Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chuyen ve PHAN THI BICH HANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.86 KB, 4 trang )

Có ma ( linh hồn ) hay không ?
Tìm được hài cốt nhờ "gọi hồn"
Cô Khang thời trẻ.
Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình cô Khang, chị Hằng bỗng hớn hở: “Cháu
chào cô ạ. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi
hài cốt của cô hiện nay ở đâu?”. Rồi chị Hằng quay sang phía GS Phương hạ
giọng: “Có một người đàn ông về đây cùng với cô Khang. Chú ấy nói tên là
Sơn”. GS Phương rùng mình xúc động.
Cuộc tìm mộ bằng sự hướng dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã coi như
thất bại. Mặc dù thất vọng lắm, song GS Trần Phương vẫn thử lần cuối với nhà
ngoại cảm nổi tiếng nhất, mà nhiều người ở Hà Nội biết đến, đó là Phan Thị Bích
Hằng.
Mọi người đồn đại rằng, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có khả năng “gọi
hồn”, song GS Phương vẫn không tin trên đời lại có linh hồn. Việc gặp chị Hằng
ngoài tìm kiếm thông tin về ngôi mộ cũng là kiểm nghiệm xem có linh hồn thật
hay không. Buổi tiếp xúc với nhà ngoại cảm hôm đó chỉ có GS và hai chị em gái
của ông. GS dặn trước hai người không được nói gì kẻo để lộ thông tin cho “thầy
bói nói dựa”.
Khác với anh Nhã, chị Hằng yêu cầu GS đặt lên bàn một chiếc cốc, một vốc gạo
để cắm hương, một ngọn nến và một bức ảnh của cô Khang. Khi đó chị Hằng nói
rằng: “Bác không thờ trong căn phòng này bao giờ nên có thể cô Khang khó về”.
Nghe chị Hằng nói vậy, GS Phương giật mình. Chẳng những ông không thờ bao
giờ mà từ 10 năm nay ông không ở ngôi nhà này, mà giao cho con ở.
Sau đó, theo lời kể của GS Phương, “linh hồn” cô Khang đã về theo tiếng gọi
của chị Hằng. Chuyện này được ông chép lại rất tỉ mỉ:
Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình cô Khang, chị Hằng bỗng hớn hở: “Cháu
chào cô ạ. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi
hài cốt của cô hiện nay ở đâu?”. Rồi chị Hằng quay sang phía GS Phương hạ
giọng: “Có một người đàn ông về đây cùng với cô Khang. Chú ấy nói tên là
Sơn”. GS Phương rùng mình xúc động. Người tên Sơn chính là người anh, người
đồng chí, người bạn thân thiết nhất của ông đã hy sinh.


Qua “phiên dịch” của chị Hằng, “linh hồn” cô Khang nói: “Anh không có duyên
rồi. Anh đi tìm em, đối mặt với em rồi mà không đến được với em. Từ hôm anh
đến, mấy chị em trong Đội Hoàng Ngân của em cứ bảo sao lâu không thấy anh
Phương trở lại. Chỗ em nằm chỉ cách chỗ anh đào ba bước chân về phía bờ ao”.
GS Phương hỏi: “Vậy em nằm trên vườn hay dưới ao?”. “Đến bờ ao cũng còn 3
bước chân nữa. Phía trên em chừng 2m là chị Nguyễn Thị Bê, đội viên Đội Nữ
du kích Hoàng Ngân, quê ở ngay làng La Tiến. Cách chỗ em nằm cũng chừng
2m về phía đông là một người đàn ông bị bắt từ Hải Dương về, em không biết
tên, ba cái mộ dường như nằm trên một đường thẳng. Hai người kia bị giết cùng
một ngày với em.
Chúng cột tay ba người lại với nhau rồi vứt xuống sông lúc nửa đêm. Dân phòng
ta có đi tìm nhưng không thấy. Mãi mấy ngày sau xác mới nổi lên. Dân vớt được
mới đem về đây chôn. Xa hơn còn 7 người nữa cơ. Mấy người nổi lên trước thì
dân còn cho được manh chiếu, còn nổi lên sau thì đến manh chiếu cũng không có
nói gì đến quan tài”.
Sau đó, “cô Khang” còn chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm, với các đặc điểm về cây cỏ
xung quanh mà GS Phương nhận ra ngay. GS Phương hỏi tiếp: “Em có biết chỗ
em nằm thuộc đất của ai không?”. “Cô Khang” bảo không biết đang nằm trên đất
của ai.
Chị Hằng nhìn vào khoảng không hỏi: “Hài cốt của cô còn nguyên vẹn không?”,
thì “cô Khang” nói với GS Phương: “Chúng đánh em gãy xương sườn, gãy
xương cánh tay và xương đòn tay bên phải, gãy hai chiếc răng hàm trên bên phải,
dập gò má bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn, vì chôn có quan
tài đâu”.
GS Phương hỏi với ý tứ điều tra: “Răng em màu gì?”. “Bây giờ màu đen”. Ông
vội cãi: “Nhưng trước đây răng em trắng cơ mà?”. “Cô Khang” nói tiếp: “Em
chưa nói hết. Răng em đen xỉn do bùn đất ngâm vào chứ không phải đen hạt na.
Ngày xưa, các anh ấy hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, tươi tắn nhất đội du
kích. Nếu anh có đào nhầm sang mộ khác thì anh vẫn có thể nhận ra ngay, vì
hàm răng của em không thể lẫn được.

