Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và nghĩa của thuật ngữ tin học tiếng anh (so sánh với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 222 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

CAO VĂN NINH

NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
VÀ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ TIN HỌC
TIẾNG ANH (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH
Mã số:
5.04.27

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỮU CHƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -2008


2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Hữu Chương đã tận tình giúp
đỡ em suốt thời gian qua để hoàn tất luận văn này.
Em cũng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn – Báo chí, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM đã hướng dẫn và cung cấp cho em
rất nhiều kiến thức trong thời gian ba năm học tập vừa qua. Nhờ sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô mà em sớm hoàn thành luận văn này.


Trong quá trình nghiên cứu và trình bày kết quả, mặc dù đã hết sức cố
gắng, nhưng em không thể tránh khỏi những sai sót. Em xin đón nhận với lòng
trân trọng và biết ơn về những nhận xét góp ý qúi báu và sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 01 năm 2008

CAO VĂN NINH


3

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................. 3
DẪN LUẬN ........................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài và ý nghóa của việc nghiên cứu .................................... 8
2. Ngữ liệu khảo sát và đối tượng nghiên cứu ............................................... 9
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 9
4. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 10
5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ............................................ 21
6. Bố cục luận văn ........................................................................................ 24
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO THUẬT NGỮ TIN
HỌC TIẾNG ANH ........................................................................................ 25
1.1. Nguồn gốc các yếu tố cấu tạo thuật ngữ tin học tiếng Anh .................. 25
1.2. Các hình vị gốc n-u trong thuật ngữ tin học tiếng Anh.................... 26
1.2.1. Hình vị gốc Hy Lạp ....................................................................... 27
1.2.2. Hình vị gốc La tin.......................................................................... 36
1.2.3. Hìønh vị gốc Pháp ........................................................................... 52
1.2.4. Hìønh vị gốc Anh ............................................................................ 57
Tiểu kết ........................................................................................................ 64

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ TIN HỌC TIẾNG ANH
......................................................................................................................... 65
2.1. Đặc điểm cấu tạo từ đơn........................................................................ 65
2.1.1. Cấu tạo danh từ đơn ...................................................................... 65
2.1.2. Cấu tạo động từ đơn ...................................................................... 67
2.1.3. Cấu tạo tính từ đơn ........................................................................ 68
2.2. Đặc điểm cấu tạo từ phái sinh............................................................... 70


4

2.2.1. Tiền tố ........................................................................................... 70
2.2.1.1. Tiền tố cấu tạo danh từ từ danh từ........................................ 70
2.2.1.2. Tiền tố cấu tạo động từ từ động từ ....................................... 72
2.2.1.3. Tiền tố cấu tạo tính từ từ tính từ ........................................... 73
2.2.1.4. Tiền tố cấu tạo phó từ từ tính từ ........................................... 74
2.2.2. Hậu tố............................................................................................ 74
2.2.2.1. Hậu tố cấu tạo danh từ.......................................................... 74
2.2.2.2. Hậu tố cấu tạo động từ từ danh từ và tính từ ........................ 76
2.2.2.3. Hậu tố cấu tạo tính từ ........................................................... 77
2.2.2.4. Hậu tố cấu tạo phó từ từ tính từ ............................................ 78
2.2.3. Trung tố ......................................................................................... 79
2.3. Đặc điểm cấu tạo từ ghép đẳng lập ...................................................... 80
2.4. Đặc điểm cấu tạo từ ghép chính phụ ..................................................... 81
2.4.1. Danh từ ghép chính phụ ................................................................ 81
2.4.1.1. Danh từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc Hy Lạp ....... 81
2.4.1.2. Danh từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc La tin .......... 83
2.4.1.3. Danh từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc Pháp ........... 84
2.4.1.4. Danh từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc Anh............. 85
2.4.2. Động từ ghép chính phụ ................................................................ 87

2.4.2.1. Động từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc Hy Lạp ....... 87
2.4.2.2. Động từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc La tin.......... 87
2.4.2.3. Động từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc Pháp ........... 88
2.4.2.4. Động từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc Anh ............ 89
2.4.3. Tính từ ghép chính phụ ................................................................. 90
2.4.3.1. Tính từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc Hy Lạp ........ 90
2.4.3.2. Tính từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc La tin ........... 91
2.4.3.3. Tính từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc Pháp ............ 92


5

2.4.3.4. Tính từ ghép chính phụ có yếu tố cấu tạo gốc Anh.............. 94
2.5. Đặc điểm cấu tạo cụm từ....................................................................... 95
2.5.1. Cụm danh từ .................................................................................. 96
2.5.2. Cụm động từ.................................................................................. 98
2.5.3. Cụm tính từ.................................................................................... 99
2.6. Cụm chữ viết tắt .................................................................................. 100
Tiểu kết ....................................................................................................... 102
CHƯƠNG 3: NGỮ NGHĨA VÀ TRƯỜNG NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ TIN
HỌC TIẾNG ANH...................................................................................... 103
3.1. Ngữ nghóa của thuật ngữ tin học tiếng Anh......................................... 103
3.1.1. Nghóa của từ đơn ......................................................................... 103
3.1.2. Nghóa của từ phái sinh................................................................. 105
3.1.3. Nghóa của từ ghép đẳng lập ........................................................ 106
3.1.4. Nghóa của từ ghép chính phụ ...................................................... 107
3.1.5. Nghóa của cụm từ ........................................................................ 109
3.1.6. Nghóa của cụm chữ viết tắt ......................................................... 111
3.2. Các trường nghóa của thuật ngữ tin học tiếng Anh.............................. 112
Tiểu kết ...................................................................................................... 127

CHƯƠNG 4: NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGHĨA CỦA
THUẬT NGỮ TIN HỌC TIẾNG VIỆT. SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH 128
4.1. Nguồn gốc các yếu tố cấu tạo thuật ngữ tin học tiếng Việt ................ 128
4.2. Đặc điểm cấu tạo các thuật ngữ tin học tiếng Việt ............................. 129
4.2.1. Thuật ngữ tin học là từ ................................................................ 129
4.2.2. Thuật ngữ tin học là từ ghép đẳng lập ........................................ 130
4.2.3. Thuật ngữ tin học là từ ghép chính phụ ...................................... 130
4.2.4. Thuật ngữ tin học cụm từ ............................................................ 131
4.2.4.1. Cụm danh từ........................................................................ 131


