Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Đánh giá tài nguyên môi trường đất và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trên đại bàn tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 200 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGUYỄN TẤN TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

CHUYÊN NGÀNH
“BẢO VỆ, SỬ DỤNG HỢP LÝ
VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN”
Mã số: 1 07 14

Tp. HCM – Năm 2007


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGUYỄN TẤN TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT


VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

CHUYÊN NGÀNH
“BẢO VỆ, SỬ DỤNG HỢP LÝ
VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN”
Mã số: 1 07 14

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TÀO QUỐC TUẤN……………………………………….

Tp. HCM - năm 2007


ii

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên: Nguyễn Tấn Trung, sinh ngày 30 tháng 5 năm 1976 tại xã Cát Hiệp –
huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định.
Tốt nghiệp cấp 3 tại Trường Trung học Phổ thông Phù Cát I – huyện Phù Cát –
tỉnh Bình Định năm 1994.
Tốt nghiệp Đại học ngành Quản lý Đất đai hệ Chính quy tại Đại học Nông lâm
Tp. HCM năm 2000.
Sau khi tốt nghiệp đại học, về công tác tại Phân viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp Miền nam – Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tháng 09/2004, theo học cao học chuyên ngành “Bảo vệ, sử dụng và tái tạo tài
nguyên thiên nhiên” – Khoa Địa lý – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Tp. HCM.
Địa chỉ liên lạc: căn hộ 011 – lô H – khu chung cư khu công nghiệp Tân Bình –
phường Tây Thạnh – quận Tân Phú – Tp. HCM. Điện thoại: 098.3579054;

email:


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Đánh giá tài nguyên môi trường đất và đề xuất giải
pháp phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là sản phẩm của quá
trình học tập, nghiên cứu của tôi.
Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.

NGUYỄN TAÁN TRUNG


iv

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm việc, học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo vô cùng to lớn của quý thầy cô, cơ quan, gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp. Xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
-

Quý thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM đã tận
tình dạy dỗ, đào tạo trong suốt thời gian học tập ở Trường.

-

Thầy Tào Quốc Tuấn và các anh chị trong Phòng Phát triển Nông thôn –
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã dìu dắt, giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình làm việc, học tập và thực hiện luận văn này.

-

Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Phân viện Quy hoạch và TKNN
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình công tác, học
tập.

-

Xin gởi lời biết ơn chân thành đến bố, mẹ, anh chị em, gia đình và bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Xin chân thành biết ơn

NGUYỄN TAÁN TRUNG


v

TÓM TẮT
Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên môi trường
đất nói riêng đang là nhu cầu cấp thiết đặt ra cho con người.
Luận văn nhằm đánh giá tài nguyên môi trường đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên môi trường đất hiệu quả và
bền vững. Luận văn vận dụng phương pháp luận đánh giá đất đai của FAO làm
phương pháp luận nghiên cứu, tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên GIS
và sử dụng mô hình tích hợp phần mềm ALES và GIS để đánh giá tài nguyên
đất đai.
Luận văn đã lựa chọn 13 LUTs để đưa vào mô hình đánh giá thích nghi, chọn

lựa 09 tính chất đất đai để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai và
thành lập bản đồ tài nguyên đất đai. Kết quả toàn Tỉnh Lâm Đồng có 104 đơn vị
đất đai. Sử dụng mô hình tích hợp phần mềm ALES và GIS để tiến hành đánh
giá tài nguyên đất đai, kết quả toàn Tỉnh có 37 vùng thích nghi.
Kết quả đánh giá thích nghi sử dụng đã xác định được những vùng đang trồng cà
phê và rau màu không thích nghi phải chuyển sang trồng rừng: diện tích cà phê
phải chuyển sang trồng rừng khoảng 29,7 ngàn ha, rau màu phải chuyển sang
trồng rừng xấp xỉ 2.000ha.
Qua kết quả đánh giá tài nguyên đất đai đã đề xuất quy mô sử dụng đất cho từng
LUTs như sau: Đất 2 vụ lúa và 2 vụ lúa + 1 vụ màu: 15.000ha; Dâu tằm :
9.500ha; Rau – hoa xứ lạnh: 35.300ha; Chuyên màu và rau màu còn lại:
20.158ha; Cà phê: 124.500ha; Chè: 30.000ha; Điều: 14.000ha; Cao Su: 5.000ha;
Cây ăn quả: 5.000ha ; Tiêu: 550ha; Rừng: 642.471ha.


