Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ NGA

VAI TRỊ CỦA GIAO THƠNG VẬN TẢI
QUẢNG BÌNH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1954 – 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình làm việc nghiêm túc và hết mình, luận văn của chúng
tơi đã được hồn thành. Để có được kết quả này, chúng tơi xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử- Trường Đại học Vinh, Trung
tâm LT Quốc gia III, Cục LT tỉnh Quảng Bình, Sở Giao thơng vận tải tỉnh
Quảng Bình, Thư viện tỉnh Quảng Bình, Thư viện Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS.
Nguyễn Trọng Văn đã trực tiếp hướng dẫn tận tâm, khích lệ và chỉ bảo tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu, đã giúp đỡ cho tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi xin gửi lời cám ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi


những thiếu sót. Rất mong được sự lượng thứ, góp ý của các thầy cô cùng bạn
bè và đồng nghiệp.
Vinh, tháng 10 năm 2012
TÁC GIẢ

PHẠM THỊ NGA


0

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 3
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ................................................... 6
4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7
5. Nguồn đề tài, phương pháp nghiên cứu ........................................................ 8
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIAO
THƠNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH TRƢỚC NĂM 1954 ......................... 10
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư ................................................................... 10
1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Bình ................................................................ 10
1.1.2. Vị thế chiến lược ................................................................................... 11
1.1.3. Địa hình ................................................................................................. 13
1.1.4. Chế độ thủy văn .................................................................................... 14
1.1.5. Dân cư ................................................................................................... 15
1.2. Giao thơng vận tải Quảng Bình trước thời thuộc Pháp ............................ 15
1.2.1. Giao thông vận tải đường bộ ................................................................. 16

1.2.2. Giao thông vận tải đường thủy............................................................. 18
1.3. Giao thơng vận tải Quảng Bình thời thuộc Pháp ..................................... 19
1.3.1. Giao thông vận tải đường bộ ................................................................ 19
1.3.2. Giao thông vận tải đường sắt ................................................................ 20
1.3.3. Giao thông vận tải đường thủy............................................................... 22
1.4. Giao thơng vận tải Quảng Bình từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến
năm 1954 ......................................................................................................... 22


0

1.4.1. Mở đường giao thông phục vụ kháng chiến ......................................... 22
1.4.2. Đẩy mạnh công tác vận tải phục vụ chiến dịch liên tỉnh và chiến dịch
Trung Lào ........................................................................................................ 25
*Kết luận chƣơng 1: ...................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH TRONG XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ HẬU PHƢƠNG (1954- 1975) ................................... 29
2.1. Vị trí ngành giao thơng vận tải Quảng Bình trước yêu cầu mới của quê
hương, đất nước............................................................................................... 29
2.2. Tranh thủ thời gian trước khi có chiến tranh phá hoại để sửa chữa và xây
dựng mạng lưới giao thông trong toàn tỉnh (1954 – 1964) ............................. 34
2.3. Đẩy mạnh công tác vận tải phục vụ sản xuất và chiến đấu ..................... 43
2.4. Khôi phục và phát triển giao thông vận tải trong thời gian ngừng bắn ... 56
*Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 71
CHƢƠNG 3: GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH TRONG VIỆC
CHI VIỆN CHO CHIẾN TRƢỜNG MIỀN NAM VÀ GIÚP ĐỠ NƢỚC
BẠN LÀO ....................................................................................................... 72
3.1. Đảm bảo thông suốt mạch máu giao thơng vận tải tồn tỉnh trong thời kỳ
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ................................................... 72
3.1.1. Lực lượng tham gia bảo vệ, xây dựng mạng lưới giao thông vận tải ... 72

3.1.2. Đảm bảo huyết mạch giao thông vận tải ............................................... 75
3.2. Ý nghĩa của tuyến đường ngang trên địa phận tỉnh Quảng Bình............. 87
3.2.1. Hệ thống đường ngang trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .......................... 87
3.2.2. Ý nghĩa chiến lược của hệ thống đường ngang .................................... 93
3.3. Đảm bảo công tác vận tải phục vụ chiến trường miền Nam .................. 100
3.3.1. Phương án đảm bảo công tác chi viện ra chiến trường ....................... 100
3.3.2. Ngành vận tải Quảng Bình chi viện cho chiến trường miền Nam ...... 104


0

3.4. Giao thơng vận tải Quảng Bình làm trịn nghĩa vụ quốc tế với nước
bạn Lào ......................................................................................................... 115
*Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 123
KẾT LUẬN .................................................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 129
PHỤ

