Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu thân 1968 ở huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------

VŨ TẤT ĐẠT

CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
XUÂN MẬU THÂN 1968 Ở HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ TẤT ĐẠT

CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
XUÂN MẬU THÂN 1968 Ở HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 05. 03. 15

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Thiếu tướng. GS. TS. NGND. HUỲNH NGHĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007












13

Chương 1
QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY
MÙA XUÂN 1968 Ở HUẾ

1.1. Tình hình chiến trường Trị Thiên - Huế trước cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy
1.1.1. Vài nét về thành phố Huế
Thμnh phè Hueá nằm cách vó tuyến 17 khoảng 100 km về phía Nam,
có diện tích 70 km2, lμ thμnh phè lớn thứ ba ở miền Nam Việt Nam và được
coi là thành phố thơ mộng, đẹp nhÊt.
Sông Hương, hợp lưu của hai sông Tả Trạch và Hữu Trạch, từ ngã ba
Bằng Lạc đổ ra biển ở cửa Thuận An, chia thành phố Huế thành hai khu vực:
Khu Tả ngạn ở phía Bắc có Thành nội rộng khoảng 6km2, xung quanh
có hào sâu và thành xây kiên cố, mỗi chiều 2.500 mét, cao 8 mét, chân rộng
70 mét, mặt thành rộng 15 mét; có 10 cổng to và vững chắc: phía Đơng có
cửa Kế Trái, cửa Đông Ba; phía Nam có cửa Thượng Tứ, cửa Ngăn, cửa
Quảng Đức, cửa Nhà Đồ; phía Tây có cửa Hữu, cửa Chánh Tây; phía Bắc
có cửa An Hoà và cửa Hậu. Trong Thành nội có khu Đại Nội với cung
điện, đền đài của nhà Nguyễn trước đây.



14
Con sơng đào mang tên Ngự Hà chảy cắt ngang Thành nội, thông ra
ngoài qua hai cổng Thuỷ Quan và Thanh Long. Thuyền đò có thể ra vào
theo đường sông này.
Khu vực Tả ngạn chia thành 4 khu phố: Khu phố 1 là Thành nội;
Khu phố 2 gồm các đường phố Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu và Huỳnh
Thúc Kháng; Khu phố 3 có các đường Thống Nhất và Lê Văn Duyệt; Khu
phố 4 là vòng cung từ sông Hương nối qua Bao Vinh, Mang Cá.
Khu Hữu ngạn (thường được gọi là khu Tam giác) nằm ở phía Nam
sông Hương. Tại đây có nhà máy điện, bệnh viện Huế, các trường học lớn
như Đồng Khánh, Khải Định, nhà lao Thừa Phủ, khách sạn Thuận Hoá,
Hương Giang. Từ ngoại ô vào nội đô khu Hữu ngạn, tuy bị hai con sông
Vân Dương và Vạn Lợi (An Cựu) ngăn cách nhưng cũng không trở ngại
nhiều vì sông không rộng. Riêng sông Vạn Lợi có đến 7 chiếc cầu bắc qua.
Ở đây tập trung nhiều chùa lớn như Từ Đàm, Linh Quang, Tường Vân, Bảo
Quốc, Sư Nữ. Ngoài ra còn có nhà thờ lớn Phú Cam, Phước Quả.
Ba huyện tiếp giáp với thành phố Huế (Hương Trà, Phú Vang,
Hương Thuỷ) là vùng nơng thơn khá rộng lớn.
Cư dân thành phố Huế có khoảng 15 vạn người [100, tr. 11], phần lớn
theo Phật giáo (85%); khoảng 3 vạn người theo Thiên Chúa giáo, tập trung
chủ yếu ở Phú Cam, Phước Quả; ngoài ra còn có một số người theo đạo Tin
Lành, Hoà Hảo.
Công chức và gia đình của họ, gia đình binh sĩ qn đội Sài Gịn có
gần 30.000 người. Số sinh viên và học sinh có khoảng 25.000; nhân dân
lao động có khoảng 70.000 người, phần đông là tiểu thương, thợ thủ công
vμ nh÷ng ng−êi lμm dịch vụ.



