Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Trình bày chu trình ngân sách xã. Khâu nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.42 KB, 2 trang )

Câu hỏi: Trình bày nội dung chu trình ngân sách. Trong chu trình
ngân sách khâu nào quan trọng nhất, vì sao?
Hoạt động ngân sách nhà nước có tính chu kì, lặp đi lặp lại hình thành chu
trình ngân sách, chu trình ngân sách là tồn bộ các hoạt động ngân sách được
sắp xếp theo một trình tự nhất định và được lặp đi lặp lại hàng năm.
Các hoạt động trong một chu trình ngân sách xã được quy định cụ thể tại
Điều 11, 12, 13 của Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài
chính, bao gồm:
- Lập dự tốn ngân sách.
- Chấp hành/thực hiện ngân sách nhà nước.
- Quyết toán ngân sách nhà nước.
Thời gian của một chu trình ngân sách (tính từ lúc lập dự tốn cho đến khi
quyết tốn ngân sách) khơng trùng với năm tài chính và dài hơn thời gian của
một năm tài chính.
Lập dự toán ngân sách
Lập dự tốn ngân sách là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến
tồn bộ các khâu của chu trình quản lí ngân sách. Lập dự tốn ngân sách thực
chất là lập kế hoạch các khoản thu chi của ngân sách trong một năm tài chính
(hoặc trong giai đoạn ngân sách dự kiến). Kết quả của khâu này là dự tốn ngân
sách được các cấp có thẩm quyền quyết định.
Lập dự toán ngân sách cần phải dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong niên độ kế hoạch và dựa vào hệ thống
các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức thu - chi của ngân sách nhà nước.
Chấp hành ngân sách
Đây là khâu tiếp theo khâu lập ngân sách. Đó chính là q trình sử dụng
tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu
thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách nhà nước năm trở thành hiện thực.
Việc chấp hành ngân sách nhà nước có mục tiêu là biến các chỉ tiêu thu,
chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ
đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
nhà nước.




Kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn về kinh tế và tài
chính. Đối với quản lí ngân sách nhà nước, chấp hành ngân sách nhà nước là
khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định đến một chu trình ngân sách.
Chấp hành ngân sách nhà nước phải thực hiện tốt theo dự toán thu và dự
toán chi; thu ngân sách phải trên cơ sở không ngừng bồi dưỡng, phát triển nguồn
thu, động viên khai thác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước; chi ngân
sách phải tiết kiệm và đạt kết quả cao.
Quyết toán ngân sách
Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng của một chu trình ngân
sách. Mục đích là nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của thu, chi ngân
sách nhà nước, từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm.
Quyết toán ngân sách nhà nước thường được thực hiện theo phương pháp
lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên để bảo đảm tính hệ thống.
Quyết toán ngân sách nhà nước phải bảo đảm tính chính xác, trung thực
và kịp thời để từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm trong cơng tác quản lí và
điều hành ngân sách nhà nước.
Trong chu trình ngân sách xã, khâu lập dự toán ngân sách là quan trọng
nhất vì nó là cơng việc khởi đầu, có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của
chu trình và là cơ sở để nhà nước thực hiện thu chi. Khi nắm được các quy định,
định mức thu chi sẽ xây dựng được dự toán đúng, khi đến khâu chấp hành dự
tốn sẽ thực hiện đúng, từ đó thực hienj quyết toán sẽ đảm bảo. Việc lập dự tốn
đúng quy định, quy trình sẽ giúp cho chính quyền cơ sở đánh giá đúng khả năng
và nhu cầu của địa phương, từ đó khai thác các ưu thế, thuận lợi, khắc phục các
khó khăn, trở ngại, giúp chính quyền cở sở chủ động trong điều hành ngân sách.
Dự toán ngân sách là cơ sở để tổ chức thực hiện ngân sách, cũng là tiêu chí để
đánh giá hiệu quả chấp hành ngân sách, từ đó thực hiện quyết tốn ngân sách
đúng quy định.




×