vi

Tất cả dữ liệu được hiệu chỉnh trùng khớp với bản đồ nền địa hình của Tỉnh và
xây dựng thành cơ sở dữ liệu GIS về tài nguyên đất đai, giúp các nhà quản lý,
người sử dụng lưu trữ, cập nhập, truy vấn thông tin một cách dễ dàng.
Cơ cấu sử dụng đất đề xuất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội
của Tỉnh, giảm diện tích cà phê ở những vùng không thích nghi để phủ lại thảm
rừng, thu gọn diện tích lúa dần chuyển sang sản xuất rau – hoa công nghệ cao
mang lại hiệu quả cao. So với hiện trạng sử dụng đất, kết quả đề xuất sẽ giúp
con người sử dụng tài nguyên môi trường đất hợp lý và bền vững hơn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học quan trọng cho công tác
quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

_____________________



vii

ABSTRACT
It is a vital demand to make sustainable use of natural resources in general and
land resource in particular.
This thesis evaluates the land resources of Lam Dong province, from which it
proposes more effective and sustainable development of the province’s land
resources. The thesis bases on Food Agriculture Organization of the United
Nations (FAO) land evaluation methodology to develop land data using
Geography Information System (GIS), integrated with ALES software in land
evaluation.
The thesis selects 13 land use types (LUTs), 09 land characteristics (LCs) to
establish land data system and build land mapping units (LMUs) for Lam Dong
province. In the outcome, the province of Lam Dong is divided into 104 LMUs.
The integrated use of ALES and GIS suggests 37 suitable zones all over the
province.
The research suggests changing crops in unsuitable zones from plantation of
coffee trees and vegetables to forestation. The area of coffee trees to change is
estimated at approximately 29.700 hectares and vegetables at 2,000 hectares.
From the land evaluation, the thesis proposes land area for each LUT as
followed:
-

Land for paddy: 15,000 hectares; Land for mulberry: 9,500 hectares;
Vegetables – flowers (temperate climate): 35,300 hectares; Other
vegetables: 20,158 hectares.


viii


-

Coffee:124,500 hectares; Tea: 30,000 hectares; Cashew: 14,000 hectares
Rubber trees: 5,000 hectares; Fruit trees: 5,000 hectares; Pepper: 550
hectares.

-

Forest: 642,471 hectares

All the data collected is adjusted to fit the province’s topographic map and saved
as GIS data to facilitate the management, using, updating, and querying.
The land use proposals in this thesis aim at adapting to the province’s socioeconomic orientations. The proposals will make the province use its land
resources more reasonably and sustainably, compared to the current situation.
The outcomes and findings brought by the thesis are important scientific
information for the management and using of land resources in Lam Dong
province.
Keyword:
-

Sustainable use of land resource, Soil Environment, Land evaluation, Natural
resource, GIS, ALES, Lam Dong Province.
_________________________


ix

MỤC LỤC
Trang

Phần mở đầu
1.
2.
3.
3.1.
3.2.
4.
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
5.
6.

1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.


Đặt vấn đề ............................................................................................... 01
Mục tiêu ................................................................................................... 03
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 04
Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 04
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 04
Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 04
Nội dung nghiên cứu................................................................................ 04
Nghiên cứu một số lý thuyết có liên quan .............................................. 04
Nghiên cứu đánh giá các nội dung cụ thể ............................................... 04
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 05
Phương pháp luận .................................................................................... 05
Phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 06
Giới hạn của đề tài .................................................................................. 08
Đóng góp của đề tài ................................................................................ 08
Phần I – Tổng quan
Chương một – Tổng quan các kết quả nghiên cứu
Khái quát tình hình nghiên cứu về tài nguyên đất ................................. 09
Tình hình nghiên cứu về tài nguyên đất trên thế giới ............................. 09
Các nghiên cứu về đất ở Việt Nam ......................................................... 10
Các nghiên cứu về đất ở tỉnh Lâm Đồng ................................................ 12
Nghiên cứu về đánh giá tài nguyên môi trường đất ............................... 13
Đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới và sự ra đời của
phương pháp đánh giá đất đai của FAO. ................................................ 13
Đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam.................................................. 16
Đánh giá thích nghi đất đai ở Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng............... 20
Các nghiên cứu ứng dụng GIS và ALES trong đánh giá đất đai............. 21
Ứng dụng GIS trong đánh giá tài nguyên đất trên thế giới ..................... 21
Ứng dụng GIS trong đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam................ 24
Các nghiên cứu ứng dụng ALES trong đánh giá tài nguyên đất đai....... 25
Các ứng dụng ALES và GIS trong đánh giá tài nguyên đất đai

và đề xuất phương án sử dụng đất bền vững........................................... 26


x

2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.1.5.
2.2.
2.2.1.
2.2.2
2.2.3.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.

