Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Giáo trình: "Phân tích lý luận giá trị của William Petty và của trường phái thành Viene (Áo" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.19 KB, 2 trang )

a. Phân tích và so sánh lý luận giá trị của William Petty với lý luận giá trị của trường
phái thành Viene (Áo).
b. Đưa ra nhận xét về những lý luận trên.
c. Ý nghĩa từ sự nghiên cứu những lý luận trên.
a. Phân tích - so sánh lý luận giá trị:
William Petty:
1. Ông nêu ra nguyên lý về giá trị lao động khi bắt đầu phân tích nguồn gốc, đánh thức để
tăng cường ngân khố và sử dụng hợp lý nguồn tài chính.
Đưa ra luận điểm đánh thuế vào lợi nhuận thương nghiệp và đất đai trên thực tế thông qua
tiền, nêu bật vấn đề giá trị.
2. Chia giá cả ra làm 2 loại: giá cả chính trị (giá cả thị trường) và giá cả tự nhiên (giá trị
bên trong). Giá cả chính trị phụ thuộc vào tình trạng ngẫu nhiên do đó khó hiểu rõ được.
Giá cả tự nhiên do hao phí quyết định và năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao
phí đó. Petty căn cứ vào tỷ lệ hao phí lao động trong sản xuất hàng hóa thường và hao phí
lao động trong sản xuất tiền tệ để tính giá cả tự nhiên...
Cùng một số lượng lao động như nhau mà khai thác được 2 ounce bạc hoặc 1 burel lúa mì
thì 1 burel lúa mì giá 2 ounce bạc.
Do đó, Petty cho rằng lao động là cơ sở của giá cả tự nhiên.
3. Cơ sở của giá trị trao đổi là: hao phí lao động, thời gian lao động. Tỉ lệ trao đổi tùy
thuộc vào hao phí lao động.
Trường phái thành Viene:
1. Cho rằng: mọi sự kiện kinh tế đều phải được xem là những sự kiện thuộc về con người,
do con người đóng vai trò chủ động. Muốn hiểu được thấu đáo các sự kiện tâm lý phải
nghiên cứu tâm lý con người. Con người có những nhu cầu thiết yếu cần được thỏa mãn vì
thế mới có hoạt động kinh tế. Khác với Petty, trường phái thành Viene cho rằng giá trị của
cải và vật phẩm không bắt nguồn và tùy thuộc ở lao động mà phụ thuộc vào tính chất quan
trọng nhiều hay ít do sự xét đoán chủ quan của mỗi cá nhân.
2. Chia giá trị sử dụng ra 2 trường hợp:
- Tùy theo việc sử dụng giá trị sử dụng nó để làm gì, đáp ứng nhu cầu nào, mức độ quan
trọng ra sao... và tùy theo số lượng hiện có mà vật phẩm có giá trị nhiều hay ít.
- Trong những cùng một công dụng, đáp ứng cùng một nhu cầu, giá trị của một đơn vị vật


phẩm cũng sẽ khác nhau và giá trị của đơn vị vật phẩm sau cùng sẽ ấn định giá trị chung
quanh vật phẩm đó. Một người đang khát nước, ly nước đầu tiên có giá trị rất cao nhưng
ly nước thứ 5 thứ 6 có thể không uống được nên giá trị rất thấp, có thể giá trị là 0.
Mỗi cá nhân phân chia nhu cầu của mình thành nhiều loại, sắp xếp theo thứ tự căn cứ vào
sự quan trọng. Cường độ của một nhu cầu khi được thỏa mãn sẽ giảm dần. Các đơn vị vật
phẩm sử dụng cho những cường độ khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Giá trị được tính
trên đơn vị vật phẩm cuối cùng.
3. Về giá trị trao đổi quan niệm rằng yếu tố tâm lý đóng vai trò quyết định. Hai cá nhân
trao đổi hàng hóa cho nhau bởi họ đều tin vào số họ bỏ ra có giá trị thấp hơn số họ mang
về, như vậy khi trao đổi mỗi cá nhân đều căn cứ, tính toán trên nhu cầu, khi nào cảm thấy
có lợi họ mới chịu trao đổi.
b/ Nhận xét về những lý luận trên:
William Petty:

thuyết của ông còn ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương: Ông chỉ thừa nhận lao
động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị của hàng hóa khác chỉ được xác
định nhờ quá trình trao đổi với bạc.
Trường phái thành Viên:
Họ đề cao khía cạnh và vai trò tâm lý của mỗi cá nhân, đây là một hiện tượng có thật
trong thực tế trên thương trường. Học thức này phân tích kỹ lưỡng sự tiếp nhận giá trị và
giá cả từ phía người tiêu dùng, có ý nghĩa thực tiễn với các nhà doanh nghiệp, quản lý.
Trường phái
thành Viene chỉ chú ý đến phân tích tâm lý của người tiêu dùng nhưng không
đề c
ập đến vai trò của người sản xuất và người cung ứng.
c/ Ý nghĩa nghiên cứu:
-
Cả hai đều có ý nghĩa to lớn, thực tiễn đối với các nhà doanh nghiệp, quản lý trong
việc sản xuất và trao đổi hàng hóa. Họ có thể nghiên cứu tâm lý khách hàng để sản
xuất một loại vật phẩm nào đó đem lại lợi nhuận cho mình.


-
Ví dụ, vào mùa mưa, việc sản xuất áo mưa cũng nảy sinh nhiều vấn đề quan trọng,
muốn sản xuất bán chạy cần phải nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng: chất lượng, kích
cỡ, màu sắc...

×