LỤC


0

TỪ VIẾT TẮT

GTVT

Giao thông vận tải

GTCC


Giao thông công chánh

TNXP

Thanh niên xung phong

NXB

Nhà xuất bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

QĐND

Quân đội nhân dân

LT

Lưu trử

UBHC

Uỷ ban kháng chiến

UBKC

Uỷ ban hành chính


UBKCHC

Uỷ ban kháng chiến hành chính


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong xã hội, lĩnh vực nào cũng quan trọng, cũng cần thiết đối với
cuộc sống của con người, nhưng ít lĩnh vực được ví như “mạch máu” của một
quốc gia. Số ít của sự quan trọng bậc nhất là lĩnh vực giao thông vận tải. Giao
thơng vận tải chính là thước đo đánh giá trình độ phát triển của xã hội, đồng
thời, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh quốc
phòng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giao thông vận tải được gọi là
“tiền phương”, là nhân tố quyết định thắng lợi, thống nhất đất nước. Có thể
nói rằng, giao thơng vận tải là một mặt trận nóng bỏng nhất, ác liệt nhất. Đây
là chiến trường giữa ta và đế quốc Mỹ không những đối phó với nhau bằng
bom đạn, cịn là cuộc đấu trí gay go giữa kẻ đi xâm lược và người chống xâm
lược. Vì vậy, những lực lượng giữ cho giao thơng vận tải ln thơng suốt, an
tồn, nhanh chóng được gọi là “chiến sỹ mặt đường” hay “phi công mặt
đường”. Mặt trận giao thơng vận tải góp phần làm nên những nối tiếp thành
công, đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta sang những bước
ngoặt quan trọng. Chính vì tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong
cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã nói rằng:“ Giao thơng là mạch máu của
mọi việc. Giao thơng tắc thì việc gì cũng tắc. Giao thơng tốt thì việc gì cũng
dễ dàng”.
Điều đó có nghĩa “đơi khi thắng lợi chỉ nằm ở một con đường”. Cho
nên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tinh thần chiến đấu của những chiến

sỹ giao thông vận tải luôn sáng đẹp với tư tưởng: “Máu của mình có thể đổ
nhưng mạch máu giao thơng phải thơng suốt”. Bởi thế, những tuyến đường
giao thông đã trở thành tiền phương trực tiếp đưa người, của cải, vũ khí,… ra
chiến trường. Chính sự chi viện này đại sứ Bunker đã nói rằng: “Nếu Mỹ cắt
được đường mịn, tơi nghĩ rằng Việt Cộng sẽ chết khô, sở dĩ Cộng sản đã cầm


2

cự lâu dài với chúng ta, chính là vì họ đã hồn thành một cách có hiệu quả
hành lang xâm nhập con đường này”.
1.2. Hiệp định Giơneve được thi hành, vĩ tuyến 17 trở thành một lát cắt,
chia hai miền đất nước với hai nền chính trị khác nhau. Chính vì vậy, tỉnh
Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là cầu nối trực tiếp của miền
Nam khói lửa, của miền Bắc hậu phương và của nước Lào anh em. Điều này
đồng nghĩa, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Quảng Bình phải
đảm nhận hai vai trị to lớn, vừa là chiến trường, vừa là hậu phương trực tiếp
của chiến trường. Bởi thế, trong chiến tranh đế quốc Mỹ gọi nơi này là “cán
soong” hay “cuống họng” của tuyến vận tải chiến lược. Đối với cuộc kháng
chiến chống Mỹ của dân tộc, Quảng Bình được coi là cửa ngõ, là nơi tập kết
lực lượng, vật chất, vũ khí và nơi xuất phát tấn công của bộ đội Trường Sơn
để hồn thành lý tưởng “tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Bởi thế, đế quốc Mỹ
tìm mọi cách trút hàng ngàn tấn bom đạn trên những tuyến đường vận tải
chiến lược vào Nam, đặc biệt trên những tuyến đường ngang nối trực tiếp với
đường Trường Sơn, ở phía Tây Quảng Bình. Mục đích thâm độc của đế quốc
Mỹ nhằm chặt đứt “cuống họng” đối với chiến trường Miền Nam, nơi Lầu
Năm Góc cho rằng: “ngăn chặn được sự chi viện của miền Bắc, ngăn chặn
được đường Trường Sơn, chiến tranh sẽ kết thúc, thắng lợi thuộc về Mỹ”. Tuy
nhiên, với tinh thần:“Hết nhà ta lại phá tường. Không để xe tắc và đường ta
hư”, quân và dân Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng và các ban ngành

đã bảo vệ, sửa chữa, xây dựng thêm những con đường chiến lược nhằm “chia
lửa” với những con đường khác. Bởi vậy, giao thông đã thông suốt cho ngày
đêm xe qua, trên những tuyến đường chiến lược tỉnh Quảng Bình đảm nhận
trọng trách. Tinh thần kiên cường, dũng cảm đảm bảo “huyết mạch” cho
những đoàn xe băng băng ra chiến trường, mang trên mình những gì miền
Nam ruột thịt đang cần thiết.


3

Chính tinh thần“xe chưa qua nhà khơng tiếc”, “đường chưa xong khơng tiếc
máu xương”, qn và dân Quảng Bình góp phần làm nên “đường Hồ Chí
Minh huyền thoại” hay “Trường Sơn - có một thời như thế”. Những con
đường lịch sử minh chứng cho những trái tim, trí óc, tâm hồn và khát vọng
của qn và dân Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung.
1.3. Là một người con của quê hương lớn lên trên vùng đất lửa Quảng
Bình, tuy không trực tiếp chứng kiến những năm tháng hào hùng, nhưng qua
sách vở, báo chí, qua hồi kí của các bậc anh hùng chiến đấu, chúng tôi rất đổi
tự hào về ngành giao thơng vận tải Quảng Bình. Sự đóng góp lớn lao và sự hi
sinh xương máu, làm nên những tuyến đường vận tải chiến lược của quân
dân, cán bộ và công nhân ngành giao thông vận tải, trước hết là sự lãnh đạo
của Đảng, các ban, ngành giao thơng vận tải trên địa bàn tồn tỉnh. Những
người khơng tiếc máu xương, của cải, để có ngày đất nước có được khoảnh
khắc nở hoa độc lập, kết quả tự do. Vì những lý do đó, chúng tơi quyết định
chọn đề tài: “Vai trị của giao thơng vận tải Quảng Bình trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Với vị trí chiến lược của tỉnh, vấn đề giao thơng vận tải Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giữ một vai trò trọng yếu, đế quốc Mỹ
gọi là “thắt nút cổ chai”. Trong thời kỳ 1954 - 1975, ngành GTVT Quảng