Chương hai – Phương pháp luận và mô hình tích hợp GIS
- ALES trong đánh giá đất đai
Phương pháp luận đánh giá đất đai của FAO.......................................... 28
Định nghóa và các khái niệm cơ bản ....................................................... 28
Các nguyên tắt trong đánh giá đất đai .................................................... 31
Tiến trình đánh giá đất đai ...................................................................... 32
Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai....................................... 35

Phương pháp xác định khả năng thích nghi đất đai ................................. 37
Nghiên cứu phần mềm ALES.................................................................. 38
Giới thiệu về ALES ................................................................................. 38
Xây dựng mô hình đánh giá đất đai trong ALES .................................... 43
Trao đổi dữ liệu giữa ALES với GIS ....................................................... 51
Nghiên cứu về hệ thống thông tin địa lý ................................................. 52
Khái niệm GIS ......................................................................................... 52
Mô hình dữ liệu GIS ................................................................................ 53
Phân tích dữ liệu GIS............................................................................... 54
Mô hình tích hợp ALES và GIS trong đánh giá tài nguyên đất đai ........ 55
Xây dựng cơ sở dữ liệu ............................................................................ 55
Mô hình tích hợp ALES và GIS trong đánh giá đất đai .......................... 57

3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.3.
3.3.1.
3.3.2.
3.4.

Phần II – Kết quả nghiên cứu
Chương ba – Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai và
thành lập bản đồ tài nguyên đất đai
Lựa chọn các loại hình sử dụng đất ......................................................... 60
Các hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .................................... 60

Lựa chọn các loại hình sử dụng đất chính ............................................... 64
Lựa chọn các tính chất đất đai để thành lập bản đồ tài nguyên đất đai . 65
Đặc trưng về đất ...................................................................................... 65
Đặc trưng về địa hình .............................................................................. 69
Đặc trưng về khí hậu và nguồn nước....................................................... 71
Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai................................................................ 75
Cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất ................................................. 75
Cơ sở dữ liệu về các tính chất đất đai ..................................................... 76
Xây dựng bản đồ tài nguyên ñaát ñai ....................................................... 78


xi

4.1.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.4.
4.4.1.
4.4.2.
4.4.3.

Chương bốn – Đánh giá tài nguyên đất đai
Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất ................................ 84
Xây dựng cây quyết định trong ALES..................................................... 88
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong ALES........................................................ 88
Kết nối dữ liệu giữa ALES và GIS.......................................................... 90

Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai......................................... 92
Thích nghi tự nhiên .................................................................................. 92
Thích nghi kinh tế .................................................................................... 97
Đánh giá thích nghi sử dụng đất ............................................................ 102
Khái quát thực trạng sử dụng đất .......................................................... 102
Đánh giá thích nghi sử dụng đất ............................................................ 108
Nguyên nhân gây bất hợp lý trong sử dụng đất .................................... 111

5.1.
5.1.1.
5.1.2.
5.1.3.
5.1.4.
5.2.
5.2.1.
5.2.2.
5.2.3.
5.2.4.
5.2.5.
5.2.6.
5.2.7.

Chương năm – Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng đất
phục vụ phát triển bền vững
Cơ sở đề xuất sử dụng đất bền vững ..................................................... 113
Khái niệm về phát triển bền vững ........................................................ 113
Định nghóa về phát triển bền vững........................................................ 115
Phát triển nông nghiệp bền vững .......................................................... 115
Những nguyên tắc chỉ dẫn cho việc quản lý đất bền vững ................... 119
Các giải pháp khai thác sử dụng đất ..................................................... 121

Quan điểm khai thác sử dụng đất .......................................................... 121
Phân vùng sử dụng đất .......................................................................... 122
Đề xuất sử dụng đất............................................................................... 126
Giải pháp về thiết kế xây dựng đồng ruộng ......................................... 139
Các giải pháp về khai thác tài nguyên đất, nước và tài nguyên rừng... 140
Các giải pháp về xã hội......................................................................... 142
Giải pháp về cơ chế chính sách............................................................. 143

4.1.
4.2.

