Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đề tài thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng phương pháp đo vẽ phối hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.42 KB, 77 trang )

Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhảy vọt của các ngành khoa học
kỹ thuật đà đem lại những thành tựu khoa học hết sức rực rỡ và được ứng dụng
rộng rÃi trong mọi lĩnh vực. Điều đó đà giúp cho ngành khoa học Trắc địa ảnh
ngày càng tiến bộ và hiện đại hơn, thay thế dần các phương pháp thành lập bản đồ
truyền thống.
Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước của Đảng ta đề ra ngày càng được đẩy mạnh trên phạm vi toàn quốc.
Theo đó các yêu cầu đòi hỏi về bản đồ địa hình để phục vụ công tác khảo sát,
thiết kế, quy hoạch là rất cần thiết, đặc biệt là tại các vùng kinh tế trọng điểm, các
khu công nghiệp, khu công trình đầu mối thuỷ lợi, thuỷ điện ...vv. Vì vậy để đáp
ứng kịp thời các mục đích sử dụng thì công tác thành lập bản đồ địa hình là một
công việc mang tính cấp bách hiện nay.
Để thành lập bản đồ địa hình người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau, ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì vấn đề đặt ra là cần
thành lập bản đồ với phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Để đáp ứng yêu cầu
đó công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không và các phần mềm
ứng dụng đà ra đời. Chúng được ứng dụng để thành lập bản đồ địa hình từ ảnh
hàng không nhờ các hệ thống máy tính hiện đại.
Trên cơ sở tổng hợp những kiến thức đà học cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy giáo ThS. Trần Đình Trí, cùng các thầy cô giáo trong bộ môn, được sự
đồng ý của Bộ môn Trắc địa ảnh - Khoa Trắc địa - Trường đại học Mỏ - Địa chất
nên em đà chọn đề tài tốt nghiệp :
((
Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng phương pháp đo vẽ phối hợp ))
Nội dung của đề tài được trình bày bao gồm 4 chương.
Chương1 : Khái quát về bản đồ địa hình


Chương2 : Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
Chương3: Thành lập BĐĐH bằng Pp đo vẽ phối hợp
Chương4: Công tác thực nghiệm
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Trần Đình Trí, cùng các thầy cô
giáo trong bộ môn Trắc địa ảnh và các bạn đồng nghiệp đà nhiệt tình giúp đỡ em
trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

-1-

Đồ ¸n Tèt nghiÖp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Chương 1

Khái quát về bản đồ địa hình.
1.1 Một số vấn đề chung về bản đồ.
Bản đồ là một sự hiển thị thu nhỏ trên mặt phẳng, khái quát hoá các đối
tượng và hiện tượng có trên bề mặt hoặc liên quan đến bề mặt trái đất. Mỗi bản
đồ đều được xây dựng theo một quy luật toán học nhất định gồm : Hệ thống toạ
độ, tỷ lệ và phép chiếu.
Nhưng trong thực tế, khái niệm về bản đồ có thể được hiểu với một nghĩa
rộng về sự hiển thị một dạng thông tin bất kỳ nào đó có thể xem được, đặc biệt là
đối với những thông tin thể hiện tính chất, trạng thái của một dạng đối tượng nào
đó được tổng hợp khái quát hoá dưới dạng biểu đồ hoặc sơ đồ. Song dạng bản đồ
có tính khoa học nhất và phổ biến nhất là dạng được xây dựng trên một cơ sở toán

học xác định, các yếu tố nội dung bản đồ được tổng quát hoá trên bản đồ và được
biểu thị bằng ngôn ngữ của bản đồ.
Cơ sở to¸n häc, sù tỉng qu¸t ho¸ c¸c u tè néi dung và sự thể hiện các yếu
tố nội dung bằng ký hiệu bản đồ chính là 3 đặc tính cơ bản phân biệt giữa bản đồ
với các hình thức khác biểu thị bề mặt trái đất.
Bản đồ có những tính chất cơ bản là: Tính trực quan, tính đo đạc và tính
thông tin. Bằng bản đồ người sử dụng có thể tìm ra được những quy luật của sự
phân bố các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt đất, từ bản đồ ta có thể xác định
được các trị số như : Toạ độ, độ dài, diện tích, thể tích, góc, phương vị...
Về cơ bản, bản đồ được phân chia theo c¸c d·y tû lƯ : Tû lƯ lín (  1: 5000),
tû lƯ trung b×nh( 1: 10.000  1: 25.000) và tỷ lệ nhỏ (1:100.000 1:100.000 hoặc
nhỏ hơn).
Có hai loại bản đồ mà chúng ta thường gặp là bản đồ địa hình và bản đồ
chuyên đề.
Mọi bản ®å ®Ịu bao gåm : Sù thĨ hiƯn c¸c u tố nội dung, cơ sở toán học,
các yếu tố hỗ trợ và bổ xung.
+ Sự thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ là bộ phận chủ yếu của bản đồ, bao
gồm các thông tin về các đối tượng và các hiện tượng được biểu đạt trên bản đồ
như : sự phân bố các tính chất, những mối liên hệ và sự biến đổi của chúng theo
thời gian. Những thông tin đó chính là nội dung bản đồ. Ví dụ các yếu tố nội
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

-2-

Đồ án Tèt nghiÖp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa


dung của bản đồ địa hình là : thuỷ hệ, các điểm dân cư, dáng đất, lớp phủ thực
vật, mạng lưới các đường giao thông và các đường dây tải điện, dây thông tin,
một số đối tượng kinh tế nông nghiệp và văn hoá, sự phân chia hành chính v.v.
Đối với các yếu tố nội dung của bản đồ chuyên đề thì phụ thuộc vào đề tài cụ thể
của nó.
+ Các quy luật hình học của sự hiển thị bản đồ thì phụ thuộc vào cơ sở toán
học của bản đồ. Các yếu tố cơ sở toán học của bản đồ bao gồm : tỷ lệ, phép chiếu
và hệ lưới toạ độ được dựng trong phép chiếu đó, mạng lưới khống chế trắc địa,
sự phân mảnh đáng số và bố cục của bản đồ.
+ Các yếu tố hỗ trợ và bổ sung bao gồm : Bảng chú giải, thước tỷ lệ và các
đồ thị.
Ngoài ra trên tờ bản đồ còn thường có các bản đồ phụ, các biểu đồ, đồ
thị...nhằm mục đích bổ sung làm sáng tỏ và làm phong phú thêm về những
phương diện nào đó của nội dung bản đồ.
1.2. Khái quát về bản đồ địa hình.
Bản đồ địa hình là loại bản đồ thể hiện một cách có chọn lọc các đối tượng
tự nhiên và nhân tạo có trên mặt đất ở một tỷ lệ nhất định nào đó. Các yếu tố nội
dung cơ bản của bản đồ địa hình được biểu thị trên bản đồ bằng các ký hiệu quy
ước hiện hành.
Mức độ chi tiết biểu thị nội dung của bản đồ phụ thuộc vào tỷ lệ và mục đích
sử dụng của bản đồ. Bản đồ địa hình thường được sử dụng như là một khung
hình học cho các loại thông tin chuyên đề không gian khác.
Các yếu tố quan trọng cần chú ý khi sử dụng bản đồ địa hình là: nội dung, tỷ
lệ, lưới chiếu, thời gian thành lập và hiệu chỉnh.
Các bản đồ địa hình ë nh÷ng d·y tû lƯ: 1:200, 1:500, 1: 1.000, 1: 2.000, 1:
5.000, 1: 10.000, 1: 25.000, 1: 50.000 vµ 1: 100.000 được gọi là hệ thống bản đồ
địa hình cơ sở. Trong đó những bản đồ ở dÃy tỷ lệ: 1:500, 1: 1.000, 1: 2.000, 1:
5.000 là hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, những bản đồ ở dÃy tỷ lệ: 10.000, 1:
25.000 là hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình, và những bản đồ tỷ lệ: 1:

50.000 và 1: 100.000 là hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ.

