Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Đề tài: Nghiên cứu nhân nhanh giống Hoa Loa Kèn chịu nhiệt Lilium formolongo bằng phương pháp nuôi cấy in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.96 KB, 60 trang )

PHẦN MỘT

MỞ ĐẦU
1. 1 .

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của con người ngày một
được năng cao, nhu cầu làm đẹp cho cuộc sống cũng theo đó mà tăng mạnh
mẽ. Hoa được coi là một trang sức không thể thiếu trong cuộc sống. Hoa luôn
mang cho đời màu sắc rực rỡ, hương thơm ngọt ngào. Trong mn vàn các
lồi hoa thì Loa Kèn là một loài hoa đẹp, đa dạng về chủng loại, phong phú về
màu sắc, có hương thơm dịu dàng. Hiện nay, Hoa Loa Kèn rất được ưa
chuộng trên thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam. Loài hoa này được
trồng phổ biến ở rất nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, New
Zealand, Canada… Sản xuất Hoa Loa Kèn đã đem lại nguồn doanh thu lớn
cho các nước này, đồng thời nâng cao kim ngạch xuất khẩu của thế giới.
Với vẻ đẹp thanh cao, hương thơm mát dịu, Hoa Loa Kèn được đông
đảo người tiêu dùng Việt Nam yêu thích. Vào khoảng tháng 4 trên thị trường
hoa tươi tràn ngập loại hoa này. Chúng xuất hiện từ hội trường, phịng họp,
phịng làm việc của các cơng sở cho đến phịng khách của mọi gia đình.
Khơng chỉ thế, Hoa Loa Kèn cịn được cắm trang trí trong các buổi tiệc như
sinh nhật, hội hè…Trước nhu cầu lớn mạnh như vậy nhưng thực tiễn sản xuất
và kinh doanh Hoa Loa Kèn của nước ta còn nhiều yếu kém cả về năng xuất,
sản lượng, cũng như chất lượng hoa. Lý do xuất phát của những hạn chế đó là

-1-


khó khăn về chủng loại, số lượng, chất lượng giống cũng như kỹ thuật nhân
giống.


Hiện nay, ở nước ta, giống Hoa Loa Kèn trắng được trồng chủ yếu là
giống Lilium longiflorum Hance. Giống này đã du nhập vào Việt Nam từ khá
lâu, trải qua quá trình bảo quản củ giống kéo dài theo các năm, hiện đã bị
thoái hoá nghiêm trọng về năng xuất và phẩm chất hoa. Mặt khác, giống này
chỉ cho thu hoạch vụ chính vào cuối vụ xuân (trồng từ tháng 10 năm trước và
thu hoạch vào tháng 4 năm sau). Thời gian thu hoạch ngắn, chỉ trong 2 - 3
tuần. Hiện nay có một số biện pháp sử lý cho ra hoa trái vụ vào dịp tết
(khoảng tháng 2), tuy nhiên số lượng hoa thu được khơng nhiều. Do đó việc
đáp ứng nhu cầu ngày một lớn mạnh của người tiêu dùng là rất hạn chế. Để
giải quyết vấn đề khó khăn này chúng ta cần có những giải pháp làm phong
phú thêm nguồn giống cho năng suất, phẩm chất hoa tốt đồng thời có thể cung
cấp hoa vào nhiều dịp khác trong năm.
Trong số rất nhiều giống Hoa Loa Kèn trắng hiện nay, Lilium
formolongo là một giống hoa mới, có nhiều đặc tính q, phù hợp cho sản
xuất hoa ở quy mô công nghiệp. Giống hoa này có tính chịu nhiệt, có thể sinh
trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ cao từ 15 - 32 0C. Đặc tính
này rất phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Hơn nữa, giống
cho thu hoạch hoa vào khoảng tháng 7 đến tháng 9. Điều này cho phép có
thêm một vụ Hoa Loa Kèn mới nếu du nhập và phát triển giống hoa này ở
nước ta. Như vậy chúng ta có thể giải quyết được khâu giống. Tuy nhiên, khó
khăn vẫn cịn lại trong khâu kỹ thuật nhân giống.
Từ trước đến nay, Hoa Loa Kèn được nhân giống chủ yếu theo phương
pháp truyền thống: nhân giống bằng củ bảo quản qua các năm. Kỹ thuật này

-2-


tuy đơn giản, dễ làm và rể tiền nhưng cho hệ số nhân giống thấp. Hơn nữa cây
được nhân giống vơ tính theo phương pháp này dễ làm lây lan các bệnh virus
thường gặp ở các chi Lilium. Cây bị nhiễm virus sẽ sinh trưởng, phát triển

kém dẫn đến suy giảm năng suất và chất lượng.
Theo khuyến cáo của nhà cung cấp giống, việc nhân giống Lilium
formolongo được thực hiện bằng cách gieo hạt, khó đồng đều và khơng ổn
định được tính di truyền của giống. Mặt khác, củ giống nhập nội có chi phí
khá cao, nếu nhân giống vơ tính bằng củ cho hệ số nhân giống thấp, dễ lây lan
bệnh virus, thì sẽ lãng phí một lượng lớn vốn đầu tư ban đầu. Yêu cầu bức
thiết đặt ra lúc này là tìm ra được phương pháp nhân nhanh nhằm tạo ra được
lượng cây giống lớn trong một thời gian ngắn, đồng thời duy trì được những
đặc tính q của giống. Hiện nay, nuôi cấy mô - tế bào thực vật, hay nhân
giơng vơ tính in vitro đã được ứng dụng thành công trên rất nhiều đối tượng.
Phương pháp này cho phép từ một lượng nhỏ giống ban đầu nhân nhanh với
tốc độ cao, trong thời gian ngắn có thể cung cấp được một lượng cây giống
lớn, đồng nhất, sạch bệnh, duy trì được đặc tính của giống. Trên cơ sở đó
chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu nhân nhanh giống Hoa Loa Kèn chịu
nhiệt Lilium formolongo bằng phương pháp
nuôi cấy in vitro ”

-3-


1. 2 .

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:

1. 2. 1 . Mục đích:
Xây dựng được quy trình cơng nghệ nhân giống hoàn chỉnh cây Hoa
Loa Kèn mới Lilium formolongo, đảm bảo cung cấp một lượng cây giống, củ
giống lớn, đồng loạt, có chất lượng cao, phục vụ cho sản xuất.