Kết luận - kiến nghị
Kết luận ................................................................................................. 144
Kiến nghị ............................................................................................... 145
Tài liệu tham khảo
_________________________


xii

DANH SÁCH CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Trang
Bảng 2.1. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai................................... 36
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu định lượng xác định các cấp thích nghi ...................... 49
Bảng 3.1. Hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường các hệ thống sử dụng đất ..... 61
Bảng 3.2. Phân cấp đánh giá các chỉ tiêu kinh tế ................................................ 63
Bảng 3.3. Đặc trưng các loại hình sử dụng đất được lựa chọn ............................. 64
Bảng 3.4. Phân loại và quy mô diện tích các loại đất tỉnh Lâm Đồng ................ 65
Bảng 3.5. Cấu trúc dữ liệu của lớp hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng........ 76
Bảng 3.6. Các tính chất đất đai để xây dựng bản đồ tài nguyên đất đai ............. 76

Bảng 3.7. Cấu trúc dữ liệu của các lớp thông tin chuyên đề............................... 77
Bảng 3.8. Mô tả tính chất các đơn vị đất đai ....................................................... 79
Bảng 3.9. Cấu trúc dữ liệu của lớp thông tin tài nguyên đất đai ......................... 83
Bảng 4.1. Yêu cầu sử dụng đất của các LUT ở tỉnh Lâm Đồng.......................... 85
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả xây dựng cây quyết định phân cấp thích nghi
cho các LUT trên từng LC ................................................................... 89
Bảng 4.3. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của lớp thích nghi đất đai......................... 92
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai..................................... 94
Bảng 4.5. Tổng hợp diện tích theo từng mức độ thích nghi của từng LUTs ........ 97
Bảng 4.6. Đánh giá thích nghi kinh tế của các loại hình sử dụng đất.................. 99
Bảng 4.7. Diện tích các loại đất giai đoạn 1985 – 2005 .................................... 102
Bảng 4.8. Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp năm 2005 ...................... 104
Bảng 4.9. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2005 .......................... 107
Bảng 4.10. Hiện trạng sử dụng đất của các LUTs trên từng LMU.................... 108
Bảng 5.1. Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp ............................................... 126
Bảng 5.2. Tổng hợp kết quả đề xuất và cân bằng đất đai tỉnh Lâm Đồng........ 136
___________________


xiii

DANH SÁCH CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Trang
Hình 1.1. Vai trò của đánh giá đất đai trong công tác quy hoạch sử dụng đất .... 16
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá đất đai........................................... 34
Hình 2.2. Khái quát lưu đồ hoạt động của ALES................................................. 40
Hình 2.3. Sơ đồ đánh giá đất đai trong ALES ...................................................... 42
Hình 2.4. Ví dụ cây quyết định xét theo tính chất loại đất .................................. 50
Hình 2.5. Ví dụ cây quyết định xét theo tính chất độ dốc.................................... 50
Hình 2.6. ALES là một phần trong hệ thống tích hợp đánh giá đất đai............... 52

Hình 2.7. Hệ thống thông tin địa lý...................................................................... 53
Hình 2.8. Biểu diễn thế giới thực sử dụng mô hình dữ liệu hình học .................. 54
Hình 2.9. Mô hình chồng xếp (Overlay) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........... 57
Hình 2.10. Mô hình tích hợp ALES và GIS trong đánh giá đất ........................... 59
Hình 3.1. Bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng ................................................................... 67
Hình 3.2. Bản đồ tài nguyên đất đai tỉnh Lâm Đồng ........................................... 82
Hình 4.1. Liên kết các LC tương ứng giữa ALES và GIS .................................... 91
Hình 4.2. Bảng thuộc tính của lớp thích nghi đất đai trong Arcview GIS............ 93
Hình 4.3. Bản đồ đánh giá tài nguyên đất đai ..................................................... 96
Hình 4.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng .................................. 105
Hình 5.1. Bản đồ phân vùng sử dụng đất ........................................................... 125
Hình 5.2. Bản đồ đề xuất sử dụng đất ................................................................ 138
___________________


xiv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. ALES: Automated Land Evaluation System -Hệ thống đánh giá đất đai tự
động
2. Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
3. DTTN: Diện tích tự nhiên
4. FAO: Food Agriculture Organization - Tổ chức lương nông thế giới
5. GIS: Geography Information System - Hệ thống thông tin địa lý
6. LC: Land Characteristic – Tính chất đất đai
7. LMU: Land Mapping Unit – Đơn vị đất đai
8. LQ: Land Quality – Chất lượng đất đai
9. LUR: Land Use Requirement – Yêu cầu sử dụng đất đai
10. LUS: Land Use System – Hệ thống sử dụng đất
11. LUT: Land Use Type – Loại hình sử dụng đất