6

4.2.4.2. Cụm động từ........................................................................ 131
4.2.4.3. Cụm tính từ ......................................................................... 131
4.3. Các trường nghóa trong thuật ngữ tin học tiếng Việt ........................... 131
4.4. So sánh về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nghóa của thuật ngữ
tin học tiếng Việt và tiếng Anh............................................................. 132
4.4.1. Những điểm giống nhau .............................................................. 132
4.4.2. Những điểm khác nhau ................................................................ 136
Tiểu kết ...................................................................................................... 140
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 151
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 156


7

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


n.: Noun: danh từ
vt.: Transitive verb: ngoại động từ
vi.: Intransitive verb: nội động từ
adj.: Adjective: tính từ
adv.: Adverb: phó từ
prep.: Preposition: giới từ
phrasal verb: cụm động từ
prp.: present participe: hiện tại phân từ
conj.: Conjunction: liên từ
pron.: Pronoun: đại từ
[ ]: Chú thích tài liệu tham khảo theo số thứ tự ở phần cuối luận văn, và
số trang của sách.


8

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và ý nghóa của việc nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc tiếp cận các thuật
ngữ khoa học nói chung, và khoa học thông tin và công nghệ viễn thông nói riêng,
đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị xã hội,
giúp chúng ta có đủ trình độ để có thể hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Là một sinh viên, một học sinh, một nhà nghiên cứu khoa học, hoặc một
người đang chập chững làm quen với máy tính, và ngay cả bản thân tôi cũng đều
gặp phải những khó khăn về việc phân biệt nguồn gốc, cấu tạo thuật ngữ, ngữ
nghóa của những thuật ngữ tin học gốc Hy Lạp, La tin, Anh, Pháp ... Hơn nữa,
thuật ngữ tin học có số lượng lớn, tốc độ phát triển nhanh, có nội dung phong
phú, tần suất họat động cao và phạm vi hoạt động rộng. Do đó, thuật ngữ tin học
đã gây nên không ít những khó khăn cho những người tiếp cận với ngành khoa

học này.
Vì những lý do trên, luận văn này muốn đóng góp một phần nhỏ bé của
mình vào việc tìm kiếm và giải thích những yếu tố cấu tạo và đặc điểm ngữ
nghóa của thuật ngữ tin học dưới góc độ ngôn ngữ.
1.2. Ý nghóa của việc nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm ba ý nghóa sau: trước hết, việc nghiên
cứu đề tài này góp phần nghiên cứu đặc trưng của thuật ngữ khoa học nói chung,
đặc trưng của thuật ngữ tin học nói riêng. Kế đến, việc nghiên cứu đề tài này
góp phần chỉnh lí việc biên soạn các từ điển thuật ngữ tin học ở Việt Nam. Đồng
thời, việc nghiên cứu đề tài này góp phần vào việc củng cố vốn kiến thức về
thuật ngữ cho sinh viên, học sinh và các đối tượng khác liên quan đến lĩnh vực
tin học. Ngoài ra, với những kết quả nghiên cứu được, việc nghiên cứu đề tài này


9

cũng có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho các công tác nghiên cứu, dịch
thuật, giảng dạy.
2. Ngữ liệu khảo sát và đối tượng nghiên cứu
2.1. Ngữ liệu khảo sát
Ngữ liệu khảo sát là hai cuốn từ điển sau:
- Ban Từ điển Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, (2003) Từ điển tóan
học và Tin học Anh- Việt, Nxb. Khoa Học Và Kỹ Thuật- Hà Nội.
- Victoria Neufeldt, David B. Guralnik, eds. (1994), Webter’s New World
Dictionary, Library of Congress Cataloging-in-Publication Data, New York.
- Ngoài ra, luận văn này còn sử dụng một số tài liệu chuyên ngành tiếng
Việt và tiếng Anh liên quan đến đề tài.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thuật ngữ tin học bằng tiếng Anh. Dựa vào các
thuật ngữ này, luận văn sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến hình thái học, từ

vựng học, và ngữ nghóa học.
3. Mục đích nghiên cứu
Như ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh đã viết: “Hệ thuật ngữ tin học viễn
thông này là những từ, cụm từ cố định/ ngữ định danh biểu thị các khái niệm, sự
vật, hiện tượng, quá trình hoạt động, … thuộc lãnh vực khoa học, công nghiệp
máy tính, công nghệ thông tin viễn thông và các dịch vụ tin tức.” [30, tr. 16] Do
đó, việc nghiên cứu luận văn tập trung vào các vấn đề chính yếu sau:
- Về nguồn gốc các yếu tố cấu tạo từ tiếng Anh.
- Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Anh.
- Về ngữ nghóa và trường nghóa của thuật ngữ tin học tiếng Anh.
- Nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và nghóa của thuật ngữ tin học tiếng Việt.
- So sánh về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nghóa của thuật ngữ
tin học tiếng Việt và tiếng Anh.


10

4. Lịch sử nghiên cứu
4.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ khoa học ở Việt Nam
4.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Vào ngày 28 và 29-12-1964, Ủy ban Khoa học Nhà nước đã triệu tập hội
nghị bàn về Vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học dưới sự chủ tọa của các đồng
chí lãnh đạo Ủy ban Khoa học Nhà nước. Đây là cuộc hội nghị có tính chất học
thuật, rộng lớn đầu tiên của ngành này. Kết quả của Hội nghị lần này là Bản đề
án mới về Qui tắc phiên thuật ngữ n-u (phương tây) ra tiếng Việt, ngoài ra còn
có 21 bản tham luận của các tiểu ban thuật ngữ các ngành và những người làm
công tác khoa học thuộc khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Đến ngày 14 và 21-5-1965, Ủy ban khoa học Nhà nước lại triệu tập Hội
nghị gồm nhiều cán bộ khoa học, để bàn bạc và góp ý, sửa chữa bản đề án Qui
tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài (gốc n-u) ra tiếng Việt. Tháng 111965, toàn Ban nghiên cứu đã nhất trí đề nghị lên Ủy ban Khoa học Nhà nước

xét duyệt bản qui tắc mới.
Việc nghiên cứu về thuật ngữ khoa học, có nhiều quan điểm khác nhau: Mượn tiếng nho (tức chữ Hán) để đặt thuật ngữ khoa học. Một số tác giả có chủ
trương này là: Dương Quảng Hàm, Vũ công Nghi, Đặng Phúc Thông, Nguyễn
Triệu Luật, Nguyễn Ứng… - Mượn tiếng La tin hay Hy Lạp để đặt thuật ngữ
khoa học. Một số tác giả có chủ trương này là: Nguyễn văn Thịnh, Lê Văn Kim,
Dương Minh,… - Lấy các ký hiệu để đặt thuật ngữ khoa học. Đó là chủ trương
của ông Nguyễn Duy Thanh. - Dùng lối nói lái để đặt ra thuật ngữ khoa học.
Chủ trương này của ông Đặng Văn Dư. - Dùng “tiếng nôm na” để đặt thuật ngữ
khoa học. Ý kiến này của ông Jật, Đại Nam. - Để nguyên văn tiếng nước ngoài để
đặt thuật ngữ khoa học, nhất là đối với các thuật ngữ vật lý, hóa học. Quan điểm
này của Đào Đăng Hy, Đinh Gia Trinh, …


