Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp – Cách tiếp cận theo nhu cầu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145 KB, 7 trang )

Đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp
– Cách tiếp cận theo nhu cầu


Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều Công ty cung cấp dịch vụ đào tạo
kỹ năng. Vậy, kỹ năng là gì ? Đào tạo kỹ năng theo cách nào? Khả năng ứng dụng
ra sao? Đó là những câu hỏi mà bài viết này mong muốn góp phần làm sáng tỏ.

Kỹ năng là gì ?

Theo nghĩa thông thường, kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học
vào thực tiễn. Để cụ thể, trong bài viết này, kỹ năng được hiểu là những khả năng
mang tính kỹ thuật mà người lao động sử dụng để giải quyết công việc. Cùng với
kiến thức và thái độ, kỹ năng là một trụ cột cấu thành của năng lực. Như vậy, có
thể coi đào tạo kỹ năng là phương thức tác động có mục đích giúp cho người lao
động có được những khả năng xử lý công việc một cách hiệu quả, góp phần làm
nên hiệu quả chung của tổ chức.

Đào tạo kỹ năng theo cách nào ?

Có 2 cách tiếp cận cơ bản: đó là tiếp cận từ phía “cung” (tiếp cận kỹ thuật)
và tiếp cận từ phía “cầu” (tiếp cận marketing hay còn gọi là tiếp cận theo nhu cầu).
Phần dưới đây sẽ phân tích 2 cách tiếp cận đó trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng.

Tiếp cận kỹ thuật: Lấy mục tiêu trang bị cho người lao động một số kỹ
năng nhất định để khi gặp tình huống công việc đòi hỏi phải có kỹ năng thì người
lao động phản ứng theo cách thức đã được đào tạo. Cách tiếp cận này có điểm
mạnh là giúp cho người lao động có tính chủ động trong việc ứng phó với tình
huống nảy sinh. Tuy vậy, cách tiếp cận này chỉ phát huy tác dụng khi chương trình
đào tạo kỹ năng dự đoán đúng những tình huống công việc sắp nảy sinh tại nơi
làm việc của người lao động.



Nếu không được thiết kế tốt thì rất có thể người lao động sẽ phải trang bị
rất nhiều kỹ năng mới có được tính chủ động trong công việc, trong khi đó bản
thân cách tiếp cận kỹ thuật không đảm bảo có được một chương trình tốt vì hầu
hết mọi sự tiên đoán đều thiên về tính chủ quan.

Điểm yếu đó ngày càng trầm trọng khi điều kiện và môi trường làm việc
luôn có sự thay đổi và thường có những yếu tố mới nảy sinh. Một điểm bất lợi
khác các cách tiếp cận kỹ thuật là sự kém hiệu quả trong hoạt động của cá nhân
chưa chắc đã có nguyên nhân từ sự yếu kém về năng lực của cá nhân trực tiếp chịu
trách nhiệm mà do các nhân tố khác tác động.

Ví dụ: các yếu tố về hệ thống tổ chức hoặc những nhân tố tác động ngoài
tầm kiểm soát của người lao động. Cách tiếp cận kỹ thuật không thể minh định rõ
kỹ năng nào người lao động cần được đào tạo. Trong nhiều trường hợp, người lao
động được cử đi đào tạo một vài khoá nhưng chất lượng hoạt động tổ chức vẫn
không có gì thay đổi. Việc định hướng sai, hoặc cung cấp đào tạo trong khi không
cần thiết sẽ kéo theo những chi phí mà không đảm bảo đem lại sự cải thiện nào
trong hiệu quả hoạt động của cá nhân người lao động và hiệu quả tổ chức nói
chung.

Tiếp cận marketing: Ngược lại với các tiếp cận kỹ thuật, cách tiếp cận
marketing tuân theo quy trình bắt đầu bằng việc đo lường hẫng hụt về chất lượng
hoạt động, xác định nguyên nhân, hình thành các mục tiêu kỹ năng cần bổ sung
cho người lao động, từ đó thiết kế nên chương trình đào tạo, thực hiện hoạt động
đào tạo để lấp đầy những hẫng hụt đó.

Nhu cầu đào tạo ở đây đã loại trừ các yếu tố gây nhiễu và không cần đào
tạo. Cách tiếp cận marketing có điểm khác biệt là nó chỉ tập trung vào phần kỹ
năng người lao động đang thiếu hụt trong quá trình xử lý công việc thực tế. Đào

tạo theo cách tiếp cận này có thể là giải pháp hữu hiệu trong nhiều trường hợp.

Nhiều người cho rằng, cách tiếp cận marketing thực dụng và mang tính
hiệu quả về chi phí đào tạo. Tuy vậy, cách tiếp cận từ phía cầu có một điểm yếu là
bản thân nó mang tính thụ động. Nó cũng đòi hỏi không ít công sức và thời gian
để đánh giá đúng nhu cầu đào tạo cũng như chi phí để vận hành và cải tiến một
quy trình đào tạo áp dụng cách tiếp cận này.

Phân tích trên cho thấy, mỗi cách tiếp cận có những ưu và nhược điểm nhất
định. Như vậy, thì bài viết này phỏng có tác dụng gì khi đến đây nó chưa đưa ra
một lời giảm hoặc đề xuất nào cụ thể ? Người viết bài này có mang băn khoăn này
trao đổi với một số chuyên gia và đồng nghiệp. Họ cho rằng để khắc phục những
bất lợi của 2 cách tiếp cận trên thì cần một cách tiếp cận thứ ba, đó là tiếp cận theo
nhóm kỹ năng.

Các cách tiếp cận trước xem xét đối tượng kỹ năng một cách riêng lẻ nên
gặp phải vấn đề. Cách tiếp cận nhóm kỹ năng cho rằng về cơ bản, người lao động
cần trang bị đầy đủ 3 nhóm kỹ năng: kỹ năng tư duy (thinking skills), kỹ năng
thực hành chuyên môn như kinh doanh, kỹ thuật, nghệ thuật (professional skills),
và kỹ năng “sống” (lifeskills).

Một mô hình đào tạo nhóm kỹ năng theo cách tiếp cận marketing

Mô hình đơn giản gồm có các thành tố của môi trường làm việc, trong đó
các chỉ số chất lượng hoạt động đứng ở vị trí trung tâm. Các kỹ năng công việc
được định lượng thông qua các chỉ số chất lượng hoạt động chủ chốt. Người sử
dụng lao động căn cứ vào nhu cầu công việc để xây dựng các chỉ số chất lượng

×