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

-3-

Đồ ¸n Tèt nghiÖp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

1.3. Mục đích sử dụng và các yêu cầu của bản đồ địa hình.
Bản đồ địa hình (BĐĐH) được sử dụng rất rộng rÃi trong nhiều ngành nghề,
nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tổ chức kinh tế khác nhau thì sử dụng BĐĐH ở góc
độ khác nhau. ở mức độ chi tiết khác nhau của mỗi loại BĐĐH sẽ đáp ứng nhu
cầu khác nhau cho mục đích sử dụng.
Các BĐĐH tỷ lệ lớn phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch và thiết kế chi
tiết, cụ thể:
- Bản đồ địa hình 1:5.000 được dùng để thành lập tổng bình đồ thành phố,
khu công nghiệp, quy hoạch mặt bằng cho khu vực chưa xây dựng, thiết kế các
công trình dạng thẳng, lập thiÕt kÕ kü tht cho hƯ thèng t­íi tiªu trong khu vực
có diện tích nhỏ, địa hình phức tạp.
- Các bản đồ địa hình 1: 2.000 được dùng để thiết kế kỹ thuật, thiết kế chi
tiết mặt bằng và chuyển thiết kế ra thực địa cho các công trình công nghiệp, dân
dụng..., lập bản vẽ thi công cho hệ thống tưới tiêu bằng thiết bị ngầm, thiết kế xây
dựng các tuyến kênh đào, các tuyến đường giao thông ở những vùng có địa hình
và cấu tạo địa chất phức tạp. BĐĐH tỷ lệ 1: 1.000, 1: 500 dùng để thiết kế chỉ đạo
thi công các công trình ở khu vực chưa xây dựng và để đo vẽ hoàn công các công

trình.
Yêu cầu về nội dung của các bản đồ ở dÃy tỷ lệ này phải rất đầy đủ và rõ
ràng, các đối tượng địa vật thường được biểu thị theo tỷ lệ và đúng ký hiệu quy
ước. Độ chính xác của bản đồ rất cao.
Các BĐĐH tỷ lệ trung bình và nhỏ thường được sử dụng rộng rÃi trong phát
triển kinh tế cũng như trong quân sự.
+ Về mặt kinh tế: Nó được dùng làm quy hoạch ruộng đất, điều tra thỉ
nh­ìng, thiÕt kÕ hƯ thèng t­íi tiªu ë vïng tương đối bằng phẳng, chọn vị trí đập
nước thiết kế sơ bộ hệ thống đầu mối công trình, xác định diện tích và khối lượng
hồ chứa..., dùng để thăm dò và quy hoạch tổng thể các vùng khoáng sản, tiến
hành khảo sát thiết kế các tuyến giao thông, dùng để quy hoạch quản lý các loại
rừng, quy hoạch tổng thể việc xây dựng thành phố, khu công nghiệp.
+ Về mặt quân sự: Dùng để nghiên cứu địa hình, tổ chức lưới hoả lực. Chỉ
huy quân đội tác chiến. Thiết kế và xây dựng các hệ thống phòng thủ , xây dựng
sân bay, các công trình và mục tiêu quân sự khác.

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

-4-

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

- Bản đồ địa hình 1: 50.000, 1: 100.000 được sử dụng trong nhiều ngành
kinh tế quốc dân. Dùng trong công tác khảo sát sơ bộ trong phạm vi rộng, trong
quy hoạch lÃnh thổ và tổ chức các vùng kinh tế trọng điểm; dùng nghiên cứu về

mặt địa chất, thuỷ văn của một vùng rộng lớn. Bản đồ 1: 100.000 còn là cơ sở địa
lý để thành lập các bản đồ chuyên đề tỷ lệ lớn và trung bình như bản đồ địa chất,
bản đồ thổ nhưỡng.
Những yêu cầu cơ bản của nội dung các BĐĐH ở những dÃy tỷ lệ này là
phải thể hiện chân thực, rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng nhanh chóng ở thực
địa; các yếu tố biểu thị trên bản đồ phải đầy đủ, chính xác đạt yêu cầu quy định
của quy phạm đo vẽ và ký hiệu BĐĐH tỷ lệ tương ứng, hiện hành. Mức độ chi tiết
của nội dung bản đồ phải phù hợp với mục đích sử dụng và đặc điểm của khu vực.
1.4. Cơ sở toán học của bản đồ địa hình.
Cơ sở toán học của bản đồ địa hình bao gồm: tỷ lệ, phép chiếu, hệ thống toạ
độ, cơ sở trắc địa, sự phân mảnh và bố cục của bản đồ.
1.4.1. Tỷ lệ.
Tỷ lệ của bản đồ được xác định mức độ thu nhỏ của bề mặt trái đất khi biểu
thị lên bản đồ. Nó là tỷ số giữa chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ và chiều dài
thực của đoạn thẳng đó ngoài thực địa.
Có 3 hình thức thể hiện tỷ lệ trên bản đồ:
- Tỷ lệ số: Ví dụ: 1: 10.000
- Tỷ lệ chữ: Ví dụ: 1cm bản ®å b»ng 100m thùc ®Þa”.
- Tû lƯ th­íc. Gåm th­íc tỷ lệ xiên và thước tỷ lệ thẳng.
Trên bản đồ địa hình thường thể hiện cả 3 loại tỷ lệ trên.
Về hệ thống tỷ lệ bản đồ địa hình thì nước ta cũng dùng các dÃy tỷ lệ như
hầu hết các nước khác trên thế giới, gồm các tỷ lệ: 1: 200, 1: 1.000, 1: 2.000, 1:
5.000, 1: 10.000, 1: 25.000, 1: 100.000 và tỷ lệ nhỏ hơn.
Tỷ lệ của bản đồ địa hình chủ yếu được xác định tuỳ thuộc vào mục đích sử
dụng bản đồ và đặc điểm khu đo. Yêu cầu thiết kế quy hoạch càng chi tiết , địa
hình, địa vật hay các công trình cần xây dựng càng phức tạp thì yêu cầu tỷ lệ của
bản đồ càng lớn.
1.4.2. Phép chiếu.
Phép chiếu bản đồ là một quy luật toán học của sự biểu thị bề mặt Elippxoid
( hoặc mặt cầu) của trái đất trên bề mặt phẳng.

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

-5-

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Trong thực tế có rất nhiều phép chiếu khác nhau và được phân thành nhiều
loại như: phép chiếu đồng góc, phép chiếu đồng diện tích, phép chiếu tự do,...
Hoặc phép chiếu hình nón, phép chiếu hình trụ,... Mỗi loại phép chiếu chỉ phù
hợp cho từng đặc điểm lÃnh thổ của mỗi quốc gia và tuỳ thuộc vào loại bản đồ mà
ta cần thành lập.
Bản đồ địa hình nước ta được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình Gauss Kriuger.
Phép chiếu Gauss - Kriuger là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc, lấy hình
chiếu kinh tuyến giữa múi làm trục X và lấy hình chiếu của xích đạo làm trục Y.
Nó ứng dụng cho từng múi chiếu 60 hoặc 30 của mặt phẳng Elippxoid.
Phép chiếu Gauss được dùng để thành lập bản đồ địa hình có tỷ lệ từ
1: 50.000 đến lớn hơn. Trong đó đối với các bản đồ có tỷ lệ 1: 25.000 thì dùng
múi chiếu 60 còn đối với các bản đồ tỷ lệ 1: 10.000 thì sử dụng múi chiếu 30 để
tính toạ độ cho các điểm khống chế trắc địa.
Trên bản đồ địa hình, sự biểu hiện của phép chiếu chính là mạng lưới các
đường kinh tuyến, vĩ tuyến.
1.4.3. Hệ thống toạ độ.
Các hệ thống toạ độ thường dùng trong trắc địa bao gồm: Hệ toạ độ địa lý,
hệ toạ độ vuông góc Gauss - Kriuger, hệ toạ độ vuông góc quy ước, hệ toạ độ cực
và độ cao.