11

Vì thuật ngữ khoa học có tính chất quốc tế, nên mỗi môn khoa học kỹ
thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của mình. Tuy nhiên, đó không phải là
những từ ngữ biệt lập, mà chúng là những bộ phận riêng trong từ vựng của một
ngôn ngữ thống nhất. Chẳng hạn: từ ngữ địa phương của một dân tộc, thì chỉ phổ
biến trong phạm vi lãnh thổ của đại phương đó; từ ngữ nghề nghiệp là một lớp từ
gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người
cùng làm một nghề nào đó; tiếng lóng là một bộ phận từ ngữ do một nhóm nhỏ,
những người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động …
để giữ bí mật trong nhóm của mình, tầng lớp mình.
Về việc biên soạn thuật ngữ ở Việt Nam, trước Cách mạng Tháng Tám,
nước ta mới chỉ có 3 tập thuật ngữ, trong kháng chiến chống Pháp nước ta có 7
tập với 4 vạn thuật ngữ. Từ sau hòa bình lập lại đến nay, nước ta xây dựng được
40 tập với trên 90 ngàn thuật ngữ. Tuy nhiên việc biên soạn thuật ngữ ớ nước ta
vẫn còn nhiều khuyết điểm, chưa thống nhất về nhiều mặt.
Trong tình hình xây dựng thuật ngữ khoa học, nhiều nhà nghiên cứu ngôn

ngữ học nước ta, đã rất có công đóng góp xây dựng thuật ngữ khoa học của đất nước,
trong đó có: Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thạc Cát, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn
Chiển, Lê Khả Kế, Ngụy Như Kontum, Lưu Văn Lăng, Trương Công Quyền, ….
Trong bài viết Về những thuật ngữ vốn gốc ngôn ngữ nước ngoài, Hoàng Tuệ và Hà
Nhi đã viết: “Trong tiếng Việt thì sự vay mượn tiếng Pháp và tiếng Anh cũng tăng
lên không ít. Đó chính là một hiện tượng xã hội-ngôn ngữ ở thời đại mới của xã hội
Việt Nam và của tiếng Việt. Các nhà làm từ điển tiếng Việt, mà giáo sư Hoàng Phê
là chủ biên, đã nhận thức rõ xu hướng này trong từ vựng học và từ điển học tiếng
Việt”. [14] Bởi thế làm thế nào để nâng cao “giá trị chuẩn” (cho thuật ngữ khoa
học) “với điều kiện được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ chấp thuận, ở trong
một quá trình phát triển của lịch sử ngôn ngữ” [28], là vấn đề cần đặt ra và tiếp tục
nghiên cứu về thuật ngữ khoa học ở nước ta.


12

4.1.2. Khái quát về thuật ngữ
Thuật ngữ khoa học là gì? Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật,
Nguyễn Minh Thuyết, trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học đã viết: “Thuật ngữ
khoa học là bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và
cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng
thuộc các lãnh vực chuyên môn của con người.” [26, tr. 118]
Nguyễn Công Đức, Nguyễn Hữu Chương đã viết: “Thuật ngữ là những từ
biểu thị các khái niệm khoa học của một lónh vực chuyên môn nào đó của con
người” [25, tr. 186].Ví dụ: trong thuật ngữ tin học: access: truy cập; information
processing (n): xử lý thông tin, xử lý dữ liệu.
4.1.2.1. Đặc điểm của thuật ngữ khoa học
Theo quan điểm của Lưu Văn Lăng, trong cuốn Về vấn đề xây dựng thuật
ngữ khoa học, thuật ngữ khoa học có các tính chất sau:
- Tính chính xác

“Thuật ngữ khoa học cần phải bảo đảm tính chính xác, rõ ràng trong khoa
học để tránh những hiểu lầm cho người nghe hiểu sai hoặc nhầm lẫn từ khái
niệm này sang khái niệm khác.” [19, tr. 40-42]Ví dụ: từ gateway nghóa từ điển:
cổng ra vào, cửa ngõ. Thuật ngữ Tin học sử dụng từ gateway: cổng vào, cổng nối,
điểm nối (mạng).
- Tính hệ thống
Nói về tính hệ thống của thuật ngữ khoa học cần chú ý tới hai mặt hệ
thống khái niệm và hệ thống ký hiệu.
“Xây dựng một thuật ngữ khoa học tức là tìm cách biểu đạt một hệ thống
khái niệm khoa học nhất định, vì khái niệm khoa học là cái được biểu đạt, mà
thuật ngữ khoa học là cái biểu đạt. [19, tr. 42-58] Muốn bảo đảm sự chính xác
trong thuật ngữ khoa học, mỗi khái niệm phải có một thuật ngữ. Do đó, không


