Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.88 KB, 3 trang )
Hội Vật Cù ở Thanh Chương
Theo các bậc cao niên thuộc vùng trung du tỉnh Nghệ An, hội vật cù ở đây có từ
khoảng đầu thế kỷ 15. Bắt nguồn từ việc chọn những lực sĩ khỏe mạnh, nhanh
nhẹn để sung vào đội quân của tướng Phan Đàn - một võ tướng của vua Lê Thái
Tổ, coi việc quân ở vùng này, dần dà hội vật cù trở thành một sinh hoạt mang tính
hội lễ đậm nét dân gian được mọi người ưa thích và phổ biến, đi vào đời sống văn
hóa tinh thần của đồng bào vùng Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn, mà sôi
nổi, náo nhiệt hơn cả là ở những vùng dọc hai bờ sông Găng (một nhánh của sông
Lam) - Thanh Chương, nơi được xem là xuất xứ của trò chơi này.
Trước ngày vào hội, người ta đã lựa tìm những gốc chuối, đặc biệt thích hợp là
gốc chuối hột loại lớn, đào lên lấy củ. Dùng dao sắc đẽo củ chuối thành hình tròn
có đường kính cữ 30cm, trọng lượng 5 - 7kg là có quả cù đảm bảo yêu cầu. Quả cù
phải sạch nhựa và có độ dẻo cần thiết, bởi nó thường xuyên bị giành giật, quăng
ném mạnh dễ vỡ trong khi chơi. Vì vậy, quả cù sau khi lược đẽo xong, được luộc
qua nước sôi, vớt ra phơi nắng khá kỹ. Lúc này quả cù có màu sẫm và rất dẻo,
không bị nứt vỡ khi chơi. Sân chơi cù thường là những sân cát bên bờ sông hay
trong làng, chiều dài độ 50m, ngang độ 25m. Có ba hình thức chơi củ: cù gôn, cù
đẩy và củ nước. Cả ba lối chơi này đều có chung hình thức tính điểm và bố trí
giống nhau, ở hai đầu sân của mỗi bên là hai chiếc sọt đan bằng nan tre, nứa cao
1,5m, đường kính 50cm (cù gôn, củ nước), hay đào một hố sâu rộng 50 x 50cm
(cù đẩy). Bên nào giành và đưa được cù vào sọt (hay vào hố) của đối phương được
một điềm. Để đưa được quả cù vào đích cũng không phải dễ dàng gì bởi phải
giành giật, tranh cướp quyết liệt, bên nào cũng tìm mọi cách nhằm cản phá đối
phương đưa cù vào sọt (hố) của mình. Hội vật cù vì thế rất sôi nổi, hào hứng, cuốn
hút mọi người dự khán.