Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.13 KB, 18 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN, TỪ
GHÉP, TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5
Nguyễn Thị Thu Hương
<b>( Trường TH Cổ Dũng – Kim Thành – Hải Dương )</b>
Để khắc phục những tình trạng HS rất yếu kém về kĩ năng xác định, nhận
diện, phân biệt từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy và tổ hợp từ trong thực hành
luyện tập, tổ 4 + 5 Trường TH Cổ Dũng đã dành nhiều thời gian thảo luận và đi
đến thống nhất đưa ra các biện pháp như sau:
* Nhận diện, phân biệt từ đơn với từ phức
<b>1. Nhận diện từ dựa vào khái niệm</b>
- Từ đơn là từ do một tiếng tạo thành.
VD: Núi, sông, cây, hoa…(DT)
Đi, chạy, ăn, ngủ…(ĐT)
To, nhỏ, dài, cao, tốt…( TT)
Từ đơn đại đa số là từ đơn âm, nhưng cũng có một số từ đơn đa âm như: mồ hôi,
bồ kết…
- Từ phức là từ do hai tiếng trở nen tạo thành
- Trong từ phức được chia thành hai kiểu: Từ ghép và từ láy
<b>2. Dựa vào nghĩa</b>
<i>a, Đối với từ đơn</i>
Từ đơn có hiện tượng nhiều nghĩa. VD từ “ sáng",
Nghĩa 1: Chỉ khơng gian giúp ta dễ nhìn, nhận thấy sự việc
Nghĩa 2: Chỉ một buổi trong ngày
Nghĩa 3: Chỉ phẩm chất trí tuệ
Nghĩa 4: Chỉ lối trình bày mạch lạc, dễ hiểu: ý văn sáng.
Từ đơn là cơ sở để tạo ra từ mới. VD: Học: học hành, học hỏi, học sinh…
Với từ đơn, trong định nghĩa về từ đơn, cần chú ý khái niệm nghĩa
+ Nghĩa tình thái: VD: ối, ơi, ai…
<i>b, Đối với từ ghép</i>
Quan hệ giữa các tiếng là quan hệ về nghĩa.
+ Một số từ ghép trong đó có các tiếng mang nghĩa không õ ràng “ biếc” trong “
xanh biếc” hoặc có các tiếng hiện nay khơng cịn rõ nghĩa: “ cộ “ trong “ xe
cộ”…
+ Nghĩa của từ ghép có tính chất mới: Nghĩa của từ ghép khơng phải phép cộng
đơn thuần nghĩa của các tiếng cấu thành mà có khả năng gọi tên các sự vật hiện
tượng mới. VD: nghĩa của từ “ đá ” trong “ nhà đá” không phải nhà bằng đá mà
nghĩa ở đây là nhà tù.
* Nhận diện, phân biệt từ ghép với tổ hợp từ đơn:
<b>1. Dựa vào nghĩa</b>
+ Nếu tổ hợp gọi tên một sự vật, định danh một khái niệm thì đó là từ ghép.
+ Nếu tổ hợp gọi tên nhiều sự vật, định danh nhiều khái niệm thì đó là tổ hợp từ
đơn.
<b>2. Dựa vào kết cấu</b>
+ Nếu tổ hợp có kết cấu chặt chẽ, khơng thể chêm xen một từ nào khác vào giữa
thì đó là từ ghép: VD: đất nước, dũng cảm, nhân dân…
+ Nếu tổ hợp có kết cấu lỏng lẻo, có thể chêm xen một từ khác vào giữa mà về
cơ bản nghĩa khơng thay đổi thì đó là tổ hợp từ đơn: VD: tung cánh, xòe tay, đạp
xe…
<b>3. Dựa vào khả năng chuyển nghĩa</b>
Nếu tổ hợp không được hiểu theo nghĩa thực mà được khái quát để nói về
một sự vật khác thì đó là từ ghép. VD “ cánh én” trong “ Mùa xuân những cánh
én bay về”
<b>4. Dựa vào phát âm</b>
Với từ ghép chỉ có một trọng âm: VD “ bánh rán”.