12. NTTS: Nuôi trồng thủy sản
13. Phân viện QH&TKNN: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
14. QĐ-BNN: Quyết định - Bộ Nông nghiệp
15. SXNN: Sản xuất nông nghiệp
16. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
17. USDA: Phân loại đất của Bộ Nông nghiệp Mỹ
18. UTM: Hệ quy chieáu UTM


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đồng
thời cũng là đối tượng của lao động và là sản phẩm của lao động. Khoa học về
sinh thái môi trường cũng xem đất như là một “cơ thể sống”. Do đó, môi trường
đất cũng như tài nguyên môi trường đất cũng có quá trình hình thành, phát triển
và cả sự tàn lụi. Việc duy trì sự phát triển và ngăn ngừa sự tàn lụi của tài
nguyên môi trường đất đã và đang là mục tiêu mà con người đang hướng tới
nhằm sử dụng bền vững tài nguyên môi trường đất.
“Môi trường đất (Soil Environment): Bao gồm các vật chất vô cơ, hữu cơ cũng
như các quá trình phát sinh, phát triển của đất ở một vùng nào đó”[3] (Lê Huy
Bá và nnk, 2002). Ngoài các vật chất vô cơ, hữu cơ và các quá trình phát sinh
của tự nhiên thì vai trò của con người trong sự phát triển của môi trường đất là
rất quan trọng, mà điều đó được thể hiện bằng hoạt động sử dụng đất. Như vậy
để sử dụng bền vững tài nguyên môi trường đất thì vấn đề bố trí cơ cấu sử dụng
đất hợp lý, cho hiệu quả cao, được người sản xuất chấp nhận và bền vững về
môi trường là biện pháp quan trọng hàng đầu để duy trì sự bền vững đó.
“Tài nguyên môi trường đất phân loại theo môi trường thành phần bao gồm: Tài
nguyên đất sản xuất nông nghiệp, tài nguyên đất rừng, tài nguyên đất đô thị, tài

nguyên đất hiếm và tài nguyên đất cho công nghiệp” [3] (Lê Huy Bá và nnk,
2002).
Lâm Đồng là tỉnh miền núi, nằm ở phía Nam Tây Nguyên, là đầu nguồn của 4
hệ thống sông lớn: Đồng Nai, Sêrêpốc, sông Lũy, sông Cái Phan Rang, nên có


2

vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, điều tiết nguồn nước, đặc biệt là bảo vệ
nguồn nước sông Đồng Nai.
Với đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ
Bắc xuống Nam: phía Bắc là vùng núi cao, vùng sơn nguyên Đà Lạt với đỉnh cao
từ 1.300 đến 2.000m như ngọn Langbian 2.153m; phía Đông và Tây có dạng địa
hình núi thấp (cao 500 – 1.000m); phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao
nguyên Di Linh và bán bình nguyên, tại những vùng chuyển tiếp độ cao chênh
lệch nhau từ 400 – 500m. Chính những đặc điểm này đã đã tạo nên những biến
đổi của các yếu tố tự nhiên khác nhau như khí hậu, thảm thực vật, thổ nhưỡng
….và đã hình thành nên một khu hệ động thực vật rất đặc biệt và vô cùng phong
phú phát triển trên một nền đất đa dạng, trong các khu rừng nhiệt đới tạo ra
những cảnh quan thiên nhiên rất ngoạn mục. Với đặc điểm thuận lợi của điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn Tỉnh đã hình thành nên các
vùng chuyên canh nổi tiếng như: Rau – hoa ở khu vực Đà Lạt – Đức Trọng –
Đơn Dương – Lạc Dương, Chè ở Bảo Lộc – Bảo Lâm – Di Linh, Cà phê ở Bảo
Lộc – Bảo Lâm – Di Linh – Đức Trọng – Lâm Hà….và là nơi nghỉ mát nổi tiếng
cho du khách trong và ngoài nước.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế toàn Tỉnh, ngành nông nghiệp
trong những năm qua cũng tăng với tốc độ cao (8,9 – 11% trong suốt 10 năm
qua), đất sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng, cụ thể từ 60,6 ngàn ha
năm 1985 lên 179,5 ngàn ha năm 1995 và đạt 277,5 ngàn ha năm 2005, nhiều
khu vực được mở rộng trên độ dốc lớn, khu vực phòng hộ đầu nguồn dẫn đến xói

