Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.19 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1(1.5đ). Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu có bộ NST 2n ?. - Cơ chế hình thành TB n : Từ TB 2n NST qua giảm phân tạo thành TB mang n NST - Cơ chế hình thành TB 2n: +Cơ chế nguyên phân : Từ TB 2n qua nguyên phân tạo TB 2n NST + Kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh: Từ TB 2n giảm phân tạo TB n NST , qua thụ tinh 2 TB n NST kết hợp với nhau tạo thành TB mang 2n NST - Cơ chế hình thành TB 3n : Giảm phân không bình thường kết hợp với thụ tinh: TB 2n qua giảm phân bình thường tạo giao tử mang 2n NST , qua thụ tinh kết hợp với TB mang n NST tạo thành TB mang 3n NST Câu 2(2.75điểm): a. Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ cơ thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? b. Kiểu gen BbDd cho các loại giao tử nào? Nếu có sự rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong lần giảm phân I thì kiểu gen trên có thể cho ra các loại giao tử nào?. a. Cơ chế duy trì ổn định bộ NST * Đối với sinh vật sinh sản vô tính: - Trong sinh sản vô tính thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm tế bào của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh. - Nguyên phân đảm bảo cho hai tế bào con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế nào bố mẹ (quá trình nguyên phân). * Đối với sinh sản hữu tính: - Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh - Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ một hợp tử. Nhờ quá trình nguyên phân hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử ( 2n) - Khi hình thành giao tử nhờ quá trình giảm phân các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với bộ NST của tế bào sinh dưỡng - Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài * Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định đó là do tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở một hay một số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST. b. Kiểu gen sẽ cho 4 loại giao tử: BD, Bd, bD, bd. - Các loại giao tử tạo ra do rối loạn: có 10 loại BbDd, O; BbD, d; Bbd, D; BDd, b; bDd, B. Câu 3. (2.5 điểm):.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> a) So sánh kết quả lai phân tích F 1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng. b) Vì sao phép lai phân tích lại phát hiện được hiện tượng di truyền liên kết? a. +. Di truyền độc lập. Di truyền liên kết P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh,nhăn. AaBb aabb G: 1AB: 1Ab: 1aB: 1ab ab F:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 1V,T : 1V,N : 1X,T : 1 X,N. P: Thân xám,cánh dài x Thân đen,cánh cụt. BV/ bv bv/ bv G: 1BV: 1bv 1bv F: 1BV/bv : 1bv/1bv 1X, D : 1Đ,C. -. -Tỉ lệ KG và KH đều 1:1. - Không xuất hiện biến dị tổ hợp.. Tỉ lệ KG và KH đều :1:1:1:1. Xuất hiện biến dị tổ hợp: Vàng, nhăn và xanh, trơn.. b. Khi lai phân tích với hai cặp gen dị hợp xác định hai cặp tính trạng tương phản mà đời con cho tỉ lệ các loại kiểu hình 1:1 thì chứng tỏ ở F1 có 2 gen liên kết hoàn toàn trên cùng một NST. C©u 4:(2®iÓm) Trình bày cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tơng đối? * CÊu tróc kh«ng gian cña ADN. - Do Oatx¬n vµ Cric c«ng bè n¨m 1953. - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ tr¸i sang ph¶i. - Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đờng của nuclª«tit nµy víi axit cña nuclª«tit bªn c¹nh. - Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thớc lớn phải đợc bù bằng một bazơnitric có kích thớc nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia. - ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A0, đờng kính 20A0. - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trng cho loài. * Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tơng đối: - Cấu trúc ADN ổn định nhờ: + Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững. + Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lợng rất lớn. - Tính ổn định của ADN chỉ có tính tơng đối vì: + Liên kết hiđrô có số lợng lớn nhng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã. + ADN có khả năng đột biến (đột biến gen). + ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tợng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới. C©u 5:(1,5®iÓm) Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau cña tÕ bµo vµ c¬ thÓ?. * Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là nhiễm sắc thể. * Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể - §èi víi loµi sinh s¶n h÷u tÝnh: + Qua các thế hệ khác nhau của tế bào trong cùng một cơ thể, bộ nhiễm sắc thể đợc duy trì ổn định nhê c¬ chÕ nguyªn ph©n..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ. + Qua các thế hệ khác nhau của cơ thể bộ nhiễm sắc thể đợc duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của ba c¬ chÕ nguyªn ph©n, gi¶m ph©n vµ thô tinh. Các sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể tơng đồng có nguồn gốc từ bố và mẹ trong thụ tinh ( giảm phân tạo giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), thụ tinh khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể lỡng bội (2n). - Đối với loài sinh sản sinh dỡng: bộ nhiễm sắc thể đợc duy trì ổn định qua các thế hệ khác nhau của tế bào và qua các thế hệ khác nhau của cơ thể đều nhờ cơ chế nguyên phân. Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ. Câu 6 (2, 0 điểm): a, Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Mô tả các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Nêu nguyên nhân, hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? b, Người ta quan sát bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng ở hai người. Người thứ nhất có bộ nhiễm sắc thể là 47 chiếc, người thứ hai có bộ nhiễm sắc thể là 45 chiếc. Hãy cho biết đặc điểm của hai người này? Giải thích?. a, - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc NST. - Mô tả các dạng đột biến cấu trúc NST + Mất đoạn NST: Một đoạn nào đó trên NST bị đứt rời khỏi NST, dẫn đến NST bị mất đi một đoạn hay một số gen nào đó + Lặp đoạn NST: Một đoạn nào đó của NST được lặp lại một hay một số lần làm cho một hay một số gen nào đó cũng được tăng lên theo kiểu lặp lại một hay một số lần. +Đảo đoạn NST: Một đoạn nào đó của NST bị đảo ngược 1800 làm đảo lộn sự phân bố của một số gen trên NST. +Chuyển đoạn NST: Một đoạn được chuyển từ một NST này sang một NST khác không cùng cặp tương đồng. - Nguyên nhân và hậu quả: + Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc bình thường của NST (NST bị đứt gãy,….) hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của NST hoặc gây rối loạn trong quá trình nhân đôi NST. + Hậu quả: Làm đảo lộn và thay đổi trật tự, số lượng, thành phần của các gen trên NST; gây ra các rối loạn nguy hiểm và các bệnh hiểm nghèo, có thể ảnh hưởng xấu đến đến khả năng sống và sinh hoạt của cơ thể. b, + Người thứ nhất măc bệnh Đao, người thứ hai mắc bệnh Tơcnơ. Hai người trên đều mắc bệnh do đột biến NST dạng dị bội (2n ± 1). + Bệnh Đao do bộ NST cặp 21 có 3 chiếc, Bệnh Đao xảy ra trên NST thường, bệnh Tơcnơ do bộ NST cặp 23 có 1 chiếc, bệnh Tơcnơ xảy ra trên NST giới tính. + Có thể nhận biết người bệnh Đao qua dấu hiệu: người nhỏ, lùn, cổ rụt, má phệ …, si đần bẩm sinh, không khả năng có con. Có thể nhận biết người bệnh Tơcnơ qua dấu hiệu: nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. Đều có kiểu hình không bình thường. Đều có sức sống kém đặc biệt là tuổi thọ, mất trí, ngu đần, không có con … Câu 7. (2 điểm) a/ Vì sao nói nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> b/ Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy.. a/ Nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào: - NST chứa ADN mang gen chứa thông tin di truyền. - NST có khả năng tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân tạo sự ổn định NST ở tế bào con so với tế bào mẹ. - NST có khả năng phân li trong giảm phân tạo ra các giao tử chứa bộ NST đơn bội, đồng thời qua thụ tinh thì các giao tử đực và giao tử cái kết hợp tạo trở lại