Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

bo de thi tuyen 10 moi nhat 2015mon toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.8 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b>HƯNG YÊN</b>


ĐỀ CHÍNH THỨC


<b>KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUN</b>
<b>NĂM HỌC 2015 - 2016</b>


<b>Mơn thi: Ngữ văn</b>


<i><b>(Dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn)</b></i>


<i><b>Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)</b></i>
<i><b>Câu 1: (4,0 điểm)</b></i>Hãy chia sẻ suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện dưới đây:


<b>LẠNH</b>


<i>Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh.</i>
<i>Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.</i>


<i>Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa</i>
<i>nhìn thấy một khn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ</i>
<i>mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó khơng đi chung nhà thờ với ơng ta. Vậy là</i>
<i>thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo</i>
<i>áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi</i>
<i>ấm cho con heo béo ị và giàu có kia?”. Người đàn ơng giàu có lui lại một chút, nhẩm tính:</i>
<i>“Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố</i>
<i>rách áo ơm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen</i>
<i>đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta khơng cho phép mình dùng thanh củi này</i>
<i>sưởi ấm những gã da trắng!”. Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người</i>
<i>khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần</i>


<i>của họ vào đống lửa trước”.</i>


<i>Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc</i>
<i>củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu</i>
<i>đều đã chết cóng.</i>


(Theo <i>www.sgd.edu.vn/hat-giong-tam-hon/</i>)
<i><b>Câu 2: (6,0 điểm)</b></i>


Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm:
<i><b>Lặng lẽ Sa Pa</b></i> (Nguyễn Thành Long), <i><b>Những ngôi sao xa xôi</b></i> (Lê Minh Khuê), <i><b>Mùa xuân</b></i>
<i><b>nho nhỏ</b></i> (Thanh Hải),<i><b>Sang thu</b></i> (Hữu Thỉnh).


- HẾT


<i>---Thí sinh khơng sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.</i>


Họ tên thí sinh:………...
Số báo danh: ...Phịng thi số: ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b>HƯNG N</b>


ĐỀ CHÍNH THỨC


<b>KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN</b>
<b>Năm học 2015 – 2016</b>


<b>MƠN THI: NGỮ VĂN</b>



<b>(</b><i><b>Đề dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn</b></i><b>)</b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


(<i>Gồm 03 trang</i>)
<b>A. HƯỚNG DẪN CHUNG.</b>


- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả
năng diễn đạt tốt.


- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch
đẹp.


- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
<b>B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.</b>


<i><b>Câu 1: (4,0 điểm)</b></i>
<b>I. Yêu cầu:</b>


<i><b>1. Về kĩ năng:</b></i>


- Học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội với các thao tác giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận…


- Bố cục rõ ràng, diễn đạt trơi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng
từ, chính tả.


<i><b>2. Về kiến thức:</b></i>


* Từ câu chuyện<i><b>Lạnh</b></i>, thí sinh rút ra những vấn đề cần nghị luận:



- Con người sống ích kỉ, khơng chia sẻ với người khác, tâm hồn sẽ trở nên giá lạnh, tàn
nhẫn.


- Sự giá lạnh của tâm hồn có sức huỷ hoại ghê gớm đối với người khác và với chính
bản thân mình.


* Bình luận về những vấn đề đã rút ra:


Câu chuyện ẩn chứa thông điệp sâu sắc, đúng đắn:


- Con người không muốn chia sẻ với người khác có nhiều lí do: Sự phân biệt chủng tộc,
tơn giáo, đẳng cấp xã hội, tính toán hơn thiệt nhưng tất cả đều bắt nguồn từ lối sống ích kỉ,
chỉ nghĩ đến bản thân mình.


- Sự ích kỉ khiến tâm hồn con người mất đi niềm đồng cảm khiến họ không thể chia sẻ,
hi sinh, giúp đỡ người khác. Chính vì thế, con người sống gần nhau mà vẫn cơ độc, giá lạnh,
tàn nhẫn.


- Sự ích kỉ dẫn đến những hậu quả khôn lường với người khác và với chính mình vì
quay lưng với người khác là đánh mất đi cơ hội nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của chính
mình trong những hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn.


* Thí sinh lấy dẫn chứng từ câu chuyện và trong cuộc sống để làm sáng tỏ vấn đề đang
bàn luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

* Rút ra bài học: Đừng sống lạnh lùng, ích kỉ; bỏ qua những khác biệt, mở rộng tấm
lòng yêu thương, chia sẻ để cuộc sống con người trở nên gần gũi, ấm áp.


<b>II. Cách cho điểm</b>



- Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc
lỗi ngữ pháp, chính tả.


- Điểm 3: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, có thể mắc một
vài lỗi về diễn đạt, chính tả.


- Điểm 2: Đáp ứng khoảng một nửa số ý trên, bố cục rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi về
diễn đạt, chính tả.


- Điểm 1: Bài viết cịn sơ sài, diễn đạt chưa tốt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.


<i>*Lưu ý: Thí sinh có thể có những suy nghĩ, kiến giải khác với đáp án; nếu hợp lí, lập</i>
<i>luận chặt chẽ, giám khảo vẫn cho điểm.</i>


<i><b>Câu 2: (6,0 điểm)</b></i>
<b>I. Yêu cầu:</b>


<i><b>1. Về kỹ năng:</b></i>


- Học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong các tác phẩm văn học với các
thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh…


- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.


- Diễn đạt trơi chảy, có hình ảnh và cảm xúc; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính
tả.


- Bài viết có sức khái qt và dấu ấn cá nhân.
<i><b>2. Về kiến thức:</b></i>



Trên cơ sở nắm được kiến thức về các tác phẩm đã cho, học sinh cảm nhận, phân tích,
đánh giá về đất nước và con người Việt Nam trong văn học hiện đại. Bài viết có thể trình
bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản:


* Về đất nước Việt Nam:


- “Vất vả và gian lao” qua những thăng trầm của lịch sử, qua bão táp chiến tranh nhưng
luôn mang sức sống trường tồn, bất diệt (Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).


- Mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú: vừa hùng vĩ, bao la, thơ mộng vừa bình dị, gần gũi
(Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Sang thu).


* Về con người Việt Nam:


- Trong lao động, con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, có khát vọng cống hiến cho
đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ).


- Trong chiến đấu, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, sẵn sàng xả thân vì độc
lập, tự do của Tổ quốc (Những ngôi sao xa xôi).


- Yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời (Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Lặng lẽ Sa Pa).


- Bình dị, khiêm nhường, thầm lặng (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi
<i>sao xa xôi).</i>


* Bên cạnh những điểm chung, học sinh cần chỉ ra được đóng góp riêng của các tác giả
khi khắc hoạ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.


<i>*Lưu ý: Thí sinh có thể có những ý tưởng khác với đáp án; nếu hợp lí, lập luận chặt</i>


<i>chẽ, giám khảo vẫn cho điểm.</i>


<b>II. Cách cho điểm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Điểm 4-5: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; diễn đạt tốt; chữ viết rõ ràng; cịn một
vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.


- Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên; diễn đạt tương đối tốt; có thể cịn
mắc một số lỗi nhỏ về dùng từ, chính tả, ngữ pháp.


- Điểm 1- 2: Năng lực cảm thụ còn hạn chế; phân tích sơ sài; mắc nhiều lỗi chính tả,
diễn đạt.


- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.


</div>

<!--links-->

×