Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

De thi va dap an tuyen sinh vao lop 10 THPT Chuyen mon Ngu van he chuyen tinh Thai Nguyen nam hoc 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.43 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN </b>
<b>NĂM HỌC 2014 – 2015 </b>


<b>MƠN THI: NGỮ VĂN (Chương trình chuyên) </b>
<b> Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) </b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm) </b>


Em hãy vận dụng những kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở
bài thơ sau:


<i>Áo đỏ em đi giữa phố đông </i>
<i>Cây xanh như cũng ánh theo hồng </i>
<i>Em đi lửa cháy trong bao mắt </i>
<i>Anh đứng thành tro, em biết không? </i>
(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
<b>Câu 2 (3,0 điểm) </b>


<i>Những tấm lòng cao cả là cuốn sách rất nổi tiếng của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi. Trong tác </i>
phẩm có một bức thư được viết để gửi cho cậu con trai En-ri-cô với tiêu đề Thư của bố. Đây là
một đoạn trích trong bức thư này:


<i>Bạn Xtac-đi của con không bao giờ than phiền về thầy giáo cả, bố tin chắc như vậy. “Thầy </i>
<i>giáo đang trong cơn nóng nảy”, con đã nói như vậy với một giọng hằn học. Con hãy nghĩ xem, </i>
<i>biết bao nhiêu lần chính con đã nóng nảy. Và nóng nảy với ai? Với bố con, với mẹ con nghĩa là </i>
<i>đối với những người mà cử chỉ nóng nảy ấy là những tội lỗi lớn. </i>


Từ những dòng thư trên, em có thể nói gì về lịng biết ơn đối với bố mẹ, thầy cơ giáo của
mình, những người mà mỗi ứng xử khơng đúng, mỗi lời nói thiếu suy nghĩ của em đều có thể là


những tội lỗi lớn.


<b>Câu 3 (5,0 điểm) </b>


Cùng viết về trăng nhưng ba bài thơ <i>Đồng chí của Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá </i>của Huy
Cận, Ánh trăng của Nguyễn Duy lại có những đặc sắc riêng.


Bằng những hiểu biết của mình, em hãy phân tích, so sánh để làm nổi bật những nét đặc sắc của
mỗi bài thơ.


<i><b>---- Hết---- </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
<b> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN </b>
<b>NĂM HỌC 2013 - 2014 </b>


<b>MÔN THI: NGỮ VĂN (Chuyên) </b>
<i> (Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) </i>


<b>I. Hướng dẫn chung </b>


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh.
Trách cánh chấm đếm ý cho điểm.


- Vì là thi chọn học sinh chuyên Văn nên khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ
động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm


xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện để phát hiện
những học sinh có năng khiếu thật sự.


- Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được
thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.


- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và khơng làm
trịn.


<b>II. Đáp án và thang điểm </b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm) </b>


<b>A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT </b>


Học sinh cần vận dụng những kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích nét nổi bật của
việc dùng từ trong bài thơ:


- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng; ánh (hồng), lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng:
trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ
liên tưởng với lửa. Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ
của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong
con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không
gian, làm không gian cũng biến đổi màu sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).


- Nhờ nghệ thuật dùng từ, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với
người đọc. Qua đó thể hiện độc đáo một tình u mãnh liệt và cháy bỏng.


<b>B. BIỂU ĐIỂM </b>


<b>- Điểm 2: Đảm bảo yêu cầu đã nêu. Diễn đạt tốt. </b>



<b>- Điểm 1: Trả lời được một số ý cơ bản nhưng còn sơ sài. Chưa nêu được ý nghĩa chung. </b>
<b>- Điểm 0: Trả lời sai hoặc khơng viết được gì. </b>


<b>Câu 2 (3,0 điểm) </b>


<b>A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT </b>
<b>I. Yêu cầu về kĩ năng </b>


- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trên cơ sở gợi ý của đoạn trích từ bức thư học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng bài làm
cần đảm bảo một số nội dung sau đây:


- Lịng biết ơn là tình cảm mang tính đạo đức được thể hiện ở thái độ biết quý trọng những gì mà
người khác đem đến cho mình, ở hành động chân thành muốn làm điều tốt đẹp để đáp trả lại
người mà mình mang ơn.


- Những người ta cần biết ơn trước hết là cha mẹ, thầy cô giáo. Vì cơng ơn sinh thành, ni
dưỡng của cha mẹ; vì cơng ơn dạy dỗ của các thầy cơ giáo.


- Ta cần phải có những hành động, việc làm cụ thể để bày tỏ lịng biết ơn đối với cha mẹ, thầy
cơ; phải tránh những lời nói, việc làm khiến cha mẹ, thầy cơ phải phiền lịng, bản thân phải ân
hận.