Với tổ hợp từ đơn, mỗi tiến có một trọng âm. VD “ rán bánh”.
+ Từ ghép có tiếng có nghĩa lại với nhau thì gọi là từ ghép.
+ Từ do có tiếng có hình thức âm thanh giống nhau như: bộ phận âm đầu,
vần, có âm đầu và vần giống nhau thì gọi là từ láy.
Trong từ ghép, có các kiểu ghép.
* Ghép phân loại: là những từ ghép có một tiếng chỉ chung một loại lớn ( sự
VD: máy + x : máy ảnh, máy nổ, máy bơm..
Vui + x: vui tính, vui lịng, vui tay…
Về mặt ý nghĩa:
+ Ý nghĩa cụ thể hóa: các từ: cá mè, cá rơ.
+ Ý nghĩa sắc thái hóa. VD các từ: thẳng lưng, thẳng tắp, thẳng băng…
+ Ý nghĩa bổ sung, giải hích. VD: nhà văn, nhà thơ, nhà báo…
<b>* Ghép tổng hợp ( cịn gọi là ghép hợp nghĩa, ghép đẳng lập) có ý nghĩa tổng </b>
hợp, khái quát rộng hơn những tiếng đã có tạo thành những từ ghép này.
VD: bánh kẹo, hoa quả, xe cộ, cây cối, chim chóc…
Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp cùng chỉ một phạm vi ý nghĩa ( người, sự vật,
sự việc, hoạt động, tính chất) và chúng phải đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với
nhau. Về ngữ pháp, hai tiếng trong từ ghép có vai trị ngang nhau, bình đẳng với
nhau.
VD: Bố mẹ, thầy cơ, xóm làng, vui buồn…
Có một từ ghép tổng hợp gốc Hán: kiến thiết, xây dựng, mĩ lệ, tao nhã, tâm hồn,
độc lập…
Đặc trưng chung về nghĩa của các từ ghép tổng hợp là biểu thị những sự vật,
Trong từ láy có các kiểu láy:
+ Láy vần: Là từ láy có vần được lặp lại. VD: bồn chồn, lẩm bẩm, bần thần, bối
rối…
<b>+ Láy cả âm và vần: Là từ có cả âm và vần được lặp lại: VD: ngoan ngoãn, </b>
dửng dưng, mơn mởn, khinh khỉnh…
Có trường hợp từ được lặp lại tồn bộ âm đầu, vần, dấu thanh. VD: xanh xanh,
vàng vàng, ngời ngời, tầng tầng… đó gọi là từ láy tiếng hay láy tồn bộ.
<b>Có ba dạng láy</b>
<b>+ Láy đơi: Là từ láy gồm hai tiếng. VD: xinh xắn, ngay ngắn, tan tành, lủng </b>
củng…
+ Láy ba: Là từ láy gồm ba tiếng: VD: sát sàn sạt, sạch sành sanh, dửng dừng
dưng, khít khìn khịt…
+ Láy tư: Là từ láy gồm bốn tiếng. VD: lúng ta lúng túng, hớt hơ hớt hải..
Về ý nghĩa của từ láy:
+ Ý nghĩa tổng hợp, khái quát. VD: sạch sẽ, vui vẻ…
+ Ý nghĩa cụ thể. VD: co ro, lò dò, khúm núm..
+ Ý nghĩa giảm nhẹ về mức độ và cường độ . VD: tim tím, măn mặn..
+ Ý nghĩa tăng cường độ, mạnh lên. VD: ầm ầm, ( đen) lay láy, ( trắng) phau
phau..
Để giúp HS phân biệt , tổ hợp từ đơn có hình thức âm thanh giống từ láy với từ
láy:
* Nếu cả hai tiếng cùng có nghĩa thì khơng phải là từ láy vì trong từ láy, ít nhất
hai tiếng khơng có nghĩa
VD: cây cao, tươi tốt, san sẻ… các tổ hợp này, các teengs đều có nghĩa nen
khơng phải là từ láy.