mòn tài nguyên đất mà biểu hiện cụ thể là nguồn nước mặt vào mùa mưa ở các
sông suối có màu nâu đỏ của đất Bazalt và đất đai ở các khu vực có độ dốc cao
ngày càng bị bạc màu, thoái hóa, các hồ đập ở hạ lưu bị bồi lắng với tốc độ khá


3

nhanh, tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm về chất lượng và số lượng…. Do
đó, trong quá trình phát triển, việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế –
xã hội của Tỉnh nói chung, sử dụng bền vững tài nguyên môi trường đất và nước
nói riêng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên môi
trường đất và sự cấp thiết đối với tỉnh Lâm Đồng, đề tài: “Đánh giá tài nguyên
môi trường đất và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng” được chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành “Bảo vệ, sử dụng hợp
lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên”.
2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tài nguyên môi trường đất trên quan điểm phát
triển bền vững từ đó làm cơ sở đề xuất bố trí sử dụng đất hiệu quả cao và bền
vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:
-

Nghiên cứu các lý thuyết về đánh giá tài nguyên đất cho phát triển bền vững
của FAO.

-

Nghiên cứu xây dựng mô hình tích hợp phần mềm ALES và GIS trong đánh
giá đất đai cho tỉnh Lâm Đồng.


-

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất giúp cho các nhà quản lý,
các nhà khoa học dễ dàng trong tra cứu, sử dụng, quản lý và cập nhật thông
tin.

-

Ứng dụng mô hình tích hợp GIS và ALES để đánh giá tài nguyên môi trường
đất cho tỉnh Lâm Đồng.


4

-

Đề xuất cơ cấu sử dụng đất hợp lý và các giải pháp thực thi hướng đến sử
dụng bền vững tài nguyên môi trường đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Các loại hình sử dụng đất nông – lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

-

Các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường có tác động đến sử dụng
đất trên địa bàn của tỉnh Lâm Đồng.


3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chọn tỉnh Lâm Đồng làm địa bàn nghiên cứu.
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
4.1.1. Nghiên cứu một số lý thuyết có liên quan
• Nghiên cứu vận dụng lý thuyết về phương pháp đánh giá đất của FAO.
• Nghiên cứu vận dụng các phần mềm có liên quan như: GIS, ALES…
• Nghiên cứu xây dựng mô hình tích hợp ALES và GIS cho đánh giá tài
nguyên đất ở tỉnh Lâm Đồng.
4.1.2. Nghiên cứu đánh giá các nội dung cụ thể
• Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và thành lập bản đồ tài nguyên đất đai
-

Lựa chọn các loại hình sử dụng đất.

-

Lựa chọn các tính chất đất đai để xây dựng bản đồ tài nguyên đất đai.

-

Xây dựng các bản đồ đơn tính trên GIS và sử dụng chức năng overlap trong
GIS để xây dựng bản đồ tài nguyên đất đai.


5

• Đánh giá thích nghi đất đai
-


Xây dựng yêu cầu sử dụng đất cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn
trên từng tính chất đất đai của bản đồ tài nguyên đất đai.

-

Đánh giá thích nghi đất đai: Xây dựng mô hình tích hợp ALES và GIS; xây
dựng cây quyết định trong ALES; tiến hành đánh giá thích nghi đất đai tự
nhiên, thích nghi đất đai kinh tế; xây dựng bản đồ thích nghi đất đai.

-

Đánh giá thích nghi sử dụng: Khái quát thực trạng sử dụng đất; chồng xếp
bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên trên bản đồ tài nguyên đất đai để xác định
quy mô diện tích của từng loại hình theo từng cấp thích nghi trên từng đơn vị
đất đai, làm cơ sở để đề xuất sử dụng đất.

