Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIM HIEU TRUYEN THONG 70 NAM NGAY TRUYEN THONG LLVT QUAN KHU 3 docxdoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.25 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG 70 NĂM</b>



<b> NGÀY TRUYỀN THỐNG LLVT QUÂN KHU 3” </b>


<i><b>Câu 1: Quân khu 3 thành lập ngày tháng năm nào, đã bao lần thay đổi,</b></i>
<i><b>sáp nhập? hiện nay Quân khu 3 gồm những tỉnh, thành phố nào?</b></i>


<i><b>Trả lời:</b></i>


- Cách mạng tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
ra đời. Đến tháng 10/1945, Chính phủ quyết định thành lập các chiến khu.
Trong phạm vi đồng bằng Bắc Bộ và phụ cận có các Chiến khu 2, 3 và 11
(Chiến khu 2, Chiến khu 3 gồm hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Quân
khu 3 hiện nay: Chiến khu 2 gồm các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam,
Hà Đơng, Sơn Tây, Hịa Bình, Sơn La và Lai Châu; Chiến khu 3 gồm các
tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh và
thành phố Hải Phòng; Chiến khu 11 là đặc khu Hà Nội trực thuộc Trung
ương). Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Chiến khu 11 sáp nhập vào
Chiến khu 2.


- Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến ngày càng gay go, ác liệt, ngày
25/8/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 120-SL thành lập Liên khu
3, trên cơ sở hợp nhất Chiến khu 2, Chiến khu 3 và xác định rõ phương
hướng cùng cả nước chủ động đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới,
đánh bại âm mưu bình định của địch, xây dựng và phát triển lực lượng đáp
ứng nhiệm vụ kháng chiến. Địa bàn Liên khu 3 gồm các tỉnh: Nam Định, Hà
Nam, Ninh Bình, Hịa Bình, Hà Đơng, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng n, Kiến
An, Hải Phịng, Thái Bình. Tháng 5/1952, Trung ương Đảng, Chính phủ
quyết định thành lập Khu Tả Ngạn trực thuộc Trung ương Đảng, địa bàn khu
Tả Ngạn gồm các tỉnh: Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Hưng n, Thái
Bình. Lúc này Liên khu 3 cịn lại các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà
Đơng, Sơn Tây, Hịa Bình. Địa bàn Qn khu 3 gồm Liên khu 3 và Khu Tả


Ngạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

mới tách từ Quân khu 4 về), Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Tư lệnh, đồng
chí Trần Độ - Chính ủy.


Ngày 01/11/1963, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 51/QĐ-BQP điều
chỉnh địa giới Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn, tổ chức lại với tên
gọi Quân khu Đông Bắc và Quân khu 3.


Ngày 27/3/1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng ký Quyết định số 22/QĐ-BQP tách Quân khu 3 thành Quân khu Tả
Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn. Quân khu Tả Ngạn gồm các tỉnh: Hà Bắc,
Quảng Ninh, Hải Phịng, Hải Dương, Hưng n, Thái Bình; Qn khu Hữu
Ngạn gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây và Hịa Bình.


Ngày 29/5/1976, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 45/LCT hợp nhất Quân
khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn để thành lập lại Quân khu 3 và điều
chỉnh địa giới hành chính tách tỉnh Thanh Hóa về thuộc Quân khu 4. Như
vậy, từ giai đoạn này địa bàn Quân khu 3 gồm các tỉnh: Hải Hưng, Thái
Bình, Hải Phịng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Hà Nam Ninh và Hà Sơn Bình.


Ngày 14,15 tháng 7/1976, Đảng ủy Quân khu 3 họp phiên đầu tiên, ra
nghị quyết lãnh đạo Quân khu theo yêu cầu mới. Đảng ủy Quân khu thống
nhất đánh giá về vị trí, nhiệm vụ quan trọng của Quân khu 3 trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quân khu 3 là địa bàn đông dân cư, giàu của,
giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, có vị trí quan trọng cả về cơng
nghiệp, nơng nghiệp và giao thơng,… có mục tiêu chiến lược về quân sự.


Trong hai ngày 29, 30 tháng 6/1978, Quân khu 3 và Quân khu 1 tiến
hành bàn giao nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tổ chức, biên chế, vũ khí,


trang bị của LLVT hai tỉnh Hà Bắc và Quảng Ninh từ địa bàn Quân khu 3
cho Quân khu 1.