Bình có đóng góp rất quan trọng vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mảng lịch sử này góp phần làm vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của tỉnh Quảng Bình, đồng thời góp phần to lớn làm nên tên tuổi
“đường Trường Sơn huyền thoại”. Nhưng vấn đề giao thơng vận tải Quảng
Bình từ 1954 - 1975 chưa có một cơng trình nào chun biệt và hệ thống,
đúng với vị trí lịch sử của nó. Điều này có nghĩa, nhiều tác phẩm đề cập đến
vấn đề giao thông vận tải Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,


4

nhưng viết gộp vào cùng với những mảng lịch sử tỉnh, tóm gọn và sơ lược,
góp phần làm nên những thắng lợi vẽ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ
đối với địa phương Quảng Bình. Những nét phác họa chủ yếu thiên về phần
thành tựu, góc khuyết cịn lại chưa được làm sáng rõ khách quan.
Trong tác phẩm “Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn quân khu IV
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, (2002), của Nxb Quân đội nhân
dân, nhiều bài viết đề cập đến những khía cạnh về tổ chức chỉ đạo đảm bảo
GTVT, trên địa bàn khu IV trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Phương pháp phát huy tốt nhân tố con người trên mặt trận đảm bảo GTVT,
trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Nhân dân Quảng Bình chiến đấu anh dũng
trên mặt trận GTVT bảo vệ những tuyến đường chiến lược, bảo vệ hàng hóa
an tồn. Nhưng vấn đề GTVT Quảng Bình được nghiên cứu như một đơn vị
vùng “cổ chai”, dọc các tỉnh Quân khu IV.
Tác phẩm “Lịch sử Quảng Bình kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954
- 1975” của Thường vụ tỉnh ủy - Đảng ủy, Bộ chỉ huy qn sự tỉnh Quảng
Bình xuất bản nói đến vấn đề mở đường “việc mở tuyến thống nhất, tuyến vận
chuyển ngắn nhất nối liền Bình - Trị - Thiên là một bước tiến quan trọng cho
công tác chuẩn bị vật lực để phục vụ các chiến dịch quân sự của ta về lâu dài
sau nay”. Đồng thời, nêu lên những con số qn và dân Quảng Bình làm được

trong cơng tác vận tải. Tuy nhiên, trong tác phẩm GTVT Quảng Bình chỉ
được viết gộp vào lịch sử tỉnh, không đề cập đến vấn đề giao thơng vận tải
nhiều, nhưng qua đó chúng ta thấy được quá khứ hào hùng, những chiến công
hiển hách quân và dân xứ Quảng làm được trong thời kỳ chống Mỹ, cứu
nước.
Với tác phẩm “Trường Sơn - có một thời như thế”, (2009), do Nxb Trẻ
xuất bản, của nhiều tác giả hầu hết là bộ đội Trường Sơn sống và chiến đấu
trên vùng đất Quảng Bình khói lửa, ghi lại thời kỳ của những ngày tháng hào


5

hùng. Đó là hình ảnh của các “chiến sỹ mặt đường” và “phi công mặt đường”,
đảm bảo các tuyến đường giao thông luôn thông suốt cũng như bảo vệ con
người và vật chất, trên tuyến đường vận tải chiến lược vào Nam. Đây là
những ký ức không thể nào quên được, tuy gian khổ, sự hi sinh xướng máu,
nhân tài vật lực rất lớn nhưng vượt lên sự gian khổ, vượt lên sự hi sinh mất
mát lớp lớp thanh niên đã tạo nên những kỳ tích, làm nên những chiến công vĩ
đại trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù.
Hay như tác phẩm “Trường Sơn con đường huyền thoại”, (2009), Nxb
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, nói lên lịng nhiệt huyết, ý chí của tồn
dân tộc, làm nên một thiên hùng ca của những thế hệ:“Xẽ dọc Trường Sơn đi
cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”của dân tộc Việt, trong đó giao
thơng vận tải Quảng Bình là cầu nối chiến lược giữa hậu phương miền Bắc và
tiền tuyến miền Nam. Qủa thật, Quảng Bình là “cửa ngõ” của đường Hồ Chí
Minh, là “đại bản doanh” của Đồn 559, nơi đây chính là nơi tập kết quân
đội, hàng hóa, vũ khí, thuốc men… vận tải vào Nam và chi viện cho chiến
trường Lào. Qua đó, chúng ta thấy được sự hiểm nguy, đức hi sinh của bộ đội,
của thanh niên xung phong, của người dân trên những tuyến đường chiến
lược. Đằng sau sự khốc liệt của bom đạn, chúng ta thấy được sự thiếu thốn về

cái ăn, cái mặc và sinh hoạt. Nhưng dù thế nào đi nữa chúng cũng thấy được
tinh thần bất khuất, dí dỏm của những người chiến sỹ làm việc trên tuyến
đường này.
Phải đến cuốn “Lịch sử giao thơng vận tải tỉnh Quảng Bình từ 1858 –
1999”, (1999), do Nxb giao thông vận tải ấn hành, bàn về vấn đề giao thông
vận tải Quảng Bình qua các thời kỳ khác nhau, từ buổi đầu sơ khai đến những
năm sau chiến tranh kết thúc. Bên cạnh đó, nêu lên những thành tựu, những
chiến cơng hiển hách ngành giao thơng vận tải Quảng Bình làm được, cũng
như vinh danh những anh hùng lao động trong ngành giao thông vận tải


