Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.33 KB, 4 trang )
Viêm da do tiếp xúc côn trùng “Kiến ba khoang”
Trong bản tin y học của BV Chợ Rẫy TP. HCM (9/2009), có đưa thông
tin một số bệnh nhân đến khám da liễu vì bị côn trùng là kiến ba khoang làm
viêm da và loét da. Các bệnh nhân này phát hiện con vật bay vào người, rồi
đập chết chúng, 3 giờ sau, ngay tại chỗ giết chế vùng da nổi bóng nước sau đó
vài ngày là viêm loét, có trường hợp loét da lan rộng tạo thành đường loét
dài. Cách đây vài tháng tại Đại học Cần Thơ, nhiều sinh viên trong ký túc xá
cũng bị kiến ba khoang tấn công cắn vào ban đêm, làm đau nhức và phồng
rộp da.
Đặc điểm của kiến ba khoang
Kiến ba khoang đuôi nhọn, có tên quốc tế thường gọi là Paederus fuscipes
curtis (thuộc họ Staphylinidae, chi Coleoptera`). Con trưởng thành rất thích bay
vào bóng đèn, thân mình dài trung bình khoảng 7mm. Thân chúng có màu đen và
cam, với đầu màu đen. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa
thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Kiến ba khoang có thể bò trên mặt
nước, thích ăn côn trùng như ăn bọ hóng bay vào ánh đèn ban đêm. Vào mùa mưa
chúng sẽ di trú ở nơi khô ráo hơn. Con trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh
sản ra khoảng 2 - 3 thế hệ/năm.
Kiến ba khoang.
Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin
(C24H43O9N), có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ. Pederin có trong máu con
vật. Khi con vật đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Pederin có
tính xuyên thấm qua da. Pederin là độc chất tự nhiên có hiệu lực như chất chống
ung thư và virus. Trên con vật kiến ba khoang, pederin là chất để phòng vệ chống
lại động vật ăn chúng như nhện. Pederin không được tạo ra từ bản thân mà do vi
khuẩn nội cộng sinh trong chúng là pseudomonas aeruginosa.
Khi ta giết chết kiến ba khoang trên vùng da mình, thì pederin tiếp xúc với
da, sau đó nó gây viêm da nặng. Nếu ta không rửa tay ngay thì vô tình ta sẽ làm
dính pederin vào chỗ khác.