* Nếu xét từ phải xét đến nghĩa của từ( chỉ gì hoặc có phân loại hay tổng hợp?)
VD: “ Thung lũng” : chỉ vùng đất trững giữa hai ngọn núi, hai tiếng trong từ này
có hình thức âm thanh giống từ láy nhưng không phải từ láy.
* Nếu là từ láy, trước hết phải là một từ, nếu là hai từ thì khơng phải từ láy.
VD: chối chín, cây cao
VD: Thật thà, mong mỏi, vui vẻ…nghĩa mạnh lên
Xanh xanh, tim tím, đo đỏ nghĩa giảm nhẹ
Ríu rít, long lanh… nghĩa gợi tả, gợi cảm
Để giúp HS tránh được những sai phạm khi phân loại, nhận diện từ đơn, từ
ghép, từ láy, khi dạy GV cần lưu ý:
+ Khi dạy, không nên đưa ra những từ ghép ngầu kết như: tắc kè, bồ hóng…ra
xem xét, phân loại. Nếu có đưa ra thì chỉ dành cho HS khá giỏi.
+ Cần có ý thức phân biệt từ đa âm và từ ghép để bổ sung định nghĩa cho định
Các tiếng trong từ có cả quan hệ ngữ nghĩa, cả quan hệ về âm. VD: thúng
mủng, tươi tốt…thì xếp vào nhóm từ ghép.
* Biện pháp dạy một giờ lý thuyết cấu tạo từ:
- Ta nên đi theo cách phân loại triệt để lưỡng phân từ theo cấu tạo.
- Ta nên chọn ngữ liệu là một câu đơn giản nhưng có đủ cả từ đơn, từ láy, từ
ghép.
VD: Mùa hè, gió thổi lồng lộng
Yêu cầu HS chia đoạn trên thành các từ, nhận xét số lượng tiếng có ở trong
mỗi từ.
Nhận xét mối quan hệ của các tiếng trong từ nhiều tiếng, chia:
Mùa hè/ gió/ thổi/ lồng lộng
+ Gió, thổi: từ có một tiếng nên xét là từ đơn.
+ Mùa hè, lồng lộng: Từ có hai tiếng
Trong từ “ mùa hè”: hai tiếng đều có nghĩa nên đó là từ ghép
Trong từ “ lồng lộng” : Tiếng “ lồng” khơng có nghĩa, hai tiếng này khơng có
quan hệ về nghĩa nhưng giống nhau về mặt âm thanh nên xét là từ láy
* Biện pháp dạy thực hành về cấu tạo từ:
GV cần đưa ra những dạng bài tập sau để rèn kĩ năng phân loại từ theo cấu tạo:
Dạng 1: Cho sẵn từ rơì u cầu phân loại từ heo cấu tạo
Khai trường, học sinh, vui, thầy giáo, ngồi, đứng, siêng năng, gặp, tốt đẹp, chào,
kết quả
VD 2: Xếp các từ sau vào hai nhóm có từ ghép và từ láy:
Thật thà, bạn bè, hư hỏng, bạn học, sạch sẽ, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn,
bạn đường, bạn đọc, giúp đỡ.
Ở dạng bài này, GV cần chú ý đặt ra yêu cầu với từng đối tượng HS trong lớp.
VD: Với HS trung bình, yếu thì chỉ cần các em tìm được khoảng ½ số từ theo
yêu cầu chung. Còn HS khá giỏi thì u cầu tìm xong phải giải thích được nghĩa
từ.
Dạng 2: Cho sẵn một đoạn 1 câu, yêu cầu HS tìm một số kiểu từ theo cấu tạo có
trong đoạn văn.
VD 1: Tìm từ đơn, từ ghép có trong câu:
“ Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ
sực nức bốc lên”
VD 2: Tìm từ đơn, từ ghép trong đoạn văn sau:
“ … Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vụt lên. Cái bóng nhỏ xíu vút nhanh
trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mơng và lặng sóng”.