6

Quảng Bình. Những thành tích to lớn của ngành giao thơng vận tải Quảng
Bình được lịch sử ghi nhận, xã hội tri ân.
Và bên cạnh đó, nhiều bài báo in, báo điện tử ca ngợi những con người
“gan vàng, dạ ngọc” trên tuyến đường vận tải chiến lược năm xưa. Tất cả những
tác phẩm trên dù ít nhiều đề cập đến vai trị, vị trí của ngành GTVT Quảng Bình
qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về giao thông vận tải Quảng Bình giai
đoạn lịch sử (1954 - 1975). Mổi tác phẩm đề cập đến một góc độ, một phương
diện khác nhau trong áng thiên hùng ca sâu rộng của ngành giao thơng vận tải
Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Mặc dù vậy, những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố nói trên là nguồn tư
liệu hết sức quan trọng, quý giá, giúp chúng tôi tiếp cận và giải quyết vấn đề đặt ra
được tốt hơn.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với tên gọi của đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là
vai trò của GTVT Quảng Bình trong thời kỳ 1954 - 1975. Đây chính là phần

trọng tâm chúng tơi sẽ lý giải, phân tích làm sáng tỏ vấn đề giao thơng vận tải
Quảng Bình với vai trò là “tiền phương” trực tiếp của chiến trường. Đồng thời,
làm rõ vấn đề giao thông vận tải Quảng Bình trong sản xuất và chiến đấu, vai
trị của hệ thống đường ngang chiến lược nằm trên vùng đất Quảng Bình. Đặc
biệt, chi viện cho chiến trường miền Nam và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối
với nước bạn Lào. Tuy nhiên, để làm sáng rõ vấn đề trên, chúng tôi sẽ phác
thảo vài nét sơ lược về giao thơng vận tải Quảng Bình trước năm 1954, để hiểu
rõ về giao thơng vận tải của Quảng Bình và vị trí của giao thơng vận tải trong
thời kỳ mới, cũng như nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải đối với cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.


7

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với vị trí giao thơng chiến lược của Quảng Bình trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, chúng tơi sẽ tìm hiểu vai trị xây dựng, sửa chữa, bảo vệ cầu đường;
công tác vận tải chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam trong
cuộc kháng chiến của quân dân, cán bộ - công nhân ngành giao thơng vận tải
Quảng Bình. Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế của ngành giao thơng vận
tải. Qua đó, đánh giá một cách khách quan hơn về vai trò giao thơng vận tải
Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: trong vòng khoảng 21 năm của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước 1954 - 1975.
- Khơng gian: tỉnh Quảng Bình theo bản đồ địa giới từ 1954 - 1975.
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm sáng rõ bức tranh hào hùng, trong hoạt động giao thông
vận tải của quân và dân, cán bộ công nhân ngành giao thông vận tải, nhằm giữ
vững huyết mạch giao thông, phục vụ đắc lực việc chi viện nhân lực vào

chiến trường miền Nam, cũng như làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao đẹp với
nước bạn Lào. Đồng thời, chúng tôi sẽ làm sáng rõ thêm vai trị của những
tuyến đường ngang chiến lược, có tác dụng như thế nào đối với công tác vận
tải. Điều này có ý nghĩa vơ cùng to lớn, nếu khơng có sự “chia lửa” của nó,
khơng biết bộ đội, phương tiện chiến tranh sẽ vào Nam như thế nào dưới mưa
bom, bão đạn của kẻ thù.
Thơng qua q trình nghiên cứu, luận văn làm sáng tỏ tầm quan trọng
về vai trị lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình, trực tiếp lãnh đạo quân dân đảm
bảo mạch máu giao thông, thơng suốt trên địa bàn tồn tỉnh. Mặt khác, khẳng
định vai trị của hậu phương đối với tiền tuyến, góp phần to lớn làm nên thắng
lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Hơn nữa, góp phần xây dựng lịch


8

sử địa phương tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 1954 - 1975, nhằm giáo dục
cho những người con Quảng Bình tự hào về truyền thống yêu nước kiên
cường của một thời hoa lửa. Mảng lịch sử địa phương có tác dụng to lớn trong
việc động viên tinh thần yêu nước, tình yêu quê hương và tự hào về dân tộc
của biết bao thế hệ.
Bên cạnh đó, trong q trình nghiên cứu, những bài học kinh
nghiệm sẽ có giá trị to lớn nhằm phát huy tích cực, khắc phục hạn chế
trong cơng cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Bình đối với cơng
cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, đối với ngành
GTVT Quảng Bình trong việc bảo vệ, làm đường như thế nào để phát huy
tốt truyền thống của ngành trong thời đại mới. Hơn nữa, qua đó để phát
huy tốt truyền thống tri ân đối với những lực lượng có những đóng góp
lớn lao đối với ngành giao thông vận tải.
5. Nguồn đề tài, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu

Để thực hiện luận văn, chúng tôi tiếp cận và tham khảo nguồn tài liệu ở
Thư viện tỉnh Quảng Bình, Sở Giao thơng vận tải Quảng Bình, Cục lưu trử của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Trung tâm lưu trử quốc gia III, Bảo tàng tổng
hợp tỉnh Quảng Bình, Thư viện Quốc gia Hà Nội, các sách báo, tạp chí, tài liệu
trên mạng của nhiều tác giả liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trong đó, những tài liệu gốc như các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, công
văn của Tỉnh Ủy, UBHC tỉnh Quảng Bình, Sở Giao thơng vận tải tỉnh Quảng
Bình thời kỳ 1954 - 1975.
Ngồi ra, cịn có những cơng trình nghiên cứu về lịch sử của Trung
ương và địa phương về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tài liệu qua
phim ảnh, bản đồ. Đồng thời, chúng tôi đã xem những hồi ký của những anh
hùng chiến đấu trên tuyến lửa Quảng Bình.