15
Thành phố chỉ có mấy cơ sở sản xuất công nghiệp nên tầng lớp công
nhân không nhiều, chủ yếu là số công nhân làm việc trong các nhà máy
phục vụ sinh hoạt như nhà máy điện, nhà máy in, nhà máy nước, sửa chữa
đường xá, xây dựng…
Nhân dân vùng nông thôn và thành phố quan hệ chặt chẽ với nhau,
nên mỗi biến chuyển quân sự, chính trị ở nông thôn đều ảnh hưởng trực
tiếp vào thành phố.
Thành phố Huế thuộc chiến trường Trị Thiên, tiếp giáp với miền Bắc,
nên có vị trí chiến lược hết sức quan trọng cả về chính trị, quân sự, đối với cả
địch và ta trong chin tranh. Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dơng
đợc ký kết, Hueỏ thuoọc quyen kieồm soaựt cuỷa Myừ - ng, là trung tâm chỉ
đạo chiến lược của địch trên khu vực tiếp giáp đối đầu với miền Bắc. Ở
đây có 46 cơ quan hành chính của chính quyền Sài Gịn, tập trung bọn cầm
đầu các đảng phái phản động như Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Cần Lao
Nhân Vị; đồng thời là nơi địch bố trí một bộ máy chiến tranh khá mạnh,
thường xun có từ 2,5 đến 3 vạn quân, với nhiều trang bị, vũ khí hiện đại.
Thành phố Huế nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cịn ghi
nhiều chiến cơng oanh liệt của qn và dân ta trong quá trình đấu tranh vì độc
lập tự do.
Ngày 23-8-1945, Huế quật khởi giành chính quyền trong Cách mạng
tháng Tám. Cả Huế chứng kiến lễ thoái vị của Bảo Đại, chấm dứt chế độ quân
chủ chuyên chế hàng nghìn năm trong lịch sử dân tộc. Hơn một năm sau,
tháng 12-1946, hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Huế đã cùng cả nước hiên ngang đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống
thực dân Pháp.


16
Cũng như các thành phố ở miền Nam, Huế là nơi có phong trào đấu

tranh hợp pháp cơng khai của các tầng lớp nhân dân chống chế độ Mỹ - ngụy
từ nửa sau những năm 50 và những năm 60 của thế kỷ XX.
Tháng 10-1956, nổ ra phong trào xuống đường của hàng chục vạn
người trong thành phố và các thôn xã lân cận, lôi kéo một số sĩ quan và binh
sĩ quân đội Sài Gòn tham gia, nêu cao các khẩu hiệu: cứu đói, chống khủng
bố, chống Mỹ - Diệm phá họai Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng
tuyển cử thống nhất nước nhà.
Những năm 1960, từ sau khi có phong trào Đồng Khởi, khí thế cách
mạng của quần chúng càng lên cao, phong trào đấu tranh chính trị của nhân
dân Huế càng phát triển. Năm 1963, bùng nổ phong trào chống chế độ độc tài,
phát xít, gia đình trị của Ngơ Đình Diệm, lơi cuốn sự tham gia của hàng vạn
quần chúng thuộc nhiều tầng lớp xã hội, nhất là học sinh, sinh viên, phật tử...,
với những hình thức phong phú: biểu tình, thị uy, bãi thị…. nhiều nhà sư ở
chùa Từ Đàm, Phước Duyên đã tự thiêu để phản đối chế độ Mỹ - Diệm. Ngày
2-6-1963, hàng vạn quần chúng biểu tình ngồi giữa đường phố lớn tuyệt thực;
chính quyền ngụy đưa cảnh sát dã chiến tới đàn áp, nhưng bị quần chúng,
thanh niên, Phật tử chống lại quyết liệt. Địch càng tăng cường đàn áp thì
phong trào càng lên cao, làm chính quyền Diệm chùn bước, phải cử Phó tổng
thống Nguyễn Ngọc Thơ hiệp thương với Phật giáo.
Tiếp đó là những cuộc đấu tranh chống DiƯm – Nhu (1963), Khánh Hương (1964), chống Mỹ - Thiệu - Kú những năm 1965-1966; nổi lên các
phong trào của học sinh, sinh viên vạch mặt Mỹ cướp nước, bọn tay sai bán
nước và phong trào ly khai của binh lính qn đội Sài Gịn. Trong phong trào
đấu tranh chính trị “một trăm ngày” (từ tháng 2 đến tháng 6-1966), “thanh
niên, sinh viên, học sinh Huế đã thành lập những đội quân bán vũ trang với
tên gọi là Đoàn sinh viên quyết tử. Trong những ngày cuối cùng của phong


