và sức mạnh của khối đồn kết, nhất trí
trong sự nghiệp cứu nước đầy khó khăn, thử thách. Phan Bội Châu viết:
“Thời trời không bằng lợi đất, lợi đất không bằng sự hòa hợp của mọi
người. Nước ta ngày nay chỉ có thể trơng cậy vào sự hịa hợp của mọi
người mà thôi” [7, tr.169]. Để chiến thắng trong cuộc đọ sức với một đội
quân xâm lược nhà nghề được trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại và có tiềm
lực kinh tế hơn ta nhiều lần thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tập trung
xây dựng sự đồng lịng, nhất trí cao của các lực lượng trong dân tộc. Trong
Thư thanh minh của Việt Nam Quốc dân Đảng (1924), Phan Bội Châu chỉ
rõ: “Người Pháp có hải lục qn, thì chúng tơi có lịng dân của tồn quốc
Việt Nam” [9, tr.602]. Đối với Phan Bội Châu, đồng lịng thì tạo nên sức
mạnh để hoạt động đúng thời, đồng lòng để thay đổi thời thế. Trong mối
quan hệ giữa thời và đồng lịng, Phan Bội Châu ln nhấn mạnh đến sự
đồng lịng: “Lịng người có quyền nắm cả thiên thời địa lợi” [8, tr.75]. Thời
cơ, thời vận là do có sự đồng lịng chung sức của nhiều người làm nên.
Đồng lịng thì việc dù khó đến đâu cũng làm được, ngược lại, dù thời có
thuận lịng nhưng lịng của mỗi người mỗi ý thì tai họa ln rình rập: “Lịng
đã khơng đồng, thì họa sẽ khơng bao giờ dứt” [9, tr.204]. Như vậy, trong bất
cứ hoàn cảnh nào, Phan Bội Châu đều ln coi trọng “nhân tâm hịa”. Thế
trận của lòng dân và sức mạnh của khối đại đồn kết dân tộc là vơ địch. Với
lịng tin đó, Phan Bội Châu luôn quan tâm đến việc cổ vũ và xây dựng khối
đoàn kết dân tộc, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài,



18

xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, đề cao dân quyền và phát triển
kinh tế. Đó là những chủ trương lớn xuyên suốt trong tư tưởng chính trị của
Phan Bội Châu nhằm tăng cường sức mạnh của dân tộc để võ trang bạo
động diệt trừ dị tộc, giành lấy chính quyền về tay nhân dân, xóa bỏ tận gốc
chính thể quân chủ xấu xa, lập nên chính thể Dân chủ Cộng hịa tốt đẹp. Tư
tưởng đó của Phan Bội Châu thấm đượm trong các tác phẩm của ông, đã
có sức thu hút và tập hợp đơng đảo các tầng lớp nhân dân trong cuộc cứu
nước giải phóng dân tộc ở nước ta trong khoảng hai thập niên đầu của thế
kỷ XX.
Tuy nhiên, Phan Bội Châu chưa vươn tới nhận thức được vấn đề giai
cấp và đấu tranh giai cấp, mà mới chỉ thấy đồng chủng thì đồng cừu, dị
chủng thì bất tương dung. Bởi vậy, ơng chưa xác định được công - nông là
gốc cách mạng; tổ chức đảng của ơng chưa có chỗ đứng vững chắc trong
một giai cấp nhất định; tuy ông luôn đề cao lợi ích của dân tộc nhưng lúc
bấy giờ trong điều kiện ở nước ta có hơn 90% dân số là nơng dân thì điều
cốt tử phải thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, nhưng ơng lại chưa
thấy được vấn đề ruộng đất với vấn đề nông dân. Hạn chế trên là những
nguyên nhân khiến cho cương lĩnh của Việt Nam Quang phục hội không thể
đi đến thắng lợi. Về cuối đời, Phan Bội Châu đã kịp nhận ra sức mạnh của
công - nông, nhưng ôngï đã ở vào thế sức tàn lực kiệt. Lúc ấy trách nhiệm
lịch sử giương cao ngọn cờ cứu nước đã chuyển sang những chiến sĩ theo
lập trường cách mạng vơ sản mà Hồ Chí Minh đã đào tạo, bồi dưỡng.

1.1.3. Những bài học kinh nghiệm qua các triều đại phong kiến
Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân
Lịch sử của một dân tộc không chỉ có những thành cơng mà cịn có
cả những thất bại. Điều này thấy rất rõ qua những bước thăng trầm của các