9

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi sao chép các tư liệu, hình
ảnh có liên quan đến đề tài. Cộng hưởng theo đó là phương pháp thực tế.
Trong quá trình xử lý tài liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng
hợp, thống kê, phân loại tài liệu theo thời gian, so sánh, thẩm định đối chiếu
giữa các nguồn tài liệu, để đánh giá khoa học và chân thực nhất.
Đồng thời, là những người học và nghiên cứu lịch sử, chúng tôi
luôn tuân thủ và quán triệt quan điểm Macxít, ở hai phương pháp nghiên
cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp logich. Điều này đảm bảo
tính khách quan các sự kiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung
của luận văn được trình bày qua 3chương:
Chƣơng 1. Khái quát về quá trình phát triển của giao thơng vận tải

Quảng Bình trƣớc năm 1954
Chƣơng 2. Giao thơng vận tải Quảng Bình trong xây dựng và bảo vệ
hậu phƣơng 1954 - 1975
Chƣơng 3. Giao thông vận tải Quảng Bình trong việc chi viện cho
chiến trƣờng miền Nam và giúp đỡ nƣớc bạn Lào


10

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIAO THƠNG
VẬN TẢI QUẢNG BÌNH TRƢỚC NĂM 1954
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cƣ
1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Bình
Quảng bình là một tỉnh duyên hải thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Việt
Nam. Trên dải đất cong cong hình chử S, Quảng Bình nằm trên vùng eo thắt,
với chiều rộng hẹp nhất có nơi chỉ có 50 km, tính từ biển Đơng vào sát biên
giới Lào. Điều đó cho thấy Quảng Bình được kéo dài theo chiều Bắc – Nam,
thu hẹp theo chiều Đơng – Tây.
Về phía Bắc, tỉnh Quảng Bình tiếp giáp với huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh,
ngăn cách nhau bằng dãy núi Hồnh Sơn; phía Nam tiếp giáp với huyện Vĩnh
Linh – Quảng Trị; phía Đơng tiếp giáp với biển Đơng; phía Tây tiếp giáp với
tỉnh Khâm Muộn – Lào, bởi dãy Trường Sơn làm biên giới tự nhiên dài
201,87 km.
Tỉnh Quảng Bình nằm trên tọa độ địa lý từ 106059’02” đến 18005’12”
vĩ độ Bắc, từ 105036’55” đến 106059’37” kinh độ Đơng. Trong đó, tọa độ địa
lý phần đất liền:
Điểm cực Bắc: 18005’12” vĩ độ Bắc
Điểm cực Nam: 17005’02” vĩ độ Bắc

Điểm cực Đông: 106059’37” kinh độ Đông
Điểm cực Tây: 105036’55” kinh độ Đông
Với vị trí địa lý đó, tỉnh Quảng Bình có điều kiện giao lưu với các vùng
miền trong cả nước. Trên địa phận tỉnh Quảng Bình có đường xe lửa Bắc Nam và đường quốc lộ 1A, rất thuận tiện cho việc đi lại cũng như lưu thông


11

hàng hóa. Tính từ thành phố Đồng Hới ra Hà Nội cách khoảng 500 km, cũng
xuất phát từ Đồng Hới vào Đông Hà - Quảng Trị cách khoảng 90 km. Quảng
Bình cịn có đường ơ tơ sang tỉnh Khâm Muộn - Lào, sân bay nội địa Đồng
Hới, thực hiện các chuyến bay từ Đồng Hới - thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Hới - Hà Nội, và ngược lại.
Bên cạnh đó, các ngã đường ô tô nội tỉnh tỏa đi khắp các huyện, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông trong tồn tỉnh. Với lợi thế biển Đơng,
nằm về phía Đơng, tỉnh Quảng Bình phát huy lợi thế xây dựng các cảng biển,
ví dụ: cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, cảng Hịn La,… thuận lợi tàu thuyền trong
và ngồi nước cập bến.
Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện xây dựng các tuyến
đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng khơng. Điều này có ý nghĩa
quyết định đối với việc giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa nội tỉnh với bên
ngồi. Hơn thế nữa, cịn có ý nghĩa và vai trò to lớn trong việc bảo vệ, xây
dựng an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh nói riêng và quốc gia nói chung.
Chính vị trí địa lý tỉnh Quảng Bình trong tiến trình lịch sử, nơi đây để lại
nhiều dấu ấn oai hùng của lịch sử dựng nước và giữ nước.
1.1.2. Vị thế chiến lược
Cùng với tiến trình dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt Nam,
mảnh đất Quảng Bình dung hịa được ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hịa,
góp vai trị quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc. Điều đó sớm xuất hiện ở
thời kỳ Sơ sử và Tiền sử đã có người Việt cổ chủ nhân của nền văn hóa Hịa

Bình và văn hóa Đá mới - văn hóa Bàu Tró.
Trải qua nhiều biến động và thăng trầm, từ thời vua Hùng dựng nước,
vùng đất từ Hoành Sơn trở vào có tên Việt Thường. Sang đời Tần, vùng đất
Quảng Bình có tên Tượng Quận. Đến đời Triệu Đà, Tượng Quận hay Việt
Thường đều hòa chung vào quận Cửu Chân. Thời Hán, vùng đất từ phía Nam