Hệ thống toạ độ trên bản đồ được biểu thị bằng mạng lưới toạ độ được dựng
theo phép chiếu của bản đồ. Hệ thống mạng lưới toạ độ là cơ sở để thành lập các
bản đồ và để tiến hành những đo đạc khác nhau trên bản đồ.
Bản đồ địa hình ở nước ta được thành lập trên cơ sở phép chiếu Gauss, hệ toạ
độ và độ cao nhà nước 1972. Từ năm 2000 đến nay, các loại bản đồ được chuyển
về hệ toạ độ VN2000.
1.4.4. Cơ sở trắc địa.
Cơ sở trắc địa để thành lập bản đồ địa hình bao gồm:
a. Kích thước Elipxoid.
Từ trước đến nay, n­íc ta sư dơng kÝch th­íc Elipxoid krassovsky ®Ĩ sư lý
các kết quả đo đạc trắc địa và để tính phép chiếu của các bản đồ địa hình. Với các
thông số cơ bản như sau:
Bán trục lớn: a = 6378245m.
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

-6-

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Bán trục bÐ: b = 6356863,01877m.
§é dĐt thø nhÊt:  = 0,0033523299.
HiƯn nay theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số: 83/2000/QĐ - TTg
ngày 12 tháng 7 năm 2000 thì kể tõ ngµy 12/8/2000 n­íc ta sư dơng HƯ quy
chiÕu vµ Hệ toạ độ quốc gia mới: VN-2000 thay thế Hệ quy chiếu và hệ toạ độ
quốc gia Hà Nội 1972. Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia: VN-2000 cã c¸c

tham sè chÝnh nh­ sau:
a. Elipxoid quy chiÕu WGS- 84, có;
+ Bán trục lớn: a = 6378137,000m.
+ Độ dẹt: f = 1/298,257223563.
b. Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 tại khuôn viên Viện nghiên cứu Địa
chính (Hà Nội).
c. Lưới toạ độ phẳng cơ bản: Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc uTm quốc
tế.
d. Chia múi và phân mảnh hệ thống bản đồ cơ bản: Theo hệ thống lưới chiếu
utm quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống hiện hành có chú thích danh

pháp UTM quốc tế.
b. Lưới khống chế cơ bản nhà nước.
- Lưới tam giác và đường truyền hạng I,II,III,IV.
- Lưới độ cao hạng: I, II, III, IV.
c. Lưới khống chế cơ sở (lưới tăng dày).
- Lưới giải tích và đường truyền cấp 1,2.
- Lưới ®é cao kü thuËt.
d. L­íi khèng chÕ ®o vÏ.
- L­íi tam giác nhỏ, đường truyền kinh vĩ và giao hội mặt phẳng.
- Lưới độ cao kinh vĩ, độ cao lượng giác.
1.4.5. Sự phân mảnh và đánh số bản đồ địa hình.
Bản đồ địa hình được thành lập trên từng vùng rộng lớn và phủ khắp toàn
quốc nên tiện cho việc đo vẽ, quản lý và sử dụng cần phải phân mảnh và đánh số
mảnh.
Sự phân mảnh và đánh số bản đồ là dựa vào một hệ thống ký hiệu riêng biệt
đối với từng khu vực, cho từng loại tỷ lệ và từng mảnh bản đồ. Ký hiệu riêng của
mỗi mảnh bản đồ gọi là danh pháp (số hiệu) của mảnh bản đồ đó.
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn


-7-

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Cơ sở của sự phân mảnh và đánh số các bản đồ địa hình là dựa theo các
đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến. Trước hết là sự phân mảnh và đánh số và
đánh số bản đồ địa hình 1:1.000.000, sau đó các bản đồ địa hình có tỷ lệ lớn hơn
sẽ được phân mảnh và đánh số dựa trên cơ sở của sự phân mảnh và đánh số của
bản đồ địa hình 1:1.000.000.
a. Sự phân mảnh và đánh số của bản đồ địa hình 1:1.000.000.
Các bản đồ địa hình 1: 1.000.000 được phân mảnh và đánh số thống nhất
trên toàn thÕ giíi.
Theo c¸c kinh tun c¸ch nhau 1 kinh sai = 60, người ta chia bề mặt trái
đất ra các múi 60 và được đánh dấu lần lượt bằng chữ số ả Rập từ 1 đến 60 bắt
đầu từ kinh tuyến 1800 theo chiều ngược kim đồng hồ (từ Tây sang Đông).
Mặt khác theo các vĩ tuyến khác nhau 1 vĩ sai = 40 chia bề mặt trái đất
thành các đai 40 bắt đầu từ xích đạo về hai cực. Các đai được đánh dấu lần lượt
bằng chữ cái La tinh từ A đến V.
Như vậy bề mặt trái đất được chia ra thành các hình thang có kích thước 40 x
60. Mỗi hình thanh như vậy nó biểu thị chọn vẹn 1 mảnh bản đồ địa hình
1:1.000.000. Danh pháp của tờ bản đồ này là sự biểu thị giữa chữ cái tên đai với
dấu hiệu của múi chia như trên.
Ví dụ: Danh pháp của tờ bản đồ 1: 1.000.000 là F- 48.
b. Sự phân mảnh đánh số của bản đồ địa hình1:1.000.000.
Mảnh bản đồ 1: 1.000.000 chia thành 12 hàng x 12 cột theo kinh độ và vĩ độ,

được 144 mảnh tỷ lệ 1: 100.000, đánh dấu bằng các chữ số ả Rập từ 1 144 lần
lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Danh pháp của mảnh 1: 100.000 bao
gồm danh pháp mảnh 1: 1.000.000 kèm theo số thứ tự của mảnh chia đó.
Ví dụ: F 48-23
Bản đồ 1:100.000 là cơ sở để phân chia và đánh số các bản đồ tỷ lệ lớn hơn.
c. Phân mảnh, đánh số bản đồ địa hình 1: 50.000.
Chia mảnh 1: 100.000 thành 4 mảnh tỷ lệ 1: 50.000 và được đánh dấu bằng
chữ cái A,B,C,D theo nguyên tắc như trên. Danh pháp của mảnh 1: 50.000 bao
gồm danh pháp mảnh 1:100.000cùng với dấu hiệu chữ cái mảnh 1: 50.000 đó.
Ví dụ: F- 48 - 23- A
d. Phân mảnh đánh số bản đồ 1: 25.000.
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

-8-

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Chia mảnh 1: 50.000 thành 4 phần sẽ nhận được 4 mảnh tỷ lệ 1: 25.000 và
được đánh dấu bằng chữ viết thường a, b, c,d. Danh pháp của mảnh 1: 25.000 là
danh pháp của mảnh 1: 50.000 ghép với dấu hiệu đà đánh dấu mảnh 1: 25.000
tương ứng.
Ví dụ: F- 48-23-A- b.
e. Phân mảnh đánh số bản đồ 1: 10.000.
Chia mảnh 1: 25.000 thành 4 mảnh tỷ lệ 1:10.000 và đánh số 1,2,3,4. Danh
pháp của mảnh 1: 10.000 gồm danh pháp m¶nh 1: 25.000 ghÐp víi sè thø tù cđa

m¶nh1: 10.000 t­¬ng øng.
VÝ dơ: F - 48 - 23 - A - b - 1.
g. Phân mảnh đánh số bản đồ 1: 5.000.
Mảnh bản đồ 1: 5.000 được chi thành mảnh bản đồ 1:100.000 theo vĩ độ là
16 hàng và theo kinh độ là 24 cột thành 384 mảnh tỷ lệ 1: 5000, được đánh số
theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống dưới bắt đầu từ 1 384.
Danh pháp của mảnh bản đồ 1: 5000 bao gồm danh pháp của mảnh 1:
100.000 đem chia, cùng với số thứ tự của mảnh chia 1: 5.000 được để trong ngoặc
đơn.
Ví dụ: F-48-23-(384).
h. Phân mảnh đánh số bản đồ 1: 2000.
Chia mảnh bản đồ 1: 5000 thành 3 hàng x 2 cột được 6 mảnh tỷ lệ 1: 2.000,
các mảnh chia được đánh dấu bằng các chữ thường: a,b,c,d,e,f.
Danh pháp mảnh 1: 2.000 gồm danh pháp của mảnh 1: 5000 kèm theo dấu
hiệu của mảnh chia tương ứng. Trong đó số thứ tự của mảnh 1: 5000 và dấu hiệu
của mảnh chia 1: 2000 được cùng để trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: F-48-23-(384-a).
- Các bản đồ tỷ lệ lớn hơn được chia theo lưới ô vuông.
1.4.6. Bố cục của bản đồ.
Bao gồm sự trình bày khung, các nội dung trong và ngoài khung, sự định
hướng của bản đồ đó và cách bố trí lÃnh thổ trong khung.
Khung bản đồ bao gồm khung trong và khung ngoài. Khung trong của bản
đồ địa hình được tạo bởi hai kinh tuyến biên và 2 vĩ tuyến biên. Tại 4 góc khung
trong ghi rõ toạ độ địa lý , . Ngoài ra còn có khung độ phút nằm cách khung
trong về phía ngoài 0,6mm (đối với bản đồ 1: 10.000 1: 25.000).
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