13

thể nào đem khuôn khổ của hệ thống thuật ngữ khoa học trong ngôn ngữ này lắp
vào một ngôn ngữ khác được.
Hệ thống khái niệm không thể tách rời hệ thống ký hiệu, vì ngôn ngữ là
một hệ thống các ký hiệu biểu đạt khái niệm. Nhiều khi cùng một ký hiệu, khi ở
hệ thống này thì mang khái niệm này, nhưng khi mang sang hệ thống khác lại
mang một khái niệm khác. Ví dụ: từ bus có nghóa: xe búyt; nhưng trong thuật ngữ tin
học, từ bus có nghóa: đường chính, đường chủ; thanh truyền, thanh góp, ...
- Tính chất ngôn ngữ dân tộc
Thuật ngữ khoa học phải là một bộ phận của ngôn ngữ dân tộc, phải
mang màu sắc ngôn ngữ dân tộc. Thuật ngữ khoa học cần chứa đựng tính chất
trong sáng của tiếng nói dân tộc, nghóa là gìn giữ sự trong sáng trong từ ngữ
chuyên môn, giữ được tính dân tộc trong thuật ngữ. [19, tr. 58-63]
- Tính ngắn gọn
Thuật ngữ khoa học đòi phải có tính ngắn gọn về hình thức. Vì càng ngắn

gọn thì càng rõ ràng, chính xác. [19, tr. 63-64] Ví dụ: digital monitor (n: màn
hình tín hiệu số). Có thể rút gọn: “màn hình số”.
- Tính dễ dùng
Thuật ngữ khoa học cần phải dễ dùng với đông đảo quần chúng, và gần
với ngôn ngữ tòan dân. [19, tr. 64-68] Ví dụ: page layout có nghóa là “maket
trang”, có thể gọi là“dàn trang”.
4.1.2.2. Các phương thức cấu thành thuật ngữ
Đối với thuật ngữ nói chung, một bộ phận từ vựng đặc biệt của các ngôn
ngữ, được hình thành chủ yếu bằng ba cách sau:
+ Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường (gọi là định danh gián tiếp): là
phương thức hình thành thuật ngữ bằng cách chuyển nghóa của những từ ngữ
thông thường. Nhiều thuật ngữ tin học cũng được tạo bằng chính phương thức
này. Ví dụ: gánh, tải, cổng, xa lộ, chuột, đóa, cửa sổ, …


14

+ Tạo thuật ngữ trên cơ sở các ngữ liệu vốn có (gọi là định danh trực
tiếp): là một phương thức được áp dụng cho nhiều ngôn ngữ. Các thuật ngữ được
tạo ra nhờ phương thức này chiếm tỉ lệ rất cao trong nhiều ngôn ngữ như Nga,
Anh, Pháp, Mỹ, Đức, … Trong tiếng Việt, các thuật ngữ được tạo ra bằng con
đường này phần lớn nhờ từ ghép. Ví dụ trong thuật ngữ tin học tiếng Việt như:
truyền dẫn, viễn thông, cơ sở dữ liệu, phần cứng, ngôn ngữ lập trình, …
+ Vay mượn thuật ngữ từ ngôn ngữ khác là phương thức được các ngôn
ngữ sử dụng khá phổ biến trong quá trình hình thành và phát triển thuật ngữ của
mình. Trong thuật ngữ tiếng Việt, thì đây là phương thức được sử dụng khá cao,
nhất là những thuật ngữ tin học. Các thuật ngữ tin học nước ngoài được vay
mượn vào tiếng Việt theo ba con đường chính là: - Sao phỏng (chuyển dịch), ví
dụ: bàn phím (keyboard), tuyến dữ liệu (data bus), chuột (mouse), bộ xử lí
(processor), thanh công cụ (toolbar), … - Phiên âm, chuyển tự: các (card), băng

(band), pha (phase), điốt (diode), tranzito (transitor), anten (antenna), … - Mượn
nguyên dạng, ví dụ: bite, byte, phone, TV, modem, PC, am, fm,...
4.2. Lịch sử nghiên cứu từ điển thuật ngữ tin học
Với chính sách mở cửa, sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước thống
nhất, tiếng Việt lại có điều kiện bước vào một thời kì đổi mới, cùng với sự phát
triển của kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, v.v. vốn từ tiếng Việt được bổ sung
một khối lượng lớn từ ngữ, bao gồm cả những từ ngữ mới nảy sinh trong đời sống
xã hội và những thuật ngữ của các ngành khoa học kỹ thuật, ... [36, tr. 20]
Việt Nam xâm nhập lãnh vực công nghệ tin học. Hầu như những tài liệu,
sách vở liên quan đến ngành này đều sử dụng tiếng Anh, và các thuật ngữ tin
học là những thuật ngữ chuyên ngành. Chính vì thế nhiều người cảm thấy lúng
túng khi tiếp cận các thuật ngữ này. Rõ ràng trong công nghệ thông tin, nhiều
vấn đề liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ.


15

Để đáp ứng những nhu cầu thiết thực cho việc tra cứu, giảng dạy và học
tập về công nghệ thông tin, các nhà nghiên cứu đã tổ chức biên soạn từ điển tin
học. Kể từ thập niên 1980, các từ điển thuật ngữ tin học đã xuất bản chủ yếu là
từ điển thuật ngữ tin học Anh- Việt. Chẳng hạn như Ban Từ điển Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật đã biên soạn Từ điển tóan học và Tin học Anh- Việt, do Nxb.
Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội, 2003. Từ điển bao gồâm khoảng 65.000 thuật ngữ
bao quát gần như mọi chủ đề trong Toán học , Tin học và một số lónh vực có liên
quan như cơ học, thống kê, vật lý, … Từ thập niên 1980 đến nay, một số từ điển thuật
ngữ tin học cũng được xuất bản, chẳng hạn: -Ban Từ điển Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Từ điển công nghệ thông tin điện tử viễn thông Anh-Việt, Nxb. Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội, 2004. - Quang Hùng, Phi Khứ, Minh Nguyệt, Bách
khoa từ điển tin học & Công nghệ thông tin Anh- Anh- Việt, Nxb. Từ điển Bách
Khoa- Tp.HCM, 2007, …

Theo đánh giá của Nguyễn Văn Lợi, Phạm Hùng Việt, Ngô Trung Việt,
những vấn đề trong các từ điển chuyên ngành mới chỉ được tiến hành một cách
tự phát, thiếu cơ bản và thống nhất, thiếu sự hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức, ...
Tình trạng này ảnh hưởng không ít đến sự phát triển ngôn ngữ và đặc biệt của
công nghệ thông tin, ngành khoa học - công nghệ - kinh tế mũi nhọn, ...[29, tr. 3]
4.3. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ tin học ở Việt Nam
Việc nghiên cứu thuật ngữ tin học trong những năm vừa qua còn hạn chế.
Tuy nhiên cũng đã có một số công trình nghiên cứu về thuật ngữ tin học, và
những công trình này được xem như là những công trình có giá trị cao.
Thuật ngữ tin học đang hội nhập vào các lãnh vực khoa học và đời sống
của con người. [9, tr. 40) TS. Phạm Hùng Việt cho biết đã có nhiều công trình
nghiên cứu về ngành tin học công nghệ thông tin, và ông đã nhận định rằng:
khối lượng từ ngữ trong tiếng Việt ngày càng gia tăng, nhờ sự phát triển của các
thuật ngữ tin học.[36, tr. 21] Việc ứng dụng của tin học trải rộâng trên nhiều lónh