17
trào, hàng ngàn bàn thờ Phật được đưa ra đường để chống trả sự đàn áp quyết
liệt của kẻ thù. Một số nhà nghiên cứu đã gọi phong trào chính trị trên đây là

“Sự kiện bàn thờ xuống đường”” [14, tr. 168]. Quần chúng xuống đường địi
hịa bình, chống chiến tranh, đòi lật đổ Thiệu - Kỳ. Học sinh bãi khóa, tiểu
thương bãi chợ, cơng chức bãi việc, đồng bào theo đạo Phật hăng hái xuống
đường, các tầng lớp nhân dân tổ chức tuần lễ “tẩy chay quân Mỹ” như “bỏ
việc các sở Mỹ”, “không bán hàng cho Mỹ”, “không giao tiếp với Mỹ”. Chính
phong trào quần chúng và sự lục đục, cắn xé lẫn nhau giữa bọn tay sai Mỹ đã
dẫn đến sự kiện sĩ quan, binh lính sư đoàn 1 ngụy tuyên bố ly khai. Nhân dân
Huế hỗ trợ đời sống cho hơn 5.000 anh em sĩ quan, binh lính để họ có điều
kiện ly khai. Thanh niên Huế lập đồn sinh viên quyết tử, được binh lính, sĩ
quan ly khai huấn luyện và trang bị súng. 1074 binh sĩ bỏ ngũ, một số xin gia
nhập hàng ngũ kháng chiến [95, tr. 157]. Nhiều sinh viên, học sinh Huế thốt
ly lên chiến khu với ước mơ sớm có ngày trở về giải phóng q hương.
Ngày 27-5-1966, hàng nghìn quần chúng xuống đường bao vây, đốt sở
thơng tin Mỹ. Ngày 31-5-1966, quần chúng lại đến vây, đập phá nhà tỉnh
trưởng Phan Văn Khoa. Ngày 15-7-1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành
ủy, Ủy ban sinh viên tranh thủ cách mạng cho ra đời tuần báo Sinh viên quật
khởi, tuyên truyền đường lối của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam, kêu gọi nhân dân Huế vững tin vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của
mình; đồng thời vạch trần bản chất tay sai bán nước của chính quyền Sài Gịn.
Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị trong thành phố được xây
dựng và củng cố. Ở nội thành có 8 chi bộ đảng, khoảng 100 cơ sở và đông
đảo quần chúng hướng về cách mạng và sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh,
có thể huy động từ 3.000 đến 5.000 người trong một ngày đêm [100, tr. 13].
Phong trào đấu tranh chính trị ở Huế, cùng với phong trào đơ thị miền
Nam nói chung đã làm rối loạn sào huyệt kẻ thù, góp phần quan trọng làm
thất bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Qua thực tiễn đấu tranh, ý


18
thức độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được củng cố và tăng cường, tinh

thần chống Mỹ ngày càng cao. Đó là cơ sở để tiếp tục đưa quần chúng tiến lên
đấu tranh quyết liệt hơn.
1.1.2. Tình hình chiến trường Trị Thiên - Huế trước mùa Xuân Mậu
Thân 1968
Trước năm 1966, thành phố Huế nằm trong Phân khu Bắc, thuộc Quân
khu V. Tháng 4-1966, Bộ Chính Trị quyết định thành lập Khu và Quân khu
Trị - Thiên - Huế (tách khỏi Khu V) trực thuộc Trung ương và Bộ Quốc
phịng. “Từ một khu đệm, khơng đánh lớn, đã chuyển thành một mặt trận tiến
cơng địch, cùng với Mặt trận Đường số 9 - Bắc Quảng Trị, là một hướng
chiến lược quan trọng, một chiến trường tiêu diệt, thu hút địch, nhất là Mỹ; có
khả năng phối hợp tác chiến với các chiến trường khác để đưa cuộc chiến
tranh cách mạng lên một bước mới”. Năm 1966, Khu ủy và Quân khu ủy “chủ
trương đẩy mạnh tiến công địch, xây dựng và củng cố bàn đạp vững chắc trên
vùng rừng núi, đưa chiến tranh xuống đồng bằng, chiếm lĩnh vùng giáp ranh,
xây dựng cơ sở vùng ven để chuẩn bị đánh thẳng vào đô thị” [100, tr. 20].
Thành phố Huế có vị trí rất quan trọng trong mặt trận đô thị miền Nam. Nghị
quyết thường trực Quân ủy Trung ướng tháng 4-1966, chủ trương “đẩy mạnh
phong trào đấu tranh ở Huế và các đô thị khác” [95, tr. 159].
Thực hiện những chủ trương trên, giữa năm 1966 bộ đội ta đã tiến công
xuống đồng bằng đánh những trận diệt gọn địch ở Lương Mai (Phong Điền),
Nam Giảng, Phong Lai (Quảng Điền). Tháng 11-1966, diệt gọn 1 tiểu đoàn
địch ở căn cứ An Lỗ. Trong thành phố Huế, ta cũng đánh vào căn cứ vận tải
Lê Lai của địch ở An Cựu.
Từ tháng 1 đến tháng 5-1967, Khu ủy chỉ đạo mở tiếp đợt hoạt động
mùa Xuân, đánh thẳng vào các căn cứ La Vang, thị xã Quảng Trị, Từ Hạ, Phú
Bài, rồi thọc vào thành phố Huế, đánh khách sạn Hương Giang, căn cứ Long
Thọ, Nam Giao, trường Bắn tập (trường Bia).