VD 3: Dân dâng một quả sôi đầy
Bánh chưng một cặp, bánh giày mấy đơi
Ở VD này, có thể có một số HS khơng tìm được từ ghép vì khơng xác định được
mỗi ổ hợp “ quả xôi”, “ bánh chưng” “ bánh giày” là một từ nhưng không xếp
vào từ ghép.
GV phải dựa vào các thao tác xác định từ, tách từ để HS nhận ra “ quả xôi”, “
bánh chưng”, “ bánh dày” là một từ và đó là từ ghép.
* Lưu ý:
DẠY TỪ HÁN -VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Qua phân môn luyện từ và câu, tích hợp với phân mơn Tập Làm Văn
Nguyên Thúy Hằng
( Trường TH Đông Thái- Đức Thọ- Hà Tĩnh)
<b>Trong Tiếng Việt , các từ Hán Việt chiếm một phần khá lớn. Các từ </b>
<b>Hán Việt được hình thành do sự tiếp xúc ngơn từ Hán và Việt. Tuy nhiên, </b>
<b>theo thời gian, cùng với sự phát triển của Trung Hoa hiện đại. Nó trở thành</b>
<b>một bộ phận của tiếng Việt. Vì vậy, việc dạy học các từ Hán Việt rất quan </b>
<b>trọng không những giúp HS hiểu thêm về sự phong phú của tiếng Việt mà </b>
<b>còn giúp các em sử dụng từ ngữ một cách tinh tế.</b>
Ở Tiểu học việc dạy các từ Hán – Việt được lồng ghép trong phân môn
<b>Luyện từ và câu trong các bài mở rộng vốn từ qua các chủ điểm như: Nhân </b>
<b>dân, Hịa bình, Hữu nghị - Hợp tác… Vậy, làm thế nào để giúp các em hiểu </b>
<b>1. Từ Hán Việt</b>
<b>a) Khái niệm từ Hán Việt</b>
Từ Hán Việt là những từ mượn gốc Hán được đọc theo cách đọc Hán Việt.
Ví dụ: Phi cơ, phi trường, phu quân, quân nhân…
Vậy thế nào là cách đọc Hán Việt?
Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ hệ thống
ngữ âm tiếng Hán đời Đường, chịu sự chi phối của hệ thống ngữ âm tiếng Việt.
<b>b) Yếu tố Hán Việt – yếu tố cấu tạo nên từ Hán Việt.</b>
* Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng âm
Trong các yếu tố Hán Việt, hiện tượng đồng âm rất đậm nét
VD: lạc (vui) trong lạc quan, lạc thú…
lạc (nối liền) trong liên lạc, mạch lạc…
lạc (đường ngang) trong kinh lạc.
Ngồi ra cịn có hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán
Việt như đường (yếu tố Hán Việt chỉ một loại thực phẩm) và đường (yếu tố phi
* Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng nghĩa: Hiện tượng đồng nghĩa chủ yếu
xảy ra giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt. Vì thế, ơng cha ta ngày xưa
đã dựa vào đặc điểm này để học thuộc nghĩa một số yếu tố Hán Việt:
Thiên – trời, địa – đất, vân – mây,
Vũ – mưa, phong – gió, nhật – ngày, dạ - đêm,
Tinh – khơn, lộ - móc, tường – điểm,
Hưu – lành, khánh – phúc, tăng – thêm, đa – nhiều…
Hoặc: Thiên – trời, địa – đất, cử - cất, tồn – cịn, tử - con, tơn – cháu, lục – sáu,
tam – ba, gia – nhà, quốc – nước, tiền – trước, hậu – sau, ngưu – trâu, mã –
ngựa…
<b>2. Cấu tạo từ Hán Việt:</b>
Nếu chúng ta chia từ loại (từ thuần Việt) thành hai nhóm là từ đơn và từ phức thì
từ Hán Việt có thể chia làm hai loại là từ đơn tiết ( một yếu tố) và từ đa tiết
( nhiều yếu tố)
Từ đơn tiết : Vinh, nhục , lợi , hại, lệ…
Phần lớn từ Hán Việt là từ đa tiến, chủ yếu là từ song tiêt ( hai âm tiết) : hữu
nghị, bằng hữu, hịa bình…
Từ Hán Việt chủ yếu được cấu tạo theo phương thức ghép: ghép đẳng lập, ghép
chính phụ và ghép chủ vị
<b>a, Từ ghép đẳng lập</b>
VD: bảo vệ , đấu tranh, ngơn ngữ, phong phú..