Ngày 20/4/1979, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 71/LCT tách tỉnh Quảng
Ninh ra khỏi Quân khu 1 để thành lập Đặc khu Quảng Ninh, trực thuộc
Trung ương. Ngày 7/7/1979, Đảng ủy Đặc khu Quảng Ninh, họp phiên đầu
tiên công bố các quyết định của Bộ Chính trị về thành lập Đặc khu Quảng
Ninh và danh sách Đảng ủy Đặc khu. Ngày 4/8/1987, Đảng ủy Quân sự
Trung ương ra Nghị quyết số 154/NQ hợp nhất Đặc khu Quảng Ninh vào
Quân khu 3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Từ tháng 10/1999 đến nay, địa bàn Quân khu 3 gồm 9 tỉnh, thành phố:
Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hịa
Bình, Hải Dương, Hưng Yên; diện tích tự nhiên 20.150 km<b>2</b><sub>, có</sub>
upload.123doc.net,825 km đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, 516 km
bờ biển, với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, án ngữ hướng biển Đông và Đông
Bắc của Tổ quốc; dân số trên 12,6 triệu người, có trên 20 dân tộc anh em
cùng chung sống; có 94 quận, huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh); có 1.822
xã phường, thị trấn, trong đó có 3 huyện, thành phố biên giới (<i>Bình Liêu, Hải</i>
<i>Hà, thành phố Móng Cái/Quảng Ninh</i>); có 16 xã biên giới; 21 huyện, 366 xã
miền núi; 14 huyện, 122 xã ven biển, 4 huyện đảo (<i>Cô Tô, Vân Đồn/Quảng</i>
<i>Ninh; Bạch Long Vỹ, Cát Hải/Hải Phòng</i>) và 34 xã đảo.


Như vậy, Quân khu 3 ngày nay là tên gọi của một tổ chức hành chính
quân sự, đã được trải qua nhiều lần thay đổi về tên gọi, địa giới, mà phần
lớn là vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng phụ cận. Ngày 31/10/1945 ngày
<i><b>thành lập Chiến khu 3, được xác định là Ngày truyền thống của LLVT</b></i>
<i><b>Quân khu 3.</b></i>


<i><b>Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhiều</b></i>


<i><b>trận đánh của quân và dân Quân khu 3 đã đi và lịch sử, đồng chí hãy</b></i>
<i><b>cho biết thời gian và diễn biến của 5 trận đánh tiêu biểu?</b></i>


<i><b>Trả lời</b><b> :</b><b> </b></i>


<i>1. Bảy ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng của quân và dân</i>
<i>Hải Phòng (từ ngày 20 đến ngày 26/11/1946)</i>


Tháng 10 năm 1946, thực hiện các mật lệnh của Bộ chỉ huy quân viễn
chinh Pháp ở Đông Dương, địch đã lập xong kế hoạch đánh chiếm Hải
Phòng. Lúc này tổng số quân Pháp ở Hải Phịng có trên 3.000 tên, trong đó
có trung đồn bộ binh Lê dương số 3 (thiếu một tiểu đoàn), trung đoàn pháo
binh thuộc địa Ma-rốc số 4 (thiếu một tiểu đoàn), một trung đoàn thiết giáp,
cùng bộ phận hải quân và không quân, chúng liên tiếp gây nên những vụ
việc nghiêm trọng hòng tạo cớ để nổ súng đánh chiếm tồn bộ Hải Phịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khí đã trang bị có 427 khẩu các loại, có cả súng trung liên và súng phóng
lựu).


Kết quả: Địch bị tiêu diệt 137 tên, bị thương 27 tên, ta thu 2 trung liên, 5
tiểu liên, 9 các-bin, 10 súng trường, 56 lựu đạn, phá huỷ một xe tăng. Ta hy
sinh 32 đồng chí, bị thương 14 đồng chí, bị bắt 15 đồng chí, mất tích 8 đồng
chí.


