Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TTGDTHAK2Nguyen Thi Bich Nguyet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.86 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI . BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG, GIÁO DỤC. Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Nguyệt Lớp: Đại học Tiểu học A – Khóa 2 Khoa: Sư phạm Tiểu học – Mầm non Giáo viên hướng dẫn: ThS.Trần Dương Quốc Hòa.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI . BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG, GIÁO DỤC. Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Nguyệt MSSV: 1121070441 Lớp: Đại học Tiểu học A – Khóa 2 Khoa: Sư phạm Tiểu học – Mầm non Trường tìm hiểu thưc tế: Trường Tiểu học Trương Vương Giáo viên hướng dẫn: ThS.Trần Dương Quốc Hòa Thời gian tìm hiểu thực tế: 7h - 10h ngày 23/04/2015. MỤC LỤC.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trang Lời nói đầu...................................................................................................4 I. Lịch trình buổi tìm hiểu thực tế địa phương, giáo dục tại trường Tiểu học Trưng Vương...........................................................................................................5 II. Kết quả tìm hiểu thực tế địa phương, giáo dục tại trường Tiểu học Trưng Vương..................................................................................................................... 5 1. Phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức dạy học của quý thầy cô Trường Tiểu học Trưng Vương................................................................5 2. Tình hình giáo dục, đặc điểm của nhà trường......................................6 3. Cảnh quan và mô hình nhà trường......................................................13 III. Những bài học sư phạm.......................................................................14. LỜI NÓI ĐẦU.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đây là bài thu hoạch tìm hiểu thực tế địa phương, giáo dục do sinh viên Nguyễn Thị Bích Nguyệt trình bày theo kế hoạch của khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, trường Đại học Đồng Nai tổ chức. Bài viết là kết quả về những hiện trạng thực tế mà em đã quan sát, thu thập được và những cảm nhận của bản thân về trường Tiểu học Trưng Vương, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đây là lần thứ nhất em được trở về trường Tiểu học Trưng Vương sau lần thực tập sư phạm đợt 1 vào năm học trước. Thật là điều may mắn của em! Ngôi trường mà em tin yêu và muốn gắn bó với nó trong sự nghiệp sau này đã có một chút thay đổi mới rất tích cực. Bài thu hoạch này là sự cảm nhận chân thành của em về nhà trường cũng như là những chia sẽ, mong muốn của em gửi gắm đến nhà trường và tất cả mọi người. Mong rằng sau khi đọc bài này, mọi người sẽ hiểu hơn về trường Tiểu học Trưng Vương và thêm yêu mến ngôi trường này cũng như là có những đóng góp cho bài viết! Em xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non trường Đại học Đồng Nai cũng như quý BGH, quý thầy cô trường Tiểu học Trưng Vương đã tổ chức và đồng hành, hỗ trợ cho chúng em có được một buổi thực tế thành công. Cuối cùng, em xin được chúc sức khỏe quý thầy cô và chúc quý thầy cô luôn thành công trên con đường sự nghiệp giáo dục của mình! Trảng Bom, ngày 14 tháng 5 năm 2015 Sinh viên. Nguyễn Thị Bích Nguyệt. UBND TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG, GIÁO DỤC Năm học 2015 – 2016. I. LỊCH TRÌNH TÌM HIỂU THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG, GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG. 1. 