<b>b, Từ ghép chính phụ</b>
Từ ghép chính phụ có hai loại:
Loại 1: Từ có yếu tố chính đứng trước , yếu tố phụ đứng sau. Yếu tố chính có
thể là yếu tố đơng là yếu tố chỉ tính chất.
- Yếu tố chính là yếu tố động: nhập ngũ, xuất bản, thuyết minh…
- Yếu tố chính là yếu tố chỉ tính chất: bổ huyết, yên chí, yên tâm…
Loại 2: Yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước. Yếu tố chính có thể là
yếu tố danh, yếu tố động hoặc yếu tố chỉ tính chất.
Yếu tố chính là yếu tố danh: cổ thụ, nhân loại, tác phẩm, bằng hữu…
Yếu tố chính là yếu tố động: hậu tạ, tơn xưng..
Yếu tố chính chỉ tính chất: tối tân, cơng ích, thậm tệ…
<b>c, Từ ghép chủ vị</b>
VD: nhân tạo, sở trường, khán giả, học giả…
Mặc dù, về mặt ngữ pháp chúng ta có thể phân định rạch rịi cấu tạo của
từ Hán Việt thành ba nhóm như trên song trong thực tế việc phân chia các từ cụ
thể vào mỗi nhóm khơng phải dễ dàng bởi dẫu sao từ Hán Việt cũng là một
“ngoại ngữ”.
<b>3. Một số biện pháp dạy học từ Hán Việt.</b>
<b>a, Cung cấp thêm cho HS nghĩa của một số yếu tố gốc Hán ngoài những </b>
<b>nghĩa mà sách giáo khoa đã cung cấp.</b>
Trong các tiết mở rộng vốn từ, giáo viên có thể mở rộng thêm nghĩa một số yếu
tố gốc Hán ngoài những nghĩa mà SGK cung cấp. Việc mở rộng nghĩa của các
yếu tố gốc Hán không làm cho HS nặng nề mà các em còn cảm thấy thú vị vì
được khám phá những điều mới mẻ.
Chẳng hạn, trong bài: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác( SGK Tiếng Việt 5,
tập 1, trang 56) tiếng hữu có nghĩa là có hoặc bạn bè.
Hữu có nghĩa là bạn bè trong: hữu nghị, hữu hảo, bằng hữu….
Hữu có nghĩa có trong: hữu ích, hữu tình, hữu dụng…
Hoặc, bài Nhân hậu- Đoàn kết ( SGK Tiếng Việt 4, trang 17) tiếng nhân có hai
nghĩa, người và lịng thương người.
Nhân có nghĩa là người trong: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
Nhân có nghĩa là lịng thương người trong: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ
Tuy nhiên , nhân cũng có các nghĩa là hạt ( hạt nhân) cái sinh ra kết quả ( nhân
quả)
Thực tế, nhiều em vẫn sử dụng các số từ Hán Việt trong giao tiếp và trong làm
văn nhưng do không hiểu nghĩa dẫn đến sử dụng sai. Do đó, việc cung cấp cho
HS những nghĩa mới giúp các em tích lũy cho mình một vốn từ nhất định và
biết cách sử dụng cho đúng nghĩa, phù hợp với văn cảnh là rất cần thiết.
Ngồi nghĩa của yếu tố chính mà SGK đã giải thích, giáo viên cần tìm hiểu thêm
để giải thích cho các em nghĩa các yếu tố cịn lại. Chẳng hạn, hữu trong bằng
hữu nghĩa là bạn bè. Vậy, nghĩa của bằng là gì? Nghĩa chung của từ là gì?
Có thể trong một tiết dạy giáo viên khơng thể giải thích hết nghĩa tất cả các yếu
tố. Vì thế, GV nên giải thích nghĩa một số yếu tố phụ và giao cho HS về tìm
hiểu thêm nghĩa của các yếu tố phụ khác trong các từ còn lại.