Bảy ngày đêm chiến đấu ác liệt và ngoan cường, quân dân thành phố
Hải Phòng đã đánh bại âm mưu "<i>đánh nhanh, thắng nhanh</i>" của Pháp nhằm
tiêu diệt chính quyền và lực lượng quân sự non trẻ của ta, tái chiếm Hải
Phòng, tạo đầu cầu mở rộng cuộc chiến tranh ra tồn cục. Trong điều kiện
vơ cùng khó khăn, ác liệt, qn dân Hải Phịng đã thể hiện ý chí quyết tâm,
lịng dũng cảm, sự mưu trí sáng tạo, tinh thần sẵn sàng chịu đựng mọi gian


khổ, hy sinh, chiến đấu đến cùng vì độc lập, tự do dân tộc. Những trận đánh
tiêu biểu ở Nhà hát lớn, Bưu điện thành phố, trại Bảo An binh, nhà ga xe
lửa… mãi mãi đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và
quân dân Hải Phịng nói riêng.


<i>2. Trận đánh mìn của du kích thơn Dương, xã Yên Dương, huyện Ý</i>
<i>Yên, tỉnh Nam Định (ngày 17/6/1950)</i>


Lực lượng ta: Một trung đội gồm 3 tổ du kích với những quả mìn muỗi,
mìn dưa thơ sơ, bằng lối đánh sáng tạo, gan dạ, các chiến sĩ thôn Dương đã
cầm cự suốt 2 giờ liền, tiêu diệt nhiều tên địch, không cho chúng vào căn cứ,
bảo tồn lực lượng ta.


Lực lượng địch: Gồm 1 tiểu đoàn hỗn hợp chia làm 3 mũi từ các bốt
cầu Tào, Cát Đằng trên đường 10, Phố Cháy, cầu Ngăm trên đường 12 và
một số quân từ Ninh Bình kéo ra đánh vào Yên Dương với ý đồ cất vó các
đơn vị bộ đội địa phương mà chúng cho là đang có mặt tại đây.


Kết quả: Sau hơn 2 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt 50 tên, làm bị thương 50
tên khác; phá huỷ 1 đại liên, 1 trung liên và nhiều quân trang, quân dụng. Ta
bảo toàn lực lượng.


Trận đánh đã đi vào truyền thống bằng những câu thơ lưu truyền:


<i> "Vũ Dương anh dũng là đây</i>


<i> Khu Ba khét tiếng, giặc Tây kinh hồn".</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

mang, lo sợ. Mãi đến năm 1951, khi thực hiện kế hoạch tăng cường và mở
rộng chiến tranh, địch mới dám càn quét trở lại vùng này.



<i>3. Trận chống càn của Đại đội 24 bộ đội địa phương cùng du kích xã</i>
<i>Phan Tây Hồ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên (ngày 05/3/1951)</i>


Trận phối hợp chống càn giữa Đại đội 24 (sông Luộc) bộ đội địa phương
huyện Tiên Lữ với Đại đội du kích cùng nhân dân xã Phan Tây Hồ, huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ngày 05/3/1951 đã bẻ gãy chiến dịch "Con Rồng" của
địch. Đây là một thắng lợi lớn, làm thiệt hại hai tiểu đoàn Âu Phi thuộc Binh
đoàn cơ động số 3 (GM3) của Pháp, có máy bay và pháo binh yểm trợ.


Lực lượng địch khoảng 400 tên, lực lượng chính gồm 2 tiểu đoàn của
GM3 (binh đoàn chủ lực Cơ động số 3) được hợp quân từ thị xã Hưng Yên
và huyện Ân Thi. Lực lượng còn lại được điều động từ các đồn bốt lân cận
như Đình Cao, Dục, La Tiến, Xi…


Lực lượng của ta gồm có Đại đội 24 (sông Luộc), tổng số 137 cán bộ,
chiến sĩ được trang bị đầy đủ vũ khí. Du kích xã Phan Tây Hồ gồm 81 đồng
chí, đều đã trải qua chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bám đất giữ làng chống
địch càn qt. Dân số tồn xã có 700 người, năm 1949 xã có 170 đảng viên,
đến đầu năm 1951 do địch khủng bố gắt gao, áp dụng kế hoạch "Tân thành,
trừ càn, diệt cộng" nên chỉ còn 53 đảng viên.


Kết quả: Địch chết và bị thương 320 tên. Ta hy sinh 7, bị thương 9 đồng
chí.


