Tập Làm Văn
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU:
- Xác định được đề tài, nội dung, hình thức trao đổi.
- Biết đóng vai trao đổi một cách tự nhiên, tự tin, thân ái để đạt được mục
đích đặt ra.
- Biết cách nói, thuyết phục đối tượng đang thực hiện trao đổi với mình và
người nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách truyện lớp 4
- Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh thực hành đóng vai trò trao
đổi ý kiến với người thân về nguyện
vọng học thêm, 1 môn năng khiếu
- Học sinh thực hiện
B. Bài mới
1. GT: Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp
tục thực hành trao đổi ý kiến với người
thân về một đề tài gắn với chủ điểm:
"Có chí thì nên".
-Lắng nghe
2. Hướng dẫn học sinh phân tích đề
a. HD phân tích
1 học sinh đọc đề bài
CH: cuộc trao đổi diễn ra giữ ai với ai? - Người thân trong gia đình, bố, mẹ,
ông, bà, anh, chị, em
CH: Trao đổi với nội dung gì? - Với người có ý chí, nghị lực vươn lên
CH: khi trao đổi cần chú ý điều gì? - Chú ý nội dung truyện
b. Hướng dẫn tiến hành trao đổi
- Gọi 1 học sinh đọc gợi ý
- Gọi học sinh đọc tên truyện đã chuẩn
bị
- Kể tên truyện, nhân vật mình đã chọn
- Các nhân vật trong các bài SGK - Nguyễn Hiền, Lê-Ô-nác-đơđaVin-xi,
Cao Bá Quát...
- Gọi học sinh nói nhân vật mình chọn
- Gọi học sinh đọc gợi ý 2
- Gọi học sinh làm mẫu về nhân vật và
nội dung trao đổi
VD: Nguyễn Ngọc Kí
+ Hoàn cảnh sống của nhân vật
+ Nghị lực vượt khó
+ Sự thành đạt
- Gọi học sinh đọc gợi ý 3
- Gọi 2 học sinh thực hiện hỏi đáp
+ Người nói chuyện với em là ai? - Là bố/anh, em/...
+ Em xưng hô như thế nào? - Em gọi bố xưng con
gọi anh xưng em
+ Em chủ động gợi chuyện với người
thân hay người thân gợi chuyện?
C. Thực hành trao đổi
- Trao đổi trong nhóm - 2 học sinh đã chọn nhau cùng trao đổi.
- Giáo viên đi giúp đỡ từng cặp học sinh
khó khăn
- Trao đổi trước lớp -Một vài cặp tiến hành trao đổi trước
lớp
- Viết nhanh các tiêu chí đánh giá lên
bảng
+ Nội dung trao đổi đúng chưa? Có hấp
dẫn không?
+ Các vai trò trao đổi đã đúng và rõ
ràng chưa
+ Thái độ ra sao? Các cử chỉ động tác,
nét mặt ra sao?
- Học sinh nhận xét từng cặp trao đổi - Nhận xét theo tiêu chí đã nêu
- Nhận xét chung, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
-Dặn hs CBB: Mở bài trong văn kể
chuyện