<b>b. Tạo lập các từ Hán Việt dựa vào đặc điểm cấu tạo và nghĩa của các yếu </b>
<b>tố Hán Việt.</b>
Việc tạo lập các từ Hán Việt thực chất không phải là học sinh tạo ra các từ mới
mà chỉ ở mức độ là tìm các từ chứa yếu tố Hán Việt đã học
VD: Tìm các từ Hán Việt chứa:
Tiếng hịa có nghĩa là khơng có xung đột:…
Tiếng hữu có nghĩa là bạn bè:…
Tiếng nhân có nghĩa là người:…
Khi thiết kế bài tập dạng này GV cần chú ý mỗi yếu tố Hán Việt đưa ra phải
kèm nghĩa cụ thể để khi HS tìm từ khơng bị nhầm lẫn bởi yếu tố có thể nhiều
nghĩa khác nhau.
Sau khi HS nắm được nghĩ của từ Hán Việt, để các em nhớ lại từ này một cách
có chủ định thì chúng ta nên để cho các em tạo ra các nhóm từ đồng nghĩa và
trái nghĩa. Đặt từ Hán Việt trong mối qaun hệ với các từ Hán Việt và từ thuần
Việt đồng nghĩa và trái nghĩa các em sẽ nhiều lựa chon khi làm văn.
Ngoài những từ mà sách giáo khoa đã cho để các em xếp vào các nhóm đồng
nghĩa, trái nghĩa GV có thể cho HS tìm thêm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa khác.
Đó có thêt là từ Hán Việt, cũng có thể là từ thuần Việt.
Chẳng hạn, trong bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu- Đồn kết( TV4, tập 1, trang 33)
có câu hỏi: Xếp các từ sau vào ơ thích hợp trong bảng: nhân ái, tàn ác, bất hòa,
lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn
hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.
Sau khi HS đã xếp các từ trên vào hai nhóm, GV cho HS tìm thêm các từ ngồi
SGK phù hợp với mỗi nhóm.
Hoặc HS có thể ra bài tập:
1. Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:
a. Tài năng…
b. Hịa bình…
c. Hữu nghị
2. Tìm các từ trái nghĩa với:
a. Xây dựng
b. Dũng cảm
c. Trung thực
Sau khi HS tìm được các từ thuộc mỗi nhóm GV nên đặt câu hỏi để kiểm tra
xem đâu là từ Hán Việt và nghĩa của chúng là gì ? Bởi lẽ, nhiều HS vẫn chưa
thực sự phân biệt được đâu là Hán Việt và đâu là thuần Việt.
<b>d. Hướng dẫn HS sử dụng từ phù hợp</b>
Mức độ 1: Điền từ vào câu, cụm ( thành ngữ, tục ngữ) hoặc đoạn văn cho phù
hợp với nội dung.
VD: Chọn từ ngữ thích hợ trong các từ sau: Đoàn kết, nhân hậu, đồng tâm, đồng
sức để điền vào chỗ trống cho phù hợp
a… tạo ra sức mạnh
b. Mẹ em là một người phụ nữ…
c…. hiệp lực
Mức độ 2: Lựa chon từ phù hợp để điền vào chỗ trống. Mỗi chỗ trống có thể có
nhiều từ đồng nghĩa.
VD: Chọn từ hích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp
a. Chúng ta ( quyết tâm, quyết chí) vượt qua khó khăn này.