16

vực khác nhau, đặc biệt là lónh vực ngôn ngữ, chữ viết; việc dùng chữ Việt trên
máy tính, việc soạn thảo, lưu trữ thông tin chữ Việt trên máy tính. [23] Theo
GS.TS. Nguyễn Văn Lợi, PGS.TS. Phạm Hùng Việt, TS. Ngô Trung Việt trong
bài: Một số vấn đề tiếng Việt và công nghệ thông tin hiện nay, thì sự xâm nhập
nhanh chóng của tin học vào lónh vực ngôn ngữ, đã dẫn tới tình hình các nhà kỹ
thuật tin học với vốn hiểu biết chưa đầy đủ về khía cạnh ngôn ngữ cách viết chữ
Việt, cần phải đưa ra những giải pháp thích hợp để biểu diễn chữ Việt trên máy
tính. Các tác giả cho rằng một trong những nguyên nhân gây nên là do sự chậm
trễ của các nhà ngôn ngữ học trong việc tiếp cận các tiến bộ mới của tin học, thiếu
sự hợp tác với các nhà tin học để thể hiện chữ Việt trên máy tính.
ThS.Nguyễn Thị Kim Thanh, trong bài nghiên cứu Vài nét về đặc điểm
định danh của thuật ngữ tin học-viễn thông tiếng Việt, cho rằng: đã có những

nghiên cứu về cấu tạo thuật ngữ tin học, cụ thể là những từ, cụm từ cố định/ ngữ
định danh biểu thị các khái niệm, sự vật, hiện tượng, quá trình hoạt động, …
thuộc lãnh vực khoa học, công nghiệp máy tính, công nghệ thông tin viễn thông
và các dịch vụ tin tức. [30, tr. 16]
Nguyễn Ngọc Trâm trong bài Một vài nhận xét về cấu trúc vó mô của từ điển
giải thích tiếng Việt (qua tư liệu của từ điển tiếng Việt) đã nhấn mạnh rất nhiều vấn
đề từ vay mượn u-Mỹ trong Từ điển tiếng Việt, từ mượn tiếng Hán, các từ đa tiết
mượn bằng cách phiên âm, các thuật ngữ khoa học có tính quốc tế, … Cũng trong
bài nghiên cứu này, tác giả đã nhắc lại khá nhiều về các thuật ngữ tin học gốc
n-u, gốc Hán-Việt trong cuốn từ điển tiếng Việt. Điều đó chứng tỏ rằng thuật
ngữ tin học đã hội nhập vào đời sống xã hội, cũng như trong ngôn ngữ học hiện
nay.[32]
Về vấn đề từ điển thuật toán tin học, Ngô Trung Việt, trong bài nghiên
cứu Về chuẩn chính tả trên máy tính đã viết: “Việc tra cứu từ điển còn đưa đến
việc xác lập các thuật toán hữu hiệu để đoán nhận các từ tiếng Việt, nhất là các


17

từ đơn tiết. Có thể nói việc đoán nhận này không phải là điều dễ dàng vì phải
tìm ra được cách cắt đúng các câu thành các cụm từ, mỗi cụm từ ứng với một từ
song tiết hay đa tiết nào đó trong từ điển. Vấn đề ngữ nghóa của các từ trong các
ngữ cảnh sẽ làm cho việc này còn phức tạp hơn nữa.” [23]
Hoàng Phê với đề tài Tin học và ngôn ngữ học (trả lời phỏng vấn của tạp
chí Tin học và Đời sống, năm 1991). Tác giả muốn nêu lên vấn đề ngôn ngữ ngày
nay trong tương quan đặc biệt đến chuyên ngành tin học, đang nổi lên và hết sức
quan trọng trong thế giới “tin học” như hiện nay. Theo Hoàng Phê, “Ngôn ngữ và
tin học rất gần gũi nhau, và đó không phài là điều ngẫu nhiên. Ngôn ngữ được
truyền thông chủ yếu qua tiếng nói và chữ viết; mỗi tiếng và mỗi chữ tiếp nối
nhau như chuỗi hạt. Bộ nhớ và sự vận hành nội bộ của máy tính cũng thế, các đơn

vị thông tin, bit và byte, … “
Việc nghiên cứu thuật ngữ tin học đã ngày càng được quan tâm trong các
viện nghiên cứu, các trường đại học trong những năm gần đây. Nhờ vào những
nghiên cứu giải quyết một số vấn đề tiếng Việt trong công nghệ thông tin và đã
thu được những kết quả nhất định, như việc xây dựng các bộ mã chữ Việt cho
máy tính, tổng hợp lời nói, nhận dạng tiếng nói, dịch máy.[29, tr. 3]
Một số nghiên cứu về thuật ngữ của các học viên cao học và tiến só trong
những năm gần đây cũng đã nghiên cứu về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, nghóa
của thuật ngữ khoa học. Chẳng hạn: luận văn tiến só ngữ văn của Nguyễn Thị
Tuyết, (trường Đai học KHXH-NV TP.HCM (2006), với đề tài So sánh đặc điểm
cấu tạo và ngữ nghóa của thuật ngữ chuyên ngành tài chính-kế toán-ngân hàng
của tiếng Anh và tiếng Việt. [35] Mục đích nghiên cứu này nhắm đến việc cấu
tạo hình vị, từ, ngữ nghóa giữa hai thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt gắn kết với
nhau như thế nào với tính đối ứng, và về hình thức cấu tạo giữa hai thứ tiếng ấy.
Trịnh Bình nghiên cứu về đề tài Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ phật giáo gốc
Hán và vấn đề chú giải một số thuật ngữ Phật giáo hiện nay,[38] tác giả đã


18

nghiên cứu về các thuật ngữ tiếng Việt gốc Hán trong kho tàng tiếng Việt.
Vấn đề thuật ngữ tin học nói chung, và đặc điểm cấu tạo thuật ngữ tin học
đang là vấn đề được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên,
nghiên cứu thuật ngữ tin học ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về lượng cũng như
về phẩm, chưa được tiến hành chuyên sâu, thống nhất, toàn diện và hệ thống xét
về mặt ngôn ngữ. Vì thế, nghiên cứu về thuật ngữ tin học còn là vấn đề được đặt
ra cho các nhà ngôn ngữ, các sinh viên trong các trường đại học, và những người
yêu thích lónh vực tin học.
4.4. Thuật ngữ gốc Hán-Việt
4.4.1. Khái niệm