7h00: Tập trung tại Hội trường của trường Tiểu học Trưng Vương để nghe quý thầy cô giới thiệu sơ lược lịch trình buổi tham quan thực tế. 2. 7H30: Dự 1 tiết dạy môn Toán - lớp 51 của thầy Trần Dương Thiên Cường. 3. 8H10: Nghe Nhà trường báo cáo về tình hình hoạt động tổng thể của trường trong năm học vừa qua. 4. 9h15: Tham quan trường và mô hình đọc sách của nhà trường. 5. 9h35: Đánh giá rút kinh nghiệm. II. KẾT QUẢ TÌM HIỂU THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG, GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG. 1. Phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức dạy học của quý thầy cô trường Tiểu học Trưng Vương: Em rất vinh hạnh khi được dự tiết học Toán của lớp 51 do thầy Trần Dương Thiên Cường – GV dạy giỏi quốc gia thực hiện. Qua tiết học này, em học hỏi cho mình thêm nhiều kinh nghiệm từ thầy. Đó là một tiết học diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng mà người ngồi ngoài nghe như em còn nhớ được rất rõ nội dung thầy đã giảng dạy. Giọng nói thầy to rõ, tư thế tác phong chuẩn mực và luôn tạo được tâm thế dẫn dắt học sinh đi vào bài một cách tự nhiên, lôi cuốn. Nội dung thầy đưa ra phù hợp với trình độ HS và đạt đúng mục tiêu của bài học, thời gian chuẩn xác 39 phút. Em ấn tượng nhất ở việc khảo bài cũ của thầy: Chỉ trong phần khảo bài cũ, thầy đã cho HS nêu được một cách đầy đủ các công thức liên quan đến hai dạng hình hộp đã học bằng cách cho HS tự đặt câu hỏi, trả lời và nhận xét với nhau xen lẫn việc thi đua nhanh nhẹn của các em; thầy chỉ giữ vai trò nối kết nhưng lại đảm bảo được khả năng bao quát lớp rất tốt. Đó là điều mà không phải bất cứ giáo viên nào cũng làm được và chúng em cần trau dồi hơn nữa kĩ năng này. Lần đi này em được nghe cô hiệu trưởng kể về gia đình thầy, thầy không chỉ là người thầy mẫu mực mà còn là người con, người anh, người chồng – một người đàn ông vô cùng mẫu mực. Em rất tôn trọng và kính phục thầy!.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đây không phải là lần đầu tiên em được dự tiết học của thầy và em còn từng được dự nhiều tiết học khác của các thầy cô trong trường TH Trưng Vương trong đợt thực tập lần 1 vừa rồi. Em rất tin tưởng vào khả năng giáo giáo dục vá giảng dạy các thế hệ măng non của quý thầy cô trong trường vì mỗi thầy cô đều là tấm gương chuẩn mực về thái độ thân thiện, tôn trọng, luôn chú ý quan tâm, khuyến khích động viên HS, luôn chú ý đến đối tượng HS của mình để giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất cho HS,… Những gì em học tập được từ quý thầy cô sẽ là cẩm nang theo suốt cuộc đời trong sự nghiệp giáo dục và giảng dạy của mình. 2. Tình hình giáo dục, đặc điểm của nhà trường: 2.1. Tình hình giáo dục, đặc điểm của nhà trường 2.1.1. Bối cảnh nhà trường: Trường tiểu học Trưng Vương được thành lập ngày 18/8/1992, trên cơ sở tách trường PTCS A Trảng Bom 1 theo quyết định của Sở GD Đồng Nai. Trường đóng tại đường Cách mạng tháng 8, thuộc khu phố 4, Thị trấn Trảng Bom. Phía Tây giáp khu dân cư, phía Đông giáp trường THCS Hùng Vương, phía Bắc giáp khu dân cư, có diện tích 7722 m2. Năm học 1992-1993 trường có 32 lớp với 1138 học sinh; đến nay trường đã có 1.707 học sinh với 45 lớp. Năm học này trường có tổng số 64 CB-GV-CNV. Trong đó: BGH: 03, GV: 54, CNV: 06, TPT: 01, giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp đạt chuẩn THSP trở lên 54/54 .Tỷ lệ: 100% ; trong đó trên chuẩn là 43/54 GV; CBQL : 03 đã qua trường quản lý và lớp Trung cấp chính trị. 2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1. Chống mù chữ- phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi 2. Bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐDDH 3. Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tập trung mọi điều kiện giảng dạy để đảm bảo chất lượng giáo dục chung cho tất cả học sinh và tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân của từng em. Duy trì mỗi tháng tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa, đảm bảo các hoạt động ngoại khóa mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển giáo dục toàn diện học sinh. 4. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, làm tốt công tác qui hoạch và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Trong đó tập trung vào việc nâng chuẩn và bồi dưỡng năng lực sư phạm trong thực tiễn giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 5. Tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ trường học. Cải tiến các hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao năng lực soạn giảng. 6. Phối hợp thực hiện tốt các cuộc vận động để mỗi cán bộ, giáo viên rèn luyện đạo đức nghề nghiệp; sống theo gương Bác Hồ; giữ gìn, bảo vệ truyền thống nhà giáo..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 7. Thực hiện có chất lượng dạy học 5 buổi/ tuần. Dạy học 2 buổi / ngày cho 42 em học sinh lớp 1 và 76 em học sinh lớp 2. Dạy môn năng khiếu Tiếng Anh cho học sinh lớp 3, 4 và 5. 8.Xây dựng cảnh quang môi trường học tập tại các lớp, xây dựng trường đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp. Duy trì xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tốt. 9. Thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đảm bảo 100% trẻ khuyết tật và khó khăn tham gia học tập hòa nhập ( Năm học 2014 -2015 trường có 06 em diện khuyết tật ). 10. Củng cố và phát triển hoạt động Ban Đại diện CMHS trường và Ban Đại diện CMHS các lớp. 11. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Tổ chức tập huấn một số kỹ năng tin học cơ bản và kỹ năng khai thác mạng. Đảm bảo 100% giáo viên tự thiết kế và sử dụng được giáo án điện tử, sử dụng thiết bị dạy học tiên tiến. *Thành tích đạt được trong những năm qua : Trường 1992 nay: TT ngành, XS Tỉnh, Bằng khen tỉnh, Bộ GD Công đoàn, Liên đội: VMXS Chi Bộ: TSVM, TSVM Tiêu biểu Thư viện đạt Tiên tiến. Cụ thể: 1/ Học sinh: - Học sinh Giỏi cấp trường: 916 học sinh, đạt tỷ lệ: 61,0% - Học sinh Tiên tiến cấp trường: 373 học sinh, đạt tỷ lệ: 24,8% - Học sinh giỏi huyện đạt: 80 học sinh ( Trong đó có 6 giải nhất, 10 giải nhì, 27 giải ba, 37 giải KK ).Năng khiếu Toán, Tiếng Việt 4,5, Tiếng Anh bậc tiểu học, Internet Toán, Internet Tiếng Anh, VSCĐ… - Học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Tiếng Anh và Toán đạt: 08 học sinh ( Trong đó có 01 Huy chương Đồng Olympic Toán. 04 giải Nhất, 03 Khuyến Khích Internet Tiếng Anh. Internet Toán ). - Dũng sĩ kế hoạch nhỏ cấp Tỉnh đạt: 04 học sinh. 2/ Giáo viên: - Giáo viên đạt GVDG Tỉnh: 06 - Giáo viên đạt GVG Tỉnh: 02.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Giáo viên đạt GVDG huyện: 11 - Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh đạt: 03 - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở đạt: 10 - Cá nhân đạt LĐTT: 41 2.1.3. Các hoạt động của nhà trường:. 1/ Tổ chức và quản lý nhà trường -Xây dựng và triển khai quy chế dân chủ, quy định giờ làm việc 2/ Nâng cao trình độ chuyên môn cho GV Nâng trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của trường. -Thực hiện hỗ trợ kinh phí theo chế độ cho các giáo viên đang theo học lớp nâng cao. -Tăng cường số lượng sách tham khảo, sách nghiệp vụ tại TV để tạo điều kiện GV tự học. Triển khai và đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học. -Đẩy mạnh cuộc vận động” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động khác của ngành. - Tổ chức các cuộc thi học tập, cũng như các cuộc thi khác. ( GVG, BDTX, VCĐ. - nghiên cứu QĐ14, rút kinh nghiệm việc rèn luyện và đánh giá năm học qua, -Hướng dẫn đội ngũ GV tự đăng ký biện pháp và thời gian đạt chuẩn; trên cơ sở đó, tổ , trường tư vấn bổ sung các biện pháp để đạt chuẩn nghề, quy định đạo đức nhà giáo..