-9-

Đồ án Tốt nghiệp



Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Bên trong khung trong của bản đồ là sự thể hiện các phần tử nội dung bản đồ
và mạng lưới toạ độ vuông góc.
Các nội dung trình bày bên ngoài khung bản đồ bao gồm: Danh pháp, tên
mảnh, tên khu vực đo vÏ, ghi chó tû lƯ, gi¶i thÝch ký hiƯu...
1.5 Néi dung của bản đồ địa hình.
Các nội dung cơ bản cần thể hiện trên bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố
sau:
- Điểm khống chế trắc địa.
- Điểm dân cư.
- Các đối tượng kinh tế, văn hoá, xà hội.
- Đường giao thông và các thiết bị phụ thuộc.
- Thuỷ hệ và các công trình phụ thuộc.
- Dáng đất và chất đất.
- Lớp phủ thực vật.
- Ranh giới hành chính - chính trị.
- Địa danh và các ghi chú hành chính khác.
Tất cả các đối tượng nói trên được thể hiện trên BĐĐH với độ chi tiết cao và
được ghi chú về các đặc trưng số lượng, chất lượng.
Ngoài ra khi sử dụng BĐĐH thì việc định hướng có ý nghĩa quan trọng. Do
vậy các vật định hướng cũng là yếu tố tất yếu của nội dung bản đồ địa hình.
Địa vật định hướng: Là địa vật dễ dàng nhận biết ngoài thực địa, nó cho
phép xác định được vị trí nhanh chóng và xác định trên bản đồ. Các vật định
hướng có thể là: toà nhà cao tầng, nhà thờ, cây độc lập, ngà tư đường...
Điểm khống chế trắc địa.

Đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10.000 và lớn hơn thì nói chung các điểm
khống chế trắc địa có trôn mốc cố định phải biểu thị lên bản đồ.
Trên các bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25.000 đến 1: 100.000 biểu thị các điểm
của mạng lưới trắc địa nhà nước hạng I,II,III,IV, các điểm truyền kinh vĩ và điểm
thuỷ chuẩn.
Điểm dân cư.
Dân cư là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa hình. Khi
thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ địa hình phải giữ được đặc điểm đặc trưng
của chúng về quy hoạch và cấu trúc.
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 10 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Bản đồ tỷ lệ càng lớn thì sự biểu thị các điểm dân cư càng chi tiết. Các điểm
dân cư được đặc tr­ng bëi kiĨu c­ tró, sè ng­êi vµ ý nghÜa hành chính, chính trị
của nó, như: các thành phố, các kiểu dân cư thành phố, kiểu dân cư nông thôn.
Kiểu dân cư được thể hiện trên bản đồ địa hình bằng kiểu ghi chú tên của nó.
Trên bản đồ tỷ lệ 1: 10.000 và 1: 25.000 các điểm dân cư được biểu thị bằng
ký hiệu quy ước đối với các ngôi nhà và các vật kiến trúc riêng biệt, như trong đó
đà có sự lựa chọn nhất định.
Các đối tượng kinh tế, văn hoá xà hội.
Các công trình công cộng phải biểu thị tính chất kinh tế, văn hoá xà hội của
chúng như: nhà máy, ubnd, nhà thờ, chùa, bưu điện, nghĩa trang, tượng đài,

trường học, bệnh viện, các đường dây điện cao thế - hạ thế, đường dây thông tin
v.v.
Nói chung các đối tượng kinh tế, văn hoá xà hội khi biểu thị phải có sự lựa
chọn tuỳ theo tỷ lệ bản đồ; ưu tiên biểu thị các đối tượng có ý nghĩa lịch sử, văn
hoá hoặc ý nghĩa phương vị. Ghi chú chiều cao cho các đối tượng cao từ 15m trở
lên và ghi chú tên riêng nếu có.
Đường giao thông và các tthiết bị phụ thuộc.
Hệ giao thông bao gồm các loại: Đường sắt, đường ôtô, đường đất, đường
mòn, đường bờ ruộng và các sân bay, bến tàu thuyền và bến đò...
Các thiết bị phụ thuộc gồm các loại cầu, cống bắc qua đường. Các cầu ôtô
qua được đều phải ghi chú vật liệu làm cầu, trọng tải cầu, chiều dài, chiều rộng.
Ghi chú đầy đủ tên riêng nếu có.
Trên các bản đồ tỷ lệ 1: 10.000 lớn hơn phải biểu thị tất cả mạng lưới giao
thông và các đối tượng liên quan.
Trên các bản đồ tỷ lệ 1: 25.000 và nhỏ hơn thì sự biểu thị hệ thống đường
giao thông có sự chọn lọc lấy bỏ và khái quát cao hơn. Ưu tiên chọn lọc theo ý
nghĩa của từng con đường.
Khi biểu thị hệ thống giao thông cần lưu ý đến các cấp đường, các đoạn
đường đắp cao, xẻ sâu, cầu cống, biển chỉ đường, cột cây số...
Đối với đường sắt khi biểu thị cần phân loại độ rộng đường ray và lưu ý đến
các đối tượng liên quan như: nhà ga, nhà tuần phòng...
Đối với đường ô tô cần thể hiện chất liệu rải mặt, độ rộng lòng đường và tên
đường bằng ghi chú.
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 11 -

Đồ án Tốt nghiệp



Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Thuỷ hệ và các công trình phụ thuộc.
Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị chi tiết trên bản đồ địa hình, gồm đường bề
và đường mép nước của biển, hồ, sông ngòi, kênh, mương, rạch... Khi biểu thị cần
tách biệt ®­êng bê vµ ®­êng mÐp n­íc.
T theo tû lƯ cđa bản đồ và độ rộng của sông, hồ, kênh, mương... mà ta thể
hiện nó bằng nét đôi hay nét đơn.
Trên bản đồ biểu thị các con sông có chiều dài 1cm trở lên.
Độ rộng của sông được tính bằng mét và được biểu thị bằng ghi chú. Phải
xác định biểu thị chất liệu đáy, hướng nước chảy.
Ngoài các yếu tố thuỷ hệ chính nêu trên, trên bản đồ địa hình còn thể hiện
các nguồn nước tự nhiên và nhân tạo như giếng nước, mạch nước... và các đối
tượng liên quan như: máng dẫn nước, trạm bơm, cống, các loại đê, đập...
Dáng đất và chất đất.
Địa hình được thể hiện lên bản đồ bằng đường bình độ. Những yếu tố dáng
đất và đường bình độ không thể hiện được thì thể hiện bằng các ký hiệu riêng và
ghi chú.
Tại những điểm đặc trưng của địa hình địa vật như: đỉnh núi, yên ngựa, lòng
chảo, ngà ba đường, chân vật định hướng...cần phải ghi chú điểm độ cao để tăng
cường cho biểu thị địa hình.
ở những nơi địa hình phức tạp nếu đường bình độ cơ bản không đủ mô tả thì
có thể sử dụng các loại đường bình độ nửa khoảng cao đều, bình độ phụ, bình độ
vẽ nháp và ký hiệu địa hình khác.
Về loại đất và chất đất trên BĐĐH được biểu thị theo trạng thái bề mặt và
phân ra các loại: đá, sỏi, cát, bùn, sét. Còn các yếu tố khác biểu thị theo yêu cầu
cụ thể.
Thực vật.