Từ Hán-Việt được xác định là mượn từ đời Đường (thế kỷ VIII-IX). Nhiều
từ trong tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng Hán cổ, chẳng hạn: chén (trản), quen
(quán), vuông (phương), giống (chủng), ... Nhiều từ tiếng Việt có hình thức khác
với từ thuần Việt, có chức năng, vai trò và đặc biệt là khả năng tạo từ mới trong
tiếng Việt, như: ái ân, ái mộ, ái quốc, ..; gia đình, gia phả, gia tài, gia truyền, ...
Trong vốn từ tiếng Việt hiện nay có một lớp khoảng 60-70% là từ HánViệt, mà phần lớn là thuật ngữ khoa học. Vì thế, trong quá trình phát triển của
tiếng Việt đã vay mượn các yếu tố Hán.
4.4.2. Những yếu tố cấu tạo từ và thuật ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
Những yếu tố cấu tạo từ, thuật ngữ gốc Hán có biểu hiện như sau:
Yếu tố có nghóa và độc lập như một từ đơn tiết, chẳng hạn như: gọn (trong
gọn ghẽ, gọn gàng), học (trong toán học, hóa học).
Yếu tố có nghóa và không độc lập, dùng để cấu tạo những từ đa tiết, bản
thân chúng không thể tách riêng ra thành những từ đơn tiết, chẳng hạn như: nhân
(trong nhân dân, nhân chủng, nhân loại, nhân số), …
Yếu tố không nghóa, nếu tự chúng tách riêng ra thì không có nghóa như
ghẽ, gàng (trong gọn gẽ, gọn gàng), ni (trong ni-lông), bê (trong bê-tông).


19

+ Trong tiếng Việt, cũng có trường hợp thuật ngữ được cấu tạo bằng hai
yếu tố Hán-Việt, có khi kết hợp theo ngữ pháp tiếng Hán, có khi kết hợp theo
ngữ pháp tiếng Việt.
Trường hợp do kết cấu ngữ pháp khác nhau vì đảo vị trí các yếu tố làm
cho ý nghóa từ vựng thay đổi. Ví dụ: cao điểm khác điểm cao; phân tích khác tích
phân; hội tụ khác tụ hội, … Có trường hợp ngữ pháp thay đổi, nhưng thuật ngữ thì
có chỗ khác nhau, có chỗ giống nhau. Ví dụ: cao cấp và cấp cao. Có trường hợp
đảo ngược vị trí các yếu tố, do thay đổi ngữ pháp, không làm cho thuật ngữ thay
đổi. Ví dụ: phức số và số phức.
+ Những từ ngữ Hán-Việt có khả năng kết hợp tự do: là những từ ngữ

đã nhập vào hệ thống từ ngữ tiếng Việt, đã Việt hóa. Ví dụ: vua, phòng, dân chủ,
độc lập, tự do, văn minh, … Hiện tượng đổi nghóa: nhất, không phải là một, mà là
hơn cả; tống không phải là tiễn, đưa mà là đuổi đi.
Hiện tượng giảm giá, là nội dung ngữ nghóa của một từ Hán-Việt nào đó
biến đổi và phạm vi ngữ nghóa của nó thường hẹp hơn. Ví dụ: phi khi là HánViệt có nghóa là bay, nhưng khi được sử dụng tự do nó lại chỉ hành động chạy
nhanh của con ngựa.
Hiện tượng chuyên môn hóa, tức là những từ Hán-Việt thuộc loại có khả năng
kết hợp tự do, và mang màu sắc rất chuyên môn, chuyên ngành. Ví dụ: nhiệt, năng,
tuyến, tống, tích, biến, phức, lực, lượng, trường, …
+ Những từ ngữ Hán-Việt có khả năng kết hợp hạn chế: tức là chúng
chưa hoàn toàn nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, nên cũng chưa có khả
năng kết hợp tự do, mà vẫn giữ được nghóa cổ của nó. Ví dụ: thảo là cỏ, nhân là
người, thiên là trời, …
Trong tiếng Việt, nhiều từ có thể dùng các yếu tố Việt, như gốc từ chứ
không nhất thiết phải dùng từ căn, căn tố, chính tố, ... Nhưng cũng có thể sử
dụng tiếng Hán-Việt như giải (độc), phi (lịch sử), …


20

Tóm lại, những yếu tố Hán-Việt trong cấu tạo thuật ngữ không những làm
cho hệ thống thuật ngữ chúng ta thêm phần hệ thống, chặt chẽ, mà còn làm cho
thêm phong phú, tinh tế hơn.
4.4.3. Về tình hình nghiên cứu tiếng Hán-Việt ở Việt Nam
Nhiều tác giả đã nghiên cứu Hán-Việt, cụ thể làø: Hoàng Phê (chủ biên) trong
cuốn Từ điển tiếng Việt, cho rằêng tiếng Hán-Việt chiếm khoảng 40%, bao trùm
nhiều lónh vực khác nhau. Với số lượng như thế cho thấy tiếng Hán-Việt trong kho
tàng tiếng Việt rất phong phú. Nguyễn Tài Cẩn nghiên cứu đề tài Nguồn gốc và quá
trình hình thành cách đọc Hán-Việt, Nxb.Khoa học Xã hội-Hà Nội, 1979. Tác giả
cho chúng ta thấy nguồn gốc lịch sử hình thành tiếng Hán-Việt trong tiếng Việt,

