•
Nguồn: Các trang web về Ck trong và ngoài nước.
Các nguồn khác
Nhóm hệ số giá trị: Chỉ số EPS, P/E, P/B, chỉ số nợ
D/E (Debt to Equity Ratio)
Nhóm các hệ số tài chính ROE, ROA, …
Cách phân tích các hệ số từ báo cáo tài chính và các bút
toán tiểu xảo trong BCTC.
Cách tính dòng tiền và giá trị nội tại CP
Lựa chọn CP theo PP CANSLIM
Bí quyết đầu tư theo PP Benjamin Graham
EPS – Thu nhập trên một CP.
Tổng thu nhập sau thuế - tổng số cổ tức của CP ưu đãi
EPS =
Tổng số CP đang lưu hành
Nhận xét:
›
EPS là chỉ số cho biết khả năng sinh lợi của Cty trên mỗi cổ phần của cổ đông đóng góp
là bao nhiêu.
›
Nếu chỉ số EPS càng cao thì nó càng cho thấy khả năng sinh lời của Cty càng lớn và
ngược lại.
›
So sánh chỉ số EPS qua các thời kỳ sẽ giúp chúng ta biết được tốc độ tăng trưởng của
doanh nghiệp đang phân tích.
Thị giá hiện tại của CP
P/E =
Thu nhập của CP (EPS)
Nhận xét: PE cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho mỗi CP cao hơn mức thu nhập hiện tại bao
nhiêu lần
›
PE là chỉ số cho biết giá CP đang ở mức được đánh giá cao hay thấp trên thị trường.
›
Nếu chỉ số PE càng cao thì nó cho thấy CP được thị trường đánh giá cao và ngược lại.
›
So sánh chỉ số PE giữa các Cty cùng ngành để đánh giá giá trị của CP mình quan tâm.
›
Theo quan điểm "bảo thủ", P/E dưới 10 thì nên mua. Nếu đang nắm giữ CP có mức P/E
từ 10 - 12 lần thì không nên bán và có thể mua tiếp. P/E 12 - 18 có thể mua được khi thị
trường đang trong giai đoạn ổn định theo hướng tốt. P/E từ 18 trở lên xem xét bán CP.
Tuy nhiên, với NĐT theo trường phái "tăng trưởng", P/E có thể được chấp nhận cao hơn
nếu tốc độ tăng LN (E) cao
›
Đây là chỉ số mà các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư lớn như HSBC, ML đã lợi dụng tâm lý
yếu của NĐT VN khi tung ra các báo cáo xoay quanh chỉ số này nhằm đánh đổ thị trường
cho các NĐT của mình mua vào.
Chỉ số Giá/Giá trị sổ sách (Price-to-Book ratio, P/B Ratio)
Giá hiện tại của CP (stock price)
P/B(ratio) =
Tổng giá trị tài sản - giá trị tài sản vô hình và nợ
Nhận xét:
›
giả sử rằng Cty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán
là 100 tỷ, tổng nợ là 75 tỷ, như vậy giá trị ghi sổ của Cty là 25 tỷ.
Nếu hiện tại Cty có 10 triệu CP đang lưu hành, mỗi CP sẽ đại diện
cho 2.5k giá trị ghi sổ của Cty. Nếu mỗi CP này có giá thị trường là
50k, như vậy tỉ lệ P/B là 2=5/2.5.
›
P/B là công cụ giúp có thể tìm kiếm được các CP có giá thấp mà
phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một Cty đang bán cổ phần với
mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn
1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ
rằng giá trị tài sản của Cty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu
nhập trên tài sản của Cty là quá thấp.
›
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi xem xét các Cty có mức độ tập
trung vốn cao hoặc các Cty tài chính bởi giá trị tài sản của các Cty
này tương đối lớn. Vì công tác kế toán phải tuân thủ theo những
tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của TS hoàn toàn không tính
tới các TSVH như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và
các tài sản trí tuệ khác do Cty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý
nghĩa nhiều lắm với các Cty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình
của họ không lớn
›
Ví dụ: Microsoft là Cty mà phần lớn tài sản của Cty này là tài sản
trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không phải là các tài sản hữu
hình khác. Cổ phần của Cty này chẳng mấy khi được bán với giá
thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng.
D/E : Debt to Equity Ratio - Nợ trên vốn CSH
Nợ phải trả
D/E =
Nguồn vốn chủ sở hữu
›
DE là chỉ số cho biết tài sản của Cty được hình thành chủ yếu là do
nguồn nào, nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu
›
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu được dung để phân tích tỷ lệ
nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên có một số điều
cần lưu ý khi sử dụng chỉ số này:
Giá trị của nợ phải trả trên báo cáo gần với giá trị thực tế hơn so với
vốn chủ sở hữu.
Tùy thuộc vào quan điểm về nợ phải trả có bao gồm thuế thu nhập
hoãn lại phải trả hay LN phải chuyển về cho Cty mẹ hay không mà chỉ
số này mang lại những kết quả khác nhau.
›
.
ROE : LN trên vốn CSH
LN sau thuế
ROE =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhận xét:
›
ROE được dùng để đo lường xem Cty tận dụng vốn của NĐT tốt đến mức nào. Hay hiểu
một cách đơn giản ROE phản ánh mức độ sinh lời của một Cty, tính hiệu quả trong việc
sử dụng tài sản được NĐT trang bị.
›
Thông thường thì một Cty tốt thì cần phải có ROE cao hơn mức trung bình của các Cty
cùng ngành vì điều này cũng đồng nghĩa với việc Cty kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng
vốn bỏ ra đầu tư
›
Trung bình toàn thị trường là 20,55%
Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng LN và quản
lý hiệu quả của cty.
Nói chung, nên tránh những Cty có chỉ số này nhỏ hơn 15%. Hầu hết
mọi ngành, chỉ số này của những Cty hàng đầu thường đạt trong
khoảng 20% đến 30%, cá biệt có những Cty đạt trên 40%. Chỉ số
này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công
nghệ mới làm giảm chi phí và nâng cao năng suất