1. 2. 2 . Yêu cầu:
Xác định được điều kiện tối ưu trong từng bước nhân giống như sau:
+

Nghiên cứu khử trùng mẫu cấy để xác định nồng độ hoá chất,

thời gian khử trùng tối ưu.
+

Nghiên cứu xác định mơi trường thích hợp cho việc tái sinh chồi

in vitro từ nuôi cấy mô vảy củ, mô lá và lát mỏng tế bào.
+

Nghiên cứu xác định mơi trường thích hợp để nhân nhanh chồi

in vitro cho hệ số nhân chồi cao và chất lượng chồi tốt nhất.
+

Nghiên cứu và xác định môi trường thích hợp để ra rễ, tạo cây

hồn chỉnh cho chồi in vitro.
+

Nghiên cứu giá thể thích hợp cho việc thích ứng cây in vitro ra

vườn ươm.
+

Nghiên cứu thành phần môi trường thích hợp cho việc tạo cal từ


+

Nghiên cứu quy trình tạo củ in vitro.

mơ lá.

-4-


PHẦN HAI

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. 1 .

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY HOA LOA KÈN

2. 1. 1 . Nguồn gốc, vị trí, phân loại cây Hoa Loa Kèn
1) Nguồn gốc
Cây Hoa Loa Kèn có nguồc gốc từ Trung Quốc, các đảo nhiệt đới ở
phía Nam Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Califolia (Mỹ) và một số nơi khác.
Ngày nay, Hoa Loa Kèn được trồng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới từ các
nước Châu Âu, Châu Úc, đến số nước Châu Á như : Nhật, Trung Quốc, Hàn
Quốc…
2) Vị trí, phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây Hoa Loa Kèn được xếp vào
nhóm một lá mầm: Monocotylendones, phân lớp hành: Liliidae, bộ hành:
Liliales, họ hành: Liliaceae, chi Lilium.
Các loài thuộc chi lilium là các cây có dạng thân thảo, hay thân dạng
hành, có vảy. Thân thường mọc đơn, có lá dạng hình mũi mác, hình vạch,

mọc xung quanh thân. Kích thước hoa lớn, mọc từ nách lá hay ở ngọn, có
nhiều màu sắc, hương thơm khác nhau. Hoa có thể mọc riêng lẻ hay mọc
thành từng cụm nhiều hoa. Hoa lưỡng tính, bao hoa gồm 6 mảnh dạng cánh,

-5-


có 6 nhị, bầu hình trụ, đầu nhuỵ hình đầu chia 3 thuỳ, quả nang có 3 góc và 3
nang.
Chi lilium có nhiều lồi khác nhau với dạng hoa, màu sắc, hương thơm
hết sức phong phú. Có hoa hình phễu như L.longiflorum, L.longifonum,
L.candidum, L. wallichianum, hình chén như Limanrtagon với những cánh
hoa nhỏ hẹp, hay dạng chuông L.camadense, hoặc nỏ điếu L.aunratum . Từ
các lồi có màu tinh khiết đến đủ các màu như vàng, hồng, đỏ, tím, sọc. Từ
các lồi có hương thơm ngát như L.anratum, L.Japonicum đến các lồi có mùi
thực sự khó chịu như L.martagon, L.pyreaicum … Ngồi ra cịn có rất nhiều
các giống được lai tạo thành cơng giữa các lồi trong tự nhiên như: Aurelian,
Backhause, Fiesta, Olypic, Preston... Các giống cây lai thường cho sức sinh
trưởng và phát triển tốt, khả năng đề kháng cao với bệnh tật, đồng thời hình
dáng, màu sắc và hương thơm của hoa phong phú.
Theo các tác giả Russell Balge, Stanton Gill, Ethel Dutky,Wanda
MacLachlan & Suzanne Klick (năm 1996), thì lilium hiện nay có thể được
phân loại theo 8 nhóm nhờ vào sự khác nhau về số lượng hoa trên thân cây, về
hình dạng hay màu sắc hoa. Tuy nhiên, chỉ có hai nhóm Asiatic và Oriental
được sử dụng chủ yếu để sản xuất hoa cắt và trong nghiên cứu. Asiatic bao
gồm các giống hoa màu đỏ sẫm, cam, hồng, hồng đào, vàng tươi, cho đến
màu kem, màu trắng, hay có sọc, cho thu hoạch hoa vào khoảng tháng 6,
tháng 7. Nhóm Oriental thì bao gồm các màu trắng, đỏ thẫm, trắng có nhiều
đốm đỏ hoặc hồng, thường thu hoạch muộn hơn nhóm Asiatic, khoảng tháng
8. Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu lai tạo giống giữa hai nhóm hoa này

cho ra hàng loạt giống lai với chất lượng hơn hẳn bố mẹ chúng.
2. 1. 2 . Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng:

-6-


Hoa tươi là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt của ngành nông nghiệp.
Hiện này trồng hoa đã trở thành một ngành sản xuất phát triển trên khắp thế
giới. Trong đó có Hoa Loa Kèn đóng góp một phần khơng nhỏ. Với ưu thế rất
phong phú về hình dáng, màu sắc, hương thơm Hoa Loa Kèn có giá trị cao cả
trong sản xuất và về mặt tinh thần.
Hoa có đặc điểm to, độ bền của hoa lâu, đặc biệt là loài Hoa Loa Kèn
trắng, với màu trắng tinh khiết, hương thơm dịu dàng được tượng trưng cho
vẻ đẹp thanh cao trang nhã. Hoa được sử dụng trong những ngày hội lớn,
ngày lễ, ngày tết, được trang trí trong hội trường, cơng viên hay trong văn
phịng, phịng khách trang trọng. Trong gia đình, hoa làm cho cuộc sống như
tươi đẹp, tràn trề sức sống hơn. Ngoài ra Hoa Loa Kèn cũng được dùng làm
quà tặng trang trọng trong những dịp sinh nhật, 8/3, hay ngày lễ valentin…
Bên cạnh giá trị làm phong phú tinh thần thì lồi Hoa Loa Kèn cịn
được dùng để tách chiết và tinh chế tinh dầu thơm phục vụ cho một số ngành
công nghiệp mỹ phẩm, nước hoa, bánh kẹo…Đối với y học, lồi này cũng có
một giá trị nhất định. Loài hoa Bách hợp L. brownii F.Ebrown có tác dụng
chữa bệnh, có thể dùng làm thuốc.
Với những giá trị lớn như vậy, Hoa Loa Kèn hứa hẹn mang lại một
nguồn doanh thu lớn cho ngành sản xuất, kinh doanh loại hoa này. Hiện nay,
trên thị trường Việt Nam, các loài Hoa Loa Kèn mới được bán với giá phổ
biến là 10.000 - 15.000đ/cành (Theo điều tra của Thời báo kinh tế). Như vậy
đầu tư vốn vào phát triển kinh doanh mặt hàng này sẽ mang lại cho nhà sản
xuất lợi nhuận rất cao. Trên thế giới nhu cầu về loại hoa này rất lớn, nếu xuất
khẩu được ra thị trường các nước thì đây sẽ là một nguồn thu lãi khổng lồ.