19


Tại ba huyện tiếp giáp với thành phố Huế (Hương Trà, Hương Thủy,
Phú Vang), phong trào đấu tranh vũ trang ngày càng phát triển, giải phóng
86/271 thơn, với 72.000 dân, lực lượng cách mạng được xây dựng từng bước.
Huyện Hương Trà có 7 thơn giành được quyền làm chủ về ban đêm, có
5 đội biệt động, 1 đội an ninh và 99 du kích.
Huyện Hương Thuỷ có 25/87 thôn được giải phóng, với 20.000 dân;
có 25 chi bộ với 210 đảng viên; 5 đội biệt động, 1 đội đặc công và gần 500
đdu kích. Các tổ chức quần chúng như nông hội, thanh niên, phụ nữ thu hút
gần 24.000 hội viên, đoàn thanh niên có 300 đoàn viên.
Huyện Phú Vang, phong trào khá hơn cả, có 61 thôn được giải phóng
và làm chủ, trong đó có 6 xã được giải phóng hoàn toàn, có 5 chi bộ Đảng,
1 đại đội bộ đội địa phương, 4 đội biệt động, 3 tổ trinh sát vũ trang và 600
du kích trang bị đủ súng [100, tr. 14].
“Vùng giải phóng được mở rộng, chiến tranh du kích phát triển khá
mạnh, lực lượng vũ trang địa phương trưởng thành, nhất là trên những địa bàn
quan trọng. Những bàn đạp sát vùng ven thành phố được thiết lập, lực lượng
chủ lực, các đội biệt động đứng chân ở đây đánh vào thành phố thuaän lợi,
thường xuyên hơn” [100, tr. 20].
Đến tháng 8-1967, lực lượng chủ lực Qn khu Trị Thiên - Huế mới có
1 trung đồn và 4 tiểu đoàn bộ binh lẻ, 2 tiểu đoàn đặc cơng; từ tháng 8-1967,
có thêm trung đồn 9 và một số tiểu đoàn lẻ nữa. Nhưng với tinh thần tích cực
tiến cơng theo phương châm chỉ đạo của Khu ủy, có sự phối hợp chiến trường
tồn Miền, nhất là hướng Đường số 9, nên vào những tháng cuối năm 1967,
thế bố trí lực lượng qn sự và chính trị ở Trị Thiên nói chung và trên mặt
trận Huế nói riêng đã có sự chuyển biến có lợi cho ta, nhưng lực lượng chủ