Trận đánh đã củng cố lòng tin và chứng minh sức mạnh tổng hợp giữa
bộ đội và du kích, góp phần nâng cao tinh thần chiến đấu, cổ vũ quân và
dân tỉnh Hưng Yên tiếp tục đấu tranh với kẻ thù. Qua trận đánh, kẻ địch bị
động bất ngờ trước sức mạnh của lực lượng ta, quân chủ lực của địch ngày
càng bị động lúng túng, các binh đoàn (GM) phải phân tán lực lượng vào


các cuộc càn quét ở phía sau vùng tạm chiếm.


<i>4. Trận kỳ tập đồn Nhân Lang của Tiểu đoàn 38 bộ đội địa phương tỉnh</i>
<i>Thái Bình (ngày 08/4/1951)</i>


Trận kỳ tập đồn Nhân Lang của Tiểu đoàn 38 là trận đánh đầu tiên của
bộ đội địa phương tỉnh Thái Bình theo cách đánh kỳ tập "Nội cơng, ngoại
kích". Một hình thức đánh đồn biết vận dụng đúng đắn đường lối chiến tranh
nhân dân của lực lượng vũ trang địa phương hoạt động ở đồng bằng trong
hình thái chiến thuật cài răng lược. Đây là trận đánh chuẩn bị công phu, nhất
là công tác địch vận, xây dựng cơ sở nội ứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Lực lượng địch: Trong đồn có 50 tên (một trung đội) hầu hết là lính
nguỵ, có một số người tại địa phương, do tên thiếu uý Lục chỉ huy.


Kết quả: Ta tiêu diệt 2 tên, bắt sống 50 tên, thu tồn bộ vũ khí, san
phẳng đồn. Ta khơng có thương vong.


Đây là trận đánh đầu tiên của Tiểu đoàn 38 theo cách đánh kỳ tập. Trận
đánh thắng lợi, diễn ra nhanh gọn, tốn ít xương máu, đạt hiệu suất chiến
đấu cao, làm cho nhân dân thấy được lòng nhân đạo của bộ đội, của cách
mạng, đặc biệt đồng bào có con em đi lính. Hệ thống đồn bốt dọc bờ nam
sơng Luộc bị chặt đứt một mắt xích, địch cịn lại khơng dám hồnh hành
như trước, phong trào cách mạng của địa phương được củng cố, phát triển.


<i>5. Trận chống càn Tô-rô của Đội vũ trang tuyên truyền huyện Kim</i>
<i>Bảng, tỉnh Hà Nam tại thôn Phương Thượng (ngày 12/02/1952)</i>


Trận càn Tô-rô ngày 12/02/1952 của du kích và nhân dân thơn Phương
Thượng, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng đã làm thiệt hại lực lượng quân Pháp


đồn trú tại khu vực bốt chùa Ông, xã Tượng Lĩnh.


Trong năm 1951 và đầu năm 1952, quân Pháp đồn trú tại bốt Nhật Tựu
và bốt chùa Ông thường xuyên mở các cuộc càn quét tiêu diệt lực lượng,
phá cơ sở cách mạng của ta, uy hiếp tinh thần nhân dân huyện Kim Bảng.


Ngày 11/02/1952, quân địch đồn trú tại bốt chùa Ông đã tổ chức hành
quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng và phá cơ sở cách mạng của ta tại
thôn Phương Thượng, lực lượng khoảng 60 tên, được trang bị đầy đủ vũ
khí, có hoả lực mạnh.


Nhân dân thơn Phương Thượng có 282 hộ, 1.619 nhân khẩu, diện tích
tự nhiên có 435 mẫu Bắc Bộ, ruộng chủ yếu chỉ cấy được 1 vụ (vụ chiêm),
nhân dân sống bằng nghề làm ruộng là chủ yếu, thành phần bần cố nông,
trung nông. Trong thôn, ta đã xây dựng được một số cơ sở cách mạng, lực
lượng đội vũ trang tun truyền huyện Kim Bảng tại thơn Phương Thượng
có 50 người. Trang bị vũ khí có đại liên, trung liên, tiểu liên, súng trường và
lựu đạn. Đội do đồng chí Nguyễn Quốc Trung, huyện đội trưởng chỉ huy; đội
đã được thử thách qua một số trận chiến đấu.