19

triều đại phong kiến Việt Nam. Thực tế lịch sử dân tộc đã chứng minh, việc
gì dù có khó khăn đến đâu nhưng nếu có sự tham gia của quần chúng nhân
dân thì cũng đều vượt qua, nếu khơng được nhân dân ủng hộ thì sẽ thất
bại. Đó cũng chính là lúc thịnh, lúc suy của các triều đại phong kiến Việt
Nam. Cùng một triều đại nhưng không phải khi nào cũng cường thịnh mà có
lúc bị suy sụp, nhất là khi triều đình thối nát, khơng coi trọng vai trò quần
chúng nhân dân. Khi cường thịnh, nhà Trần đã từng đánh thắng ba lần
qn Ngun Mơng vì có nhân dân ra sức ủng hộ bởi nhà Trần biết “dân là
gốc nước”. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIV, xã hội phong kiến Việt Nam trải
qua những biến động sâu sắc. Về chính trị, tầng lớp quý tộc nhà Trần ngày
càng lao vào con đường sa đọa. Từ vua cho đến các vương hầu quý tộc chỉ
lo vơ vét của cải, ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến nỗi cực khổ của
dân chúng. Những mâu thuẫn chứa đựng trong lòng xã hội nhà Trần ngày
càng bộc lộ rõ rệt. Kinh tế sa sút, thể chế chính trị tha hóa tất yếu dẫn đến
sự bất ổn về an ninh chính trị. Các cuộc khởi nghĩa của liên tiếp nổ ra cuối
thời Trần không chỉ làm xáo trộn trật tự xã hội nhà Trần mà còn ảnh hưởng
lớn đến an ninh chính trị, tác động trực tiếp đến ngai vàng nhà Trần. Chính
vì thế Hồ Q Ly đã gây dựng thế lực và tiếm ngôi nhà Trần.
Kể từ sau vụ phe nhóm quý tộc Trần tổ chức sát hại Hồ Quý Ly ở hội
thề Đốn Sơn thất bại (1399), bị đàn áp đẫm máu với cuộc thanh trừng xử tử
hơn 370 người và tiếp theo đó họ Hồ đã phát động một cuộc lùng bắt dư
đảng của tôn thất nhà Trần liền suốt mấy năm không ngớt, đến nỗi “Người
quen biết nhau chỉ đưa mắt ra hiệu, khơng dám nói chuyện với nhau!” [15,
tr.210]. Tình hình xã hội lúc ấy hết sức ngột ngạt, căng thẳng. Mặc dù sau
đó khơng cịn nhen nhóm tổ chức lật đổ, chống đối nào nữa đối với nhà Hồ,
song cũng từ đó lịng người như đã xa lìa Hồ Q Ly. Nguyễn Trãi cũng

từng có nhận xét về con người Hồ Quý Ly và chính sự nhà Hồ như sau: “Họ
Hồ dùng gian trí để cướp lấy nước, lại lấy gian trí để hiếp lịng dân. Lệnh
bảo sao ban bố mà mọi người oán nỗi thương sinh, việc di dân thi hành mà


20

mọi người kêu bề thất sở (…) Chỉ vì ích kỷ phì gia, chẳng nghĩ khổ dân hại
nước” [67, tr.197]. Hoặc “Họ Hồ thì dối trời, hại dân” [67, tr.130], hay “Bấy
giờ họ Hồ thoán đoạt, người cả nước xem tựa kẻ thù, dân chúng chống lại,
thân thích phân ly” [67, tr.139]. Nhận xét của nhà chính trị lỗi lạc, nhà yêu
nước họ Nguyễn – Người đã từng đỗ đạt vào đầu triều Hồ, cha con cùng
giữ chức cao tới cuối nhà Hồ, đã từng tận mắt chứng kiến sự hưng phế của
nhà Hồ, rất đáng để đời sau suy ngẫm.
Trong công cuộc cải cách quân đội chuẩn bị chiến tranh chống xâm
lược phương Bắc, nhà Hồ đã xây dựng được một lực lượng vũ trang hùng
mạnh vào hàng bậc nhất trong lịch sử nước ta, tính từ đầu thế kỷ XV trở về
trước. Nhưng trong cuộc đọ sức với quân Minh, quân nhà Hồ đã “đánh đâu
thua đó”, điều này ắt khơng phải vì qn lực nhà Hồ q yếu, mà bởi nhiều
lý do khác. Trong đó, nhược điểm có tính chất quyết định chính là lực lượng
tác chiến thiếu tinh thần chiến đấu và nhân tâm ly tán: “Quân của họ Hồ
trăm vạn người trăm vạn lòng” [67, tr.130]. Nhà Hồ đã không phát động
được cuộc chiến tranh nhân dân vì khơng coi trọng dân, khơng thực hiện
được sự đồn kết dân tộc, khơng tập hợp được sức mạnh cả nước cùng
kháng chiến chống giặc ngoại xâm như các thời trước và sau nhà Hồ đã
làm được. Hơn ai hết, chính cha con Hồ Quý Ly hiểu rõ điều đó. Năm 1405,
khi Thượng hồng Q Ly và vua Hán Thương họp cùng các triều thần và
An phủ sứ các lộ để bàn về việc chuẩn bị chiến đấu, có người bàn nên
đánh, có người nói nên tạm hịa, cịn Tả tướng quốc Hồ Ngun Trừng thì
cả quyết: “Thần khơng sợ đánh, chỉ sợ lịng dân khơng theo thơi!” [15,

tr.226]. Quý Ly cũng thừa biết sức mạnh của lòng dân nhưng trong thời
buổi ấy, dù đã nỗ lực cũng phải chịu thất bại chua xót về mặt này. Cuộc
kháng chiến của nhà Hồ thất bại đã đưa nước ta vào một thảm họa. Đó là
hai mươi năm đơ hộ của nhà Minh (1407 – 1427). Đây là thời kỳ an ninh xã
hội của dân tộc ta bị đứt gãy.


×