Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

VB Tuyen bo the gioi ve su song con quyen duoc bao ve va phat trien cua tre em Hoc van 6789

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.65 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Văn bản:</i>

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,



QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VAØ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM


<i><b>* Vào bài:</b></i>


<i>- Bác Hồ từng viết:</i>


<i>Trẻ em như búp trên cành</i>
<i>Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.</i>


<i>Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em trên thế giới hiện nay đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự</i>
<i>chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục nhưng đồng thời cũng đang gặp những thách thức, cản trở không nhỏ ảnh</i>
<i>hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em. Một phần bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được</i>
<i>bảo vệ và phát triển của trẻ em” tại Hội nghị cấp cao thế giới họp tại Liên hợp quốc (Mĩ) cách đây 25 năm</i>
<i>(1990) đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này…</i>


<b>I. GIỚI THIỆU:</b> (Văn bản khơng có tác giả)


<i><b>* Tác phẩm:</b></i>


- Đây là phần trích từ <i>Tun bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em</i> họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu
Oóc ngày 30/9/1990.


- In trong <i>Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia – UB Bảo vệ và chăm</i>
<i>sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 1997</i>.


- Mục đích: khẳng định tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Chủ đề: Trẻ em trong toàn thế giới.


- Kiểu loại: Văn bản nhật dụng (Nghị luận xã hội).
- Bố cục:



+ <i>Mở đầu:</i> Lí do của bản tuyên bố.


+ <i>Sự thách thức của tình hình</i>: Thực trạng trẻ em trên thế giới trước các nhà lãnh đạo chính trị các nước.
+ <i>Cơ hội:</i> Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ quan trọng.


+ <i>Nhiệm vụ:</i> Những nhiệm vụ cụ thể.




Bố cục rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần chặt chẽ.


* Ngồi ra, trong tồn văn cịn có hai phần tiếp theo là <i>Những cam kết</i> và <i>Những bước tiếp theo</i>.
- Giọng đọc: Rõ ràng, khúc chiết từng mục.


<b>II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:</b>


<i><b>1. Mở đầu:</b></i> (Mục 1 – 2)


- Mục 1 nêu lên vấn đề, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới. Nhưng tại sao lại
cần phải họp Hội nghị cấp cao thế giới để bàn về vấn đề này?


- Mục 2 khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được phát triển trong
hòa bình, hạnh phúc. Đó cũng chính là ngun nhân và mục đích của vấn đề: Làm thế nào để đạt được
điều ấy?




Gọn, rõ và có tính chất khẳng định.



<i>⇒</i> Tóm lại, 2 mục này làm nhiệm vụ nêu vấn đề, lý do của buổi họp.


<i><b>2. Sự thách thức:</b></i> (Mục 3 – 7)


- Mục 3 đóng vai trị chuyển đoạn, chuyển ý, giới hạn vấn đề. Mục 7 kết luận cho phần <i>Sự thách thức</i>: nhận
trách nhiệm phải đáp ứng những những thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị của
các nước – những nguyên thủ quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc, xâm lược, sống tha
hương, bị bốc lột, bị lãng qn…


+ Mắc thảm họa đói nghèo, vơ gia cư, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ.
+ Chết (con số đau lịng: 40.000 cháu/ ngày) vì suy dinh dưỡng, bệnh tật.


+ Bị coi là vật buôn bán, trao đổi, mắc HIV, sớm phạm tội, nạn nhân của các trận động đất, sóng thần…


<i><b>3. Những cơ hội:</b></i> (Mục 8 – 9)


- Mục 8 nêu 2 cơ hội: Liên kết chặt chẽ các quốc gia cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo sức mạnh toàn
diện, tổng hợp của cộng đồng.


- <i>Công ước về quyền trẻ em</i> khẳng định về pháp lí, tạo cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em thực sự
được tôn trọng.


- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới: giải trừ quân bị, một số tài nguyên to lớn được chuyển sang
mục đích phi qn sự, trong đó có tăng cường phúc lợi trẻ em.


