Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai kiem tra mon van hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.14 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài kiểm tra: Mơn Văn Hố</b>


<b>Họ Và Tên: Vũ Thị Hằng</b>



<b>Sinh ngày: 17/12/1983</b>



<b>Lớp ĐHMN liên thông: K7B – Quốc Oai</b>



<b>Đề bài:</b>



1. Giới thiệu ngôi đền, chùa, miếu, đình của địa phương
mình(Trong huyện).


<b>BÀI LÀM:</b>


Quốc Oai hiện nay là một huyện ngoại thành của Hà Nội( trước
kia là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ). Như nhiều địa phương trong
cả nước hầu hết các xã trong huyện đều có đền, miếu hoặc chùa
nhưng ngơi chùa được nhiều người biết đến và thu hút các du
khách thập phương trong cả nước khi đến huyện Quốc Oai phải kể
đến đó là: “Chùa Thầy”. Chùa Thầy khơng chỉ là cơng trình kiến
trúc cổ có giá trị, nơi thể hiện các nghi lễ tơn giáo, tín ngưỡng mà
cịn thoả mãn những hoạt động du lịch thắng cảnh hấp dẫn đối với
du khách.


Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nộ i , cách
trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường
cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nơm là núi Thầy, nên chùa
được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý.Đây
còn là nơi lưu dấu tu hành và chứng kiến quãng đời sau cùng cho
đến ngày thoát xác của vị cao tăng - Thiền sư Từ Đạo Hạnh.


Lúc này núi Thầy cịn gọi là núi phật tích.


Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam
về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc và lễ hội văn hoá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình
con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và
bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam,
trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang
tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng).


Chùa Thầy rộng khoảng 2.400m2, Phần chính của chùa Thầy
gồm ba tịa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa
Thượng. hình chữ tam, dựng trên nền cao bó đá hộc xanh, có hai
dãy hành lang chạy kèm hai bên đầu hồi, với nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc khá độc đáo.


Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống
muống để tượng Bát bộ Kim Cương.


Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, hai
tượng hộ pháp này cao khoảng 4m được coi là hai pho tượng hộ
pháp lớn nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam và Tượng Thiên
vương.


Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, biển đề Đại hùng Bảo
điện, đồng thời là nhà thánh, ở vị trí cao nhất để tượng Di Đà tam
tôn, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ
Đạo Hạnh.



Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo
thành hàm của rồng. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và
Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Cầu Nhật
Tiên nối sang một hịn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu
Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.Giữa ao Long Chiểu có thủy
đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa
rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ơng tổ của hình thức biểu diễn
dân gian này.


Qua cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. Trên núi có
chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, cịn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi
Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên.Tương truyền rằng động
Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu
thai làm vua Lý Thần Tơng, nên cịn gọi là hang Thánh Hóa.


Phía trên chùa Cao, trên đỉnh núi có một mặt bằng gọi là chợ
Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,... trong
đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên.


Từ chùa Cao, đi vịng ra phía sau là hang Cắc Cớ huyền nhiệm.
Hang khá sâu, lại hẹp và tối, muồn vào hang phải mang theo đuốc
và lửa, càng xuống sâu hang càng cao, càng rộng, với nhiều ngóc
ngách, đây còn là nơi mà ca dao xưa lưu truyền:


Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Do vậy, rất nhiều bạn trẻ vẫn tin rằng chùa Thầy với núi Sài Sơn
vẫn là chốn linh thiêng để se duyên.


Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang


Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mịn trơng như
tượng Phật. Tiếp đó là hang Bị với lối vào âm u. Cách một đoạn là
đến hang Gió với những ngọn gió thổi thơng thốc cả hai đầu.


Ở chân núi phía Tây cịn có chùa Bối Am, cịn gọi là chùa Một
Mái, chùa có tên như vậy là vì chùa chỉ có một mái ngói, mặt sau
chùa dựa vào vách núi.


Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng
ba Âm lịch hàng năm. Ngày 7 tháng 3 âm lịch là chính hội, tương
truyền đó là ngày Pháp sư Từ Đạo Hạnh hóa Phật và hội chùa Thầy
được mở ra chính là để tưởng niệm sư Từ Đạo Hạnh.


Nghi lễ đầu tiên là lễ tắm tượng, được tiến hành trước ngày mồng
7-3 âm lịch. Tham dự lễ này là các nhà sư, tăng ni phật tử và đơng
đảo nhân dân. Trong hương khói nghi ngút, nước tinh khiết được
đem tới trước bàn thờ. Nhà sư trụ trì cùng những người giúp việc
lấy khăn vải đỏ sạch nhúng vào nước và lau cẩn thận tượng. Mọi
hành động diễn ra hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và trang nghiêm. Trong
lúc lau, nhà sư cùng người giúp việc luôn lầm rầm niệm Phật. Tăng
ni phật tử cùng nhân dân xung quanh đều chắp tay hướng về phía
tượng nghiêm trang cầu khẩn.


Tắm Phật xong, người ta lau rửa luôn các đồ tế khí trên các ban
thờ. Nước tắm Phật được vẩy ra khắp nơi như mưa của đức Phật để
người khang vật thịnh. Chiếc khăn dùng tắm Phật được chia nhau
về làm bùa cho trẻ nhỏ tránh khỏi những ma tà ám khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong các ngày diễn ra lễ hội cịn có nhiều trò chơi, đặc biêt là
khách được xem nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đặc sắc mà sân


khấu biểu diễn ở ngay trước Thủy Ðình. Có nhiều tích trị rối như
Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như xay
thóc ,đi cày, chăn vịt, đấu vật, chọi trâu… được các nghệ nhân biểu
diễn mang đậm sắc thái dân gian Việt Nam. Càng thắp sáng thêm
giá trị quí báu của khu di tích này, khẳng định giá trị trường tồn
của quần thể di tích chùa Thầy trong cả quá khứ, hiện tại và tương
lai.


huyện Quốc Oai và nhân dân xã Sài Sơn đã có nhiều hoạt động tích
cực phối hợp với nhà chùa để nhằm đảm bảo cho chùa có một
khơng gian thống đãng, sạch sẽ và văn minh như: ( Thực hiện
công tác vệ sinh môi trường, thực hiện quy hoạch hàng quán từ sân
đến cổng, có phương án bảo vệ an ninh trật tự lễ hội…) .Bên cạnh
đó cịn tiến hành tu bổ, hồn thiện một số hạng mục cơng trình có
giá trị. Bảo vệ cảnh quan của Chùa Thầy.


Giờ đây, đến với chùa Thầy, du khách không chỉ biết đến các nghi
lễ tơn giáo, các cơng trình kiến trúc độc đáo của Chùa Thầy, được
thưởng thức các màn biểu diễn rối nước mang đậm bản sắc dân tộc
mà cịn có cảm giác yên tâm chiêm ngưỡng phong cảnh non nước
hữu tình, hưởng thú vui leo núi, thưởng ngoạn cảnh trí thiên
nhiên .Ngồi ra du khách cịn được về thăm quan vùng quê nổi
tiếngvề văn hiến với những huyền tích về những danh nhân, những
thiền sư của nhiều thời đại đã từng đến đây và làm giàu thêm
những giá trị truyền thống của miền đất danh thắng này.


Chùa vẫn linh thiêng, núi vẫn huyền diệu, nhưng hôm nay vẻ đẹp
của non nước chùa Thầy còn lung linh hơn, làm vui lòng khách đến
hội chùa Thầy.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×