bộ NST lưỡng bội trong hợp tử giúp ổn định bộ NST và thông tin di truyền ở tế bào con. b/ - Nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì: + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Tạo điều kiện cho NST kép tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào. + Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST trong tế bào của mỗi loài. - Nếu thoi phân bào bị phá hủy ở kì trước thì: + Tại kì giữa các nhiễm sắc thể không không đính lên thoi phân bào được. + Tại kì sau các NST không di chuyển về 2 cực của tế bào nên NST không phân li bình thường dẫn đến sự hình thành thể đa bội. Câu 8. (1.5 điểm) a/ Quan sát tiêu bản ở 1 tế bào người ta thấy tế bào này mang bộ NST bị biến đổi về số lượng. Do sơ suất người ta chỉ quan sát thấy ở NST số 3 có 3 alen kí hiệu là aaa . Hãy xác định dạng đột biến của tế bào trên? b/ Nêu phương pháp phân biệt cơ thể trên với cơ thể bình thường? a/. - Nếu đột biến xảy ra ở tất cả các cặp NST thì đây là đột biến tam bội thể(3n) - Nếu biến đổi chỉ xảy ra ở cặp NST số 3 hoặc ở 1 số cặp NST thì đây là đột biến dị bội b/ Phương pháp phân biệt: - Dựa vào đặc điểm hình thái: Nếu là thể tam bội (3n) thì cơ quan phát triển mạnh hơn, to hơn bình thường. Còn nếu là thể dị bội thì biểu hiện các tính trạng không bình thường và gây hại - Làm tiêu bản nhiễm sắc thể: Đếm số lượng NST trên tiêu bản cần xác định và so sánh với dạng bình thường 2n Câu 9. (2 điểm) Một người có 45 nhiễm sắc thể (44 nhiễm sắc thể thường + XO). Hãy giải thích về sự bất thường của nhiễm sắc thể giới tính này và cho biết: Người này là nam hay nữ? Mắc bệnh gì? Biểu hiện ra sao?. Giải thích: - Do xảy ra đột biến trong quá trình giảm phân tạo giao tử của bố hoặc mẹ Cặp NST giới tính không phân ly tạo giao tử đột biến (22A + O) Trong thụ tinh giao tử đột biến kết hợp với giao tử bình thường (22A + X) hợp tử (44A+XO). Sơ đồ minh hoạ: ♀ (44A+XX) x ♂ (44A+XY).
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐB GP: (22A+XX); (22A+O) hoặc ♀ GP :. (44A + XX) BT (22A + X). BT (22A+X); (22A+Y) (44A + XO) x. ♂ (44A+XY) ĐB (22A + XY) ; (22A+O). (44A+XO) - Giới tính: Là nữ - Mắc bệnh: Tớc nơ - Biểu hiện: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, vô sinh,… Câu 10 ( 1.5 đ). Giải thích và chứng minh trong nguyên phân, nhiễm săc thể đóng xoắn và duỗi xoắn có tính chu kì? a. Trong nguyên phân, NST đóng xoắn và duỗi xoắn có tính chu kì: + Kú trung gian: NST ë d¹ng sîi dµi m¶nh duçi xo¾n. + Kỳ đầu: Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. + Kỳ giữa: Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái rõ rệt. + Kú sau: C¸c NST b¾t ®Çu th¸o xo¾n trë vÒ d¹ng sîi dµi vµ m¶nh. + Kú cuèi: C¸c NST th¸o xo¾n trë vÒ d¹ng sîi m¶nh nh ë kú trung gian. b) ý nghÜa: + Sự tháo xoắn tối đa ở trạng thái sợi mảnh tạo điều kiện cho sự tự nhân đôi của NST + Sự đóng xoắn tối đa tạo điều kiện cho sự tập trung của NST trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.. Câu 11(4 điểm) Vợ chồng ông Nam sinh được 2 người con: đứa thứ nhất có kiểu hình bình thường, đứa thứ hai có biểu hiện bệnh Đao. Vợ chồng ông Nam có những thắc mắc sau: Tại sao đứa con thứ nhất bình thường mà đứa con thứ hai lại như vậy? Nguyên nhân do đâu? Em hãy vận dụng những kiến thức đã học giúp vợ chồng ông Nam giải đáp những thắc mắc đó.. - Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ xảy ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường (2n = 46). - Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa cả 2 chiếc của cặp 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh Đao. - Nguyên nhân gây bệnh: Có thể do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài như phóng xạ, hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi), quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đã bị lão hóa. Câu 12 (1,5điểm) Một người có bộ NST 47, các cặp NST từ 1-22 bình thường .Hãy cho biết giới tính ,đặc điểm kiểu hình của người đó. Làm thế nào để phát hiện được bộ NST của người đó Một người có bộ NST 47, các cặp NST từ 1-22 bình thường vậy cặp NST thứ 23 – cạp NST giới tính có 3 chiếc , người đó có thể là : -Giới tính nam và cặp NST giới tính là XXY…..