-7-


2. 1. 3 . Sinh truởng và phát triển của cây Hoa Loa Kèn:
Ở Việt nam, giống Hoa Loa Kèn phổ biến hiện nay là Lilium
longiflorum Hance. Giống này sinh truởng và phát triển tốt trên nền đất giàu
hữu cơ, trung tính (pH = 6,5 - 7,0), thốt nước tốt để tránh thối củ, thối rễ.
Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển là 16 - 17 oC, nhiệt độ thích
hợp cho sự ra hoa là 21 - 23oC. Thời vụ của chúng phụ thuộc chính vào giống
và khí hậu mỗi vùng. Lilium longiflorum khi trồng ở đồng bằng, thời gian
trồng vào đầu tháng 10 năm trước và thu hoạch tháng 3, tháng 4 năm sau. Ở
miền núi, có thể trồng vào đầu thu (tháng 7), cho thu hoạch vào cuối xuân
(tháng 1) , cũng có thể trồng vào tháng 2 và thu hoạch vào cuối tháng 6, tháng
7. Hiện nay, người ta có thể sử dụng một số biện pháp xử lý củ giống để cho
ra hoa trái vụ vào dịp tết dương lịch, tết Nguyên Đán, 8/3… Như vậy, chúng
ta có thể thấy rõ Hoa Loa Kèn chỉ xuất hiện vào một số thời vụ nhất định
trong năm. Nếu có thêm một giống mới làm phong phú thêm mùa vụ mà lại
cho chất lượng hoa tốt thì đó quả là một điều đáng q. Do vậy chúng tôi đã
nhập nội giống Hoa Loa Kèn chịu nhiệt Lilium formolongo như đã nêu trên.
Theo tài liệu của nhà cung cấp, giống hoa loa kèn chịu nhiệt Lilium
formolongo sinh trưởng, phát triển tốt trên nền đất nhiều mùn, có độ thống,
tơi xốp, có pH = 5,5 - 6,5, trong điều kiện nhiệt độ từ 10 - 32 OC. Nếu nhiệt
độ ≤ 5OC sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa, thậm chí có thể làm chết cây.
Cây hoa có chu kỳ sinh trưởng và phát triển trải qua 8 tháng tính từ khi gieo
hạt đến khi thu hoạch. Hạt được gieo từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và

-8-



trồng đến tháng 5, sẽ cho thu hoạch hoa từ tháng 7 đến tháng 9. Nếu gieo hạt
để trồng vào tháng 6 thì hoa sẽ ra chậm.
Với những đặc tính như trên, cây Hoa Loa Kèn Lilium forrmolongo rất
thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của Việt Nam. Nó có thể phát triển
và chiếm ưu thế trong tình hình sản xuất hoa hiện nay. Khơng chỉ thế, nó cịn
làm phong phú thêm mùa vụ để đáp ứng được nhu cầu hoa ngày một cao trên
thị trường.
2. 2 .
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH HOA LOA KÈN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2. 4. 1 . Tình hình sản xuất, kinh doanh Hoa Loa Kèn trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới, thị trường hoa rất sôi động, đặc biệt là Hoa Loa
Kèn. Hoa Loa Kèn được trồng phổ biến ở rất nhiều nước như Hà Lan, Italia,
Nhật bản, Trung Quốc…
Thị trường hoa lớn nhất hiện nay phải kể đến Hà Lan. Hoa Loa Kèn
đứng thứ 5 trong tổng số 10 loại hoa cắt được sản xuất nhiều nhất với doanh
thu đạt 237 triệu guilder (Vereniging van Bloemenveillingen, 1993). Hàng
năm, Hà Lan xuất khẩu hàng trăm triệu hoa cắt và chậu Hoa Loa Kèn sang thị
trường tiêu thụ của hơn 80 nước trên thế giới.
Ở Nhật Bản, diện tích trồng các loại hoa có củ là 1.558 hecta, cho tổng
doanh thu hàng năm là 33.047 triệu yên Nhật, trong đó riêng diện tích trồng
Hoa Loa Kèn lên tới 508 hecta. Hàng năm nước này sản xuất 67 triệu củ
giống, 157 triệu hoa cắt cho doanh thu 15.068 triệu yên Nhật(1991).

-9-


Ở Italia, Diện tích trồng hoa, năm 1996, là 8000 hecta, trong đó riêng
Hoa Loa Kèn chiếm từ 280 đến 300 hecta mang lại cho nước này 71 triệu đôla
Vào năm 1995, tổng giá trị sản lượng hoa trên thế giới đã đạt được 20