* Những quan tâm của Đảng và nhà nước Việt Nam về vấn đề trẻ em được thực hiện trong một số chính
sách, việc làm: trong các lĩnh vực giáo dục (trường cho trẻ em câm, điếc, các bệnh viện nhiu, hệ thống các
trường mầm non, các công viên, nhà hát, nhà xuất bản dành cho trẻ em…)



<i><b>4. Những nhiệm vu:</b></i> (Mục 10 – 17)


- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em và trẻ sơ sinh là nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng hàng đầu và có thể thực hiện được nhờ những điều kiện thuận lợi nhiều mặt hiện nay.
- Các trẻ em tàn tật và trẻ em có điều kiện sống đặc biệt (mồ cơi) cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Ví dụ
hội nghị trẻ em tồn thế giới có hồn cảnh đặc biệt, nạn nhân của thiên tai được tổ chức ở Tô-ki-ô (Nhật
Bản) đầu năm 2005; những cuộc gặp gỡ giao lưu của thanh thiếu nhi 5 châu, những đứa trẻ mồ côi cả cha
mẹ sau những trận động đất, núi lửa, bão biển, nạn khủng bố 11 – 9 ở Mĩ…


- Đảm bảo bình đẳng nam nữ trong trẻ em. Đây là nhiệm vụ đặt ra ở một số nước vẫn còn tồn tại nạn phân
biệt chủng tộc, một số quốc gia theo đạo Hồi…


- Xóa nạn trẻ em mù chữ. Ở nước ta đã phổ cập tiểu học, THCS, một số tỉnh thành tiến tới phổ cập THPT.
Trẻ em phải được giáo dục văn hóa cơ bản, tồn diện. Được đi học là quyền tất yếu của mọi trẻ em.


- Liên quan đến trẻ em là các bà mẹ. Mục 14 dành cho nhiệm vụ bảo vệ các bà mẹ mang thai, sinh đẻ, vấn
đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay ở một số nơi trên đất nước ta đã và đang có hiện tượng tỉ lệ
sinh con thứ 3 tăng lên dẫn đến tỉ lệ dân số quá mức cho phép. Đó là vấn đề cần giải quyết.


- Mục 15 nêu lên vấn đề giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà
trường và trong sự kết hợp của nhà trường với gia đình và xã hội.


- Mục 16 nêu lên vấn đề giải quyết từ cơ sở kinh tế, tầm vĩ mơ và cơ bản. Đó là bảo đảm sự tăng trưởng và
phát triển đều đặn, ổn định nền kinh tế ở tất cả các nước, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài đối với các nước
nghèo mới là vấn đề gốc. Liên hệ vấn đề hội nghị các nước phát triển (G7) thế giới họp tại Tơ-ki-ơ bàn
cách xóa nợ, hỗn nợ, tăng viện trợ cho các nước Nam Á bị nạn động đất, sóng thần (tổng số tiền viện trợ
đã lên tới hơn 5 tỉ USD: Nhật Bản 500 triệu, Mĩ 350 triệu, Ngân hàng thế giới 250 triệu, Việt Nam 450.000
USD…)



- Mục 17 nêu ra phương hướng thực hiện những nhiệm vụ trên cần sự nỗ lực liên tục, sự phối hợp đồng bộ
giữa các nước, sự hợp tác quốc tế.


<i>⇒</i> <i><b> Cộng đồng quốc té rất rất quan tâm đến việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.</b></i>


<b>* Hình thức :</b>


- Gồm có 17 mục, được chia làm 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Mối liên kết lơ – gíc giữa các phần
làm cho văn bản có cấu tạo chặt chẽ.


- Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.


<i><b>5. Ý nghĩa văn bản:</b></i> Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>*Noäi dung:</b></i>


<b> </b> <b> Ghi nhớ:</b> S/35.


<b>IV. LUYỆN TẬP:</b>


<b>1.</b> Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của các chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi
em ở hiện nay đối với trẻ em.


<b>2.</b> Suy nghĩ của em về lời bài hát <i>Trẻ em hôm nay: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai…</i>”


<b>3. </b>Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay?


<i>* Gợi ý:</i>



- Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của từng nước, của cả cộng đồng thế giới vì nó liên quan
đến tương lai của đất nước, tương lai của nhân loại: trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai; vì tương lai con
em chúng ta… đó là những khẩu hiệu thường trực khắp nơi.


- Qua việc thực hiện vấn đề này thể hiện trình độ văn minh của một đất nước, một xã hội, một thể chế
chính trị cao hay thấp, tiến bộ hay lạc hậu, nhân đạo, nhân ái hay phản động, vô nhân đạo…


- Vấn đề được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng, tồn diện và cụ thể trong hàng loạt những
nhiệm vụ và cam kết, từng bước đi có tính tốn, cân nhắc.


</div>

<!--links-->

×