Kết quả: Trận càn Tơ-rơ của địch bị thất bại hồn tồn, 40 tên địch bị tiêu
diệt và bị thương, tên Tô-rô, đồn trưởng bốt chùa Ông trực tiếp chỉ huy trận
càn quét bị ta tiêu diệt ngay từ loạt đạn đầu. Những tên sống sót chạy về bốt,
hồn xiêu phách lạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>6. Trận tập kích Đỗ Xá của Đại đội 91 bộ đội địa phương tỉnh Nam Định</i>
<i>(ngày 31/7/1953)</i>


Trận tập kích Đỗ Xá của Đại đội 91 ngày 31/7/1953 vào trung tâm chỉ
huy hành quân của hai Binh đoàn cơ động số 6 và số 7, lực lượng chủ lực


tinh nhuệ của quân đội Pháp khi chúng đang tiến hành cuộc càn "Thánh tử
vì đạo" tại Đỗ Xá là một trận đánh xuất sắc đã tiêu diệt một bộ phận quan
trọng sinh lực địch, làm chậm tốc độ hành quân của chúng.


Chỉ có một lực lượng nhỏ, vũ khí trang bị thiếu, lại bị kẹp giữa hai cánh
quân thuỷ, bộ của địch có ưu thế áp đảo về quân số và hoả lực, nhưng
bằng tinh thần gan dạ, không sợ ác liệt, hy sinh, kiên quyết chủ động tiến
công, mở đường mà đi, tìm địch mà đánh, các chiến sĩ Đại đội 91 đã tiêu
diệt được nhiều địch, đạt hiệu suất chiến đấu cao, bảo toàn được lực
lượng, càng đánh càng mạnh, càng trưởng thành.


Kết quả: Địch chết và bị thương 162 tên (trong đó có tên thiếu tướng
Ghơ-lít). Ta phá huỷ nhiều xe quân sự và súng đạn các loại. Cuộc hành
quân càn quét của địch phải chậm lại 4 ngày; lực lượng ta chỉ bị thương 3
đồng chí.


Trận chiến đấu giành thắng lợi trước hết là bộ đội ta có quyết tâm
chiến đấu cao, chủ động tiến công tiêu diệt địch, tổ chức chiến đấu nhanh,
xác định phương án chiến đấu chính xác, triển khai lực lượng đánh địch
kịp thời. Chỉ huy kiên quyết, bộ đội chiến đấu dũng cảm, linh hoạt, hành
động táo bạo chớp nhống khơng cho địch kịp trở tay, đánh trúng trung
tâm chỉ huy làm địch rối loạn ngay từ đầu.


Trận tập kích Đỗ Xá thắng lợi đã cổ vũ lòng tin của nhân dân trong vùng
đối với công cuộc kháng chiến. Tại các thôn ven đường từ cầu Vôi đến Nam
Phong và thành phố Nam Định, nhân dân được chứng kiến quang cảnh ùn
tắc, từng đoàn xe chở đầy xác chết và lính địch bị thương nối đi nhau
chạy khơng dứt.


Sau trận đánh, bọn lính lê dương mất tinh thần không dám hung hăng,


ngỗ ngược như trước, thấy bóng dáng chủ lực ta là tránh né ngay. Chiến
thắng của Đại đội 91 tạo đà cho lực lượng vũ trang địa phương của tỉnh phát
triển và mở rộng, ta ở thế chủ động, địch rơi vào thế bị động, lúng túng tìm mọi
cách đối phó.


<i>7. Trận chống càn của du kích xã Nguyên Xá (từ ngày 20 đến</i>
<i>24/02/1954)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Quân dân Nguyên Xá đã anh dũng đánh thắng cuộc càn quét 5 ngày
đêm liền của hơn 2.000 quân địch thuộc Binh đồn cơ động số 8 phần lớn là
lính Âu Phi, được máy bay, pháo binh, xe tăng yểm trợ, diệt gần 100 tên
địch, ta hy sinh 01, bị thương 3 đồng chí.


Thất bại của Binh đồn cơ động số 8 đã gây hoang mang cho các đồn
bốt quanh vùng, đẩy địch ở Thái Bình lún sâu vào thế bị động lúng túng.