tỷ đơ la. Trong đó Nhật Bản đứng đầu với 3,731 tỷ đôla, Hà Lan đạt 3,558 tỷ
đô la, Mỹ đạt 3,270 tỷ đô la...
Từ năm 1999 đến năm 2003, tỉ lệ hoa cắt của thế giới đã tăng 6 - 9% so
với những năm trước đó, đem lại nguồn lợi nhuận 35 tỉ đơla. Trong đó, tập
trung nhiều ở các nước Hungari, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan…
2. 4. 2 . Tình hình sản xuất, kinh doanh Hoa Loa Kèn tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, thị trường hoa nói chung và Hoa Loa Kèn nói riêng ngày
một sôi động. Để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước cũng như xuất
khẩu ra nước ngồi, nước ta đã có những đầu tư nhất định về diện tích và kinh
phí cho sự phát triển các vùng trồng hoa. Năm 1993, theo điều tra của Nguyễn
Xuân Linh, Viện phó Viện di tuyền nơng nghiệp, tổng diện tích trồng hoa của
Việt Nam là 1558 hecta. Hiện nay, diện tích này tăng lên khoảng 4.000 hecta
tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Lâm Đồng, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và Vĩnh
Phúc, với sản lượng 3 tỷ cành/năm, đem lại thu nhập trung bình đạt khoảng
130 triệu đồng/hecta (Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn). Mỗi
năm nước ta xuất khẩu hoa và cây cảnh ước đạt 6 triệu USD. Như vậy, có thể
thấy rõ việc sản xuất và kinh doanh hoa ở nước ta có chiều hướng tăng, nhưng
rất ít, chưa có qui mơ hàng hố và chưa thành ngành công nghiệp trồng hoa.
Vùng chuyên canh hoa lớn nhất cả nước phải nói đến Đà Lạt với 590
hecta với sản lượng hoa năm 2002 là 300 triệu cành/năm. Hiện nay, ở Đà Lạt
có hơn 1.000 hộ trồng hoa trong nhà kính, nhà lưới theo cơng nghệ mới, có hộ

- 10 -


lập cả trang trại trồng hoa. Bên cạnh đó, cịn có một số doanh nghiệp cũng
tham gia trồng hoa theo hướng công nghiệp mới như Công ty Đà Lạt
Hasfarm, Công Ty nông sản hoa Hàn Quốc, Công ty Monifarm, Công ty
Thanh Sơn Đài Loan, Phân viện sinh học Đà Lạt, Trung tâm ứng dụng nơng
nghiệp Đà Lạt. Trong đó Cơng ty Hasfarm đã áp dụng công nghệ trồng hoa

mới trên 28 hecta với 60% sản lượng hoa xuất sang Singapore, Nhật Bản,
Thái Lan, Úc…Hoa Loa Kèn là một trong số những loại hoa được sản xuất
nhiều nhất của công ty này. Kết thúc năm 2003, Hasfarm được tạp chí Flower
Tech (có trụ sở đặt tại Mỹ) bình chọn là cơng ty sản xuất hoa đứng đầu Đông
Nam Á, và hiện nay Hasfarm đang tiến hành làm thủ tục gia nhập Hiệp hội
hoa thế giới.
Việt Nam có những kiều kiện thuận lợi cho trồng hoa, đặc biệt là ở
những vùng có nhiệt độ thấp như Sapa, Đà Lạt, Mộc Châu…, những người
trồng hoa là người có nghề và cần cù. Đó là những điều kiện thuận lợi để
chúng ta phát triển nghề trồng hoa. Ngày 17/10/2001, Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn đã phê duyệt và đầu tư cho dự án: "phát triển hoa có
chất lượng cao". Mục tiêu của dự án là xây dựng cơ sở vật chất cho cơng tác
nhân giống hoa có chât lượng cao, nâng diện tích trồng hoa lên 8000 hecta,
với sản lượng đạt 4,5 tỷ cành/năm. Tổng mức đầu tư cho dự án là 5 triêu
USD. Chủ dự án là Viện Di truyền nông nghiệp. Đây sẽ là cơ hội cho ngành
trồng hoa phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
2. 3 .

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HOA LOA KÈN

2. 4. 1 . Các phương pháp nhân giống cây Hoa Loa Kèn:
1. Kỹ thuật nhân giống cây Hoa Loa Kèn ngoài đồng ruộng (in vivo ):

- 11 -


a.

Nhân giống bằng hạt:


Cây sau khi ra hoa sẽ đậu quả. Quả già, ta thu quả sẽ được hạt. Hạt nay
được bảo quản, gieo và nảy mầm thành cây. Phương pháp này đơn giản, dễ
làm dễ làm và khả năng nhiễm bệnh virus thấp hơn cây trồng từ củ và vảy củ.
Đây còn là phương pháp đơn giản, rẻ tiền. Tuy nhiên cây mọc từ hạt có thời
gian sinh trưởng và thời gian ra hoa kéo dài, thường không đồng đều, khó duy
trì đặc điểm di truyền của giống.
b.

Nhân giống bằng củ:

Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền mà bà con nông dân thường
sử dụng: củ sau khi thu hoạch (cắt hoa) được đem vào bảo quản 4 - 5 tháng
trong tối rồi đem trồng vào vụ sau (tháng 10 - tháng 11) Phương pháp này đơn
giản nhưng cho hệ số nhân giống thấp, và làm lây lan bệnh do virus do các
giống để qua nhiều năm.
c.

Nhân giống bằng vảy củ:

Từ củ dạng vảy hành đem tách thành các vảy, sau đó đem trồng để tạo
củ giống. Sau khoảng 2 tháng trồng, trên vảy củ xuất hiện dạng chồi và các củ
nhỏ. Tiếp tục trồng và nuôi các củ nhỏ trong 2 = 3 vụ sau sẽ thu được củ Hoa
Loa Kèn trưởng thành. Đây là phương pháp nhân giống mới cho hệ số nhân
giống cao. Tuy còn hạn chế là lây lan bệnh virus nếu củ mẹ bị nhiễm bệnh,
thời gian cho chồi cà củ con lâu. Do đó cần có những nghiên cứu để khắc
phục hiện tượng lây lan virus và rút ngắn thời gian ra chồi và củ con.
d.

Nhân giống từ củ con phát sinh trên thân cây mẹ:


- 12 -


Cây Hoa Loa Kèn sau khi thu hoạch một thời gian, ở gần vị trí gốc và
đỉnh ngọn của cây phát sinh những củ con. Tách những củ này đem trồng tạo
củ trưởng thành, có khả năng làm tăng năng suất và số lượng củ giống.
Phương pháp này rất mới nên chưa có nhiều những nghiên cứu và ứng dụng.
e.

