Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.3 KB, 9 trang )

Hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả





Một chiến lược kinh
doanh hiệu quả kèm
theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công
của mọi tổ chức. Một doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường
thay đổi gồm những thay đổi trong: công nghệ, các giá trị xã hội,
tập quán tiêu dùng, các điều kiện kinh tế, các chinh sách và thậm
chí trong các chuẩn mực về ô nhiễm môi trường thì có thể gặp
những nguy cơ, thách thức cũng như những cơ hội lớn.
Bài viết này trình bày lý do và quá trình hoạch định chiến lược, bí
quyết lập kế hoạch hành đo động hiệu quả trong hoạch định chiến
lược kinh doanh , Kế hoạch thực hiện chiến lược kinh doanh,
Những nguyên nhân thất bại thường gặp khi thực hiện chiến lược.

Tại sao phải hoạch định chiến lược kinh doanh?
Các nhà lãnh đạo cao cấp và các nhà
nghiên cứu có thể đưa ra những lý do
tại sao các doanh nghiệp và các cơ quan
khác nên itến hành hoạch định chiến
lược kinh doanh. Một trong những lý
do chính mà Glueck đưa ra là:
• Điều kiện của hầu hết công việc kinh doanh thay đổi quá
nhanh mà hoạch định chiến lược chỉ là một cách để đối lại
những khó khăn và cơ hội trong tương lai.
• Hoạch định chiến lược cung cấp cho mọi thành viên của
doanh nghiệp những mục tiêu và phương hướng cụ thể của


doanh nghiệp trong tương lai.
• Hoạch định chiến lược như là một cơ sở để điều khiển và
đánh giá việc quản lý.
• Các tổ chức và cá nhân có hoạch định chiến lược sẽ thành
công và đạt hiệu quả hơn là không hoạch định.

Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh
Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh gồm 5 bước: Thiết lập
mục tiêu, đánh giá vị trí hiện tại, xây dựng chiến lược, chuẩn bị và
thực hiện kế hoạch chiến lược, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu của công ty.
Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn
đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế
và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu
được. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu đặc biệt
cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.
Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu là:
• Nguyện vọng của cổ đông.
• Khả năng tài chính
• Cơ hội
Bước 2: Đánh giá vị trí hiện tại.
Có hai lĩnh vực cần đánh giá: đánh giá môi trường kinh doanh và
đánh giá nội lực:
• Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh
doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại
đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công
ty. Đánh giá môi trường kinh doanh gồm một sô các yếu tố như:
kinh tế, các sự kiện chính trị, công nghệ, áp lực thị trường, quan
hệ và xã hội.
• Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm

yếu của công ty về các mặt sau: Quản lý, Marketing, tài chính,
hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R & D).
Bước 3: Xây dựng chiến lược.
Sau khi hoàn thành bước đánh giá, nhà hoạch định sẽ chuyển sang
giai đoạn lựa chọn. Để có được lựa chọn, cần cân nhắc các biến nội
lực cũng như các biến khách quan. Sự lựa chọn thông thường là rõ
ràng từ tất cả những thông tin có liên quan trong các phần đánh giá
của quá trình hoạch định. Tuy nhiên, để có được sự lựa chọn, mỗi
dự án phải được xem xét theo các phần chi phí, sử dụng các nguồn
lực khan hiếm, thời gian - itến độ và liên quan tới khả năng chi trả.
Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch chiến lược.
Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược gồm hai quá trình khác
nhau nhưng lại liên quan với nhau: : giai đoạn tổ chức và giai đoạn
chính sách.
Giai đoạn tổ chức: là quá trình thực hiện gồm: việc tổ chức con
người và các nguồn lực để củng cố sự lựa chọn.
Giai đoạn chính sách: là việc phát triển các chính sách có tính chất
chức năng để củng cố, chi tiết hơn chiến lược đã chọn.
Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh,
các nhà quản lý cao cấp xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của
họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh
nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông
thường nhưng bổ sung thêm vê quy mô.

Những bí quyết lập kế hoạch hành động hiệu quả trong hoạch
định chiến lược kinh doanh
Để hoạch định chiến lược hoạch kinh doanh hiệu quả, ngoài việc
nắm bắt quy trình hoạch định chiến lược, nhà quản trị cần đến
những bí quyết lập kế hoạch hành động sau:

• Kế hoạch đơn giản: Một kế hoạch quá phức tạp sẽ gây nhầm lẫn
và nản chí. Vì thế nếu sơ đồ hoạt động của bạn phức tạp, rắc rối
thì hãy điều chỉnh để kế hoạch trở nên đơn giản và chặt chẽ.
• Tổ chức kế hoạch hành động khả thi: Những kế hoạch quá tham
vọng thường đi đến thất bại. Mọi người sẽ nhìn vào đó và nói:
"Chúng at chẳng bao giờ thực hiện được kế hoạch này". Kế
hoạch xem như bị đánh bại ngay từ đầu. Vì thế hãy xây dựng
một kế hoạch hành động có thể quản lý và thực hiện được.
• Xác định rõ vai trò và trách nhiệm: Cũng như bất kỳ nỗ lực nào,
một kế hoạch hành động cũng nên xác định rõ các vai trò và
trách nhiệm. Mọi kết quả dự kiến nên là ý thức trách nhiệm của
một hoặc nhiều cá nhân. Những cá nhân này phải thừa nhận
công khai việc họ chấp nhận vai trò của mình. Điều này sẽ
khiến họ làm việc có trách nhiệm hơn.
• Kế hoạch linh hoạt: Các chiến lược hiếm khi đi theo một phương
hướng hoặc lịch trình đã định. Sẽ luôn xảy ra những tình huống

×