• Đề xuất các giải pháp sử dụng đất phục vụ cho phát triển bền vững
-

Một số khái niệm về phát triển bền vững.

-

Quan điểm đề xuất sử dụng đất.

-

Đề xuất cơ cấu sử dụng đất hợp lý.

-


Đề xuất các giải pháp thực thi cơ cấu sử dụng đất hợp lý và hướng đến sử
dụng bền vững tài nguyên môi trường đất.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp luận
Vận dụng phương pháp luận đánh giá tài nguyên đất của FAO và xây dựng cơ
sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên GIS, tiến hành đánh giá tài nguyên đất theo
mô hình tích hợp giữa GIS và ALES. Phương pháp luận sẽ được trình bày cụ
thể trong chương hai: Phương pháp luận của đề tài.


6

4.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
-

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan
đến vùng nghiên cứu như:

+ Bản đồ đất do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam xây
dựng năm 2006.
+ Kế thừa bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, bản đồ địa hình của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đông.
+ Kế thừa bản đồ thủy lợi của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Lâm Đồng.
+ Kế thừa số liệu thống kê, các tài liệu chuyên ngành do các cơ quan có liên
quan biên soạn.

+ . …..
-

Phương pháp điều tra thực địa và chỉnh lý: Phương pháp này được tiến
hành để điều tra chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất; điều tra nhanh nông
thôn:

+ Rà soát giữa bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng xã ở tỷ lệ 1/5.000,
1/10.000, bản đồ cấp huyện ở tỷ lệ 1/10.000; 1/25.000 với bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cấp tỉnh và tiến hành điều tra thực địa để chỉnh lý bản đồ hiện
trạng sử dụng đất toàn Tænh.


7

+ Điều tra nhanh nông thôn: Vận dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn
(RRA), phỏng vấn trực tiếp các nông hộ đang thực hiện mô hình canh tác
theo bảng câu hỏi soạn sẵn về các đặc điểm môi trường tự nhiên (thổ
nhưỡng, khí hậu,…), quy mô canh tác, các đầu tư ban đầu, đầu tư hàng
năm, các biện pháp kỹ thuật, năng suất, thị trường tiêu thụ đối với từng
loại cây trồng xuất hiện trên từng loại đất ... Quy mô điều tra được tiến
hành trên địa bàn 12 huyện, thị, thành của Tỉnh với 275 phiếu trên 11
loại hình sử dụng đất được lựa chọn, mỗi loại hình sử dụng đất 25 phiếu
(n >= 15 đối với điều tra tra đối tượng có lựa chọn theo hướng dẫn của
FAO là đủ độ tin cậy).
-

Xử lý và phân tích tài chính kinh tế các loại hình sử dụng đất: Xử lý các
phiếu điều tra nông hộ bằng phần mềm Microsoft Excel. Phân tích tài chính
kinh tế của các loại hình sử dụng đất dựa vào các chỉ tiêu: chi phí sản xuất,

thu nhập, lãi thuần và tỷ suất lợi nhuận để làm cơ sở đánh giá và so sánh
hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất.

-

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia (khoa học đất, kinh
tế, xã hội, môi trường, công nghệ thông tin…) về các vấn đề liên quan đến sử
dụng đất và mô hình hoá các hoạt động trong đánh giá đất đai.

-

Ứng dụng kỹ thuật tin học: Sử dụng phần mềm ALES version 4.65,
Arcview GIS 3.2, Mapinfo 7.8 để xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đất
đai tự động, phân tích, thành lập và in ấn bản đồ,…


8

5. Giới hạn của đề tài
-

Đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu đối với tài nguyên đất cho sản xuất
nông nghiệp, tài nguyên đất rừng, riêng tài nguyên đất phi nông nghiệp chỉ
tiến hành điều tra nhu cầu ở các địa phương và kế thừa các tài liệu chuyên
ngành đã được xây dựng.

-

Trong nghiên cứu đánh giá tài nguyên môi trường đất, đề tài tập trung đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tài nguyên môi trường đất:

Yếu tố vô sinh (Thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thủy văn) và vai trò con người
thông qua hoạt động sử dụng đất. Các yếu tố môi trường còn lại có tác động
đến môi trường đất chỉ tiến hành phân tích định tính.

-

Trên cơ sở kết quả đánh giá tài nguyên đất đai, luận văn tập trung đề xuất cơ
cấu sử dụng đất nông lâm hợp lý và đề xuất giải pháp để thực thi cơ cấu sử
dụng đất lựa chọn nhằm sử dụng bền vững tài nguyên môi trường đất.