Nhân giống bằng thân ngầm

Phương pháp này chỉ sử dụng với cây có thân ngầm. Các chồi mới sẽ
được mọc lên từ thân ngầm đó. Đây là phương pháp ít được sử dụng vì hệ số
nhân giống thấp chất lượng hoa kém và không ngăn chặn được nguồn bệnh do
virut gây ra.
2. Nhân giống in vitro
Để khắc phục những tồn tại của phương pháp nhân giống ngồi đồng
ruộng, chúng ta có thể ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô - tế bào thực vật
hay cịn gọi là ni cấy in vitro. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như cho
hệ số nhân giống cao, cho một lượng cây giống lớn, đồng nhất về mặt di
truyền trong một thời gian ngắn. Hiện nay, phương pháp nuôi cấy in vitro đã
được ứng dụng ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có Hoa Loa Kèn. Quy
trình nhân giống gồm các bước như sau:
a.

Giai đoạn chuẩn bị:

Nhằm tạo ra cây giống tốt, bước đầu tiên rất quan trọng có ý nghĩa
quyết định đến chất lượng của giống là phải chọn được cây mẹ khoẻ, sạch
bệnh, có đủ các đặc tính mà ta cần quan tâm. Trên cây mẹ có thể sử dụng

nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau như vảy củ, đoạn thân…
b.

Giai đoạn 2: khử trùng mẫu cấy

- 13 -


Do mơ ni cấy đưa từ bên ngồi vào, có chứa rất nhiều vi sinh vật nên
cầc phải khử trùng mô nuôi cấy trước khi đem nuôi cấy, nhằm tạo ra nguồn
ngun liệu thực vật vơ trùng, có tủ lệ nhiễm vi sinh vật thấp nhất và tỷ lệ
mẫu sống sinh trưởng cao nhất. Có thể sử dụng hgCl 2 0.1% trong 5 - 10 phút,
hoặc Ca(Cl)2 5 7% trong 15 - 20 phút. Nồng độ và thời gian khử trùng phụ
thuộc loại mẫu cấy khác nhau.
c.

Giai đoạn 3 : Nuôi cấy khởi động.

Mô cấy sau khi được khử trùng, được chuyển vào mơi trường thích hợp
về hàm lượng các chất điều tiết sinh trưởng để kích thích mẫu cấy hình thành
chồi bất định, phơi vơ tính hay kích thích chồi nách, mắt ngủ…
d.

Giai đoạn 4: nhân nhanh.

Là giai đoạn quan trọng của q trình ni cấy in vitro. Nó quyết hệ số
nhân chồi của quá trình nhân giống in vitro. Môi trường nuôi cấy nhân tạo cần
được bổ sung các chất điều tiết sinh trưởng sau cho phù hợp với từng loại mô
nuôi cấy. Các chất điều tiết sinh trưởng thwongf được sử dụng là các nhóm :
Auxin, Cytolinin. Đồng thời cần phải chú ý đến điều kiện ánh sáng, nhiệt độ.

quang chu kỳ…
e.

Giai đoạn 5 : tạo cây hoàn chỉnh:

Đây là giai đoạn chuyển từ chồi in vitro đã hình thành trong giai đoạn
nhân nhanh thành cây có đủ rễ, thân, lá, đủ các tiêu chuẩn là cây giống. Do
vây ta phải chuyển chồi từ môi trường nhân sang môi trường tạo rễ. Thông
thường môi trường tạo rễ thường sử dụng Auxin hoặc bỏ sung than hoạt tính
để kích thích sự ra rễ.

- 14 -


f.

Giai đoạn 6 : đưa cây in vitro ra vườn ươm.

Đây là bước quyết định để đánh giá thực tiễn của quá trình sản xuất
giống in vitro. Các loại giá thể trồng cây in vitro phải đảm bảo độ sạch vi sinh
vật, độ thống khí giúp cây con đạt tỷ kệ sống cao.
Với nhứng ưu thế mạnh của nuôi cấy mô - tế bào thực vật, phương
pháp này là một hướng đi đúng đắn để áp dụng trong việc nhân nhanh tạo ra
một lượng giống lớn phúc vụ cho sản xuất giống Hoa Loa Kèn mới Lilium
formolongo
2. 4. 2 .

Một số nghiên cứu về cây Hoa Loa Kèn trên thế giới và Việt

Nam

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên
cứu thành cơng trên cây Hoa Loa Kèn. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn
mạnh của nuôi cấy mô - tế bào thực vật, nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu
ứng dụng nuối cấy in vitro nhằm nhân nhanh các giống cây sạch bệnh, đa
dạng hoá nguồn gen, sản xuất lượng lớn giống cung cấp cho quy trình sản
xuất hoa, tiến tới đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng.
Hoa Loa Kèn có thể được tiến hành ni cấy trên rất nhiều bộ phận
khác nhau như đỉnh sinh trưởng, đoạn thân, vảy củ, mô lá, bầu hoa, cánh
hoa…
Năm 1974, Asjes đã tiến hành nuôi cấy meristem để tạo giống cây sạch
virus ở Hà Lan. Việc nuôi cấy đỉnh sinh trưởng cũng đã được tiến hành thành
công bởi Van Aartricjk và Blom - Barnhoom , năm 1979. Năm 1994, Mii.M,

- 15 -


Yuzawa và cộng sự ở trường đại học Chiba, Nhật bản, đã nuôi cấy được
protoplast từ meristem trên môi trường MS có bổ sung 4,1 mg/l picloram.
Đoạn thân cũng được sử dụng trong nuôi cấy bởi Sheridan (1968).
Verron và cộng sự, năm 1995, đã tiến hành nuôi cấy thành công đoạn thân,
đỉnh chồi, chồi nách của giống Convallaria Maalis trên mơ trường MS có bổ
sung vitamin theo Morell - Martin, 30g/l glucoze và tổ hợp α-NAA (0 - 10,7
mg/l) và BA (1,3 - 8,9) mg/l (1995). Cũng Verron, năm 1995 tiến hành nuôi
cấy chồi hoa và đế hoa.
Takayama và Misawa (1979), đã nghiên cứu nuôi cấy nhị và cánh hoa.
Năm 1996, Stabbert .M, Pretorius .J đã tái sinh được chồi từ hoa cịn non trên
mơi trường có 4,65 ppm Kinetin + 0,75 ppm IAA hoặc 0,54 ppm α-NAA hay
môi trường chứa 4,44 ppm BA + 0,45 ppm 2,4D. Mô sẹo cũng hình thành từ
biểu bì khi ni cấy trên mơi trường trên.
Năm 1977, Stenberg NE, Chen CH and Ross JG đã nghiên cứu việc tái