cách đọc Hán-Việt, hệ thống thanh mẫu tiếng Hán từ thế kỉ VIII, IX…
Ngoài ra, có rất nhiều người đã nghiên cứu về tiếng Hán-Việt, chẳng hạn
như: – Nguyễn Văn Khang, Vai trò của một số nhân tố ngôn ngữ-xã hội trong
việc hình thành nghóa của các yếu tố Hán-Việt, Tạp chí Ngôn Ngữ, số 4 năm
1992. – Lê Đình Khẩn, Từ gốc Hán trong tiếng Việt, Đại học quốc gia Tp.HCM,
2002. – Kỳ Quang Mưu, Một số đặc điểm ngữ nghóa của từ Hán-Việt, Tạp chí
Ngôn Ngữ, số 12 năm 2004, …
4.5. Thuật ngữ gốc n-u
Trong từ điển tiếng Việt, các thuật ngữ tiếng Việt cố gắng từ khoa học có
tính quốc tế như Hy Lạp, La tin, Anh, Pháp chiếm số lượng lớn trong hệ thống từ
ngữ tiếng Việt. Chúng là tên gọi các sự vật, hiện tượng, khái niệm khoa học
được dùng phổ biến ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới như: acid (axit), cabin (cabin),
calori (calo), heroin (herôin), logic (lôgich), video (video), vitamin (vitamin), …
Từ vay mượn từ n-u có các dạng chính sau: Phiên âm viết rời từng âm
tiết, phản ánh thực tế tiếng Việt hiện nay (sơ mi, a pa tít). Phiên âm viết liền các
âm tiết của từ đa tiết, phản ánh ý định thể hiện đơn vị từ trong chữ viết của các
tác giả, cũng phản ánh một xu hướng của thực tế ngôn ngữ (ôtô, vila, xilanh).


21

Viết nguyên dạng các từ đa tiết mượn. Giải pháp này không chỉ phản ánh quan
điểm của tác giả mà còn phản ánh một thực tế mới trong việc sử dụng tiếng Việt
(computer, card, modem, …). Mỗi từ đa tiết mượn thường có mặt hai hoặc ba vị
trí (mục từ) trong từ điển tiếng Việt , cần được nhất quán: về cách đọc, chuyển
sang chính tả chuẩn và giải thích.
Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu, giảng dạy, các nhà
chuyên môn đã lựa chọn thuật ngữ cho ngành mình. Đây là một quá trình chọn lọc
lâu dài và cũng là lý do mà các bộ thuật ngữ chuyên ngành ra đời. Các nhà chuyên
môn cũng đã lựa chọn phương thức cấu tạo từ mới, hoặc mượn thuật ngữ quốc tế sao

cho bảo đảm tính quốc tế, tính khoa học, tính chính xác của khái niệm chuyên môn.
5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý thuyết
Luận văn này trình bày dựa trên một số khái niệm về: hình vị, từ đơn, từ
phái sinh, từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ, cụm từ, ngữ nghóa, và trường nghóa.
5.1.1. Hình vị (morphemes)
Từ được cấu tạo bởi hình vị (morphemes). Song, từ chưa phải là đơn vị
nhỏ nhất có nghóa của ngôn ngữ. Phân tích ta sẽ có những bộ phận nhỏ hơn, đó
là hình vị căn tố (roots, stem), phụ tố (affix).
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghóa và/ hoặc có giá trị (chức
năng) về mặt ngữ pháp. [20, tr. 139] Ví dụ: trong tiếng Anh, kind là một hình vị.
Nó không thể được phân chia nhỏ hơn được nữa; Realistic có ba hình vị: real- istvà -ic. Các hình vị được chia thành những loại khác nhau:
Hình vị tự do (free morphemes) là những hình vị mà tự nó có thể xuất
hiện với tư cách là những từ độc lập. Ví dụ: bit, data, colour, …
Hình vị hạn chế (bound morphemes) là những hình vị chỉ có thể xuất hiện
trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: trong tiếng Anh, -ing, -ed,
-er, -less, ness, … Trong hình vị hạn chế này, chúng còn phân chia thành: hình vị


22

biến tố (inflectional morphemes) là những hình vị biến đổi dạng thức của từ để
biểu thị quan hệ giữa từ này với từ khác trong câu. Ví dụ: works, singing, … và
hình vị phái sinh (derivational morphemes) là những hình vị biến đổi một từ hiện
có thành những từ mới. Ví dụ: kind – kindness, speak – speaker.
5.1.2. Từ đơn (simple words)
“Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghóa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái
hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” [20, tr. 137] - hoặc “Từ là đơn vị
nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghóa và hình thức” [26, tr. 64-72] - hoặc
“Từ đơn là từ do một hình vị dùng độc lập tạo thành.” [11, tr. 21] Ví dụ: beta,

alpha, …
5.1.3. Từ phái sinh (derivatives)
Từ phái sinh là từ do căn tố kết hợp với phụ tố. [20, tr. 141] Có ba loại
hình vị phụ tố: Tiền tố (prefix), ví dụ: inexpensive, dislike,… Hậu tố (suffix), ví
dụ: commercial, conjunction, … Trung tố (infix), ví dụ: hình vị -o- trong từ
pantograph (n): máy vẽ truyền, khung lấy điện.
5.1.4). Từ ghép (compound word)
Từ ghép là từ gồm từ hai hình vị trở lên đều có khả năng tách ra để dùng độc
lập. [11, tr. 21] Ví dụ: back (sau, phía sau) + file (tệp, tệp tin): backfile (tệp cũ). Từ
ghép còn chia ra: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Từ ghép đẳng lập: là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình
đẳng với nhau về nghóa. [20, tr. 145] Theo Hồ Lê, gọi là từ ghép song song, là từ
ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận cấu tạo của nó về thực chất là quan
hệ song song. [11, tr. 355] Ví dụ: dictionarydirectory (khả lập địa chỉ điểm), là từ
ghép đẳng lập danh-danh.
- Từ ghép chính phụ: là những từ ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận
cấu tạo của nó về thực chất là quan hệ chính phụ.[11, tr. 355] Ví dụ: digit count (n):
tính tóan chữ số; digit filter (n: bộ lọc chữ số); digit punch (n: lỗ đục chữ số).


23

5.1.5. Cụm từ (phrasal verb)
Cụm từ là một nhóm từ có nhiệm vụ như một đơn vị cú pháp. [53, tr.
1018] Ví dụ: Break down (hư hỏng; đánh thủng; đánh thủng, đánh xuyên); Call
back (gọi ngược; gọi tới).
5.1.6. Ngữ nghóa (sense, meaning)
Ngữ nghóa là các đặc trưng của phần thực tế khách quan được phản ánh
(seme). [19, tr. 278-279] Ví dụ: Anh (dt): (người), (nam giới), sinh ra trước mình).
Chị (dt): (người), (nữ giới), (sinh ra trước mình). Cô gái (dt): (người), (nữ giới).