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Tổ chức đánh giá mức độ vào CKI, rút kinh nghiệm để xếp loại vào CKII Nâng cao năng lực soạn giảng. - nghiên cứu QĐ16, các đánh giá HS của năm học trước, trao đổi về các mạch kiến thức, kỹ năng trong 4 giai đoạn - tiếp tục điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp đối tượng HS. -Quy định việc soạn giáo án gắn với việc sử dụng, tự làm TBDH để góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy - thực hiên việc kiểm tra để đánh giá và củng cố giúp HS hiểu, vận dụng từng mạch kiến thức, kỹ năng trọng tâm. -Sinh hoạt tổ chuyên môn, trao đổi, góp ý để tổ thực hiện tốt các buổi sinh hoạt. - Tăng cường việc dự giờ kết hợp trao đổi về soạn giảng -Dự giờ bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học nâng tỉ lệ giáo viên giỏi các cấp. Tổ chức các chuyên đề chuyên môn trường và tổ. -Tổ chuyên môn thảo luận chọn 2 chuyên đề về TV và Toán trong mạch kiến thức, kỹ năng cơ bản có một số vấn đề cần rút kinh nghiệm về soạn giảng. - tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và thực hiện trong đó chú ý đánh giá hiệu quả và rút ra kết luận.. 3/ Duy trì CMCPCGDTH và nâng chất lượng GD Giữ chuẩn CMC- -Cập nhật hồ sơ về công tác CMC-PCGDTH có đối PCGDTH đúng độ chiếu với Sổ danh bộ của T Trấn tuổi năm 2008 -Kiểm tra hồ sơ và công tác chủ nhiệm các lớp có HS hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật -Chỉ đạo công tác chủ nhiệm thực hiện phối hợp với.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ban đại diện HS lớp để tuyên truyền công tác phổ cập, chống bỏ học Nâng chất lượng chung đạt yêu cầu cơ bản môn TV, Toán cao hơn so với năm học trước. - phân tích, tổng hợp chất lượng khảo sát đầu năm; xác định được chất lượng chung môn TV, T của mỗi khối lớp. -Nghiên cứu yêu cầu của chuẩn, chất lượng đầu năm để điều chỉnh kiến thức, kỹ năng cần đạt theo từng tiết dạy cho phù hợp với trình độ chung của lớp, khối -Kiểm tra việc tổ chức mỗi hoạt động dạy học đều có nội dung, hình thức kiểm tra phù hợp nhắm đánh giá mức độ đạt của HS về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán. -Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra nhất là các dạng trắc nghiệm để HS làm quen được nhiều dạng bài tập -Tăng cường việc rèn luyện củng cố kỹ năng ghi chép, trình bày tập vở của mỗi khối lớp -Kết hợp với hoạt động Đội,hướng dẫn HS tích cực tham gia thực hành luyện tập trong các HĐGDNGLT,. Phụ đạo HS chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng ( chưa hoàn thành tốt các môn học ). -Sau khảo sát chất lượng đầu năm thống kê số HS chưa đạt chuẩn, mức độ chưa đạt và xác định được nguyên nhân chính -Tổ chức ôn tập, bổ sung cho HS chưa đạt bằng việc điều chỉnh dạy ôn từng mạch kiến thức, kỹ năng theo từng tiết dạy. -Sử dụng hợp lý các tiết tăng của dạy lớp 2 buổi để tập trung cho việc phụ đạo.. Bồi dưỡng phát triển năng lực HS có năng khiếu. -Giao trách nhiệm bồi dưỡng HS có năng khiếu từ đầu năm trên cơ sở kết quả học tập của HS từ năm học trước. - Định hướng việc bồi dưỡng theo bộ môn và thông qua các hoạt động dạy học tại lớp -Chỉ đạo phối hợp dạy tại lớp với việc bồi dưỡng tập trung các nhóm HS có năng khiếu TV, T, Anh văn.. 4/ Nâng cao chất.