b. Dù khó khăn đến đâu họ cũng khơng( nản chí, nhụt chí, thối chí, nản
lịng)
c. Đó là ( thử thách, thách thức) đầu tiên đối với
Mức độ 3: Dùng từ đặt câu
Đặt câu với từ mà nghĩa không liên quan đến nhau
VD: Đặt câu với mỗi từ sau: hòa bình, hợp tác, hữu nghị, thiên nhiên…
- Đặt câu với các từ đồng nghĩa. Việc đặt câu với các từ trong nhóm từ đồng
VD: Đặt câu với mỗi từ sau: nhân hậu, nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu…
- Đặt câu để phân biệt được nghĩa của các cặp từ trái nghĩa
VD: Đặt câu để phân biệt được các cặp từ trái nghĩa sau: hiền hậu/ độc ác; đoàn
kết / chia rẽ
<b>e, Giúp HS biết cách sử dụng từ Hán Việt đúng giá trị phong cách của từ,</b>
<b>phù hợp với văn cảnh</b>
Ngoài việc hiểu rõ nghĩa của từ, giáo viên cần giúp các em hiểu giá trị
phong cách của từ Hán Việt phù hợp với khả năng nhận thức của các em để
bước đầu các em biết sử ụng chúng một cách phù hợp và có hiệu quả.
* Tạo sắc thái trang trọng
Từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng đặc biệt phù hợp với các trường hợp
giao tiếp lễ nghi. Chẳng hạn, phu nhân và vợ là hai từ đồng nghĩa. Từ vợ thường
được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày như: Anh Năm cùng vợ và con gái về
thưm quê ngoại còn phu nhân được sử ụng trong văn phong trang trọng: Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân thăm Phi – lip- pin…
Hoặc phụ nữ và đàn bà là hai từ đồng nghĩa. Chúng ta có hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam chứ khơng có hội liên hiệp đàn bà Việt Nam, nhưng lại có câu:
Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam
Hay trong cách đặt tên người, tên đất, tên sông… người Việt Nam vẫn
thường dùng từ Hán Việt.
Tên người: Long, Hải, Sơn, Giang, Thảo, Diệp…chứ ít ai gọi là Rồng, Biển,
Núi, Sông, Cỏ, Lá…
Tên đất, tên núi, tên sông…Hạ Long, Bạch Mã, Hịa Bình, Trị An…
Trường Sơn chí lớn ơng cha
Cửu Long lịng mẹ bao la sóng trào
Hiểu được đặc điểm này học sinh sẽ biết tại sao đã có các từ thuần Việt cùng
nghĩa mà vẫn sử dụng các từ Hán Việt. Đặc biệt các em sẽ ý thức trong việc lựa
chọn và sử dụng từ Hán Việt và từ thuần Việt cho phù hợp với văn cảnh cụ thể.
<b>* Tạo sắc thái cổ:</b>
Các từ Hán Việt ngày nay không được dùng trong cuộc sống hằng ngày nhưng
nó lại gần gũi với các em bởi chúng thường xuyên xuất hiện trong các truyện cổ
tích, truyện thần thoại… hồng thượng, hồng hậu, cơng chúa, trẫm, khanh…
Lớp từ này ít sử dụng trong văn miêu tả như tả cảnh, tả người… nhưng trong
văn kể chuyện có lúc các các em lại dùng tới. Do đó GV khơng nên bỏ qua
chúng.
<b>* Gợi hình ảnh của thế giới khái niệm, im lìm, bất động.</b>
động như: “ Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo / nền cũ lâu đài bóng tịch dương” ( bà
Huyện Thanh Quan ) … Chính giá trị phong cách này của từ Hán Việt mà trong
q trình hướng dẫn HS viết văn, giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng
một số từ Hán Việt phù hợp với nội dung bài làm. Học sinh có thể sử dụng
chúng vào làm những bài văn miêu tả như tả cảnh n tĩnh của dịng sơng, tả
cảnh hoang sơ của ngôi chùa…Tuy nhiên, đối với HS tiểu học để sử dụng những
từ Hán Việt phù hợp với mục đích miêu tả của mình thật khơng phải dễ. Vì vậy,
<b>* Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây ấn tượng ghê rợn</b>
Tạo sắc thái tao nhã như : tiểu tiện, đại tiện, phân…
Tránh gây ấn tượng ghê rợn: xuất huyết, thi hài, hỏa táng…
PHÂN BIỆT TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ HÁN VIỆT
<b>Trần Thị Hương Giang</b>
( Trương TH Sơn Lâm – Hương Sơn – Hà Tĩnh)
Bài tập phân biệt từ thuần Việt và từ Hán Việt là loại bài tập khó khơng
những với các HS mà cịn cả với giáo viên. Khó thì khó ở chỗ nào? Theo tơi khó
ở chỗ người đọc chưa hiểu hoặc cũng có thể là chưa hình dung ra thế nào là từ
Thuần Việt, thế nào là từ Hán Việt.