12

Hoành Sơn thuộc về Nhật Nam. Vào những năm 40, nhân cuộc khởi nghĩa
của Hai Bà Trưng, nhân dân quận Nhật Nam đứng lên đấu tranh mạnh mẽ,
góp phần đưa cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi.
Trong lịch sử, vùng đất Quảng Bình trải qua nhiều sự kiện quan
trọng. Từ thế kỷ IX Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt đi chinh phạt giặc
Chiêm Thành, từ đó vùng đất Quảng Bình trở thành một châu của nước Đại
Việt.
Năm 1285, đạo quân Toa Đô của quân Nguyên - Mông đến xâm lược
nước Đại Việt, nhân dân từ Cửa Việt ra đến đèo Ngang làm vườn không nhà
trống, tự vũ trang cùng với quân triều đình đứng lên chống giặc ngoại xâm,
đội qn Toa Đơ chịu nhiều tổn thất nặng nề.
Hịa chung vào khí thế chống giặc Minh xâm lược, hai vạn thanh niên
Quảng Bình, Quảng Trị gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cùng với Lê Lợi
đánh giặc cứu nước.
Hưởng ứng cuộc hành quân thần tốc ra Bắc của người anh hùng áo vải
Nguyễn Huệ, nhân dân Quảng Bình nhiệt tình tham gia, góp phần đại phá
quân Thanh, thống nhất đất nước.
Thực dân Pháp gõ cửa xâm lược Việt Nam, Tôn Thất Thuyết chọn xã
Hóa Thanh, huyện Minh Hóa, vùng đất Quảng Bình, làm căn cứ địa khởi
nghĩa chống thực dân Pháp. Tại vùng đất Quảng Bình, vua Hàm Nghi, Tơn
Thất Thuyết và các tướng sĩ dấy lên phong trào Cần Vương, gây cho thực dân

Pháp nhiều phen khốn đốn. Khi phong trào Cần Vương thất bại, ngày
19/7/1885 thực dân Pháp chiếm thành Đồng Hới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quân và nhân dân Quảng Bình ngày càng giác ngộ, ngày 23/8/1945 nhân dân
Quảng Bình đồn kết đứng lên giành chính quyền thắng lợi.
Với sự trở lại xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, nhân dân Quảng
Bình cùng với cả nước trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm


13

lược, với muôn vàn thử thách và hi sinh. Đi qua những năm tháng bi hùng,
ngày 18/8/1954 tên lính Pháp cuối cùng rời khỏi Đồng Hới, Quảng Bình được
độc lập. Hịa trong niềm vui đó, ngày 16/6/1957 tỉnh Quảng Bình vinh dự
được đón Bác Hồ vào thăm.
Năm 1964, Mỹ dựng lên sự kiện “vịnh Bắc Bộ”, từ đó quân và dân
Quảng Bình bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chống chiến
tranh phá hoại của địch, giữ vững mạch máu GTVT, ra sức chi viện cho chiến
trường. Quân dân Quảng Bình với tinh thần “chiến đấu giỏi, sản xuất cùng
giỏi”, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần to lớn làm nên sự
kiện 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, đất nước
sạch bóng qn thù, non sơng thu về một mối.
Có thể nói, với vị trí xung yếu, Quảng Bình đi qua nhưng năm tháng
hào hùng. Điều đó góp phần rèn luyện đức tính và phẩm chất tốt đẹp của
người dân Quảng Bình. Chính điều này trở thành động lực vơ cùng lớn lao
góp phần to lớn vào sự thắng lợi trên mặt trận giao thơng vận tải.
1.1.3. Địa hình
Địa hình Quảng Bình hẹp, dốc và rất phức tạp. Diện tích tự nhiên của
Quảng Bình là 8.065,27 km2, trong đó 85% diện tích tự nhiên là đồi núi đá
vơi. Đặc điểm địa hình Quảng Bình dốc từ phía Tây sang phía Đơng.
Về mặt cấu trúc, có thể chia địa hình Quảng Bình thành 4 khu vực:

- Địa hình đồi núi cao và trung du chiếm 85% diện tích lãnh thổ, chủ
yếu từ độ cao 200 - 2000 m, thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc vào Nam. Nét
nổi bật của khu vực đồi núi là sự phân bố rộng rãi của địa hình cácxtơ, với
khối đá vơi Kẻ Bàng, có hệ thống sông ngầm rất phát triển, tạo nên những
hang động kỳ vĩ ở động Phong Nha.


14

- Dãi cát nội đồng, ven biển có dạng lưỡi liềm hay dẽ quạt với độ cao từ
2 - 3 m. Nơi đây thường diễn ra tình trạng cát bay, gây khó khăn trong đời
sống và sản xuất của người dân.
- Dải đồng bằng ở Quảng Bình chỉ chiếm 9,03% diện tích tự nhiên của
tỉnh, tập trung chủ yếu quanh các con sơng, mọi người vẫn thường hay nói
“nhất Đồng Nai, nhì hai huyện”, là Quảng Ninh và Lệ Thủy.
- Vùng ven biển, chiếm 3,30% diện tích tự nhiên, chủ yếu là bờ biển
bồi tụ và mài mòn xen kẻ với nhau.
Qua đó, chúng ta thấy rằng địa hình Quảng Bình tương đối phức tạp và
cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, lợi thế của địa hình là tạo nên nhiều cảnh quan
đẹp, để phát triển ngành cơng nghiệp khơng khói, đồng thời phát triển kinh tế
với việc xây dựng nhiều cảng biển nước sâu. Khi kinh tế phát triển, kéo theo
sự phát triển về mọi mặt, trong đó phải kể đến giao thông vận tải. Giữa kinh tế
và giao thông vận tải có mối quan hệ biện chứng, thúc đẩy nhau cùng phát
triển. Giao thông thuận tiện giúp việc đi lại dễ dàng và nhanh chóng, hàng hóa
dễ lưu thơng, mở rộng khả năng giao lưu giữa các vùng miền nội tỉnh, liên
tỉnh và xuyên quốc gia.
1.1.4. Chế độ thủy văn
Mạng lưới sơng ngịi ở Quảng Bình nhìn chung khá dày đặc, với mật
độ trung bình là 0,8 - 1,1 km/km2. Sơng ngịi ở Quảng Bình chủ yếu bắt
nguồn từ dảy núi Trường Sơn, đổ ra biển Đơng. Trong tồn tỉnh có 5 con