sinh chồi từ lá. Năm 1979, Niimi và Onozwa đã sử dụng mô lá để tạo nguồn
vật liệu khởi đầu cho nuôi cấy mô. Cũng từ mô lá non, Wickremesinhe .E,
Holcomb .E, Arteca .R (1995) đã tạo được mô sẹo khi nuôi cấy trên môi
trường MS có bổ sung thêm B5 theo Gamborg, 20 g/l đường saccaroze, 1 ppm
2,4D, 1 ppm BA, 20 g/l Gelrite trong điều kiện bóng tối hoặc chiếu sáng 16 h ở
nhiệt độ 25oC. Sau 3 tuần cấy chuyển sang môi trường 0,1 ppm 2,4D + 0,5
ppm BA, các mô sẹo này bắt đầu phát sinh cơ quan .
Đối với nguyên liệu là mơ vảy củ, thì đã có rất nhiều nghiên cứu của
các tác giả như Robb (1957), Hackett (1969), Allen (1974), Simmonds và
Cumming (1976), Van Aartrijk và Blom-Barnhoom (1977) , Stimart và Ascher

- 16 -


(1978)… Qua những nghiên cứu đó các tác giả đã cho thấy rằng vảy củ là
nguồn nguyên liệu chính cho việc nuôi cấy mô khi sản xuất cây giống Hoa
Loa Kèn. Sử dụng phương pháp nuôi cấy vảy củ in vitro cho phép trong một
thời gian ngắn tạo ra một lượng cây giống lớn đồng đều. Phuơng pháp này
đáp ứng được cho sản xuất ở quy mơ cơng nghiệp.
Để hồn thiện quy trình nhân giống cây Hoa Loa Kèn nhờ nuôi cấy mô
- tế bào thực vật, nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu vai trò của các yếu tố
như điều kiện nhiệt độ (Van Aartrijk và Blom-Barnhoom, 1984), ánh sáng
(Niimi và Onozwa, 1979; Takayama và Misawa, 1979), các yếu tố môi trường
trong nhân nhanh in vitro (Slimrt và Ascher, 1978; Van Aartrijk và BlomBarnhoom, 1980) . Từ năm 1962, Murashige .T và Skoog .F đã tìm ra mơi
trường tái sinh cho cây thuốc lá là môi trường MS, mà ngày nay nó được sử
dụng phổ biến trong ni cấy mô - tế bào thực vật. Môi trường này cũng được
sử dụng chủ yếu trong nuôi cấy in vitro đối với cây Hoa Loa Kèn. Tiếp theo
đó, năm 1969, Gautheret khẳng định hàm lượng dinh dưỡng muối khống
đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phân chia của mô Hoa Loa
Kèn. Những nghiên cứu của Barz và Nicolas, năm 1978, cũng chỉ ra vai trò

quan trọng của các loại vitamin Thiamin và Meso Inositon trong nuôi cấy.
Năm 1980, Van Aartrijk và Blom - Bamhom tìm ra mơi trường thích hợp cho
ni cấy Hoa Loa Kèn là MS với hàm lượng muối khống giảm đi 1/2.
Trong mơi trường nhân nhanh, hàm lượng đường là không thể thiếu đối
với sự kích thích hình thành chồi. Nó cung cấp nguồn Cacbon hữu cơ cho quá
trình dinh dưỡng của chồi. Van Aartrijk và Blom - Bamhom, năm 1980, đã
tìm ra hàm lượng đường sacaroze từ 3 - 4% làm tăng hệ số nhân chồi và
trọng lượng củ Hoa Loa Kèn nuôi cấy, nếu giảm hàm lượng đường thấp hơn

- 17 -


3% sẽ làm hạn chế các chỉ tiêu trên. Nhưng nếu hàm lượng đường quá cao,
15%, thì lại làm giảm sự hình thành chồi trong ni cấy vảy củ in vitro
(Takayama và Misawa, 1979).
Trong nhân nhanh in vitro, sự có mặt của chất điều tiết sinh trưởng
đóng vai trị quyết định đến sự hình thành, phát sinh, phát triển của chồi. Năm
1960, Musashige đã chỉ ra rằng quá trình phát sinh chồi phụ thuộc vào tỷ lệ
Auxin/cytokinin trong môi trường nuôi cấy. Việc sử dụng các chất chất điều
tiết sinh trưởng trong nghiên cứu nuôi cấy mô - tế bào thực vật đã được nhiều
tác giả nghiên tiến hành và cho kết quả tương tự. Năm 1981, Van và Blom đã
xác định được vai trò quyết định của α-NAA đến sự tái sinh chồi Hoa Loa
Kèn . Hai ông cũng chỉ ra rằng, trong ni cấy, BA hồn tồn khơng ảnh
hưởng đến sự tái sinh chồi, xong lại thúc đẩy sinh trưởng của các chồi tái
sinh.
Để thành cây giống các chồi Hoa Loa Kèn phải được chuyển sang môi
trường ra rễ, tạo cây hồn chỉnh. Các yếu tố trong mơi trường này ngồi hàm
lượng muối khống, đường, các vitamim... thì khơng thể thiếu các thành phần
khích thích sự hình thành rễ. Nhiều tác giả đã khẳng định vai trò của than hoạt
tính trong việc xúc tiến q trình ra rễ của nhiều loại cây trồng. Jacques và

Homes (1963) đã phát hiện than hoạt tính có tác dụng tăng tỷ lệ cây ra rễ trên
môi trường nuôi cấy Địa lan (Cymbilium). Các tác giả Maesato.K, Sarma.K,
Fukui.H, Hara.T (1991) đã khẳng định hàm lượng thấp của α-NAA và 2,4D
thích hợp cho sự tạo rễ, và hàm lượng cao của α-NAA không những kích tích
tạo rễ nhiều mà cịn kích thích sự hình thành lá tốt hơn.
Ngoài việc ứng dụng rộng rãi trong nhân giống thì ni cấy in vitro cịn
là kỹ thuật cơ bản cho các nghiên cứu về di truyền và lai tạo giống.

