Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi thu THPT 2015 So GDDT TFHCM file WORD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.28 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 – SỞ GD&ĐT TP.HCM Mã đề thi 485 (Ngày thi 13/05/2015) Đề thi có 50 câu gồm 05 trang Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: ……………………………………………. Số báo danh: …………………………………………………... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (theo đvC): H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.. Câu 1: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO 3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 3,9 gam bột Zn vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,14 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 6,40. B. 5,76. C. 3,20. D. 3,84. Câu 2: Cho phương trình: NaX (tinh thể) + H2SO4 → NaHSO4 + HX Phương trình trên có thể được dùng điều chế được các axit nào? A. HCl, HF, HBr. B. HC1, HBr, HNO3. C. HC1, HF, HNO3. D. HCl, HI, HNO3. Câu 3: Trường hợp nào sau đây thu được kết tủa khi cho phản ứng xảy ra hoàn toàn ? A. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch KAlO2. B. Cho KOH dư vào dung dịch CrCl3. C. Cho khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2. D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch KAlO2. Câu 4: Một oxit của Fe khi tan vào dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được dung dịch A làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO2. D. FeO. Câu 5: Một hỗn hợp X gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 1,44 gam hỗn hợp trền cần vừa hết 1,624 lít khí oxi (đktc) thu được 2,86 gam CO 2. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thu được m gam bạc. Giá trị của m là A. 11,88. B. 10,80. C. 8,64. D. 7,56. Câu 6: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol là 1 : 2). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,08 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và còn lại m 1 gam chất rắn Z. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m2 gam kết tủa. Giá trị của m1, m2 lần lượt là A. 0,64 và 11,48. B. 0,64 và 3,24. C. 0,64 và 14,72. D. 0,32 và 14,72. Câu 7: Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom ? A. Phenol. B. Etilen. C. Benzen. D. Axetilen. Câu 8: Cho các phản ứng sau: H2S +02 dư → khí X + H2O NH3 + 02 → khì Y + H2O NH4NO3 + HCl → khí Z Các khí X, Y, Z lần lượt là A. SO2, NO, CO2. B. SO2, N2, CO2. C. SO2, N2, NH3. D. SO2, NO, NH3. Câu 9: Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch KOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,12M kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 4,925. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,550. Câu 10: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh ? A. Alanin. B. Anilin. C. Metyl amin. D. Glyxin. Câu 11: Cho m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng kết thúc thu được 0,1792 lít khí N 2 (đktc) và dung dịch X chứa 6,67m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 3,6. B. 1,2. C. 2,4. D. 4,8..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 12: Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ. Phát biểu nào sai ? A. Khí Y là O2. B. X là hỗn hợp KClO3 và MnO2. C. X là KMnO4. D. X là CaCO3. Câu 13: Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là A. etanol. B. etan. C. axetilen. D. etilen. Câu 14: Cho 3 hiđrocacbon X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch kali pemanganat thì được kết quả: X chỉ làm mất màu dung dịch khi đun nóng, Y làm mất màu ngay ở nhiệt độ thường, Z không phản ứng. Dãy các chất X, Y, Z phù hợp là A. stiren, toluen, benzen. B. etilen, axitilen, metan. C. toluen, stiren, benzen. D. axetilen, etilen, metan. Câu 15: Cho phản ứng Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2. Chất oxi hóa trong phản ứng trên là A. NaOH. B. H2. C. Al. D. H2O. Câu 16: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 25,55%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 17,28%. Thêm vào dung dịch X một lượng bột MgCO 3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn lại là 13,56%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y gần nhất với A. 5,2%. B. 4,2%. C. 5,0%. D. 4,5%. Câu 17: Cho các nhận xét sau (a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua. (b) Độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng % khối lượng của kali. (c) Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4. (d) Phân urê có hàm lượng N là khoảng 46%. (e) Thành phần chính của phân lân nung chảy là hỗn hợp photphat và silicat của magie và canxi. (f) Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2SO4 và KNO3. Số nhận xét sai là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 18: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là A. HCl, O2. B. HF, Cl2. C. H2O, HF. D. H2O, N2. Câu 19: Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp ? A. Axit benzoic. B. Axit acrylic. C. Axit lactic. D. Axit fomic. Câu 20: Khí gây ra mưa axit là A. O2. B. CO2. C. N2. D. SO2. Câu 21: Chất hữu cơ đơn chức X có phân tử khối bằng 88. Cho 17,6 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng. Sau đó đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn khan. X là A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. C3H7COOH. D. CH3COOC2H5. Câu 22: Cho triolein lần lượt tác dụng với: Na, H 2 (Ni, to), dung dịch NaOH (to), Cu(OH)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 23: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIA ? A. Flo. B. Magie. C. Oxi. D. Nitơ. Câu 24: Tripeptit A và tetrapeptit B được tạo từ một amino axit X (dạng H 2N–R–COOH). Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,67%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp A và B (số mol bằng nhau) thu được hỗn hợp gồm 0,945 gam A, 4,62 gam một đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là A. 25,1700. B. 8,3890. C. 4,1945. D. 12,5800..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 25: Phân urê có công thức là A. (NH3)2CO. B. (NH4)2CO3. C. (NH2)2CO. D.(NH4)2CO. Câu 26: Bằng một phương trình hóa học, từ chất hữu cơ X có thể điều chế chất hữu cơ Y có phân tử khối bằng 60. Chất X không thể là A. HCOOCH3. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. CH3CHO. Câu 27: Khi lên men m kg ngô chứa 65% tinh bột với hiệu suất toàn quá trình là 80% thì thu được 5 lít rượu etylic 200 và V m3 khí CO2 ở điều kiện chuẩn. Cho khối lượng riêng của C 2H5OH nguyên chất là 0,8 gam/ml. Giá trị của m và V lần lượt là A. 2,8 và 0,39. B. 28 và 0,39. C. 2,7 và 0,41. D. 2,7 và 0,39. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol peptit X (X được tạo thành các amino axit chỉ chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH) cần 58,8 lít O2 (đktc) thu được 2,2 mol CO2 và 1,85 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Công thức chung của peptit và giá trị của m lần lượt là A. CxHyO8N7 và 96,9 gam B. CxHyO10N9 và 96,9 gam C. CxHyO10N9 và 92,9 gam D. CxHyO9N8 và 92,9 gam Câu 29: Cho các chất sau: Axit fomic, metylfomat, axit axetic, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, anđehit axetic. Số chất có phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 cho ra Ag là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 30: Hỗn hợp R chứa các chất hữu cơ đơn chức gồm axit (X),ancol (Y) và este (Z) (được tạo thành từ X và Y). Đốt cháy 2,15 gam este (Z) rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 dư được 19,7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 13,95 gam. Mặt khác, 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với NaOH được 1,7 gam muối. Axit X và ancol Y tương ứng là A. HCOOH và C3H5OH B. HCOOH và C3H7OH C. CH3COOH và C3H5OH D. C2H3COOH và CH3OH Câu 31: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,15 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây thu được 2,24 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tông thể tích khí thu được ở 2 điện cực là 4,76 lít (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân đạt 100% và các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,20. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,30. Câu 32: Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, cho khí NO2. Tổng hệ số cân bằng nguyên của các chất trong phản ứng là A. 10. B. 9. C. 12. D. 11. Câu 33: Dung dịch A chứa Al2(SO4)3 aM và H2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch A thi thu được 7,8 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 1,16V lít dung dịch NaOH 1M vào 200 nl dung dịch A cũng thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,3. B. 0,5. C. 0,1. D. 0,6. Trang 3/5 – Mã đề thi 485 Câu 34: Dãy các kim loại nào sau đây tan hết trong nước ở điều kiện thường ? A. Cs, Mg, K. B. Na, K, Ba. C. Ca, Mg, K. D. Na, K, Be. Câu 35: Cho các chất sau: Fe, Al2O3, Be, Mg, K2SO4, FeCl3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 36: Cho nguyên tử Crom (Z = 24), số electron độc thân của crom là A. 7. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 37: Este C2H5COOCH3 có tên là A. metyl propionat. B. metyletyl este. C. etylmetyl este. D. etyl propionat. Câu 38: Có bao nhiêu hiđrocacbon mạch hở khi tác dụng với H 2 (dư) (Ni, to) thu được sản phẩm là isopentan ? A. 5. B. 6. C. 8. D. 7. Câu 39: Phát biểu nào sau đẩy là đúng ? A. Tính chất lý học của kim loại do electron gây ra gồm: tính dẻo, ánh kim, độ dẫn điện, tính cứng. B. Trong nhóm IA tính kim loại tăng dần từ Cs đến Li. C. Ở điều kiện thường tất cả kim loại là chất rắn. D. Crom là kim loại cứng nhất, Hg là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,06 mol một ancol đa chức và 0,04 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,24 mol khí CO 2 và m gam H2O. Giá trị của m là A. 5,40. B. 8,40. C. 2,34. D. 2,70. Câu 41: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn + X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện. + Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện. + X tác dụng với Z thì có khí bay ra. Các dung dịch X, Y, Z lần lượt chứa A. AlCl3, AgNO3, KHSO . B. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4. C. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4. D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2. Câu 42: Trong số các chất: etyl clorua, anđehit axetic, axit axetic, phenol, ancol etylic. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường ? A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 43: Cho 0,1 mol axit axetic vào cốc chứa 30 ml dung dịch MOH 20% (D=1,2 g/ml, M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được 9,54 gam M2CO3 và hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí này qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam? A. Giảm 2,74 gam. B. Tăng 5,70 gam. C. Giảm 5,70 gam. D. Tăng 2,74 gam. Câu 44: Axit cacboxylic X mạch hở (phân tử có 2 liên kết ). X tác dụng được với NaHCO 3 (dư) thấy thoát ra số mol CO2 bằng đúng số mol X phản ứng. X thuộc dãy đồng đẳng của axit  A. không no, hai chức. B. không no, đơn chức. C. no, hai chức. D. no, đơn chức. Câu 45: Phương trình nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm ? A. . H2 +CuO → Cu + H2O B. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 C. . 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + Cr D. . Al2O3 + 2KOH → 2KalO2 +H2O Câu 46: Hòa tan hết 8,4 gam Fe trong dung dịch chứa 0,4 mol H 2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch A và V lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m lần lượt là A. 5,04 và 30,0. B. 4,48 và 27,6. C. 5,60 và 27,6. D. 4,48 và 22,8. Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm: axit axetic, etyl axetat, metyl axetat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư; bình (2) đựng Ba(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm thấy bình (1) tăng thêm m gam, bình (2) thu được 10,835 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,08. B. 0,99. C. 0,81. D. 0,90. Câu 48: Saccarozơ thuộc loại A. polosaccarit. B. đisaccarit. C. đa chức. D. monosaccarit. Câu 49: hủy phân hoàn toàn H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2COOH thu được bao nhiêu amino axit khác nhau ? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 50: Số oxi hóa đặc trưng của crom là A. +2, +3, +6. B. +2, +3, +4. C. +2, +3, +5. D. +2, +4, +6. 4. ---------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×