Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Xử trí răng sơ sinh ở trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.55 KB, 5 trang )

Xử trí răng sơ sinh ở trẻ

Bình thường trẻ mới sinh ra chưa có răng, chiếc răng đầu tiên thường
mọc vào lúc trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đôi khi có trường hợp trẻ
mới sinh ra đã có răng nên răng này được gọi là răng mới sinh (natal teeth),
hoặc có trường hợp răng mọc qua nướu trong tháng đầu tiên sau khi sinh,
răng này được gọi là răng sơ sinh (neonatal teeth). Điều này làm cho cha mẹ
rất lo lắng không biết tại sao và cách xử trí như thế nào?
Nguyên nhân
Nguyên nhân của hiện tượng này thì còn chưa rõ. Một vài nghiên cứu chỉ ra
có liên quan đến di truyền, khoảng 15% trẻ có cha mẹ hoặc bà con có răng sơ sinh.
Yếu tố môi trường, đặc biệt polychlorinated biphenyl (PCB) làm tăng tỷ lệ xuất
hiện răng sơ sinh, những trẻ này thường kèm loạn dưỡng móng tay, tăng nhiễm
sắc tố. Một số nghiên cứu thấy hiện tượng này có thể gặp ở trẻ bị sứt môi, hở vòm
và một số hội chứng khác như: Hallermann Streiff, Ellis-van Creveld, Pierre
Robin, Soto.
Răng sơ sinh có thể là răng thừa hoặc răng sữa. Các răng này hơn 90% đa
số là răng sữa và khoảng 10% còn lại là răng thừa. Tỷ lệ gặp thay đổi từ 1/700 -
1/30.000 trường hợp, thường gặp ở vùng răng cửa hàm dưới. Răng mới sinh
thường gặp hơn răng sơ sinh với tỉ lệ 3/1.
Răng sơ sinh thường có hình thể bình thường, nhưng khi răng mọc sớm, do
men răng chưa được vôi hóa hoàn toàn nên dễ bị mòn hơn, răng trở nên màu vàng
nâu và lớp men tiếp tục bị phá hủy.
Những răng này thường bị lung lay, do chân răng chưa hình thành hoàn
toàn. Những trẻ có răng sơ sinh thường gặp khó khăn khi bú mẹ hay gây khó chịu
cho mẹ khi cho trẻ bú, răng có thể gây loét niêm mạc vùng dưới lưỡi hoặc môi.
Xử trí răng sơ sinh
Đối với răng sơ sinh cần xử trí cẩn thận, vì nếu răng sơ sinh là răng sữa mà
nhổ sớm thì các răng vĩnh viễn sau này mọc lên có thể chen chúc, không đều nhau
và hậu quả là đưa đến sự xáo trộn khớp cắn. Do đó, nếu răng sơ sinh là răng sữa
thì cố gắng bảo tồn giữ răng sữa lại. Chúng ta không nên can thiệp gì, trừ khi răng


sơ sinh này gây khó khăn cho trẻ và mẹ.
Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn cho trẻ quan trọng hơn việc chỉnh các răng
vĩnh viễn lệch lạc sau này, nên các răng này thường được chỉ định nhổ trong các
trường hợp răng quá lung lay, có nguy cơ rơi vào phế quản hoặc phổi, răng gây
loét vùng dưới lưỡi hay răng gây khó khăn cho người mẹ khi cho trẻ bú.
Do vậy, những trẻ này cần được bác sĩ răng hàm mặt chuyên khoa Răng trẻ
em khám và chẩn đoán, để có thái độ xử trí thích hợp.
Trẻ hay bị sổ mũi, phải làm gì?

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý là một biện pháp rất hiệu quả để trị
viêm mũi.Ảnh: MH
Con tôi năm nay 3 tuổi, rất hay bị viêm mũi (sổ mũi, hắt hơi, nhưng không
bị ho hoặc sốt). Tôi nghe nghiều người nói có những loại thuốc khi dùng có thế
chữa khỏi ngay bệnh. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chữa trị hiệu quả nhất!

Ngạt mũi là do tình trạng viêm, làm cho đường mũi bị tắc. Đối với trẻ em,
đây là bệnh thường gặp. Nhiều bậc cha mẹ chủ quan không chữa triệt để cho trẻ,
điều này làm nảy sinh nhiều biến chứng nặng hơn: Viêm họng, phế quản, phổi...
Loại thuốc chống ngạt mũi như bạn đề cập ở trên có tác dụng làm co mạch,
giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu
chứng; không có tác dụng điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh. Đặc biệt không
được tự ý mua thuốc ở ngoài hiệu thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, nhất là
các loại thuốc sau: Các loại thuốc mà trong thành phần ghi có chứa menthol hay
tinh dầu bạc hà; Naphazolin: thuốc gây cường giao cảm. Tác dụng tại chỗ thuốc
gây co mạch mạnh, kéo dài, làm cho máu không đến được niêm mạc mũi, gây hoại
tử; Xylomethazolin: có tác dụng như naphazolin nhưng yếu hơn... Khi trẻ bị sổ
mũi thường xuyên như trường hợp con bạn, không nhất thiết phải đưa đị bệnh
viện, nhưng phải đưa đến trạm y tế xã để bác sĩ kê đơn cho loại thuốc phù hợp.
Trước khi dùng thuốc, phải tiến hành vệ sinh mũi, thao tác này quan trọng
ngang với việc dùng thuốc:

- Vệ sinh mũi cho trẻ ngày 3 lần hoặc nhiều hơn bằng dung dịch nước muối
sinh lý (natriclorid 0,9%). Thao tác như sau: Nhỏ vào mỗi bên mũi trẻ 2-3 giọt/lần.
Nếu trẻ đã biết xì mũi ra là tốt nhất, nếu không phải lấy khăn sạch thấm và rửa
nước mũi cho trẻ. Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ thì mới nhỏ các loại thuốc theo chỉ
định của cán bộ y tế.

×