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Giưới tính nữ và cặp NST giới tính là XXX…. Để phát hiện được bộ NST của người đó phảI dùng PP nghiên cứu tế bào Câu 13(1,0đ): Phân biệt thể đa bội với thể dị bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội? Thể dị bội - Số lượng NST thay đổi xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST nào đó theo hướng tăng hay giảm như: 2n-1. 2n+1, 2n-2… - Thay đổi kiểu hình ở 1 số bộ phận nào đó trên cơ thể, thường gây ra các bệnh hiểm nghèo.. Thể đa bội - Tế bào có số NST luôn tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n như 3n, 4n, 5n,... - Thực vật đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường * Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu hình thái, sinh lí của cơ thể, thể đa bội thường có kích thước tế bào to, các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn thể lưỡng bội - Làm tiêu bản, quan sát đếm số lượng NST của loài. Câu 14 (2,0đ): Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.. - NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và đính nhau ở tâm động, / hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ. - Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, / 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Sự khác nhau:. NST kép Cặp NST tương đồng - Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở - Gồm 2 NST đồng dạng tâm động - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ - 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất. - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau. Câu 15(2,0đ): a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao? b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?. a/ - Nêu được cơ chế xác định giới tính ở người Nam: XX, Nữ: XY Sơ đồ lai: -->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1 (Học sinh có thể giải thích bằng lời vẫn cho điểm tối đa) - Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố. b/ - Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng). Câu 16. (1,5 điểm) Trong chu kì nguyên phân của tế bào, ở mỗi kì hãy chọn 1 đặc điểm quan trọng nhất về biến đổi hình thái của NST và ý nghĩa của sự biến đổi đó?. Các kỳ. Sự biến đổi hình thái NST. Ý nghĩa. Kỳ trung gian. -NST tháo xoắn cực đại -NST tự phân đôi tạo thành NST kép gồm 2 cromatit. Tạo điều kiện cho các hoạt động di truyền -Tạo điều kiện cho sự phân chia NST vào kì sau. Kỳ đầu. -Các cromatit tiếp tục đóng xoắn dày hơn, ngắn hơn. Kỳ giữa. -Các cromatit đóng xoắn cực đại. nhìn rõ nét nhất, ngắn nhất. Tạo điều kiện thuận lợi cho NST nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kì giữa Tạo hình thái đặc trưng của bộ NST của loài -NST rút ngắn thuận lợi cho sự phân ly chủa NST vào kì sau. Kì sau. -Các cromatit tách nhau thành các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Sự phân ly đồng đều của các NST về tế bào con. Kỳ cuối. -Các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh. Giúp NST thuận lợi khi tự nhân đôi vào kì trung gian. Câu 17.(1,5 điểm) Giả sử một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, hãy cho biết: - Hiện tượng di truyền nào xảy ra?giải thích? - Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra về 3 cặp gen trên? - Hiện tượng phân tính (có thể dẫn đến thoái hoá giống) xảy ra do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau - Kiểu gen của các dòng thuần: AABBDD, AABBdd, aaBBDD, AAbbDD, aabbDD, AAbbdd, aaBBdd, aabbdd. Câu 18.(1,5 điểm) Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg. a,Tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích?.