Đối với thảm thực vật cần điều tra biểu thị loại rừng, cây công nghiệp, cây
nông nghiệp, rau, hoa màu, các loại cỏ...Cây và cụm cây độc lập phải đo độ cao,
đường kính thân cây và biểu thị và biểu thị đầy đủ ở các tỷ lệ bản đồ.
Danh giới của các khu thực phủ được biểu thị bằng các đường chấm, ở diện
tích bên trong đường viền thì vẽ các ký hiệu quy ước đặc trưng cho từng loại thực
vật. Khi biên vẽ thực vật phải tiến hành lựa chọn và khái quát; việc chọn lọc

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 12 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

thường dựa theo tiêu chuẩn kích thước và diện tích nhỏ nhất của các đường viền
được thể hiện trên bản đồ.
Ranh giới.
Trên các bản đồ địa hình khi thể hiện địa giới hành chính thì ngoài đường
biên giới quốc gia còn phải biểu thị địa giới của các cấp hành chính.
Các đường ranh giới phân chia hành chính đòi hỏi phải thể hiện rõ ràng
chính xác theo hồ sơ địa giới hành chính ( theo các tài liệu chính thức của nhà
nước). Các mốc địa giới khi đo vẽ phải xác định chính xác và vẽ đúng vị trí.
Đường ranh giới hành chính cấp cao được thay thế cho đường ranh giới hành
chính cấp thấp và phải được khép kín.
Ranh giới thực vật và ranh giới các địa vật khác phân ra loại chính xác và
không chính xác. Thể hiện bằng ký hiệu tương ứng.

Địa danh và các ghi chú khác.
Tên gọi vùng dân cư phải được điều tra tại UBND các địa phương. Tên sông,
núi, các di tích văn hoá... phải biểu thị theo cách gọi phổ thông, lâu đời của nhân
dân các địa phương.
Trên bản đồ địa hình, tất cả các ghi chú bằng chữ thay bằng số phải theo
mẫu chữ và kích cỡ tiêu chuẩn đà quy định.
Khoảng cách giữa ghi chú và ký hiệu thường quy định từ 0,5mm đến 1mm.
Nói chung, đặt ghi chú ở bên phải ký hiệu, trường hợp không đủ chỗ để ghi
thì có thể chọn chỗ khác nhưng vẫn phải rõ ràng dễ đọc.
Tất cả các ghi chú bằng số, phân số đều viết song song với khung nam bản
đồ ( trừ ghi chú số nhà tầng, số đường bình độ, số đường dây, số ống dẫn, số
đường giao thông). Với độ rộng, độ sâu và chất đáy của sông suối thì ghi vào bên
trong lòng sông dọc theo ký hiệu mũi tên độ rộng đặt tại nơi đo, nếu sông suối đủ
rộng, các trường hợp khác đặt song song với khung Nam bản đồ.
1.6. độ chính xác của bản đồ địa hình.
Trên bản đồ địa hình, chủ yếu được thể hiện 3 nội dung cơ bản là: Vị trí các
điểm khống chế trắc địa, vị trí các thông tin về nội dung của điểm địa vật, sự biểu
thị địa hình bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao, điểm đặc trưng địa hình.
Độ chính xác của việc thể hiện 3 nội dung trên sẽ quyết định độ chính xác của
bản đồ địa hình.

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 13 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất


Khoa trắc địa

Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình quy định: Sai số giới hạn vị trí điểm khống
chế mặt phẳng của lưới khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế trắc
địa cấp cao gần nhất không vượt quá 0,2mm ở vùng quang đÃng và 0,3mm ở vùng
rậm rạp ( tính theo tỷ lệ bản đồ).
Sai số giới hạn của điểm khống chế độ cao đo vẽ sau bình sai so với độ cao
của mốc độ cao gần nhất không vượt quá 1/5 khoảng cao đều cơ bản ở vùng đồng
bằng và 1/3 khoảng cao đều cơ bản ở vùng núi.
Độ chính xác vị trí mặt bằng các điểm địa vật được đặc trưng bởi sai số trung
bình vị trÝ ®iĨm cđa chóng so víi ®iĨm khèng chÕ ®o vẽ gần nhất (điểm khống
chế mặt phẳng). Người ta thường quy định sai số này không lớn quá 0,5mm trên
bản đồ với các địa vật chủ yếu, rõ nét hoặc đối với khi thành lập bản đồ ở vùng
đồng bằng, vùng đồi. Sai số này không vượt quá 0,7mm trên bản đồ đối với các
địa vật thứ yếu, có đường viền không rõ ràng hoặc là đối với khi thành lập bản đồ
ở vùng núi, vùng cao.
Về độ chính xác biểu thị dáng đất thì sai số trung bình về độ cao của đường
bình độ, độ cao của điểm đặc trưng địa hình và điểm ghi chú độ cao biểu thị trên
bản đồ so với độ cao điểm khống chế đo vẽ gần nhất (điểm khống chế độ cao)
không vượt quá quy định trong quy phạm thành lập bản đồ).
Khoảng

Sai số trung bình về độ cao đường bình độ

cao đều

(khoảng cao đều)

(m)


1/500

1/1000

1/2000

1/5000

1/10.000

1/25.000

0,25

1/4

1/4

-

-

-

-

0,50

1/4


1/4

1/4

1/4

1/3

-

1,00

1/4

1/4

1/4

1/4

1/4

-

2,50

-

-


-

-

1/3

1/3

5,00

-

-

-

-

-

1/2

10,00

-

-

-


-

-

1/2

Đối với các khu vực ẩn khuất, đầm lầy... các sai số đều biểu thị dáng đất nói
trên được phép tăng lên 1,5 lần.

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 14 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Chương 2

Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
2.1 Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
2.1.1 Đo trực tiếp ngoài thực địa.
a. Phương pháp đo vẽ bàn đạc.
Được áp dụng ở khu vực không lớn, bằng phẳng, có độ dốc dưới 60 hoặc khi
không có tài liệu bay chụp. Chuyển tất cả các điểm khống chế lên mặt ván ( giấy
bồi trên nền cứng bằng bản kẽm, gỗ hoặc nhôm) sau đó tiến hành đo vẽ. Đo chi
tiết trên trạm máy được tiến hành bằng phương pháp cực. Khi độ dốc nhỏ hơn 30

có thể dùng máy thuỷ chuẩn hoặc tia ngắm ngang của máy bàn đạc đo độ cao cđa
®iĨm mia chi tiÕt. Khi ®o vÏ chi tiÕt phải xác định và đưa lên bản vẽ độ cao các
điểm đặc trưng của địa hình. Trên cơ sở độ cao của các điểm mia chi tiết vẽ
đường bình độ ngay tại thực địa.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm: Thao tác đo vẽ đơn giản, các điểm nối ít bị nhầm lẫn, có thể
kiếm tra sai sót trực tiếp, giảm bớt khối lượng công tác tính toán...
- Nhược điểm: Chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, dễ bị hư hỏng nếu bảo
quản bản vẽ không tốt, công tác lưu trữ bản vẽ gặp nhiều khó khăn, thời gian
ngoài trời chiếm 80%, độ chính xác không cao chỉ cho phép đo ở khu vực nhỏ.
b. Phương pháp đo vẽ toàn đạc.
Thường được sử dụng để ®o vÏ ë khu vùc kh«ng lín, cã ®é dèc lớn hơn 60,
cây cối rậm rạp, hoặc trường hợp chỉ đo vẽ dáng đất ở khu vực đà xây dựng và
khu vực có dạng dài hẹp mà các phương pháp khác sử dụng không kinh tế. Máy
được sử dụng đo vẽ là máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ. Các số liệu đo góc,
cạnh được ghi vào sổ đo và vẽ sơ hoạ các điểm chi tiết, kèm theo. Trên sơ đồ thể
hiện các điểm định hướng, điểm mia đặc trưng địa hình và các ghi chú cần thiết
khác. Tỷ lệ sơ đồ xấp xỉ bằng tỷ lệ bản đồ đo vẽ. Việc tính toán và chuyển nối các
điểm chi tiết lên ván vẽ thực hiện ở trong phòng.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ máy tính kết hợp sự hỗ trợ của một
số phần mềm thì việc áp dụng phương pháp này sẽ giảm bớt khối lượng công tác
nội nghiệp. Bằng cách đưa các số liệu được đo trực tiếp từ ngoại nghiệp bằng các
máy kinh vĩ thông thường, máy toàn đạc điện tử hoặc công nghệ đo GPS động.
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 15 -