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> lượng tham gia của cộng đồng vào giáo dục Củng cố và phát -Tuyên truyền về Điều lệ Hội CMHS triển hoạt động -Phối hợp với Ban đại diện nhằm thực hiện các hoạt của Ban đại diện động giáo dục và hỗ trợ kịp thời HS có hòan cảnh khó CMHS lớp, trường khăn, HS khuyết tật. Bổ sung CSVC và tăng cường cảnh quang sư phạm trường. Tổ chức Đại hội CMHS và tập trung hỗ trợ trường hòan thành mục tiêu PCGDTH, tu bổ cảnh quang sư phạm khi nhận trường mới. 5/ Tăng cường về CSVC và trang thiết bị Xây dựng môi trường học tập theo đơn vị lớp. -Gợi ý trang trí lớp và góc học tập chung theo từng môn học, từng chủ điểm. -Kiểm tra tủ đựng tranh, TBDH, sách truyện với việc sử dụng hằng ngày tại lớp Bố trí hợp lý các phòng học bộ môn và phòng chức năng. -Bố trí hợp lý phòng TV, TB và các phòng chức năng khác nhằm hỗ trợ thường xuyên hoạt động dạy học ở lớp.. Xây dựng cảnh quang xanh-sạchđẹp. -Hợp đồng nhân viên dọn vệ sinh nhà VS HS. ( nhỏ ). -Bố trí đủ thùng rác tại các phòng học và phòng chức năng, hợp đồng đổ rác đảm ba VSMT. 2.1.4. Những ảnh hưởng của cộng đồng đến các hoạt động của nhà trường đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh: TV mới xây dựng - Các cơ quan ban ngành giúp đỡ tạo điều kiện cho các mặt hoạt động của nhà trường trong việc rèn luyện và giảng dạy của nhà trường (xây trường mới). - Hội CMHS phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường ủng hộ giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Qua quyết định đánh giá mới hội CMHS đã góp ý kiến xây dựng giúp đỡ GVCN làm tốt công tác đánh giá học sinh. 2.2. Cảm nhận: Sau đợt tham quan tìm hiểu thực tế này tại trường TH Trưng Vương, kết hợp với đợt thực tập lần 1, em nhận thấy: + Trường TH Trưng Vương đã đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ chuẩn xác mà mỗi trường TH đều phải thực hiện được, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Ngành Giáo dục Tiểu học đưa ra. +Trường đã đạt chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. + Đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, lành nghề. + Các bộ phận đều có kế hoạch làm việc trong tuần, trong tháng đạt hiệu quả cao. + Mọi chế độ chính sách đều được công khai toàn diện. + Luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu và hoạt động do ban nghành cấp trên đưa xuống. + Công tác quản lí và tổ chức giáo dục đạt hiệu quả cao. + HS ưu tú, đạt nhiều giải cao trong các phong trào thi đua học tập, thể dục thể thao.... Trường TH Trưng Vương là một trong hai trường điểm của huyện Trảng Bom (Trường TH Trưng Vương, Trường TH Cao Bá Quát) mà không ai có thể phủ nhận hay bác bỏ được điều này. Điểm làm em thấy thêm tin yêu vào ngôi trường này nhất là nhà trường đã tạo điều kiện cho một số em HS khuyết tật được đến trường với các bạn bình thường và dành sự quan tâm đặc biệt cho các em để các em có thể hòa nhập cùng các HS khác, phát triển hơn, tin yêu hơn vào cuộc sống. Có điều làm em cảm thấy đáng tiếc nhất là trường không thể đạt Trường chuẩn quốc gia bởi bị giới hạn về diện tích – chỉ 7722m 2. Do diện tích trường hẹp nên số lượng phòng học bị hạn chế, khối lớp 2 của trường phải chia ra hai buổi học... Điều này gây khó khăn trong việc quản lí của giáo viên và sự tiếp thu tri thức của HS vì sĩ số học sinh một lớp vượt quá tiêu chuẩn. Vì vậy em mong nhà trường sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành để có biện pháp hợp lí mở rộng thêm diện tích cho trường, đảm bảo trường đạt đủ các chỉ tiêu và sớm trở thành Trường chuẩn quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Em từng được nghe cô Hiệu trưởng trường – cô Nguyễn