Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi vao 10 ND 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.34 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH


<b>ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016</b>
Môn: <b>NGỮ VĂN</b>


Thời gian làm bài: 120 phút


<i>(Đề thi này có 02 trang)</i>
<b>Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm)</b>


<i>Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một</i>
<i>phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.</i>


<b>Câu 1</b>: Từ nào dưới đây là từ ghép?


A. Lành lạnh C. Lấp lánh
B. Cỏ cây D. Xôm xốp


<b>Câu 2</b>: Trong câu thơ “<i>Vầng trăng đi qua ngõ.”,</i> tác giả Nguyễn Duy sử dụng biện pháp tu
từ:


A. so sánh. C. ẩn dụ.
B. hoán dụ. D. nhân hóa.


<b>Câu 3</b>: Câu văn <i>“Khơng ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tơi đọc thấy trong mắt nhau</i>
<i>điều đó.”</i> (Lê Minh Khuê) có mấy cụm động từ?


A. Hai C. Bốn
B. Ba D. Năm



<b>Câu 4</b>:Câu <i>“Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ.” </i>có sử dụng:


A. thành phần gọi – đáp. C. thành phần phụ chú.
B. thành phần tình thái. D. thành phần cảm thán.


<b>Câu 5</b>: Thành ngữ <i>“Nói có sách, mách có chứng”</i> liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ. C. Phương châm về chất.


B. Phương châm cách thức. D. Phương châm về lượng.


<b>Câu 6</b>: Trong câu <i>“Điều này ông khổ tâm hết sức.” </i>(Kim Lân), ngồi thành phần chính cịn
có:


A. thành phần trạng ngữ. C. thành phần phụ chú.
B. thành phần khởi ngữ. D. thành phần gọi - đáp.


<b>Câu 7</b>: Các câu <i>“Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.”</i>


(Nguyễn Thành Long) đã sử dụng phép liên kết:


A. phép lặp từ ngữ. C. phép thế.


B. phép nối. D. phép đồng nghĩa, trái nghĩa.


<b>Câu 8</b>: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu <i>“Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé,</i>
<i>nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.”</i> (Nguyễn Quang Sáng) thuộc kiểu câu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Phần II: Đọc-hiểu văn bản (</b><i>3,0 điểm</i><b>)</b>


Em hãy đọc đoạn văn sau:



<i>Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.</i>
<i>Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10</i>
<i>quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt</i>
<i>qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán </i>
<i>-Thuộc lịng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc</i>
<i>sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều khơng thể coi là vinh dự, đọc ít cũng</i>
<i>khơng phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm</i>
<i>tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà khơng chịu nghĩ</i>
<i>sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay</i>
<i>không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú</i>
<i>khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối</i>
<i>người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém...</i>


Và trả lời các câu hỏi dưới đây:


Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)


Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của
đoạn văn? (1,0 điểm)


Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm)


<b>Phần III: Tập làm văn (</b><i>5,0 điểm</i><b>) </b>


Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác
phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.


Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?


______________<b>HẾT</b>______________


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH


<b> ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI </b>


<b>ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016</b>


<i> Mơn:</i><b>NGỮ VĂN </b>


<b>Tồn bài 10,0 điểm, phân chia cụ thể như sau:</b>
<b>Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)</b>


Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:


<b>Câu</b> 1 2 3 4 5 6 7 8


<b>Đáp án</b> B D B A C B B C


<b>Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1</b>: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)


- Đoạn văn được trích trong văn bản <i>Bàn về đọc sách </i>(0,5 điểm)
- Tác giả: Chu Quang Tiềm (0,5 điểm)


<b>Câu 2</b>: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của
đoạn văn? (1,0 điểm)



- Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là nghị luận. (0,5 điểm)


- Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về <b>cách </b>đọc sách. (0,5 điểm) (Nếu thí sinh
chỉ trả lời là <i>bàn về đọc sách</i> thì cho 0,25 điểm.)


<b>Câu 3</b>: Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm)


Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau của thí sinh song phải đúng nội dung; lí lẽ
và dẫn chứng thuyết phục. Có thể triển khai các ý sau:


- Sách là nơi đúc kết trí tuệ, tâm hồn nhân loại. Đọc sách chính là tiếp nhận kho
tàng tri thức vơ tận ấy.


- Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi
dưỡng tâm hồn và nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con người... (Dẫn
chứng)


- Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên khơng ít người quay
lưng, thờ ơ với việc đọc sách mà không thấy hết được ý nghĩa to lớn của việc đọc sách.
Điều đó cần được xem xét một cách nghiêm túc và có sự điều chỉnh hợp lí.


- Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức và hành động.


<i>Cách chấm điểm:</i>


+ Từ 0,75 điểm đến 1,0 điểm: Nêu được những suy nghĩ của bản thân về tác
dụng của việc đọc sách một cách sâu sắc, thuyết phục; diễn đạt sáng rõ.


+ Từ 0,25 điểm đến 0,5 điểm: Nêu được suy nghĩ của bản thân nhưng còn chung
chung; cịn mắc lỗi diễn đạt.



+ Điểm 0: Khơng làm hoặc có làm nhưng lạc nội dung.


<b>Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm) </b>


Về <i>Chuyện người con gái Nam Xương</i> của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác
phẩm khơng chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.


Theo em, ý kiến đã được thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

1. Giới thiệu yêu cầu của đề, trích ý kiến (0,5 điểm)
2. Giải thích ý kiến (0,5điểm)


- Ý kiến khẳng định giá trị nội dung sâu sắc của tác phẩm <i>Người con gái Nam</i>
<i>Xương</i>: không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế
độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Chính điều này đã góp
phần tạo nên sức sống muôn đời của áng danh văn.


- Nội dung trên đã được thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật Vũ Nương.
3. Phân tích làm sáng tỏ ý kiến (3,5 điểm)


a. Qua nhân vật Vũ Nương, tác phẩm phản ánh số phận oan nghiệt của người
phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.


- Là nạn nhân của chiến tranh phong kiến: phải sống cảnh cô phụ chờ chồng,
một mình gánh vác gia đình;


- Là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán nên phải chịu nỗi oan khuất, cuối
cùng phải chết bi thảm.



b. Nhưng không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ, qua nhân
vật Vũ Nương, tác phẩm còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.


- Hiếu thảo với mẹ chồng: chăm sóc khi ốm đau, lo ma chay, tế lễ khi mẹ qua
đời...;


- Thương con: dỗ dành, an ủi...;


- Rất mực yêu thương, thuỷ chung với chồng: <i>giữ gìn khn phép</i> khơng để xảy
ra cảnh vợ chồng phải <i>thất hồ</i>; khi chồng đi lính, nàng an ủi, hứa hẹn: <i>Chàng đi</i>
<i>chuyến này...cũng khơng sợ có cánh hồng bay bổng</i>, nhớ thương mòn mỏi; bị chồng
nghi oan, nàng tìm mọi cách phân trần để chồng hiểu rõ lịng mình, tìm đến cái chết để
chứng minh tấm lòng trinh bạch...;


- Vẻ đẹp của Vũ Nương còn tiếp tục toả rạng ngay cả khi nàng đã ở một thế giới
khác: vẫn thương nhớ chồng con, lo lắng cho phần mộ tổ tiên; khát khao được minh
oan: <i>“Có lẽ khơng thể...tìm về có ngày”</i>.


<i><b>Cách cho điểm</b>: </i>


+ Từ 2,75 điểm đến 3,5 điểm: Hiểu ý kiến, biết cách phân tích để làm sáng tỏ.
Hệ thống ý rõ ràng, mạch lạc, sâu sắc.


+ Từ 2,0 điểm đến 2,5 điểm: Hiểu ý kiến, biết cách phân tích song hệ thống ý
chưa thật rõ ràng, chưa thật sâu sắc.


+ Từ 1,25 điểm 1,75 điểm: Chưa bám vào ý kiến, chỉ dừng lại ở việc phân tích
nhân vật.



+ Từ 0,25 điểm đến 1,0 điểm: Khơng bám vào ý kiến, phân tích nhân vật sơ sài.
4. Đánh giá chung (0,5 điểm)


- Khẳng định lại tính chính xác của ý kiến trên;


- Bên cạnh nội dung sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo dựng tình huống,
yếu tố kì ảo, sáng tạo chi tiết giàu ý nghĩa... cũng góp phần tạo nên sức sống lâu bền
cho tác phẩm.


<i><b>Lưu ý:</b></i>


<i>- Ở phần Tập làm văn nếu bài viết không đúng bố cục ba phần (Mở bài, thân</i>
<i>bài, kết luận) trừ 0,25 điểm;</i>


<i>- Mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả trừ 0,25 điểm;</i>
<i>- Tồn bài làm tròn đến 0,25 điểm.</i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×