sơng lớn: sơng Gianh, sơng Nhật Lệ, sơng Lý Hịa, sơng Rịn, sơng Dinh.
Đặc điểm sơng ngịi Quảng Bình ngắn và dốc, hướng chảy từ Tây sang
Đơng, lượng dòng chảy trong năm thay đổi thường xuyên, phụ thuộc vào
hai mùa, mùa khơ và mùa mưa. Sơng ngịi ở Quảng Bình có khả năng tập
trung nước nhanh, nhưng khả năng thốt nước tốt, nên ít khi xẩy ra tình
trạng lũ lụt kéo dài.


15

Hệ thống sơng ngịi Quảng Bình khơng những có vai trò to lớn trong
việc cung cấp nước tưới tiêu, cung cấp hải sản, còn tạo điều kiện thuận lợi
cho ngành giao thông đường thủy phát triển mạnh. Lợi thế này đã nâng cao
đời sống cho nhân dân, hỗ trợ phát triển kinh tế và an ninh cho tỉnh Quảng
Bình.
1.1.5. Dân cư
Cư dân sống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình khá phong phú, nhưng
chiếm đại đa số là người Kinh, ngoài ra cịn có những tộc người như: Khùa,
Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arèm… Theo thống kê năm 1945, tỉnh
Quảng Bình có 25 vạn; năm 1999 có 80 vạn; năm 2007 có 854.918 người.
Trong đó, người Kinh chiếm 98,60%, và khoảng 1,40% là những tộc người
còn lại. Các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao thuộc huyện
Tuyên - Minh Hóa, miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Sự phân bố
dân cư ở Quảng Bình khơng đồng đều, có tới 86,83% sống ở nơng thơn,
14,4% sinh sống ở thành thị.
Với dân số đó, Quảng Bình có lực lượng lao động hùng hậu, có khoảng
421.328 người trong độ tuổi lao động, chiếm 49,28% dân số. Đây chính là lực
lượng tham gia vào q trình lao động, sản xuất, phát triển kinh tế. Cũng với
lực lượng này, trở thành nhân lực tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển
giao thơng trên địa bàn tồn tỉnh.

1.2. Giao thơng vận tải Quảng Bình trƣớc thời thuộc Pháp
Quảng Bình - một địa danh ra đời gắn với tiến trình của lịch sử dân tộc.
Xưa kia, Quảng Bình là vùng đất thuộc Tương Quận vào đời Tần, là Nhật
Nam vào đời Hán… sau đó là Địa Lý, Bố Chánh và Ma Linh của Chiêm
Thành. Theo “Đại Nam nhất thống chí” vùng đất Quảng Bình nói riêng và
vùng đất từ Đèo Ngang trở vào có tên trên bản đồ nước ta vào năm Thiên
huống bảo tượng thứ hai (1069). Đời Lý Thánh Tông, vua đi đánh Chiêm


16

Thành bắt chúa Chiêm Thành Chế Củ đem về, Chế Củ xin dâng ba châu Địa
Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội, vua y cho và tha Chế Củ về nước. Từ
đó, trải qua bao nhiêu sự đổi thay biến cố, đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ
đất Thuận Hóa, đổi Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, làm địa danh cho vùng
đất chật hẹp và khó khăn này. Giao thơng đường bộ cũng như các loại hình
giao thơng khác ra đời song song cùng với sự sinh sống của con người ở đây.
Như người ta vẫn nói, trên mảnh đất xưa kia khơng tự dưng có đường đi lại,
con người ta mở đường ra mà đi, đi lâu cũng hình thành nên những con đường
dọc ngang nối liền từ vùng này đến vùng khác, nối liền miền ngược với miền
xuôi, từ gần tới xa…
1.2.1. Giao thông vận tải đường bộ
Dưới thời phong kiến, giao thông đường bộ ở Quảng Bình hết sức thơ
sơ và lạc hậu. Hầu hết, những con đường chủ yếu phục vụ đi bộ, ngựa kéo, vì
diện tích đường q hẹp, ngoằn nghèo, mặt đường khơng bằng phẳng. Có thể
nói rằng, giao thơng đường bộ phần nào phản ánh trình độ phát triển của xã
hội phong kiến đương thời, cũng như sự trì trệ của xã hội, qua hàng trăm năm
khơng thốt khỏi sự ì ạch, bế tắc.
Tuy nhiên, đứng trên một phương diện nào đó, chúng ta khơng thể phủ
nhận các triều đại phong kiến đã quan tâm đến vấn đề giao thông đường bộ.

Minh chứng cho điều này, sử sách có đề cập, con đường bộ đầu tiên của nước
Đại Việt được mở vào năm 992, lúc vua Lê Đại Hành sai Ngô Tử An đem ba
vạn người mở đường bộ từ cửa Nam Giới (Hà Tĩnh) vào châu Địa Lý (Nam
Quảng Bình). Đây được coi là bước ngoặt, đánh dấu sự khởi đầu của lịch sử
giao thơng vận tải Quảng Bình nói riêng và giao thơng vận tải Việt Nam nói
chung. Sự mở đầu này đã khai sinh ra hành trình mở nước và di cư vào Nam
trong lịch sử dân tộc Việt Nam.