- 18 -


Prakash J, Giles KL(1986) tạo thành cơng dịng nhị bội của Oriental
lilies. Bulk, R.W. Van de & J.M. van Tuyl,1997, tạo được dòng cây đơn bội từ
giao tử đối với hoa lily. Trong công tác nghiên cứu di truyền, các cây đơn bội
và cây nhị bội có ý nghĩa rất lớn. Nó cho phép biểu hiện tính trạng di truyền
rõ ràng nhất, nên thường được sử dụng để xem xét mối kiên quan giữa kiểu
hình và kiểu gen cũng như sự di truyền tính trạng của các cá thể. Do đó mà
dịng cây đơn bội có ý nghĩa lớn trong công tác di truyền và chọn lọc giống
cây trồng.
Năm 1995, Dons .J, Van de Ven B tiến hành các nghiên cứu thăm dị
mơ tả hoạt động của các Promoter cấu trúc trong các loài khác nhau thuộc họ
Liliaceae.
Năm 1996 Langeveld-S, Boom ekamp-p và cộng sự đã nghiên cứu quá
trính biến nạp gen bằng các dòng vi khuẩn Argobacterium.
Cũng trên đối tượng hoa loa kèn, vào năm 1995, Nhật Bản thực hiện
thành công việc tổng hợp mới mARN mang gen đặc trưng bằng việc sử dụng
súng bắn gen. Chuyển gen bằng phương pháp sốc điện được thực hiện bởi
Miyoshi- H, Imamura-J, Tanaka-I (1994). Việc chuyển gen cho phép tạo ra
nhũng giống hoa mới với những đặc tình phong phú, đa dạng hơn
Meulen, J.J.M. van der, J.C. van Oeveren, J.M. Sandbrink & J.M. van

Tuyl sử dụng phướng pháp chuyển gen vào giống Asiatic hybrid để tạo giống
mới có độ bề hoa lâu hơn (1996).
Năm 2000, J. Sub và J..Lee đẫ nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và
chất lượng ánh sáng đến sự hình thành củ hoa loa kèn con và cho thấy ở nhiệt

- 19 -


độ 20-250C, số lượng, khối lượng và đường kính của củ con tăng hơn so với
nhiệt độ 300C, số lượng củ con cũng tăng hơn khi ở dưới ánh sáng đỏ.
Ở nước ta Hoa Loa Kèn cũng đã được tiến hành nghiên cứu và đạt
được một số thành công nhất định.
Năm 1993, Mai xuân Lương và cộng sự đã thăm dị quy trình nhân
giống Hoa Loa Kèn trắng Lilium longiflorum Hance trên môi trường đa lượng
với các mức dinh dưỡng khác nhau như MS, White, B5, Knutson C, Knop,
nhưng tốt nhất vẫn là môi trường MS. Tác giả cũng chỉ ra rằng điều kiện thích
hợp cho sự tái sinh và sinh trưởng cây Hoa Loa Kèn là nhiệt độ 18 - 20 oc, chế
độ chiếu sáng là 2500 - 3000 lux, với thời gian chiếu sáng là 16h mỗi ngày.
Năm 1994, Dương Tấn Nhựt đã công bố kết quả nghiên cứu giống cây
hoa huệ tây bằng phương pháp nuôi cấy vảy củ. Với thành công này đã khắc
phục được hiện tượng thoái hoá giống nghiêm trọng ở Đà Lạt lúc đó.
Cũng năm 1995, Dương Tấn Nhựt cịn thành cơng trong nghiên cứu
nhân giông Hoa Loa Kèn bằng nuôi cấy đỉnh sinh truởng được tách từ chồi
phát triển đến khi thân chính phân đốt thì tiến hành cắt thân chính thành nhiều
đốt nhỏ và tiến hành nhân nhanh.
Năm 1996, Nguyễn Quang Thạch và Nguyễn Thị Phương Thảo dã
nghiên cứu và sử dụng phương pháp ni cấy in vitro trên tập đồn giống hoa
loa kèn tím sạch bệnh nhập nội từ Pháp và đưa ra quy trình nhân giống từ khi
đưa mẫu vào đến khi sản xuất ra củ giống.
Năm 1997, Hoàng Minh Tấn và Cao Ngọc Thuý đã khẳng định được

hiệu quả kinh tế của việc xử lý nhiệt độ thấp cho củ hoa loa kèn trắng. Xử lý

- 20 -


củ giống ở điều kiện 50C trong 20 ngày đã giúp cho củ nảy mầm trước 1
tháng và rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 193 xuống 114 ngày.
Năm 2000, Dương Tấn Nhựt đã ứng dụng thành công kỹ thuật lát mỏng
tế bào đoạn thân vào nuôi cấy in vitro giống Hoa Loa Kèn Lilium longiflorum.
Năm 2001 Nguyễn Thị Nhẫn , Nguyễn Quang Thạch đã thành công
trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tạo củ in vitro trong cơng tác
nhân giống hoa loa kèn.
Ngồi lĩnh vực nghiên cứu ni cấy in vitro, cũng có nhiều nghiên cứu
khác trên cây Hoa Loa Kèn của nhiều tác giả trong và ngoài nước như kéo dài
thời gian bảo quản hoa bằng chất kháng etylen (Swart, 1981), ngâm củ giống
trong dung dịch kháng etylen làm tăng chất lượng hoa (Vanmeeteren và Proft,
1982), phá ngủ cho củ giống bằng nhiệt độ (Nhật Bản, 1998). Nghiên cứu ảnh
hưởng của nhiệt độ thấp làm tăng khả năng phát triển và rút ngắn thời gian ra
hoa (Nguyễn Quang Thạch và công sự, 1986). Năm 1992, Nguyễn Mạnh Khải
và cộng sự nghiên cứu làm tăng chiều cao cây và tăng số bông bằng cách tăng
thời gian chiếu sáng và phun GA 3 nhiều lần lên cây hoa trái vụ…Như vậy
bằng cách tổng hợp các biện pháp vật lý, hố học cho củ giống và trong q
trình sinh trưởng, phát triển của cây, ta có thể điều khiển sự ra hoa trái vụ Hoa
Loa Kèn. ở Việt Nam, hiện nay Bộ môn Sinh lý – Khoa học Nông học –
Trường Đại học Nông nghiệp I thành công trong tạo vụ Hoa Loa Kèn trái vụ,
được ứng dụng trong sản xuất, cho phép cung cấp Hoa Loa Kèn vào các dịp tết
dương lịch, tết Nguyên đán, quốc tế phụ nữ 8/3 … mà trước đó chưa hề có ở
miền Bắc Việt Nam.