6. Đóng góp của đề tài
-

Ứng dụng mô hình tích hợp phần mềm ALES và GIS trong đánh giá tài
nguyên môi trường đất cho phát triển bền vững của FAO.

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về tài nguyên đất đai cho tỉnh Lâm Đồng.

-

Kết quả đề xuất sử dụng bền vững tài nguyên môi trường đất trên địa bàn
của tỉnh Lâm Đồng theo từng loại hình sử dụng đất cả về quy mô diện tích và
không gian.

-

Các giải pháp để thực thi cơ cấu sử dụng đất đề xuất hướng đến sử dụng bền
vững tài nguyên môi trường đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được người

sản xuất ủng hộ.


9

PHẦN I
TỔNG QUAN
Chương một
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về tài nguyên đất trên thế giới
Công tác điều tra phân loại tài nguyên đất, lập bản đồ đất đã được chú trọng từ
rất sớm ở nhiều nước trên thế giới và sang nửa cuối thế kỷ XIX, nhờ các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng V.V. Docuchaev, P.A. Kostưsev
và N.M. Sibirsev, Thổ nhưỡng học đã trở thành bộ môn khoa học ở nước Nga.
Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX nhờ các nghiên cứu của các nhà
khoa học đất trên thế giới mà kết quả đã cho ra đời 3 hệ thống phân loại chính
(J.P.Gretrin, 1969):
-

Phân loại phát sinh (địa lý phát sinh, yếu tố phát sinh, tiến hóa phát sinh) ở
Liên xô (cũ) và thành quả to lớn nhất là bản đồ thổ nhưỡng toàn cầu 1/1 tỷ
đã được xây dựng.

-

Phân loại Tây Âu (kết hợp nông học và địa chất).

-


Phân loại của Mỹ (kinh nghiệm sử dụng đất, tính chất của đất và năng suất
cây trồng).

Từ nửa sau thế kỷ XX: Để thống nhất tên gọi chung cho toàn thế giới trong phân
loại tài nguyên đất đã trở thành vấn đề cấp thiết, nên từ thập kỷ 60 đã ra đời 2
trung tâm nghiên cứu phân loại và bản đồ đất với cái nhìn toàn caàu.


10

-

Trung tâm Soil Taxonomy (Mỹ): đã đưa ra phương pháp chẩn đoán định lượng
và cho ra đời hệ thống phân loại Soil Taxonomy với thuật ngữ riêng.

-

Trung tâm FAO/UNESCO: đã vận dụng phương pháp định lượng trong phân
loại đất của Soil Taxonomy, hệ thống phân loại và thuật ngữ mang tính hòa
hợp, nhằm sử dụng chung cho toàn thế giới. Bản đồ đất thế giới tỷ lệ
1/5.000.000 đã xuất bản năm 1961, nhưng bản chú giải “Bản đồ đất thế giới”
được bổ sung nâng cao cho từng thời kỳ.

Có thể nhìn nhận rằng sự ra đời của phương pháp phân loại đất theo
FAO/UNESCO là một thành công rực rỡ của ngành khoa học đất, giúp các nhà
khoa học đất trên thế giới có cái nhìn chung về phương pháp phân loại đất trên
thế giới.
1.1.2. Các nghiên cứu về đất ở Việt Nam
Những nghiên cứu về tài nguyên đất đã được trình bày trong các văn bản quốc
gia từ thế kỷ XIII - XV của Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi (Dư địa chí), Lê Tắc,…đến

đầu thế kỷ XIX, công tác nghiên cứu đất đã được người Pháp quan tâm nhằm
phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên tại các nước thuộc địa. Đến đầu thế kỷ
XX, nghiên cứu đất đã được mở rộng và hoàn thiện với các công trình nổi bật
của Jve Henry (1930), M.E Castagnol…
Trong giai đoạn 1958-1975: Công tác nghiên cứu đất được tiến hành với quy mô
lớn trên toàn quốc:
Ở Miền Bắc được tiến hành theo phương pháp phát sinh của Liên Xô (cũ), nổi
bật có công trình điều tra xây dựng “Sơ đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/1 triệu và bảng
phân loại đất miền Bắc Việt Nam” (V.M Fridland, Vũ Ngọc Tuyên, Tôn Thất


×