Cả khuôn mặt em cũng vậy. Tuy gò má bên trái có bị dập, nhưng cả khuôn mặt
thì vẫn còn. Anh có thể dễ dàng nhận ra em. Nhưng khi đào anh phải cẩn thận, vì
chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay”.
Nghe “cô Khang” nói vậy, GS Phương xúc động trào dâng. Mặc dù chỉ được
nhắc đến một cách kín đáo, nhưng ông nhận ra ngay những đặc điểm của người
em gái. Người con gái đã lìa đời 50 năm mà vẫn không quên niềm tự hào về
nhan sắc của mình, được các chàng trai ngưỡng mộ. Nghĩ vậy, lòng ông chợt xót
xa.
“Cô Khang” còn dặn tiếp: “Khi đào, anh chú ý cổ tay em vẫn còn cái vòng bằng
sắt. Thực ra đó là cái còng sắt chúng xích tay em vào tay người đàn ông bị bắt ở
Hải Dương”. GS Phương hỏi: “Nếu tìm được hài cốt của em thì đưa em về quê
mình, cạnh mộ bố mẹ hay là đưa em về nghĩa trang liệt sĩ của huyện, nơi anh
Sơn đang nằm?”.
“Cô Khang” nói: “Mẹ bảo em rằng: Con là phận gái thì về với bố mẹ để sau này
cháu chắt còn viếng thăm, hương khói cho con. Nhưng anh Sơn thì bảo: Em đã
đi theo Đội du kích Hoàng Ngân em cứ về nghĩa trang liệt sĩ. Tổ quốc ghi công
mình đời đời người ta thắp hương cho mình chứ đâu chỉ có con cháu trong gia
đình”.
Sau một hồi GS Phương trò chuyện cùng em gái, thì “anh Sơn” lên tiếng “trò
chuyện” với ông. GS Phương xúc động quá, không kìm được lòng, thốt lên như
muốn khóc: “Trời ơi, anh Sơn!”.
Người tên Sơn hơn GS Phương 4 tuổi, từng là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hưng
Yên, Sơn Tây, Hà Đông, được điều vào bộ đội khi thành lập Đại đoàn 320 làm
Trưởng ban Tuyên giáo của Đại đoàn. Anh hy sinh trong chiến dịch Hà Nam
Ninh, vào tháng 6/1951.
Để kiểm nghiệm tiếp tính xác thực của “linh hồn”, GS Phương đưa cho chị Hằng
bức ảnh đã thủ sẵn trong túi định bụng sẽ hỏi “linh hồn” về người này, nếu “linh
hồn” không nhận ra thì hẳn là chuyện tào lao, những câu giao tiếp như với "linh
hồn" chỉ là do Hằng bịa ra cho sinh động.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng xem ảnh và bảo đúng là bác Sơn, nhưng

trông già hơn trong ảnh. Thực tế, bức ảnh chụp năm 1948 trong tư thế rất bảnh
trai, khi GS Phương đang công tác ở Sơn Tây.
“Anh Sơn” nói: “Chú tìm em Khang mà không nói với anh một câu. Lần sau báo
trước cho anh, anh sẽ dẫn đường chú đến tận nơi. Ai khoanh cho chú chỗ ấy là
họ hiểu biết đấy. Cũng may là khúc sông ấy hơi cong lại, xác em mình dạt vào,
nếu không đã trôi tuột đi rồi”. GS Phương hỏi: “Anh bảo sẽ dẫn đường cho em,
nhưng làm cách nào em nhận ra được?”.
“Anh Sơn” nói tiếp: “Anh không thể nắm tay chú nhưng anh sẽ tìm một con vật
nào đấy, con ong, con bướm chẳng hạn, rồi sai khiến nó để nó dẫn đường cho
chú. Chú cứ đi theo nó đến chỗ nó đậu”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×