Trận chống càn thắng lợi của nhân dân và du kích Nguyên Xá khẳng
định đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng, chứng
minh chủ trương xây dựng làng chiến đấu của Đảng là hoàn toàn đúng
đắn; cổ vũ, động viên toàn dân cầm vũ khí chống lại sự xâm lược của thực
dân Pháp. Quân dân Nguyên Xá đã làm thất bại âm mưu của địch dùng lực
lượng chủ lực cơ động càn quét nhằm tiêu diệt chủ lực ta, giải vây cho các
lực lượng chiếm đóng, tái lập tề, bắt thanh niên đi lính, khai thơng đường giao
thơng huyết mạch số 10. Chiến thắng cịn khẳng định, Ngun Xá trong điều
kiện khó khăn song đã thực sự là một pháo đài đánh giặc, dựa vào lực
lượng của địa phương và thế trận đã chuẩn bị sẵn có thể cản phá nhiều đợt
tiến cơng của địch có số lượng đơng, được trang bị vũ khí hiện đại, làm thất
bại âm mưu càn quét của địch, bảo vệ làng xóm. Nguyên Xá là cơ sở cấp xã
điển hình về thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện
trong chống thực dân Pháp xâm lược.



Qua chiến đấu, kinh nghiệm rút ra là: Cách đánh cơ bản của làng xã chiến
đấu trong chống địch càn quét là phân tán lực lượng, đánh bằng hoả lực, xung
lực, kết hợp với chơng, mìn, cạm bẫy; cơ động đánh địch cả trước mặt và bên
sườn, phía sau lưng, cả bên trong và bên ngoài; lúc ẩn, lúc hiện, làm cho địch
bị động, không biết lực lượng ta ở đâu để tập trung đối phó. Thường xuyên
bám sát địch, chuẩn bị đánh địch liên tục, dẻo dai, nhiều ngày cho đến khi
buộc địch phải ngừng cuộc càn quét.


<i>8. Trận tập kích sân bay Cát Bi của bộ đội địa phương tỉnh Kiến An</i>
<i>(ngày 07/3/1954)</i>


Trận tập kích sân bay Cát Bi là một trong những trận sử dụng lực lượng
nhỏ tinh nhuệ, có cách đánh táo bạo, hợp lý, nhanh gọn, chính xác, đạt hiệu
suất chiến đấu cao. Trận đánh đã góp thêm những kinh nghiệm quý để phát
triển cách đánh của bộ đội Đặc công ta.


Lực lượng ta có 32 đồng chí bộ đội địa phương tỉnh Kiến An, trang bị vũ
khí đầy đủ, được các cơ sở địa phương huyện Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Hải
An phối hợp giúp đỡ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Kết quả trận đánh làm nức lòng nhân dân cả nước, cổ vũ phong trào thi
đua giết giặc lập công trên mặt trận Điện Biên Phủ và các mặt trận khác.
Thắng lợi của ta ở Cát Bi làm cho Bộ Chỉ huy quân Pháp, các sĩ quan, binh
lính, tay sai địch hoang mang dao động, mất lòng tin vào sự "bất khả xâm
phạm" của các căn cứ nằm sâu trong vùng kiểm soát.


Thắng lợi của trận đánh do nhiều nguyên nhân, trước hết là Ban chỉ
huy Tỉnh đội đã tổ chức chuẩn bị chu đáo, từ việc xây dựng lực lượng, xây
dựng kế hoạch và luyện tập theo kế hoạch đến việc động viên, giáo dục


chính trị tư tưởng, bảo đảm vật chất hậu cần. Cán bộ, chiến sĩ có quyết
tâm chiến đấu cao, đồn kết một lòng, ý thức kỷ luật tự giác nghiêm minh,
tinh thần dũng cảm và bản lĩnh chiến đấu kiên cường. Làm tốt công tác
phối hợp, hiệp đồng giữa đơn vị với cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa
phương, dựa vào nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến
đấu.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen và tặng danh hiệu "<i>Đoàn dũng</i>
<i>sĩ Cát Bi</i>"; Đảng và Nhà nước tặng Hn chương Qn cơng hạng Nhất cho
tồn đơn vị; Huân chương Quân cơng hạng Nhì cho đồng chí Tỉnh đội
trưởng; hai Huân chương Quân công hạng Ba cho 2 đồng chí qn báo tỉnh
đội; 28 Hn chương Chiến cơng hạng Nhất cho mỗi cán bộ, chiến sĩ tham
gia trận đánh.