Đồ án Tốt nghiệp



Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Sau đó chúng ta trút số liệu vào máy theo toạ độ hoặc filedbook và tiến hành nối
điểm có sự hỗ trợ của bảng sơ hoạ.
Thành lập bản đồ có sự hỗ trợ của máy tính cũng phải dựa trên phương pháp
truyền thống hay nói cách khác sản xuất bản đồ có sự trợ giúp của máy tính là sự
kết hợp nhịp nhàng giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Đạt được độ chính xác cao, thuận lợi cho khu vực thành lập nhỏ,
vùng cần thành lập có địa vËt phøc t¹p, che kht nhiỊu, tËn dơng sư dơng được
các loại máy móc truyền thống hiện có. Chủ yếu áp dụng cho thành lập bản đồ
địa hình tỷ lệ nhỏ và trung bình (1:25.000,1:10.0000 và thành lập bản đồ địa
chính.
- Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, thời gian thi công kéo dài, chịu nhiều
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, kém hiệu quả kinh tế. Việc nối các điểm chi
tiết trong phòng theo sơ hoạ thực địa hay theo trí nhớ của người đo vẽ rất dễ bị
nhầm lẫn. Đôi khi không thể thực hiện được khi vùng cần thành lập có địa hình
phức tạp, khó khăn cho việc tiến hành đo đạc tại thực địa.
2.1.2. Biên tập từ bản đồ có tỷ lệ lớn hơn.
Phương pháp này được áp dụng khi khu vực cần thành lập đà có bản đồ tỷ lệ
lớn hơn mới được thành lập hoặc mới hiệu chỉnh. Có thể sử dụng bản đồ mới
được thành lập cách thời điểm triển khai công tác thành lập khoảng 2-3 năm ( tính
theo thời điểm thông tin của bản đồ) song trước khi sử dụng phải đánh giá mức độ
biến đổi ở ngoài thực địa so với bản đồ.
Nội dung trên bản đồ tài liệu được coi là mới và chuẩn, người ta tiến hành
xác định sự khác nhau giữa bản đồ cần thành lập với bản đồ tài liệu. Yếu tố nào
có trên bản đồ cần thành lập mà không có trên bản đồ tài liệu thì gạch bỏ trên bản
đồ cũ, yếu tố nào thay đổi và mới có trên bản đồ tài liệu mà không có trên bản đồ

cần thành lập (bản đồ gốc) thì tiến hành chuyển vẽ lên bản đồ gốc thông qua sự
tổng quát hoá nội dung bản đồ và theo quy định trong quy phạm thành lập bản đồ
địa hình tỷ lệ tương ứng.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Công tác thành lập bản đồ được thực hiện nhanh chóng, đạt độ
chính xác cao, công việc thành lập được tiến hành hoàn toàn trong phòng nên

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 16 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

triển khai công việc khá thuận tiện, chỉ cần sử dụng các phương tiện, dụng cụ
truyền thống.
- Nhược điểm: Phương pháp này chỉ thực hiện được ở khu vực cần thành lập
đà có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn mới được thành lập hoặc mới hiệu chỉnh. Độ
chính xác của bản đồ đà thành lập phụ thuộc vào độ chính xác của bản đồ tài liệu
và phương pháp chuyển vẽ.
2.1.3. Thành lập bản đồ bằng ảnh hàng không.
Đà từ lâu ảnh hàng không đà được sử dụng rộng rÃi và rất có hiệu quả trong
lĩnh vực thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ nhỏ, tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn, ảnh hàng
không còn dùng để thành lập bản đồ địa chính cho các khu vực đất nông - lâm
nghiệp hoặc ở khu vực có độ che phủ ít.
ảnh hàng không cho ta khả năng đo đạc tất cả các đối tượng đo mà không

nhất thiết phải tiếp xúc hoặc đến gần chúng, miễn các đối tượng có hình ảnh trên
ảnh, ảnh hàng không giúp ta thu nhập thông tin địa vật, địa hình một cách nhanh
chóng và khách quan. Sử dụng ảnh hàng không để thành lập bản đồ cho phép
giảm nhẹ công tác ngoài trời, tránh các ảnh hưởng của thời tiết đối với kế hoạch
và kết quả công tác. Giá thành sản phẩm của các phương pháp đo vẽ ảnh hàng
không thấp hơn các phương pháp đo vẽ trực tiếp 3 lần, thời gian thành lập cũng
nhanh hơn rất nhiều và đo vẽ ở mọi địa hình, đặc biệt những vùng con người
không đặt chân tới được.
Hiện nay, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhanh chóng được đáp ứng
vào ngành đo ảnh, vì thế khả năng tự động hoá việc thành lập bản đồ bằng ảnh rất
lớn, càng nâng cao hiệu suất công tác và tính kinh tế của phương pháp. Trên toàn
nước hiện nay (khoảng 98%) hầu hết thành lập bản đồ từ ảnh hàng không với các
loại tỷ lệ.
Sau đây là sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ bằng ảnh hàng không
theo các phương pháp đo ảnh đơn và đo ảnh lập thể.

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 17 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát phương pháp
đo vẽ ảnh hàng không.


Miền thực địa,
khảo sát thiết kế
Công tác đo nối
khống chế ảnh

Công tác bay chụp hoặc tư liệu ảnh HK đà có

Công tác đoán đọc
điều vẽ ảnh

Công tác tăng dày khống chế ảnh

Công tác đo vẽ nội nghiệp
Đo ảnh lập thể

Đo vẽ ảnh đơn

Phương pháp giải tích, Quang cơ
Nắn ảnh

Đo vẽ địa hình, địa vật
trên máy quang cơ và
máy giải tích

phương pháp ảnh số
Thành lập mô hình số địa
hình (DTM) hoặc mô hình
số độ cao (DEM)
Đo vẽ địa hình


Lập bình đồ ảnh
Tạo trực ảnh

Đo vẽ bổ sung địa
vật. Đo vẽ địa hình
lên bình đồ ảnh
hoặc ảnh đơn nắn

Biên vẽ và chế in
bản đồ

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

Đối soát, đo vẽ bổ
sung ở thực địa

Số hoá nội dung bản đồ
Kiểm tra, đo vẽ bổ
sung ở thực địa

Biên vẽ và chế in bản
đồ

- 18 -

Biên tập, lưu trữ dữ
liệu và in bản đồ

Đồ án Tốt nghiệp



Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

1. Đo ảnh đơn.
Phương pháp đo ảnh đơn được dùng ở vùng bằng phẳng là chủ yếu, nó được
áp dụng để đo vẽ địa hình khi mà độ chính xác đo độ cao của phương pháp đo ảnh
lập thể khó thoả mÃn. Đo ảnh đơn áp dụng cho thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
và bản đồ địa chính rất có hiệu quả ở vùng thổ canh có địa hình bằng phẳng.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao, được ứng dụng trong thành lập bản đồ vùng
rộng lớn, bằng phẳng, bản đồ có yêu cầu khoảng cao đều và độ chính xác độ cao
ngoại lệ.
- Nhược điểm: Khối lượng công tác ngoại nghiệp khá nhiều do đó làm giảm
tính ưu việt của phương pháp đo ảnh.
2. Đo ảnh tập thể.
a. Phương pháp đo vẽ trên máy toàn năng.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao và ổn định, năng xuất lao động cao, có điều
kiện làm việc thuận lợi.
- Nhược điểm: Thiết bị sử dụng cồng kềnh và đắt tiền, đòi hỏi những điều
kiện nhất định trong sử dụng và bảo quản, đặc biệt đối với khí hậu nhiệt đới ở
nước ta.
b. Phương pháp giải tích.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao và ổn đinh, có điều kiện làm việc thuận lợi.
- Nhược điểm: Thiết bị sử dụng đắt tiền, khối lượng tính toán lớn và phức
tạp, năng suất lao động không cao.
c. Phương pháp ảnh số.

Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Khả năng tự động hoá cao, điều kiện làm việc thuận tiện do đó
tăng năng suất lao động.
Các sản phẩm được lưu trữ dưới dạng số, do đó rất thuận tiện cho việc chỉnh
sửa, cập nhật thông tin cần thiết. Có khả năng trao đổi thông tin với hệ thống địa
lý và hệ thống thông tin đất đai.

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 19 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Các đối tượng đo vẽ được thể hiện trực tiếp trên mô hình tập thể. Do đó việc
kiểm tra chỉnh sửa các sai sót trong quá trình đo vẽ được tiến hành thuận tiện. Độ
chính xác và đảm bảo như các máy quang cơ, máy giải tích.
- Nhược điểm: Việc đầu tư cho hệ thống đo ảnh số đòi hỏi chi phí lớn. Bộ
nhớ của máy phải rất lớn. Đối với công tác thành lập bản đồ địa hình, cần phải có
những giải pháp khắc phục cho việc nội suy mô hình số địa hình (DTM) tại những
vùng địa hình đặc biệt.
Hiện nay với việc phát triển của công nghệ tin học, nhiều trạm ảnh số ra đời
làm cho giá thành sản phẩm giảm nhiều. Do đó phương pháp đo ảnh số đang
chiếm ưu thế trong sản xuất và dần được áp dụng phổ biến hơn. Đây là công nghệ
thành lập bản đồ của hiện tại và của tương lai.
2.2 . Khả năng ứng dụng của các phương pháp thành lập BĐĐH.

Qua sự trình bày bằng các phương pháp thành lập bản đồ ở phần trên, mặc
dù hết sức tổng quát, song cũng đủ cho ta thấy rằng đối với mỗi phương pháp
thành lập đều có những mặt mạnh, mặt yếu nhất định của nó. Ưu điểm của mỗi
phương pháp chỉ được phát huy tuỳ theo từng điều kiện cụ thể (về tỷ lệ bản đồ,
đặc điểm khu cần thành lập và tư liệu dùng để thành lập). Tuy nhiên xét về
phương diện thì phương pháp dùng ảnh hàng không thành lập bản đồ là ưu điểm
hơn cả.
Thế nhưng, nếu như tiến hành thành lập bản đồ theo cách truyền thống thì
chưa khai thác hết những ưu việt của ảnh hàng không, mà trong thời đại ngày nay
với sự phát triển như vũ bÃo của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đà và
đang áp dụng mạnh mẽ vào ngành đo ảnh và kỹ thuật bản đồ đà đem lại khả năng
tự động hoá rất cao trong công tác thành lập bản đồ bằng phương pháp ảnh.
Khi thành lập bản đồ bằng ảnh hàng không theo cách truyền thống thì tồn tại
những nhược điểm sau:
+ Độ chính xác của bản đồ thành lập được chưa cao bởi ảnh hưởng của các
sai số do đo vẽ và chỉnh sửa thủ công.
+ Thời gian thực hiện công tác kéo dài, trải qua nhiều công đoạn, tốn nhiều
công sức do đó không đạt hiệu quả cao về kinh tế, nhiều khi không đáp ứng được
nhu cầu sử dụng của bản đồ.
+ Kết qủa bản đồ thành lập được là bản đồ giấy cho nên có nhiều hạn chế
nhất định của nó, nhất là trong việc quản lý, lưu trữ gặp nhiều khó khăn và không
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 20 -

Đồ án Tốt nghiÖp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất


Khoa trắc địa

đảm bảo về tính quản lý thống nhất về dữ liệu bản đồ trong toàn ngành hiện nay.
Hơn nữa là bản đồ giấy nên việc cập nhật, chỉnh lý sau này không được tiện lợi
như là bản đồ số.
Những nhược điểm trên có thể hoàn toàn được khắc phục được nếu như ứng
dụng triệt để công nghệ mới vào hầu hết các công đoạn trong quy trình công nghệ
thành lập bản đồ. Nhưng giải pháp này gặp phải một số khóa khăn: Phải có sự đầu
tư trang thiết bị mà điều kiện kinh phí ở các địa phương hiện nay khó có thể thực
hiện được, hơn nữa phải đào tạo lại toàn bộ đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Vấn đề này
không thể giải quyết được ngay được. Ngoài ra còn gặp phải một số hạn chế trong
một vài công đoạn, nếu sử dụng công nghệ mới.Ví dụ như khâu điều vẽ ảnh bằng
công nghệ số không thể hiệu quả hơn khi điều vẽ ảnh bằng phương pháp cổ
truyền. Bởi thế cho nên phương pháp thành lập bản đồ tối ưu nhất hiện nay là sự
kết hợp giữa công nghệ với công nghệ hiện đại cho các công trình trong qúa trình
thành lập bản đồ sao cho hợp lý và đạt hiệu qu¶ cao vỊ kinh tÕ cịng nh­ kü tht.
ViƯc øng dụng công nghệ mới kết hợp với công nghệ truyền thống bằng sử
dụng ảnh hàng không để thành lập bản đồ địa hình có những ưu điểm như sau:
+ Công tác thành lập được triển khai nhanh chóng, công việc được tiến hành
chủ yếu trên máy vi tính nên dễ sử lý, dễ kiểm tra.
+ Rút ngắn đáng kể quy trình thành lập bản đồ nâng cao được độ chính xác,
đạt hiệu quả cao về kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng bản đồ.
+ Bởi có sự kết hợp các công việc hiện đại với công việc truyền thống trong
quy trình thành lập bản đồ nên giảm nhẹ được việc đầu tư máy móc thiết bị mới,
không phải đào tạo lại hoàn toàn đội ngũ cán bộ kỹ thuật mà ngược lại tận dụng
sử dụng và khai thác được vốn tri thức và kinh nghiệm sẵn có của đôị ngũ cán bộ
kỹ thuật , đồng thời với hình thức thành lập này còn tạo điều kiện cho họ tiến tới
nắm bắt kịp thời các công nghệ mới và vận dụng một cách hợp lý.
+ Sản phẩm thu được là một bản đồ số nên rất thuận tiện cho quá trình quản
lý, lưu trữ và sử dụng thống nhất về khuôn dạng dữ liệu và hình thức sản phẩm

trong toàn ngành hiện nay. Riêng về vấn đề cập nhật, chỉnh sửa bản đồ sau này sẽ
hết sức thuận lợi, thực hiện nhanh chóng.
Qua những phân tích trên, ta thấy rằng thành lập BĐĐH bằng sử dụng ảnh
hàng không theo phương pháp kết hợp giữa công việc truyền thống với công việc
bằng công nghệ mới (tức thành lập bản đồ theo ảnh hàng không với sự trợ giúp
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 21 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

