Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.27 KB, 21 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ----------. DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON MÔ ĐUN GT1 GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO CBQL & GVMN. 1. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO CBQL & GV MẦM NON DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON. 2. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GIÁO DỤC MẦM NON Ở VIỆT NAM Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của giáo dục mầm non đã nâng cao kết quả học tập ở trường và sự phát triển sau này của trẻ. Giáo dục mầm non là nhân tố quan trọng trong kế hoạch phát triển giáo dục và nâng khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ. Việt Nam đã áp dụng Chương trình giáo dục mầm non từ năm 2009. Chương trình cũ là chương trình “giáo viên làm chủ” tức là giáo viên quyết định tất cả các hoạt động cho lớp học thông qua một loạt các hoạt động có sẵn. Chương trình giáo dục mầm non mới dựa trên nghiên cứu cho thấy hoạt động hiệu quả nhất của việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non là tạo cơ hội cho việc học và dạy lấy trẻ làm trung tâm. Tập trung chủ yếu vào hoạt động nhóm nhỏ và nâng cao kết quả học và phát triển cho từng trẻ - không chỉ là về mặt kiến thức học thuật mà trong tất cả các lĩnh vực phát triển và học tập của trẻ.. 3. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non: Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/ lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.. Hướng dẫn thực hiện chương trình Trên cơ sở Chương trình giáo dục mầm non, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhóm/ lớp, khả năng của cá nhân trẻ và điều kiện thực tế của địa phương. Giáo viên theo dõi, đánh giá thường xuyên sự phát triển của trẻ và xem xét các mục tiêu của chương trình, kết quả mong đợi để có kế hoạch tổ chức hướng dẫn hoạt động phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ và của nhóm/ lớp. 4. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Kết quả học tập của trẻ em Việt Nam sẽ được cải thiện dựa trên •Giáo dục mầm non chất lượng cao •Chế độ dinh dưỡng tốt •Hợp tác của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ. đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ dễ bị thiếu hụt phát triển. Vì vậy, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 hướng đến mục tiêu của GDMN: •Hoàn thành mục tiêu PCGDMNTENT vào năm 2015. •Đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi NT và 80% trong độ tuổi MG. được CS, GD tại các cơ sở GDMN. •Tỷ lệ SDD trong các cơ sở GDMN giảm xuống dưới 10%. 5. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> MỤC TIÊU GIÁO DỤC 2015. • 95% trẻ em 5 tuổi được học 2 buổi/ngày. • 70% trẻ em 3-4 tuổi được học cả ngày ở trường MN. • 100% giáo viên dạy MN 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo. • Nâng cao chất lượng CS, GD đối với các lớp MN 5 tuổi, giảm tỷ lệ SDD. • 100% các địa phương đạt chuẩn PCGDMNTENT.. 6. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO CBQL & GV MẦM NON DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON. • Sự tham gia của các anh/chị trong chương trình bồi. dưỡng chuyên môn của "Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non" là rất quan trọng. • Dự án có mục tiêu bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và. giáo viên mầm non tại Việt Nam. • Dự án này là một trong những chương trình quốc gia. lớn nhất về giáo dục mầm non trên thế giới. 7. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO CBQL & GV MẦM NON DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON. Có 4 Mô đun dành cho cán bộ quản lý giáo dục (bao gồm cán bộ của Bộ GD-ĐT, Sở Giáo dục, Hiệu trưởng hay Hiệu phó các trường mầm non) •Mô đun Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm •Mô đun Dinh dưỡng và tổ chức bữa ăn cho trẻ •Mô đun Chăm sóc và giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn. cảnh khó khăn •Mô đun Hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 8. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO CBQL & GV MẦM NON DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON. Mô đun dành cho giáo viên gồm có: • Mô đun Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm • Mô đun Giáo dục Phát triển ngôn ngữ • Mô đun Giáo dục Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội • Mô đun Giáo dục Phát triển nhận thức • Mô đun Chăm sóc và giáo dục cho trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có. hoàn cảnh khó khăn. • Mô đun Hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 9. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO CBQL & GV MẦM NON DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON Điều quan trọng là CBQL và GVcần phải nhận được những thông tin giống nhau để có thể làm việc cùng nhau nhằm phát huy những mặt tốt và cải thiện những điều cần phải thay đổi. Sau khi kết thúc mỗi Mô đun, học viên sẽ phải xây dựng một bản kế hoạch hành động cá nhân. Một bản kế hoạch mà các bạn có thể thực hiện ngay tuần tiêp theo để tạo ra sự khác biệt tích cực trong môi trường của bạn. Sau đó thảo luận điều này với các bạn trong nhóm của mình và trao đổi với chuyên viên Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Hãy nói chuyện về vấn đề này với Hiệu trưởng – và hỗ trợ lẫn nhau; Hiệu trưởng các trường hãy thảo luận về vấn đề này với giáo viên và hỗ trợ cho kế hoạch sắp tới của họ. Thu hút sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Dành thời gian để thảo luận làm thế nào để tập thể của mình tiến bộ. Chúc mừng thành công dù thành công nhỏ bé, thảo luận tìm cách đạt được mục tiêu dù khó đạt được. Điều này có thể phải thay đổi phương pháp hay thậm chí thay đổi cả mục tiêu. “Hãy bám sát mục tiêu, và không ngừng cố gắng để hoàn thành mục tiêu của mình. Nếu bạn không chắc phương pháp nào là tốt nhất thì hãy thực hiện cả hai phương pháp và xem phương pháp nào hiệu quả hơn” (John Carmack) 10. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON (EDI) Trong quá trình chuẩn bị cho Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành đánh giá khả năng sẵn sàng đi học của trẻ vào cuối năm học 2011-2012 bằng cách sử dụng chỉ số phát triển giáo dục mầm non (EDI). Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ quá trình đánh giá này cùng với sự hỗ trợ của Đại học McMaster, Canada. EDI được sử dụng hơn 10 năm và đã được chứng minh là một chỉ số giá trị của sự thành công trong học tập ở trường tiểu học và trung học trong tương lai. EDI đã được sử dụng cho ít nhất 15 quốc gia khác nhau bao gồm cả những nước có thu nhập cao và thu nhập thấp. 11. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON (EDI) Chỉ số EDI được Trung tâm Nghiên cứu trẻ em Offord tại Đại học McMaster,. Canada xây dựng. Các biện pháp tăng cường khả năng sẵn sàng đi học/ phát triển giáo dục mầm. non cho trẻ 5 tuổi nhằm:. • Xác định được đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương/ trẻ bị thiếu hụt • Xác định các lĩnh vực phát triển cần chú ý của trẻ • Theo dõi sự tiến bộ của trẻ theo thời gian. Điều tra cơ bản tại Việt Nam (cuối năm học 2011-2012) • Được quản lý bởi Bộ GD & ĐT và các Sở GD - ĐT • 8400 trẻ em ở 100 huyện trong 7 khu vực • Giáo viên ở trường mẫu giáo hoàn thành một bảng đánh giá với các câu hỏi về mỗi đứa. trẻ. có/ không/ không biết rất tốt / tốt/ trung bình kém/ rất kém/ không biết. Có 4 trường từ mỗi huyện, 21 trẻ từ mỗi trường 12. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON (EDI) 5 lĩnh vực phát triển • Thể chất và tâm lý • Năng lực xã hội • Phát triển tình cảm • Ngôn ngữ và nhận thức • Kĩ năng giao tiếp và hiểu biết chung. Khả năng sẵn sàng đi học của trẻ được xác định bằng điểm mà chúng nhận được ở mỗi lĩnh vực.. 13. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> TRẺ BỊ TỔN THƯƠNG/ BỊ THIẾU HỤT Trẻ bị thiếu hụt Những trẻ được đánh giá là đang bị thiếu hụt trong việc sẵn sàng đi học nếu điểm số của trẻ ở ít nhất một lĩnh vực phát triển chung nằm trong nhóm 10 phần trăm điểm số thấp nhất của các điểm số đạt được trong cả nước. Ví dụ: nếu như các điểm số trong lĩnh vực thể chất nằm trong khoảng từ 0 đến 30 thì những trẻ có số điểm từ 0 đến 2 sẽ là những trẻ bị thiếu hụt. Chúng sẽ nằm trong nhóm 10 phần trăm điểm số thấp nhất mà các trẻ tham gia nghiên cứu đạt được. 24, 19% trẻ được đánh giá là thiếu hụt trong ít một lĩnh vực.. Trẻ có nguy cơ thiếu hụt Trẻ được đánh giá là có nguy cơ thiếu hụt là số trẻ nằm trong nhóm 10-25 phần trăm điểm số thấp nhất. Ví dụ, điểm đạt được của trẻ ở lĩnh vực thể chất là từ 0 đến 30 thì nhóm trẻ đạt điểm từ 3 -7 là trẻ dễ bị thiếu hụt bởi vì điêm của chúng ở mức 10-25 phần trăm điểm số thấp nhất. 26,49% trẻ em có nguy cơ bị thiếu hụt. Tổng cộng, 50,68% trẻ 5 tuổi bị thiếu hụt trong ít một lĩnh vực và có nguy cơ dễ bị thiếu hụt. 14. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tỷ lệ % về sự phát triển của trẻ phân theo 4 mức độ trong từng lĩnh vực Tốt 75-100%. 15. Bình thường 25-75%. Nguy cơ thiếu hụt 10–25%. Thiếu hụt 0-10%. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tỉ lệ trẻ bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt trong một hoặc nhiều hơn một lĩnh vực theo vùng. Tây Nguyên, trung du miền núi phía Bắc và các vùng ven biển Nam Trung Bộ có tỉ lệ trẻ thiếu hụt cao nhất trong cả 5 lĩnh vực so với các vùng khác. 16. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tỉ lệ trẻ bị thiếu hụt ở 5 lĩnh vực theo giới. 17. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tỉ lệ thiếu hụt có liên quan đến trẻ đến trường một buổi không ăn trưa tại trường. 18. Tỉ lệ thiếu hụt có liên quan đến trình độ học vấn của mẹ thấp. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bây giờ chúng ta đã thấy kết quả EDI: • Những thông điệp dành cho giáo dục mầm non ở Việt Nam là gì? • Chúng ta cần phải làm gì để cải thiện kết quả cho trẻ em? • Các nhóm trẻ nào chúng ta cần tập trung vào?. Thảo luận điều này trong nhóm của anh/chị. 19. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Điều rất quan trọng mà chúng tôi cần làm việc với nhau để cải thiện kết quả học tập cho trẻ em của chúng ta • Chúng ta cần phải cải thiện chất lượng giáo dục mầm non, thu hút trẻ đến trường. mầm non thường xuyên và học cả ngày nhiều hơn. • Chúng ta cần phải đảm bảo rằng các phương pháp giảng dạy được cập nhật và. đáp ứng với mỗi đứa trẻ và hoàn cảnh cụ thể của mỗi đứa trẻ. • Chúng ta cần phải khuyến khích cha mẹ tham gia hợp tác nhiều hơn với trường. mầm non và tham gia vào quá trình phát triển và học tập của trẻ. Điều này bao gồm việc tập trung đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ để chúng ta có thể khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì của trẻ. • Chúng ta cần phải chú ý đến từng đứa trẻ và hỗ trợ học tập và phát triển của. từng đứa trẻ ở tất cả các lĩnh vực. • Chúng tôi cần phải đảm bảo rằng chúng ta quan tâm đặc biệt tới những trẻ em. trong các nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ có mẹ có trình độ học vấn thấp, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo và trẻ trai. Chúng cần phải được quan tâm nhiều hơn để mang đến cơ hội giáo dục có chất lượng cho mỗi đứa trẻ. 20. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE. 21. BGD&ĐT - Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non 2013 – Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL&GVMN.
<span class='text_page_counter'>(22)</span>