Vậy để phân biệt được từ thuần Việt và từ Hán Việt thì người đọc phải
chú ý đến các vấn đề sau:
1. Khái niệm
2. Đặc điểm của từ thuần Việt, từ Hán Việt
3. Cấu tạo của mỗi từ
Với phạm vi bài viết này tơi mạo muội xin trình bày hiểu biết của riêng mình về
vấn đề này như sau, mong bạn đọc cùng đồng nghiệp thm khảo và góp ý để tơi
có thêm cơ hội củng cố, rèn luyện kiến thức cho mình tôi xin chân thành cảm
<b>* Khái niệm</b>
Từ thuần Việt là từ được sản sinh ra từ nước Việt trong quá trình giao tiếp của
người dân nước Việt.
Sau đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt
<b>Từ Hán Việt</b> <b>Từ thuần Việt</b>
- Từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa khái
quát và trừu tượng nên mang tính chất
tĩnh tại, khơng gợi hình, khơng mang
tính chất miêu tả sinh động, gợi cho ta
hình ảnh thế giới ý niệm im lìm.
Vd: thảo mộc, viêm, hi sinh, thi hài,
kháng chiến, độc lập, tự do
- Từ thuần Việt có sắc thái ý nghĩa cụ
thể, mang tính chất sinh động, gợi
hình. Vì vậy, những từ tượng thanh,
tượng hình thì hầu như là từ thuần
Việt.
Vd: cây cỏ, loét, chết, li ti, mênh mông,
bao la…
- Từ Hán Việt mang sắc thái trang
Vd: phu nhân, hi sinh, tạ thế, từ trần,
hậu môn…
- Từ thuần Việt mng sắc thái thân mật,
trung hòa, khiếm nhã.
Vd: vợ, chồng, chết, mất, đàn bà, cháy,
rửa, đẻ..
-Từ Hán – Việt có phong cách gọi
giũa, thường được dùng trong các
phong cách khoa học, chính luận ,
hành chính
VD: sơn hà, thiên thu, bằng hữu, kháng
chiến, nhân quyền…
- Từ thuần Việt nhìn chung đa phong
cách, có thể dùng trong tất cả các
phong cách của tiếng Việt, bên cạnh đó
một số chỉ thích hợp với phong cách
sinh hoạt.
Vd: Đa phong cách: Núi sông, mãi
mãi, anh em, cha con…
<b>* Cấu tạo của mỗi từ</b>
Quy tắc ngữ pháp của Hán – Việt : Từ Hán Việt được xây dựng theo phương
thức ghép theo trật tự yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính dứng sau. Trật tự này
chung cho những từ Hán Việt ghép theo quan hệ chính phụ như: quốc ca, đội ca,
quốc tế ca, dân ca, quân ca, quốc kì..
Trên đây là một số đặc điểm chín về sự khác nhau của từ thuần Việt và từ Hán
Việt, tôi nghĩ rằng một khi người học nắm được đặc điểm riêng của mỗi từ loại
thì việc phân biệt chúng cũng sẽ đơn giản, dễ dàng hơn. Tôi hi vọng qua bài viết
này các bạn có thêm cách phân biệt các từ thuần Việt và từ Hán Việt trong sổ
tay nghề nghiệp của mình. Sau đây tôi xin đưa ra một số bài tập phân biệt hai
loại từ trên mời các bạ tham khảo:
Bài 1: Hãy xếp các từ sau vào hai cột thích hợp:
Cường bạo, huyết áp, huy hoàng, yên tĩnh, ỏm tỏi, lộn xộn, ầm ĩ, lon ton, huyết
thống
Từ thuần Việt Từ Hán Việt