<i>9. Trận vận động phục kích Bần Yên Nhân - Như Quỳnh của Trung</i>
<i>đoàn 42 (ngày 21/4/1954)</i>


Trận đánh diễn ra vào thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, để
phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ. Trong trận chiến đấu này,
mặc dù địch đã chú ý đề phòng và tăng cường các biện pháp bảo vệ, nhưng
Trung đoàn 42 đã nêu cao tinh thần quyết đánh, quyết thắng, biết dựa vào
nhân dân, nắm chắc địa hình, tình hình địch và lợi dụng chỗ yếu, chỗ sơ hở
của địch để xác định cách đánh chính xác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.


Kết quả, địch bị tiêu diệt 170 tên, bị thương 64 tên; ta bắt sống 168 tên;
thu 2 khẩu ĐKZ 57mm, 2 đại liên, 1 cối 60mm, 12 trung liên, 6 các bin, 70
súng trường, 13 súng ngắn, 6 ba-dơ-ca, 7 ống nhịm, 2 địa bàn, 2 máy ảnh.
Phá huỷ 1 súng ĐKZ 57mm, 1 xe tăng, 1 xe zép; giải thoát 104 người dân bị
địch bắt.



Ta hy sinh 42 đồng chí, bị thương 96 đồng chí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

mạnh, yếu của địch, Trung đoàn 42 đã phối hợp với bộ đội địa phương và
du kích chỉ trong 35 phút, ta đã tiêu diệt gần 1 tiểu đồn lính Âu Phi tinh
nhuệ thuộc Binh đoàn cơ động số 3 của Pháp. Trận đánh diễn ra ngay trên
trục đường vận chuyển huyết mạch của địch ở gần Hà Nội, trung tâm đầu
não chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương nhưng chúng đã thất
bại, không kịp chi viện, hỗ trợ cho nhau.


Trận đánh làm ngừng trệ việc vận chuyển binh khí kỹ thuật của địch cho
các chiến trường, khiến cho chúng càng thêm lúng túng, bị động, phải phân
tán đối phó khắp nơi, nhất là việc bảo đảm hành lang an toàn sau lưng, tạo
điều kiện cho chiến trường Điện Biên Phủ giành thắng lợi. Trận đánh đã củng
cố lòng tin của nhân dân vào thắng lợi của kháng chiến và góp phần thúc đẩy
phong trào tồn dân đánh giặc. Đây là trận thắng thứ 3 của Trung đồn 42
trong vịng hơn 1 tháng, thể hiện tinh thần khắc phục khó khăn, dũng cảm
chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn.


<i>10. Trận đánh 86 ngày đêm bảo vệ thành phố Nam Định</i>


- Thời gian: Từ ngày 20/12/1946 đến 15/3/1947


- Lực lượng ta: 02 tiểu đoàn, 02 đại đội và hơn 700 tự vệ; ngoài ra cịn
có 20 tiểu đồn bộ đội tỉnh Hà Nam và Ninh Bình.


- Lực lượng địch: 01 tiểu đồn gồm 450 tên, ngồi ra cịn sử dụng
1.500 qn, cùng các phương tiện chiến tranh để ứng cứu giải vây cho lực
lượng ở thành phố Nam Định.



- Kết quả: Ta tiêu diệt hơn 400 tên địch và rút ra khỏi thành phố an toàn.


<i>11. Trận chống càn tại làng Vạn Thọ, Nhân Nghĩa (Lý Nhân, Hà Nam)</i>


- Thời gian: Từ ngày 12 đến 14/3/1952


- Lực lượng tham gia: 2 đại đội bộ binh thuộc Tiểu đoàn 738/Đại đoàn
320; 01 đại đội thuộc huyện Lý Nhân; 03 trung đội du kích.


- Lực lượng địch: Binh đoàn cơ động số 4 Âu Phi có máy bay, pháo
binh và xe lội nước yểm trợ.


</div>

<!--links-->

×