của công nghệ xử lý số) là quy trình thành lập bản đồ có đầy đủ tính ưu việt và
tính khả thi trong điều kiện kinh tế chung hiện nay. Nhận định này cũng là phù
hợp với xu hướng chung đối với công tác thành lập BĐĐH trong thực tế sản xuất.
2.3. quy trình công nghệ thành lập BĐĐH bằng ảnh đơn.
Quy trình này được dựa trên hình ảnh của đối tượng đo vẽ được chụp trên
ảnh hàng không, kết hợp với công tác điều vẽ và đo vẽ bổ sung ngoài thực địa. Do
vậy người ta thường gọi là quy trình công nghệ thành lập bản đồ bằng phương
pháp đo vẽ phối hợp.
Để thành lập bản đồ theo phương pháp này, chúng ta có thể dựa vào hai quy
trình ảnh nắn đơn hoặc bình đồ ảnh.
Quy trình I: Đo vẽ bản đồ bằng ảnh đơn.
Đặc điểm của quy trình này là sử dụng các ảnh nắn đơn từ các ảnh hàng
không làm tư liệu cho công tác điều vẽ và đo vẽ ngoại nghiệp. Nhờ đó mà đồng
thời tiến hành nhiều tổ công tác trong khu đo của một mảnh bản đồ. Tuy nhiên

việc vạch ranh giới và kế hoạch công tác cho các tổ phải được chú ý đặc biệt.
Quy trình II: Đo vẽ bản đồ bằng bình đồ ảnh.
Đặc điểm của quy trình này là sử dụng các ảnh nắn ghép dán chúng lại theo
từng mảnh bản đồ được gọi là bình đồ ảnh làm tư liệu cho công tác điều vẽ và đo
vẽ ngoại nghiệp. Nhược điểm của phương pháp này là phải sử dụng nhiều bản vẽ
để chế bình đồ ảnh và trong phạm vi đo vẽ của mảnh bản đồ chỉ có thể bố trí một
tổ công tác, tuy nhiên sẽ tránh được sai số tiếp biên giữa các tờ ảnh như đối với
Quy trình I

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 22 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

Công tác bay chụp hoặc tư liệu
ảnh hàng không đà có

Công tác bay chụp hoặc tư liệu
ảnh hàng không đà có

Công tác đo nối khống chế ảnh

Công tác đo nối khống chế ảnh


Công tác tăng dày khống chế ảnh

Công tác tăng dày khống chế ảnh

Công tác nắn ảnh

Công tác nắn ảnh

Công tác điều vẽ và đo vẽ
ngoại nghiệp

Công tác thành lập bình đồ ảnh

Công tác thành lập bình đồ ảnh

Công tác điều vẽ và đo vẽ
ngoại nghiệp

Kiểm tra, thanh vẽ và
Chế in bản đồ

Kiểm tra, thanh vẽ và
Chế in bản đồ

Hình1: Quy trình công nghệ TLBĐ

Hình2: Quy trình công nghệ TLBĐ

bằng ảnh nắn


bằng bình đồ ảnh

Nội dung của từng công đoạn áp dụng trong việc thành lập bản đồ địa hình
tỷ lệ lớn bằng ảnh hàng không. Theo quy trình công nghệ đo vẽ phối hợp được
nêu tóm tắt như sau.
2.3.1. Công tác chuẩn bị.
Nghiên cứu nhiệm vụ được giao, xác định tỷ lệ bản đồ, yêu cầu về độ chính
xác. Tiến hành thu thập, hệ thống hoá và nghiên cứu các tư liệu cần thiết cho việc
thành lập phương án kỹ thuật. Các tư liệu phải có:
- Tình hình địa lý, kinh tế khu đo. Từ đó có thể hình dung được mức độ phức
tạp của địa hình, độ dốc, sự chia sẻ của địa hình. Tình trạng thực phủ, thời

Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 23 -

Đồ án Tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

tiết...Hệ thống thuỷ văn, hệ thống giao thông, sự phân phối dân cư, mức độ phát
triển kinh tế và an ninh xà hội.
- Tư liệu trắc địa và bản đồ của khu đo. Cụ thể là các loại bản đồ đà thành
lập. Hệ thống mạng lưới trắc địa đang tồn tại trên khu đo.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị thực hiện. Hiểu biết được các thông tin
nêu trên sẽ giúp ích cho phương án kinh tế kỹ thuật của đơn vị.
2.3.2. Công tác bay chụp hoặc sử dụng các tư liệu ảnh hàng không đÃ

có.
Đây là công đoạn đầu tiên có ý nghĩa lớn về tính kỹ thuật và hiệu quả kinh
tế. Dựa vào độ chính xác, tỉ lệ bản đồ, các yếu tố địa hình khu chụp, các thiết bị
xử lý mà tiến hành lựa chọn máy chụp ảnh, xác định chiều cao bay chụp, phương
thức bay chụp nhằm bảo đảm cho ra những tấm ảnh có chất lượng cao nhất.
Khi đo vẽ ảnh theo phương pháp phối hợp, ta cần xuất phát từ hạn sai cho
phép của độ xê dịch vị trí điểm ảnh do chênh cao địa hình h để xác định độ cao
bay chụp và tiêu cự của máy ảnh.
Độ xê dịch vị trí điểm ảnh do chênh cao địa hình h được tính theo công
thức
h

rh
H

(2.1)

Trong đó : h - Độ chênh cao của điểm ảnh đang xét so với mặt phẳng ảnh
trung bình của khu chụp.
r - Khoảng cách từ điểm ảnh đó đến đáy ảnh.
H - Độ cao bay chụp.
Từ cơ sở trên mà trong quy trình thành lập bản đồ địa hình ngoại thành thành
phố Nam Định đà sử dụng các máy chụp RMK.top 15 với các thông sè kü thuËt:
fk = 152,09mm; L(cì phim) = 23 x 23cm; 1/ma (mÉu sè tû lƯ ¶nh) = 1/12.000. víi
chiỊu cao bay chôp.
H = ma. fk = 152.09 x 12000 = 1825 m
ảnh được chụp theo hướng Tây - Đông. ảnh chụp có chất lượng tốt về mặt
quang học và hình học với độ phủ dọc q = 40%, độ phủ ngang p = 70% do đó
hoàn toàn thoả mÃn các yêu cầu về kỹ thuật để thành lập BĐĐH tỷ lệ 1: 2000.


Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 24 -

Đồ ¸n Tèt nghiÖp


Trường Đại Học Mỏ - Địa chất

Khoa trắc địa

2.3.3. Đo nối khống chế ảnh.
Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp (KCNN) là cơ sở trực tiếp xác định toạ độ
và độ cao của các điểm tăng dày phục vụ cho công tác định hướng mô hình. Vì
vậy mục đích chủ yếu của công tác này là xác định toạ độ và độ cao của các điểm
KCNN cần thiết để xây dựng và bình sai lưới KCNN.
KCNN là điểm ảnh rõ nét được nhận biết trên ảnh và ngoài thực địa, toạ độ
trắc địa của chúng được xác định trực tiếp ngoài trời.
Loại điểm KCNN: Tổng hợp (X.Y, Z); mặt phẳng (X,Y); độ cao(Z).
Một số yêu cầu đối với điểm KCNN trong công tác đo nối:
a. Số lượng: KCNN được bố trí cho tõng chun bay hc tõng khèi. Trong
mét khèi tèi thiểu có 4 điểm bố trí tại các điểm đầu mút nhưng để đảm bảo độ
chính xác và kết cấu vững chắc của đồ hình lưới mà có thể bố trí thêm các điểm ở
cạnh tuyến (hình a,b,c). Việc bố trí điểm linh hoạt theo yêu cầu độ chính xác
điểm tăng dày và phương pháp tăng dày.


















a)









b)
Ký hiệu:



c)

- Điểm khống chế tổng hợp.


- Điểm khống chế độ cao.
Với bản đồ địa hình tỷ lệ lớn cần phải đảm bảo chặt chẽ về độ cao mà số
lượng điểm tăng rất nhiều (hơn 100 điểm kế cả điểm tăng dày).
b. Đồ hình bố trí: Yêu cầu nắm vững vị trí đà thiết kế trên ảnh.
c. Độ chính xác: Xuất phát từ yêu cầu độ chính xác thành lập bản đồ cần thể
hiện ở mặt phẳng (mX, Y) và độ cao (mH).
+ Độ chính xác cho phép thể hiện địa vật trên bản đồ tỷ lệ lớn theo quy
phạm mBĐ = 0,3mm (trên thực địa là 0.6m) suy ra:
Sinh viên Nguyễn Đức Toàn

- 25 -

Đồ án Tốt nghiệp


×