20
lực và trang bị của ta còn yếu, nên “để bảo đảm cho cuộc tiến công vào thành

giành được thắng lợi cần phải có sự bổ sung tăng cường của Bộ một cách
đáng kể và khẩn trương” [100, tr. 21].
Trước ngày Tổng tiến công và nổi dậy ở Huế, thùc hiện quyt tõm ca
Thng v Khu y Trị Thiên, mt đợt hoạt động ngắn từ ngày 7 đến ngày 271-1968 ®−ỵc tiÕn hμnh trên mặt trận Nam Quảng Trị và Phú Lộc, vừa để tạo
thế, vừa để nghi binh đánh lạc hướng địch, đồng thời để phối hợp với Mặt
trận Đường số 9 đang làm nhiệm vụ đánh trước toàn Miền.
Ở hướng Nam Quảng Trị, 4 tiểu đồn đặc cơng, 1 đại đội sóng cối
82mm và ĐKB, bắn pháo vào căn cứ Ái Tử, tiêu hao nặng 1 tiểu đồn thủy
qn lục chiến Mỹ, tập kích Xóm Búng diệt đại đội thủy qn lục chiến Mỹ,
phá 1 đài ra đa vμ mét kho đạn. Dọc theo quốc lộ 1, ta tổ chức phá cầu, phá
đường, bắn cối vào quận lỵ Hải Lăng để hỗ trợ cho lực lượng vũ trang địa
phương và quần chúng diệt ác, phá k×m.
Ở hướng Phú Lộc, tồn bộ lực lượng sẵn có gồm 1 tiểu đồn bộ binh, 1
đại đội đặc cơng, 1 đại đội công binh đánh giao thông, 1 đại đội cối 82 mm và
ĐKB, trong 2 ngày 6 và 7 tháng 1-1968, tiến công quận lỵ Phú Lộc ở Cầu
Hai, diệt 1 đại đội bảo an, 1 đại đội dân vệ, đập tan bộ máy ngụy quyền quận
Phú Lộc, giết quận trưởng, loại 400 lính ngụy. Trong suốt 3 tuần lễ, đơng đảo
nhân dân cùng với lực lượng vũ trang phá một đoạn đường dài 20 km làm cho
giao thông bộ của địch giữa Huế đi Đã Nẵng bị cắt 2 tháng.
Phối hợp với hai đầu, xung quanh Huế lực lượng vò trang a phng
tớch cc hoạt động, dit ỏc, tr gian, giết và bắt 300 tên ác ôn, dân vệ, xây
dựng bàn đạp tiến công vào Huế. Quần chúng được huy động phá ®−êng từ
An Lỗ đi Sịa. Một số căn cứ ngoại ơ thành phố như Ấp Năm, Động Tịa cũng
bị ta bắn pháo, tiêu hao, kìm chân địch.


21
Đợt hoạt động từ ngày 7 đến ngày 27 tháng 1-1968 cã t¸c dơng thu hút
địch ra hai đầu Quảng Trị và Phú Lộc, tạo được thế áp sát lực lượng ta vào
thành phố Huế.

Nửa tháng trước Tết Mậu Thân 1968, Mỹ và quân đội Sài Gòn đã tăng
viện ra Trị - Thiên 12 tiểu đoàn, đưa lực lượng địch trên chiến trường này lên
tới 76.917 quân (49.800 quân Mỹ); gồm 43 tiểu đoàn cơ động (25 tiểu đoàn
Mỹ); thành phần binh chủng gồm 12 tiểu đoàn pháo, 12 chi đồn xe tăng,
thiết giáp, 4 tiểu đồn cơng binh, 130 máy bay các loại; ngồi ra cịn có 2 tiểu
đồn cảnh sát dã chiến, 19 đại đội bảo an, 155 trung đội dân vệ, 34 đồn bình
định. Tư lệnh phó quân Mỹ ở miền Nam là Abơram trực tiếp ra điều khiển
quân Mỹ tại chiến trường này.
Do Huế có vị trí chiến lược rất quan trọng, Mỹ - Thiệu đã thiết lập ở
đây một hệ thống phòng ngự vững chắc, với những căn cứ và đồn bốt dày
đặc, có lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng kìm kẹp gồm có cơ quan
hành chính, bọn chỉ điểm, gián điệp ngầm, đảng phái phản động, nhằm:
hướng ra phía Bắc chặn địn tiến công của chủ lực ta; chốt chặn ta từ rừng núi,
giáp ranh tiến công xuống, đồng thời bảo vệ giao thông và căn cứ lớn của
chúng; kết hợp lực lượng chủ lực cơ động cả Mỹ và ngụy, thường được không
quân và hải quân từ biển chi viện hỏa lực rất cao; kết hợp giữa qn chiếm
đóng, chủ lực của vùng và của khu chiến thuật cùng lực lượng kìm kẹp càn
quét “bình định” chống phong trào quần chúng và chiến tranh du kích của ta.
Ngày 16-1-1968, chủ lực của Bộ nổ súng tiến công Khe Sanh. Bọn địch
hý hửng tưởng rằng “cái bẫy” (đóng giữ chốt Khe Sanh địch có 5000 lính
Mỹ) mà chúng căng ra để đưa lực lượng ta vào tiêu diệt đã đặt đúng chỗ.
nhưng khi chi khu quân sự Hương Hoá lọt vào tay Qn Giải phóng thì Hoa
Thịnh Đốn hoảng hốt chỉ thị cho Oétmolen phải “bằng mọi giá cố giữ cho
được Khe Sanh’’. Do vậy lực lượng ở Trị Thiên của địch phải tập trung lên
Đường số 9 và Quảng Trị, còn ở Huế và Phú Lộc lại tương đối sơ hở hơn.