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> b,Sự khác nhau của phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật thể hiện như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau đó? a, Nhận xét : Tế bào ban đầu sau một lần phân chia tạo được 2 tế bào con có hàm lượng ADN nhân bằng nhau và bằng của tế bào mẹ (=8,8pg) + Đó có thể là quá trình nguyên phân vì: Kết quả của nguyên phân cũng tạo ra được 2 tế bào con có hàm lượng ADN bằng nhau và bằng của tế bào mẹ + Đó có thể là giảm phân I vì: Kết quả của giảm phân I cũng tạo được 2 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa nhưng mỗi NST vẫ ở trạng thái kép nên hàm lượng ADN vẫn bằng nhau và bằng của tế bào mẹ b, Khác nhau sự hình thành của tế bào động vật và thực vật là: Ở tế bào động vật có sự hình thành eo thát ở vùng xích đạo của tế bào,bắt đầu từ ngoài vào vùng trung tâm. Ở tế bào thực vật có sự hình thành vách ngăn từ trong ra Nguyên nhân sự khác nhau: Tế bào thực vật có thành xenlulôzơ rất vững chắc hạn chế khả năng vận động của tế bào. Câu 19.(1,5 điểm) a. Tại sao có những loài mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp, ngược lại có những loài độ thường gặp cao nhưng mật độ lại thấp? b. Có nhận xét gì về số lượng cá thể của mỗi loài ở vùng có độ đa dạng loài cao và vùng có độ đa dạng loài thấp? Nêu ví dụ và giải thích?. a. Loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp do: + Điều kiện sống phân bố không đều. + Loài có tập quán sống tập trung theo nhóm. - Loài có mật độ thấp nhưng độ thường gặp cao do: + Điều kiện sống phân bố đồng đều. + Loài có tập quán sống riêng lẻ. b. Nhận xét và giải thích: - Ở vùng có độ đa dạng loài cao thì số lượng cá thể trong mỗi loài ít. Ví dụ: Động, thực vật ở rừng nhiệt đới rất phong phú và đa dạng, nhưng số lượng cá thể mỗi loài ít do môi trường có nhiều loại thức ăn phù hợp cho nhiều loài, mỗi loài thích nghi với một vùng nhất định trong môi trường không gian hep → có nhiều loài và khả năng cạnh tranh cũng nhiều → số lượng cá thể trong mỗi loài ít. - Ở vùng có độ đa dạng loài thấp thì số lượng cá thể trong mỗi loài nhiều. Ví dụ: Ở hệ thực vật rừng ôn đới, động vật ở bắc cực... số lượng cá thể trong mỗi loài là rất cao do môi trường ít loại thức ăn, diện tích phân bố mỗi loại thức ăn lại rất lớn → ít loài hơn, nhưng số lượng cá thể trong mỗi loài lại nhiều..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 20 (1đ) a.Trình bày phương pháp phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội ? b.cơ sở khoa học của việc cấm kết hôn ở những người có quan hệ huyết thống trong vũng 4 đời của luật hôn nhân và gia đình.. a)Phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội (2n): +Phương pháp xác định trực tiếp :làm tiêu bản bộ NST và đếm số NST trên tế bào +Phương pháp gián tiếp :Quan sát dựa trên các đặc điểm về hỡnh thỏi ,sinh lớ ,sinh húa của sinh vậy b)Dựa trên cơ sở khoa học của giao phối gần (giao phối cận huyết )để hạn chế các gen lặn đột biến không xuất hiện thành kiểu gen đồng hợp lặn :xuất hiện kiểu hình cú hại Câu 21. (2,5 điểm) Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng khác nhau. a/ Viết các kiểu gen quy định cây thân cao quả tròn và cây thân thấp quả bầu dục. b/ Các cây nói trên thực hiện giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ đó hãy nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp. c/ Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để: + F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1. + F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1. + F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> CÂU HỎI ÔN TẬP THAM KHẢO Câu 1(1.5đ). Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu có bộ NST 2n ? Câu 2(2.75điểm): a. Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ cơ thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? b. Kiểu gen BbDd cho các loại giao tử nào? Nếu có sự rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong lần giảm phân I thì kiểu gen trên có thể cho ra các loại giao tử nào? Câu 3. (2.5 điểm): a) So sánh kết quả lai phân tích F 1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng. b) Vì sao phép lai phân tích lại phát hiện được hiện tượng di truyền liên kết? C©u 4:(2®iÓm) Trình bày cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tơng đối? C©u 5:(1,5®iÓm) Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bµo vµ c¬ thÓ? Câu 6 (2, 0 điểm): a, Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Mô tả các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Nêu nguyên nhân, hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? b, Người ta quan sát bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng ở hai người. Người thứ nhất có bộ nhiễm sắc thể là 47 chiếc, người thứ hai có bộ nhiễm sắc thể là 45 chiếc. Hãy cho biết đặc điểm của hai người này? Giải thích? Câu 7. (2 điểm) a/ Vì sao nói nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? b/ Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy. Câu 8. (1.5 điểm) a/ Quan sát tiêu bản ở 1 tế bào người ta thấy tế bào này mang bộ NST bị biến đổi về số lượng. Do sơ suất người ta chỉ quan sát thấy ở NST số 3 có 3 alen kí hiệu là aaa . Hãy xác định dạng đột biến của tế bào trên? b/ Nêu phương pháp phân biệt cơ thể trên với cơ thể bình thường? Câu 9. (2 điểm) Một người có 45 nhiễm sắc thể (44 nhiễm sắc thể thường + XO). Hãy giải thích về sự bất thường của nhiễm sắc thể giới tính này và cho biết: Người này là nam hay nữ? Mắc bệnh gì? Biểu hiện ra sao? Câu 10 ( 1.5 đ). Giải thích và chứng minh trong nguyên phân, nhiễm săc thể đóng xoắn và duỗi xoắn có tính chu kì? Câu 11(4 điểm) Vợ chồng ông Nam sinh được 2 người con: đứa thứ nhất có kiểu hình bình thường, đứa thứ hai có biểu hiện bệnh Đao. Vợ chồng ông Nam có những thắc mắc sau: Tại sao đứa con thứ nhất bình thường mà đứa con thứ hai lại như vậy? Nguyên nhân do đâu? Em hãy vận dụng những kiến thức đã học giúp vợ chồng ông Nam giải đáp những thắc mắc đó..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 12 (1,5điểm) Một người có bộ NST 47, các cặp NST từ 1-22 bình thường .Hãy cho biết giới tính ,đặc điểm kiểu hình của người đó. Làm thế nào để phát hiện được bộ NST của người đó Câu 13(1,0đ): Phân biệt thể đa bội với thể dị bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội? Câu 14 (2,0đ): Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Câu 15(2,0đ): a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao? b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích? Câu 16. (1,5 điểm) Trong chu kì nguyên phân của tế bào, ở mỗi kì hãy chọn 1 đặc điểm quan trọng nhất về biến đổi hình thái của NST và ý nghĩa của sự biến đổi đó? Câu 17.(1,5 điểm) Giả sử một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, hãy cho biết: - Hiện tượng di truyền nào xảy ra?giải thích? - Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra về 3 cặp gen trên? Câu 18.(1,5 điểm) Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg. a,Tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích? b,Sự khác nhau của phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật thể hiện như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 19.(1,5 điểm) a. Tại sao có những loài mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp, ngược lại có những loài độ thường gặp cao nhưng mật độ lại thấp? b. Có nhận xét gì về số lượng cá thể của mỗi loài ở vùng có độ đa dạng loài cao và vùng có độ đa dạng loài thấp? Nêu ví dụ và giải thích? Câu 20 (1đ) a.Trình bày phương pháp phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội ? b.Cơ sở khoa học của việc cấm kết hôn ở những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời của luật hôn nhân và gia đình. Câu 21. (2,5 điểm) Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng khác nhau. a/ Viết các kiểu gen quy định cây thân cao quả tròn và cây thân thấp quả bầu dục. b/ Các cây nói trên thực hiện giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ đó hãy nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp. c/ Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để: + F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1. + F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1. + F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1..
<span class='text_page_counter'>(12)</span>