- 21 -



Trong lĩnh vực chọn tạo giống, mục tiêu nghiên cứu hiện nay đối với
cây hoa loa kèn là chọn tạo được các giống mới mang các đặc tính chống chịu
bệnh (các bệnh nấm (Fusarium oxysporum, Pythium) và virus), các tính trạng
chất lượng (hoa có tuổi thọ kéo dài, có khả năng mọc mầm tốt), lai khác loài
và biến nạp gen. Ngoài ra, hệ thống các marker phân tử cũng được phát triển
nhằm phát hiện các marker di truyền liên kết với các đặc tính kháng bệnh
nấm, virus...và góp phần xây dựng bản đồ di truyền của cây hoa loa kèn (van
Tuyl và CS, 1996). Các nghiên cứu về hệ thống thụ phấn in-vitro, cứu phôi
cũng đã được nghiên cứu ứng dụng nhằm khắc phục các hạn chế của kỹ thuật
lai khác lồi, góp phần tạo ra một loạt các nhóm hoa loa kèn mới hiện nay.
2. 4 .
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NUÔI CẤY MÔ - TẾ BÀO THỰC
VẬT:
2. 4. 1 . Khái niệm chung về nuôi cấy mô - tế bào thực vật:
nuôi cấy mô - tế bào thực vật, hay cịn gọi là ni cấy in vitro, là việc
ni cấy các nguồn ngun liệu thực vật hồn tồn sạch vi sinh vật trên môi
trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng tuyệt đối.
2. 4. 2 . Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô - tế bào thực vật
Tế bào được coi là đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sinh
vật. Các sinh vật đơn bào có thể sống độc lập, tất cả các chức năng sống đều
tập trung trong một tế bào ấy. Người ta nói tế bào này có tính tồn năng, nghĩa
là nó có khả năng sống và phát triển độc lập không phụ thuộc vào các cơ thể
sống khác. Đối với các sinh vật đa bào thì cơ thể là tập hợp các tế bào mà các
tế bào đó có nguồn gốc từ một tế bào hợp tử duy nhất. Từ một hợp tử ban đầu
phân chia tạo phơi, các tế bào phơi chun hố tạo mơ, rồi tạo cơ quan, tập
hợp các cơ quan tạo cơ thể đa bào hoàn chỉnh. Các hoạt động sống của cơ thể

- 22 -



đa bào chính là tổng hợp các phản ứng sinh lý, sinh hóa xảy ra trong các tế
bào. Dựa trên cơ sở đó mà cơng nghệ ni cấy mơ - tế bào thực vật ra đời.
Có hai đặc tính quan trong của tế bào thực vật được coi là cơ sở lý
thuyết cho công nghệ nuôi cấy mô - tế bào thực vật :
1.Tính tồn năng của tế bào:
Năm 1952, Haberlandt đã đề xuất học thuyết tính tồn năng của tế bào:
"Mỗi một tế bào của một cơ thể đa bào đều mang trong mình đầy đủ các
thơng tin di truyền để kiến tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh. Vì vậy khi đặt tế
bào vào trong điều kiện thuận lợi, nó có thể phát triển thành một cơ thể".
Khoa học đã chứng minh được sự đúng đắn của học thuyết ấy. Ví dụ, tế bào lá
có chứa tồn bộ AND của cơ thể thực vật. Thế nên, khi ta ni cấy tế bào lá
trong mơi trường có chứa đầy đủ các yếu tố duy trì hoạt động của tồn bộ bộ
AND đó thì từ tế bào lá đó có thể hình thành nên một cơ thể thực vật.
2. Sự phân hố và phản phân hố:
Sau khi thụ tinh hình thành hợp tử, hợp tử phân chia đếu đặn tạo các tế
bào phơi sinh hồn tồn giống nhau về hình dạng, chức năng. Sau đó các tế
bào phơi sinh trải qua q trình chun hố tạo các tế bào có hình dạng khác
nhau và thực hiện các chức năng sinh lý khác nhau. Sự chuyển các tế bào phôi
sinh thành tế bào chun hố ấy chính là sự phân hố. Ví dụ, ở thực vật, từ
hợp tử ban đầu phân chia tạo các tế bào phôi sinh, các tế bào này phân hố
thành các mơ chun hố, hình thành nên các cơ quan khác nhau của cây: lá,
thân, rễ…

- 23 -


Ngược lại, trong một số trường hợp nhất định, từ một tế bào đã chuyên
hoá lại trở về tế bào phôi sinh, và những tế bào phôi sinh này chỉ có khả năng

phân chia tế bào mới chứ khơng htực hiện các chức năng chun hố. Đó
được gọi là q trình phản phân hố. Ví dụ, tế bào mơ lá, mô rễ… qua xử lý
bắng các tác nhân, bị sùi lên, hình thành mơ sẹo.
Sự phân hố và phản phân hố là con đường để thể hiện tính tồn năng
của tế bào trong công nghệ nuôi cấy mô - tế bào thực vật. Trong thực tế đấy
chính là sự hoạt hoá hoặc ức chế các gen trong AND của tế bào. Khi gen quy
định một hoạt động nào đó của tế bào được hoạt hố thì tế bào sẽ thể hiện
chức năng đó, và ngược lai khi gen đó bị ức chế. Việc đóng hay mở các gen
được thực hiện bởi các tín hiệu của mơti trường hay của chính tế bào. Trong
nuôi cấy mô - tế bào thực vật, việc đó được điều khiển bởi các tác nhân của
mơi trường ni cấy mà đặc biệt là các chất kích thích sinh trưởng thực vật
được bổ sung vào mơi trường.

- 24 -


PHẦN BA

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU
3.2.1.

Đối tượng nghiên cứu: cây Hoa Loa Kèn chịu nhiệt Lilium

formolongo.
3.2.2.

Vật liệu nghiên cứu: là củ giống Hoa Loa Kèn chịu nhiệt Lilium


formolongo nhập từ Côn Minh, Trung Quốc.
3.2.3.

Địa điểm và điều kiện nghiên cứu:

Tồn bộ q trình ni cấy được tiến hành tại phịng Sinh Học Nơng
Nghiệp, Viện Cơng Nghệ Sinh Học Thực Vật Trường Đại Học Nông Nghiệp I

- 25 -


×