22
Khi ta mở mặt trận Đường soá 9 - Bắc Quảng Trị, địch tăng cường lực
lượng và đẩy mạnh hoạt động ở Trị - Thiên - Huế, đưa toàn bộ sư địan 3 thuỷ

qn lục chiến Mỹ ra đây, cùng 15 tiểu đoàn ngụy và các đơn vị bảo an, dân
vệ, hình thành thế bố trí chiến lược trên hai hướng:
- Hướng Đường số 9 - Quảng Trị chủ yếu là qn Mỹ và một bộ phận
quan trọng qn ngụy phụ trách, chiếm 54% tổng số quân của chúng ở Trị Thiên.
- Hướng Thừa Thiên - Huế, do sư đòan 1 bộ binh ngụy đặt ở góc Bắc
của kinh thành Mang Cá kết hợp với một bộ phận qn Mỹ phụ trách, chiếm
46% tồn bộ lực lượng của chúng.
Tại Huế, địch có khoảng 25.000 đến 30.000 qn, nịng cốt là Sư đồn
1 bộ binh. Cả Mỹ và nguỵ có 13 tiểu đồn bộ binh (5 tiểu đồn Mỹ), 4 chi
đồn thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo, 2 tiểu đoàn cảnh sát, 2 tiểu đồn cơng binh
cùng các đơn vị thơng tin, vận tải, quân y, sửa chữa quân cụ, 23 đại đội bảo
an, 100 trung đội dân vệ, 18 đoàn bình định. Không quân chỉ có các đơn vị
máy bay lên thẳng, trinh sát với 100 chiếc [100, tr. 16]. Lực lượng đó được
bố trí như sau:
- Ở phía Bắc (Tả ngạn sơng Hương): đồn Mang Cá có sở chỉ huy Sư
đoàn 1 bộ binh, qn số khoảng 700 tên thuộc cơ quan sư đoàn bộ và các đại
đội bảo vệ, đại đội quân y, đại đội chiến tranh tâm lý...
Sân bay Tây Lộc có khoảng 250 đến 350 tên địch, bao gồm một đại đội
vận tải với 40 máy bay lên thẳng và 100 xe các loại, một bộ phận nhân viên
kỹ thuật và lính bảo vệ.
Khu Đại Nội có một đại đội thám báo ngụy, khoảng 120 tên. Ngồi ra
cịn có 8 trung đội cảnh sát được trang bị tương đối hiện đại đóng rải rác ở các
khu phố, làm nhiệm vụ trấn áp quần chúng nhân dân.


23
Khu Tàng Thơ (bảo tàng của triều đình nhà Nguyễn, lúc này được địch
làm trại tra khảo cán bộ ta bị chúng bắt) có một số vị trí, lơ cốt cỡ trung đội. Ngồi
ra, cịn có 8 trung đội cảnh sát đóng rải rác trên các khu phố, có trang bị phương
tiện đàn áp quần chúng nhân dân.