(còn trẻ). Bà già (dt): (người), (nữ giới), (lớn tuổi).
Bên cạnh thực từ thì còn có hư từ. Nội dung về nghóa của hư từ là nghóa
ngữ pháp. Ví dụ: “và” (nghóa bổ sung), “hay”, “hoặc” (nghóa lựa chọn), “bằng”
(nghóa công cụ), ...
Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm chuyên môn. Mỗi khái niệm
chuyên môn là một tập hợp các nét nghóa (đặc trưng- seme) phản ánh khái niệm
về đối tượng.
5.1.7. Trường nghóa (Semantics)
Trường nghóa đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu từ lâu, nhằm khảo
sát từ vựng sao cho có hệ thống. Về vấn đề này, nhiều nhà ngôn ngữ học khá nổi
tiếng, trong đó phải kể đến, đó là M.M.Pokrovski, người Nga (1890); J.Trier, người
Đức, tác phẩm đầu tiên là “Trường từ vựng và trường khái niệm” (1931); W.Porzig,
người Thụy Só (1895-1961). Hoặc “Trường nghóa là một tập hợp của các đơn vị từ
vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghóa.” [25, tr. 93-96]
Có hai cách hiểu về trường nghóa tiêu biểu là:
Trường biểu vật, là một tập hợp từ dựa trên sự đồng nhất về ý nghóa sở thị
(denotative meaning). Mỗi trường này lại chia thành nhiều trường nhỏ hơn dựa
trên một nét đồng nhất nào đó về nghóa. Ví dụ: trường biểu vật chỉ bộ phận của
cái ấm nước, chẳng hạn: thân, vòi, nắp, quai, đáy, lòng, ...


24

Trường ngữ nghóa, là một tập hợp từ dựa trên sự đồng nhất về nghóa vị
của nghóa sở biểu, tức là đồng nhất về cấu trúc sở biểu. Một trường ngữ nghóa
chia thành nhiều trường ngữ nghóa nhỏ hơn, trong đó mỗi trường lại có quan hệ
gần gũi với nhau. Ví dụ: trường ngữ nghóa chỉ: đồ dùng (để đựng nước), (làm
bằng sứ, nhựa…); hoặc: ấm (nước), bình (nước), ...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này vận dụng những phương pháp sau: phương pháp thống kê,

phương pháp phân tích, miêu tả, và phương pháp so sánh đối chiếu.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Nguồn gốc các yếu tố cấu tạo thuật ngữ tin học tiếng Anh.
Trong chương này chúng tôi nói đến các yếu tố cấu tạo hình vị thuật ngữ tin học
tiếng Anh, bao gồm các căn tố, phụ tố bắt nguồn từ các tiếng Hy Lạp, La tin,
Pháp, Anh.
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ tin học tiếng Anh. Chúng tôi trình
bày các thuật ngữ tin học tiếng Anh có thể là từ (từ đơn, từ ghép đẳng lập, từ
ghép chính phụ, từ phái sinh, cụm từ, cụm chữ viết tắt).
Chương 3: Ngữ nghóa và trường nghóa của thuật ngữ tin học tiếng Anh.
Chúng tôi trình bày về ngữ nghóa của từ đơn, từ ghép đẳng lập, từ ghép chính
phụ, từ phái sinh, cụm từ, và các cụm chữ viết tắt; đồng thời chúng tôi cũng
thống kê các trường thuật ngữ trong lónh vực tin học.
Chương 4: Nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và nghóa của thuật ngữ tin học
tiếng Việt. So sánh với tiếng Anh. Chúng tôi sẽ trình bày về nguồn gốc Hy Lạp,
La tin, Pháp, Anh có trong thuật ngữ tin học tiếng Việt; về đặc điểm cấu tạo từ,
từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ, cụm từ, cụm chữ viết tắt; về ngữ nghóa và
trường nghiã của thuật ngữ tin học tiếng Việt; đặc biệt chúng tôi sẽ so sánh sự
giống nhau và khác nhau giữa thuật ngữ tin học tiếng Việt và tiếng Anh .


25

CHƯƠNG 1
NGUỒN GỐC CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO
THUẬT NGỮ TIN HỌC TIẾNG ANH

Thuật ngữ tin học tiếng Anh hiện nay bao gồm các từ có căn tố gốc nu: Hy Lạp, La tin, Anh, và Pháp. Hơn nữa, các thuật ngữ đã được cấu tạo bởi
nhiều phụ tố thêm, hoặc bằng cách ghép lại, hoặc bằng cách kết hợp để trở

thành những nhóm từ- để phát sinh ra những từ mới. Chúng ta lần lượt khảo sát
nguồn gốc các yếu tố cấu tạo thuật ngữ tin học bằng tiếng Anh.
1.1. Nguồn gốc các yếu tố cấu tạo thuật ngữ tin học tiếng Anh
1.1.1. Một vài nét về nguồn gốc các thuật ngữ tin học tiếng Anh
Thuật ngữ tin học tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Anh, tiếng Pháp, đặc
biệt là tiếng Hy Lạp và tiếng La tin: khi sử dụng trong lónh vực tin học thì có
những thuật ngữ được dùng nguyên dạng, có những thuật ngữ đã được phiên âm.
Khi phiên âm thì các thuật ngữ ít nhiều đều được Việt hóa.[25, tr. 173-175] Ví
dụ: café (cà phê); crème (kem); balle (banh); auto (ôtô); gần đây nhất là các
thuật ngữ tin học tiếng Anh đã được sử dụng rất quen thuộc, chẳng hạn: card
(cạc); byte (bai), …
1.1.2. Các kiểu từ tiếng Anh xét về mặt cấu tạo
Từ trong tiếng Anh được cấu tạo theo những cách như sau:
- Từ được đặt ra theo qui ước (võ đoán). Ví dụ: go, sky, good, … - Từ mô
phỏng âm thanh (từ tượng thanh) (onomatopoia). Ví dụ: Meow, bang, cracle, zip,
ring, … - Từ được đặt ra theo qui luật mở rộng và thu hẹp (extended meanings).
Ví dụ: động từ fly, … - Từ được cấu tạo theo kiểu phái sinh (derivations) (căn tố
+ phụ tố). Ví dụ: limiter (limit + -er), exlusive (exclusion + -ive), … - Từ được
cấu tạo bằng cách ghép các căn tố lại với nhau (compound words). Ví dụ:
notebook, bedroom và mailbox, … - Từ cấu tạo bằng những chữ đầu của một


×