<i><b>* Lưu ý: khi làm bài, học sinh không chỉ dừng lại ở việc nói những điều chung chung về lịng </b></i>
biết ơn mà phải thể hiện được cảm xúc chân thành của mình khi nói về cha mẹ, thầy cô; có
những liên hệ đối với một số hiện tượng sa sút về đạo đức xảy ra trong các mối quan hệ giữa con
cái với cha mẹ, giữa học sinh với thầy cô giáo.



<b>B. BIỂU ĐIỂM </b>


<b>- Điểm 3: Đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của đề bài. Có thể khơng theo hướng như gợi ý </b>
nhưng phải có sức thuyết phục. Bài làm thể hiện sự chặt chẽ, logic trong lập luận, mạch lạc trong
tư duy và sâu sắc về vốn tri thức.


<b>- Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề tuy nhiên lập luận chưa thật chặt chẽ, còn một </b>
vài lỗi chính tả, diễn đạt.


<b>- Điểm 1: Đáp ứng được một số yêu cầu đã nêu nhưng lập luận thiếu sức thuyêt phục, còn mắc </b>
nhiều lỗi.


<b>- Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm bài. </b>
<b>Câu 3 (5,0 điểm) </b>


<b>A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT </b>
<b>I. Yêu cầu về nội dung </b>


Trên cơ sở những hiểu biết về ba bài thơ học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng cần đảm
bảo các ý cơ bản sau đây:


<i><b>1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận </b></i>


<i><b>2. Phân tích chứng minh làm sáng tỏ vấn đề </b></i>
a) Điểm giống nhau:


- Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng.


- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong lao động, trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng
ngày.



b) Điểm khác nhau:


- Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu


+ Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở
giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.
- Trăng trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:


+ Trăng như cánh buồm chuyên chở và nâng lên niềm vui hào hứng của những người lao động.
+ Trăng là nét vẽ tài tình tạo nên bức tranh biển đêm tráng lệ, rực rỡ sắc mầu.


- Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:


+ Trăng trong quá khứ: gắn bó với tuổi thơ hạnh phúc; là người bạn tri kỉ


+ Trăng trong hiện tại: là người dưng đột ngột gặp lại trong một đêm thành phố mất điện khiến
nhà thơ giật mình, day dứt, suy nghĩ về cách sống hiện tại của mình, trăng là vị quan tòa thức
tỉnh lương tâm và nhắc nhở con người không lãng quên quá khứ, sống ân nghĩa, thủy chung.
<i><b>3. Đánh giá chung </b></i>


- Vầng trăng trong Đồng chí và Đồn thuyền đánh cá chỉ hiện lên chốc lát cịn vầng trăng trong
<i>Ánh trăng lại gắn bó với một đời người. </i>


- Nếu vầng trăng trong <i>Đồng chí và Đồn thuyền đánh cá chỉ soi vào phần tươi đẹp của cuộc </i>
sống con người vào chính diện cuộc đời thì vầng trăng trong Ánh trăng lại soi rọi vào góc khuất
tâm hồn con người để thức tỉnh lương tri giúp người ta biết sống tình nghĩa, thủy chung.



- Với sự sáng tạo tài tình của ba nhà thơ, hình ảnh trăng trong ba tác phẩm thật sự là những hình
ảnh đẹp, để lại trong lòng độc giả những cảm xúc dạt dào, sâu lắng.


<b>II. Yêu cầu về hình thức </b>


- Đúng kiểu bài, bố cục rõ ràng, hợp lý.
- Lập luận chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc.
- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
<b>B. BIỂU ĐIỂM </b>


<b>- Điểm 5: Đáp ứng tốt yêu cầu của đề. Văn viết có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, tìm được dẫn </b>
chững tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề. Bài làm chứng tỏ được năng lực cảm thụ văn chương tinh
tế, sâu sắc của thí sinh.


<b>- Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề. Văn viết có cảm xúc, lập luận tương đối chặt </b>
chẽ. Tỏ ra có năng lực cảm thụ văn chương. Tuy nhiên vẫn còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.


<b>- Điểm 3: Đáp ứng được tương đối đầy đủ nhưng yêu cầu của đề bài nhưng chưa sâu. Còn mắc </b>
lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.


<b>- Điểm 2: Bài viết có ý nhưng chưa đủ, cịn mắc lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. Hoặc đáp ứng </b>
được phần lớn yêu cầu kiến thức kể trên nhưng lập luân không chặt chẽ, ngôn từ thiếu chọn lọc,
bố cục chưa hoàn chỉnh.


<b>- Điểm 1: Bài sơ sài, tản mạn, cịn nhiều thiếu sót về nội dung. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, </b>
mắc nhiều lỗi chính tả.


<b>- Điểm 0: Lạc đề hoặc khơng viết được gì. </b>


</div>


<!--links-->

×