Lực lượng cơ động của địch dùng chi viện cho hướng Bắc có 6 tiểu
đoàn (bốn tiểu đoàn ngụy, hai tiểu đoàn Mỹ) đóng ở ngoại thành, kết hợp với
các lực lượng phịng thủ cứ điểm, tập trung căn cứ Đồng Lâm (hai tiểu đồn
kỵ binh khơng vận Mỹ, một chiến đồn thiết giáp và một tiểu đồn pháo); An
Lỗ (có một tiểu đoàn thuộc Chiến đoàn 2 ngụy và một đại đội pháo); căn cứ
Rú Lầu - La Chữ - Từ Hạ (một tiểu đoàn bộ binh, một chi đoàn thiết giáp, một
đại đội pháo); căn cứ Sịa (một tiểu đoàn thuộc Chiến đồn 2 ngụy); Văn
Thánh (tiểu địan 3 bộ binh và 2 khẩu pháo) [102, tr. 88].
- Ở phía Nam thành phố (Hữu ngạn sơng Hương): có sở chỉ huy tiểu
khu Thừa Thiên đặt tại khu Phan Sào Nam. Các khách sạn Thuận Hóa, Hương
Giang là nơi ở của các cố vấn và tình báo Mỹ. Đài ra đa được bố trí ở sân vận
động Huế. Các Tịa khâm sứ cũ, Tòa tỉnh trưởng Thừa Thiên, Nhà lao Thừa
Phủ, khu cơ quan đại diện Trung phần, khu biệt kích, Trường sắc tộc, các
kho, xưởng... đều có lực lượng bảo an canh giữ nghiêm ngặt. Bốt Cị cũ có
tiểu đồn bộ của hai tiểu đòan cảnh sát dã chiến.
Lực lượng cơ động của địch ở hướng này có sáu tiểu đồn (hai tiểu
đoàn Mỹ, bốn tiểu đoàn ngụy).
Căn cứ lớn Phú Bài có hai tiểu đồn bộ binh Mỹ, một tiểu đồn pháo
hỗn hợp và một chi đồn xe tăng. Ở đây, cịn có sân bay dùng cho máy bay
vận tải lên, xuống vận chuyển vật chất và binh lính. Trung tâm huấn luyện
lính mới Đống Đa, thường xun có hai tiểu đoàn trở lên; Tam Thai là hậu cứ
trung đoàn bộ Trung đồn 7 thiết giáp ngụy, thường xun có từ 2 chi đoàn xe


24
tăng sẵn sàng cơ động chiến đấu; Khu Phước Quả, Phuù Cam là hang ổ của
bọn đầu sỏ phản động đội lốt Cơng giáo, có lực lượng biệt kích bảo vệ.
Các tiểu đòan bộ binh ngụy, các đại đội bảo an và hỏa lực pháo thường
đóng ở vùng ven, các cửa ngõ ra vào thành phố như Đồng Di, Tam Đơng,
Xn Hịa, quận lỵ Nam Hịa…

Qn Mỹ cịn đóng dọc theo quốc lộ 1, từ Huế về Phú Bài để giữ
đường giao thông huyết mạch; ở cửa Thuận An để bảo vệ kho xăng, dầu và
cửa ngõ từ biển theo sông Hương vào Huế.
- Ở các hướng liên quan phối hợp:
Nam Quảng trị có hai tiểu đồn lính thủy đánh bộ Mỹ, Trung đoàn 1
(Sư đoàn 1 bộ binh ngụy), hai chi đoàn thiết giáp và hai tiểu đoàn pháo cùng
lực lượng bảo an, cảnh sát, dân vệ (tổng cộng khoảng 10.000 tên). Quân chủ
lực của chúng cũng sẵn sàng cơ động chi viện cho bọn ở Huế khi bị tiến cơng.
Phú Lộc (nam Thừa Thiên) có một tiểu đồn lính thủy đánh bộ Mỹ
cùng lực lượng bảo an, dân vệ, nhằm giữ giao thơng quốc lộ 1 và bình định
kìm kẹp quần chúng [100, tr. 16-18].
Cùng với việc tăng quân, Mỹ - ngụy gấp rút củng cố đường giao thông
thuỷ bộ, thường xuyên mở các cuộc hành quân, càn qt, phục kích ở đồng
bằng, dọc đường giao thơng, đồng thời cố lấn vào vùng rừng núi; bình định
dần dần để vừa bảo vệ hậu cứ, các đường giao thông, vừa để đề phịng bộ đội
ta tấn cơng vào đơ thị. Hàng ngày chúng còn tăng cường lực lượng biệt kích,
thám báo; cho quân đi tuần tra các vùng phụ cận thành phố như: Hương Thủy,
Hương Trà, đường số 12; cho qn án ngữ ở phía Tây Bắc sơng Bồ, vùng An
Thủy, Bích Thủy.
Trong nội thành, Mỹ - Ngụy tăng cường lực lượng cảnh sát, gián điệp;
đặt tại Huế một chi nhánh CIA. Chúng dựng lại tất cả bọn việt gian tay sai cũ
như Quốc dân Đảng, Cần lao Nhân vị, Đại Việt; tăng cường hoạt động mật
vụ, gián điệp, nhất là trong các tổ chức Công giáo, Phật giáo; tuyên truyền