Thị Kim Liên giới thiệu rằng thầy cô trong trường đều là giáo viên có 10 năm kinh nghiệm trở lên (trừ một vài trường hợp đặc biệt). Vì vậy tay nghề của thầy cô rất chắc và dày dặn kinh nghiệm trong việc giáo dục và giảng dạy cho HS. Nhưng điều khiến em băn khoăn là có nhiều cô đã lớn tuổi nên việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy gặp khó khăn và không tham gia được vào các phong trào thể thao do nhà trường cũng như các ban nghành cấp trên tổ chức. Đây cũng là điều thiệt thòi cho các cô cũng như nhà trường. Vì vậy mà em mong nhà trường cùng các cơ quan ban ngành sẽ tổ chức các phong trào thể thao đa dạng, vừa sức để tạo điều kiện cho tất cả quý thầy cô đều có khả năng tham gia.. 3. Cảnh quan và mô hình nhà trường: Trường Tiểu học Trưng Vương mới xây lại và đi vào hoạt động 2 năm nên cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học, phòng ốc khang trang sạch sẽ, nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, thoáng mát. Ở sân trường có hệ thống ghế đá bố trí xung quanh phù hợp và các sọt đựng rác đảm bảo vệ sinh, rèn cho các em HS ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh chung . Mặc dù cây xanh trong trường mới trồng được 2 năm nhưng do sự chăm sóc của thầy trò trường TH Trưng Vương mà cây phát triển rất nhanh và độ che phủ sắp đảm bảo đủ bóng mát cho sân trường tạo điều kiện cho các hoạt động dưới sân trường diễn ra cách thuận lợi nhất. Hơn nữa, xung quanh sân trường còn có các bảng tuyên truyền như an toàn giao thông, giữ gìn trường lớp sạch đẹp, nói không với ma túy,... góp phần giáo dục ý thức cho các em ngay từ nhỏ. Tuy nhiên do cây trồng mới được hai năm, chưa đảm bảo bóng mát cho các em thực hành hoạt động dưới sân trường. Vì vậy, nhà trường cần có các biện pháp để khắc phục tạm th Ngoài ra, trường còn có điểm rất hay đó là trên tường quanh các lối đi, cầu thang còn có các tranh vẽ, khẩu ngữ,..., đặc biệt là hình ảnh các HS ưu tú của trường qua các năm có tác dụng tốt trong việc giáo dục HS, làm cho các em thấy tự hào và biết noi gương các anh chị đi trước một cách tự nhiên; đồng thời làm cho cảnh quan của trường thêm thân thiện. Điểm đặc biệt ấn tượng nữa đó là sự thiết kế lớp học. Mỗi phòng học đều có một bình nước cho HS, có một tủ sách đựng đầy đủ dụng cụ với 4 dãy bàn thuận tiện cho giáo viên dễ dàng hướng dẫn, chỉ bảo cho từng em HS. Mỗi lớp còn có chậu cây to đặt ở cửa lớp và những chậu hoa nhỏ treo bên cửa sổ làm cho lớp học thêm thoáng mát, gần gũi tự nhiên. Dưới lớp là những tranh vẽ, bài văn, hình ảnh của HS, giấy khen của tập thể lớp; tên các tổ, cá nhân HS được tuyên dương hàng tuần... Tất cả làm nên một lớp học đảm bảo đầy đủ cơ sở tiện nghi, khang trang nhưng không kém phần gần gũi, thân thiện và mang tính giáo dục, khuyến khích HS thi đua học tập..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Sau khi đi tham quan một vòng trường, em thấy trường đã có một sự thay đổi nổi bật so với lần thực tập trước – đó là mỗi lớp học đều có một tủ sách học tập vô cùng đáng yêu. Tủ sách chứa đựng những cuốn truyện tranh, sách tham khảo,... do chính các em HS tự đóng góp. Điều này rất hay và bổ ích mà rất nhiều trường Tiểu học khác chưa thực hiện được. Nó có tác động tích cực rất lớn đối với HS. Thay vì hồi trước giữa các khoảng thời gian rãnh rỗi các em HS thường chạy nhảy nghịch phá nhưng bây giờ lại đến tủ sách và lựa chọn cho mình những cuốn sách hay, bổ ích để tham khảo. Đây là việc cần thiết mà các trường khác, không chỉ riêng ở trường Tiểu học nên có vì nó giúp ích rất nhiều trong việc rèn luyện tính cẩn thận, biết bảo vệ của chung,... và mang đến cho các em nhiều