Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P6) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157 KB, 8 trang )

Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P6)
3 nên và không nên trước khi ngủ

Giấc ngủ ngon là căn nguồn làm nên một sức khỏe dẻo dai. Tuy nhiên
không phải lúc nào bạn cũng duy trì được một giấc ngủ sâu và tròn giấc. Dưới đây
là 3 nên 3 không trước khi đi ngủ để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sâu.
Nên:
- Đi dạo hoặc đi lại trong phòng: Trước khi ngủ tuyệt đối không nên lao
động trí óc căng thẳng, tránh những hoạt động mạnh gây kích thích hưng phấn lên
não bộ, đặc biệt tránh những kích thích chủ quan vì đây chính là nguyên nhân mấu
chốt gây ra hiện tượng mất ngủ. Chính vì vậy lời khuyên cho bạn là hãy vận động
nhẹ nhàng để dễ dàng đi váo giấc ngủ sâu.
- Tắm nước ấm: Tắm khoảng 15 phút bằng nước ấm sau đó ngâm chân với
nước ấm và gừng sẽ tạo cho bạn cảm giác dễ chịu, giúp lưu thông máu và bạn sẽ
dễ dàng rơi vào giấc ngủ.
- Đánh răng, rửa mặt: Đây là hai việc bạn vẫn thường là trước khi đi ngủ,
tuy nhiên để giấc ngủ sâu và đến nhanh hơn bạn hãy pha nước ấm để rửa mặt, mat
xa nhẹ nhàng để các mạch máu lưu thông.
Không nên:
- Không ăn no vào buổi tối: Tuyệt đối không nên ăn quá no hoặc ăn những
thực phẩm khó tiêu vào bữa tối. Tốt nhất bạn nên tăng các loại rau quả cho bữa tối
và chú ý không nên ăn trước khi ngủ 1 tiếng.
- Không vui chơi giải trí quá độ: Các hoạt động vui chơi giải trí gây hưng
phấn khiến thần kinh ở trạng thái động chính vì vậy bạn cần khoảng thời gian 2
tiếng trở lên để thần kinh hồi phục trở lại trạng thái tĩnh mà điều này sẽ ảnh hưởng
đến giấc ngủ của bạn. Chính vì vậy tốt nhất trước khi đi ngủ bạn nên hạn chế các
hoạt động gây kích thích khiến tinh thần hưng phấn.
- Không uống cà phê, hút thuốc: Để đảm bảo giấc ngủ được sâu bạn hãy
tránh dngf những chất kích thích gây mất ngủ như cà phê, thuốc lá…
“Bệnh văn phòng”
* Tôi là phụ nữ, 53 tuổi, làm văn phòng, chủ yếu là sử dụng máy vi tính.


Lâu nay hai bắp chân và bàn chân tôi cứ mỗi tối thấy nằng nặng và hơi đau, nhiều
người bảo rằng tôi bị giãn tĩnh mạch. Gần đây sau gáy cổ tôi hơi đau khi quay qua
quay lại phía vai phải. Xin được tư vấn về bệnh và cách chữa, xin cảm ơn! (Trần
Thị Sáu, TP.HCM)
- Trả lời:
Những triệu chứng mà chị mô tả là các triệu chứng rất hay gặp của “bệnh
văn phòng”. Một căn bệnh của thời đại. Bệnh này thường gặp ở những người phải
sử dụng máy vi tính nhiều, làm việc phải ngồi lâu trong môi trường máy lạnh. Khi
sử dụng máy vi tính trong một thời gian lâu, thị lực của chúng ta có thể giảm, mắt
mờ, đầu căng, các cơ vùng vai và cổ luôn trong trạng thái căng cơ nên gây mỏi,
thậm chí có thể đau cơ, khó quay đầu qua lại. Ngoài ra, do ngồi lâu chúng ta có thể
bị suy tĩnh mạch gây phù chân và nặng hơn là giãn tĩnh mạch.
Muốn phòng tránh được những bệnh này, chúng ta cần bố trí thời gian làm
việc hợp lý, không làm việc lâu quá 1 giờ với máy vi tính; thực hiện thư giãn và
tập thể dục giữa giờ tại văn phòng; sử dụng các loại vớ phòng ngừa suy tĩnh mạch
nếu phải ngồi hay đứng làm việc quá 6 giờ trong một ngày hay ở những người có
yếu tố nguy cơ như: béo phì, phụ nữ, mang thai nhiều lần hay trong gia đình có
những người bị suy giãn tĩnh mạch.
Cách nhận biết rau quả lạm dụng hóa chất
Dưới đây là vài đặc điểm để nhận biết một số loại rau không đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm do lạm dụng quá nhiều các loại hoá chất nông nghiệp.
Ngày nay do thị hiếu của người tiêu dùng thích các loại rau quả càng non
càng tốt, không có vết sâu bệnh hại, ngọn rau to mập... nên người trồng rau đã lạm
dụng các loại hoá chất nông nghiệp để bón và phun cho các loại rau quả thiết yếu
trong tiêu dùng hàng ngày.
Rau muống: khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường
to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng
có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.
Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.
Giá đỗ: Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để

làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng
chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài
thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị
ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Những loại giá đỗ này khi
làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước mầu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.
Cần rửa rau, quả sạch sẽ trước khi chế biến.
Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô): khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng
cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí mầu xanh
nhạt, lá mầu xanh đen... là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón
lá và chưa đủ thời gian cách ly.
Rau cần: Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để
đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau
biến mầu xanh đen... là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu
cơ) và phân bón qua lá.
Các loại quả đậu (gồm đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván...): khi nhìn
quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá
nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun
quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.
Ăn măng đắng có thể bị ngộ độc
Măng tre ít chất béo, giàu chất xơ dễ tiêu hóa và nhiều chất khoáng. Tuy
nhiên, theo các chuyên gia nếu ăn măng không chế biến kỹ, người đó có thể bị ù
tai, nôn ói, nặng hơn đau đầu, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Bản thân cây măng luôn có vị đắng. Măng càng cao, bẹ, thân hóa xanh càng
nhiều thì măng càng đắng.
Theo Thạc sĩ Đỗ Văn Bản, Viện Khoa học Lâm nghiệp, chất gây ra vị đắng
chính là hợp chất hydrogen cyanide, tên gọi đầy đủ là cyanogenic glucoside. Bản
thân nó không gây độc nhưng lại là nguồn gốc chất gây độc. Khi cây măng bị tổn
thương (vết cắt do khai thác, chế biến, vết sâu bệnh...), cyanogenic glucoside thủy
phân thành hydrogen cyanide.
Đây chỉ là một phản ứng sinh học của cây măng giống như ở nhiều loài

thực vật khác để sản sinh ra chất độc chống lại vi sinh vật, nấm gây hại thâm nhập
qua vết thương.

×