25
văn hóa phản động, đồi trụy. Địch cịn tăng cường dùng phi pháo, chất độc
hoá học, chiến tranh tâm lý, đánh phá rừng núi, những nơi có căn cứ của ta
nhằm phá hoại tiềm lực kháng chiến của quân và dân ta.
Nhìn chung, lực lượng địch ở Huế khá đơng (gồm cả quân cơ động và

quân chiếm đóng, cả bọn cầm súng cơng khai và bí mật), khi bị ta tiến cơng,
lực lượng dự bị chiến lược có thể nhanh chóng tăng cường ứng cứu, phản
kích. Lục qn của địch có lực lượng thiết giáp lớn, có khả năng cơ động đối
phó nhanh, lại được khơng qn, pháo binh (kể cả pháo hạm) chi viện rất cao,
do đó khi ta tiến cơng địch, cần có biện pháp tốt đánh địch phản kích liên tục,
đánh trả máy bay, xe tăng, phịng khơng, phịng pháo.
Hệ thống phịng thủ vịng ngồi khá chặt, thành nhiều lớp, lại có mạng
lưới gián điệp, thám báo chìm, nổi. Bên trong thành phố là nơi tập trung cơ
quan chỉ huy đầu não, nhưng lại có phố xá dân cư đơng đúc, khó kiểm sốt,
nên thường xun sơ hở. Dù bên ngồi có mạnh, nhưng nếu ta đánh được vào
bên trong sẽ gây tổn thất lớn cho địch.
Bắc, Nam thành phố bị ngăn cách bởi sông Hương nên ứng cứu chi
viện cho nhau khó.
Địch ở vịng ngồi tuy đơng qn, có lực lượng thiết giáp, hỏa lực
mạnh, nhưng vẫn bị phân tán một phần làm nhiệm vụ chiếm đóng để làm chỗ
dựa cho lực lượng bình định, nên lực lượng cơ động của địch không lớn. Nếu
bị đánh rộng khắp đồng loạt, quân chủ lực của chúng sẽ bị giằng kéo, hiệu lực
hỗ trợ cho thành phố sẽ bị hạn chế.
Nhìn chung, trên tồn miền Nam “địch hết sức coi trọng chiến trường
Trị Thiên, chúng bố trí ở đây 1/3 lực lượng Mỹ-nguỵ. Nhưng trong vùng này
địch lại dồn lực lượng ở phía Bắc, tức là tập trung phịng ngự ở hướng Quảng
Trị và Đường số 9. Vì chúng phán đoán ta đánh lớn ở đây. Cho nên, tuy địch
có chú ý phịng thủ Huế và Phú Lộc, nhưng những nơi này vẫn là nơi sơ hở
nhất của chúng” [97, tr. 8].


26
1.2. Chủ trương tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa Xn Mậu Thân
1968 của Đảng trên toàn miền Nam
Ngay từ khi đế quốc Mỹ chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

sang “chiến tranh cục bộ”, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa III) đã
phân tích tình hình và khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ với tinh
thần: “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong
bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hồn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hồ
bình thống nhất nước nhà” [25, tr. 634].
Biến quyết tâm của Đảng thành hành động cách mạng của quần chúng,
ngay trong năm 1965, quân và dân ta ở miền Nam kiên quyết giữ vững thế
chiến lược tiến công, giành được những thắng lợi trong các chiến dịch Núi
Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi), tiến lên đập tan các cuộc
phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của địch.
Từ đầu năm 1967, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội
Nhân dân Việt Nam nhận thấy: “Những thắng lợi của ta trong Đông - Xn
1966-1967 đã tạo ra một tình thế mới có lợi cho ta, bất lợi cho địch” [22, tr. 192].
Tháng 4-1967, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã bàn chủ trương giành
thắng lợi quyết định. Kế hoạch chiến lược Đơng - Xn 1967-1968, được khởi
thảo nhằm mục đích tận dụng tình thế mới có lợi đó để đưa sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ tiếp tục tiến lên.
Tháng 5-1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp dưới sự chủ trì của
Chủ tịch Hồ Chí Minh để đánh giá tình hình, xem xét dự thảo kế hoạch ĐơngXn 1967-1968. Bộ Chính trị cho rằng thắng lợi của quân và dân ta giành
được trên hai miền Nam, Bắc là to lớn, toàn diện, làm thất bại một bước rất cơ
bản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đẩy Mỹ vào thế lúng
túng, bị động cả về chiến lược lẫn chiến dịch. Về phía ta, cả thế và lực đang
có những tiến bộ, cho phép ta “trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy


×