kiến thức hay, mới lạ. Tuy nhiên thì tủ sách có vẻ còn hạn chế về mặt số lượng, chất lượng và chưa được chắc chắn cho lắm. Do đó mà nhà trường cần phối hợp với các đoàn thể, cơ quan ban ngành, Hội CMHS,... để có những ưu sách nâng cao chất lượng tủ sách học tập này cũng như tủ sách thư viện trường, đồng thời khuyến khích HS trong việc đọc sách, bảo vệ, gìn giữ sách để phát huy công dụng và mục đích của nó một cách tốt nhất có thể. III.NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM Qua đợt tham quan – tìm hiểu thực tế địa phương, giáo dục tại Trường Tiểu học Trưng Vương em nhận thấy: Với những nổ lực không ngừng, Trường TH Trưng Vương đã thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của nhà trường hết sức hợp lí với nhiều phòng ban với những chức năng khác nhau, hỗ trợ công việc cho nhau chặt chẽ và giúp giải quyết nhanh chóng công việc theo yêu cầu nhiệm vụ trong nhà trường. Mọi chế độ chính sách đều được công khai toàn diện. Các bộ phận đều có kế hoạch làm việc trong tuần, trong tháng đạt hiệu quả cao. Cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường gắn bó, đoàn kết trên dưới một lòng, làm việc tôn trọng bình đẵng lẫn nhau. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học, phòng ốc khang trang sạch sẽ, nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn,... Tất cả các điều này đã tạo nên tên tuổi và sự tin tưởng của mọi người dành cho Trường TH Trưng Vương. Bản thân em khi được về Trường TH Trưng Vương tham quan – tìm hiểu thực tế giáo dục (kết hợp với 4 tuần thực tập đợt 1) đã học tập , tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong nhiều phương diện. Về công tác quản lí điều hành giáo dục, em học được rất nhiều từ cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Liên. Đó là tính dứt khoát, kiên định trong mọi quyết định, làm việc gì cũng chỉnh chu, nhanh chóng và đặc biệt là biết nhìn nhận khả năng của từng thầy cô để bố trí, giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng mà các thầy cô có thể hoàn thành cách tốt nhất. Trong cách lên tiết dạy, em học được nhiều điều từ thầy Trần Dương Thiên Cường và một số giáo viên khác về tư thế, tác phong sư phạm cũng như làm thế nào để có thể tiến hành tiết dạy một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, em học tập được nhiều điều bổ từ những tấm gương giáo viên chuẩn mực trong trường như sự thương yêu, giúp đỡ, chú ý quan tâm, khuyến khích động viên HS trong học tập cũng như trong cuộc sống; thái độ tôn trọng,.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> tình cảm thân thiện, sự cộng tác; tư thế tác phong chuẩn mực; luôn chú ý đến đối tượng HS để có phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất,....Từ đó lấy nền tảng vươn lên trong sự nghiệp mai sau. Trong suốt quá trình tham quan – tìm hiểu thực tế, Ban giám hiệu và quý thầy cô Trường TH Trưng Vương cùng thầy Trần Dương Quốc Hòa Trường Đại học Đồng Nai đã hết lòng giúp đỡ, hợp tác, tận tình dạy bảo để em kết thúc thành công đợt thực tế giáo dục này của mình. Em mong rằng Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non trường Đại học Đồng Nai sẽ tổ chức thêm nhiều đợt thực tế giáo dục hơn để chúng em học hỏi được nhiều điều hay, những kinh nghiệm quý báu làm cẩm nang cho sự nghiệp giáo dục và giảng dạy sau này của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe quý thầy cô! Trảng Bom, ngày 14 tháng 5 năm 2015 Sinh viên kí tên. Nguyễn Thị Bích Nguyệt Sau đây là một số hình ảnh thu thập được từ đợt tìm hiểu thực tế tại Trường Tiểu học Trưng Vương để minh họa cho bài thu hoạch:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×