17

Trải qua nhiều thế kỷ, trên vùng đất cằn sỏi đá, những con đường bộ
cũng được xây dựng lên, đó là “con đường Thiên Lý” được Hồ Hán Thương
cho sửa vào năm 1402 kéo dài từ Tây Đơ (Thanh Hóa) vào tận Hóa Châu.
Theo nhà sử học Lê Qúy Đơn, đường bộ vào Bố Chánh (Quảng Bình) có hai
con đường: hoặc đi theo con đường thượng du huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) qua
xã Kỳ Lạc đến Bưởi Roi (Quảng Bình), từ đó vượt qua sơng Gianh vào trong;
hoặc đi theo con đường bộ dọc theo bờ biển, đi qua đỉnh Đèo Ngang vào địa
phận Rịn (Quảng Bình). Tuy nhiên, hai con đường chỉ nhỏ hẹp và cũng chỉ
phù hợp với người và ngựa đi bộ. Song song với con đường Thiên lý vào
Nam, thời kỳ này có một con đường núi “vượt dãy Hoành Sơn từ xã Kỳ
Thượng (Kỳ Anh- Hà Tĩnh) đi theo hướng Tây Nam vào vực con chó đến Tiền
Lương, vượt qua bến đị chợ Sải (xã Quảng Trung) men theo núi Thọ Linh
vào Thùng Thùng, khe Ngang về Gia Hưng, Cự Nẩm. Và chính ở địa điểm Cự
Nẩm chia ra hai ngã rẽ, một hướng vào Sơn Bàng, Phú Qúy, Lệ Kỳ qua đò
Long Đại vào Vĩnh Linh; một hướng đi ra phía Hồn Lão rồi tiếp tục đi theo
con đường Thiên Lý” [62,tr.38].
Như vậy, dưới chế độ phong kiến việc làm những tuyến đường bộ được
triều đình hết sức chú trọng. Vì nó là yếu tố quyết định trong việc đi lại, sản
xuất kinh tế và chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Hay nói cách khác, đây là

yếu tố sống còn đối với sự tồn vinh của một dân tộc, trước yếu cầu nội tại và
bang giao trong thời kỳ này. Tuy nhiên, về quy mơ và tốc độ cũng như trình
độ kỷ thuật thi cơng vẫn cịn lạc hậu, hầu như những tuyến đường chính cũng
như những tuyến đường ngang trong tỉnh rất thô sơ, nhỏ hẹp. Bởi vậy, giao
thông đường bộ lúc này chủ yếu phục vụ đi bộ, đi lại bằng ngựa và vận tải
bằng những công cụ thô sơ. Cho nên, hiệu quả đưa lại rất hạn chế, vì đường
xấu, chủ yếu là rừng núi, bởi vậy gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Tuy


18

thế, đây được coi là giai đoạn mở đầu, là thời kỳ khai sinh của ngành giao
thông vận tải Quảng Bình.
1.2.2. Giao thơng vận tải đường thủy
Tỉnh Quảng Bình có mật độ sơng ngịi dày đặc, điển hình năm con sông
lớn như: sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Dinh, sông Lý Hịa, sơng Rịn. Mặt
khác, với đường bờ biển dài hơn 110km tạo điều kiện cho giao thông đường
thủy Quảng Bình phát triển mạnh. Hay nói cách khác, giao thơng đường thủy
chính là thế mạnh của vùng đất này. Để phát huy thế mạnh, các triều đại
phong kiến cho đóng thuyền để bn bán, chun chở hàng hóa và đi lại của
người dân.
Từ xưa, ở phía Bắc Quảng Bình thuyền từ Khâu (Kỳ Anh) vào Bắc
Gianh đi theo kênh đào nhà Lê; từ phía nam Gianh, con sơng Nhật Lệ, Kiến
Giang, sông Long Đại tỏ ra khá hiệu quả trong việc vận chuyển người và
hàng hóa ra vào. Đứng trên góc độ nào đó, chúng ta thấy rằng vào thời kỳ
phong kiến, giao thơng đường thủy ở Quảng Bình được Nhà nước chú trọng.
Ngay từ năm 1402, nhà Hồ cho đào kênh Sen nối sơng Ngị (Lệ Thủy) vào Sa
Luy (Vĩnh Linh). Tuy nhiên, với địa chất cát bùn nên đào đến đâu đều bị cát
lấp đến đó. Bởi thế, ý tưởng đào kênh Sen nối hai miền Nam - Bắc không
thực hiện được. Mặc dù về sau, các triều đại vua Lê, Nguyễn luôn quan tâm

đến vấn đề này, nhưng “lực bất tịng tâm” vì địa chất nơi đây dần làm mờ
nhạt ý tưởng và tâm huyết của các vị vua.
Theo xu thế chung của cả nước, vùng đất Quảng Bình đến thời kỳ nhà
Nguyễn, GTVT bằng đường thủy phát huy được thế mạnh của mình. Dưới
triều Nguyễn, Nhà nước cho thành lập “đoàn thuyền vận tải lương thực phía
Nam” và “đồn thuyền vận tải lương thực phía Bắc”, theo đó, đồn phía Bắc
ở Quảng Bình có 50 chiếc, mỗi chiếc có 15 người để vận chuyển gạo với
3000 kg/chiếc. Tuy vào cuối thế kỷ XIX, tình hình chính trị không ổn định,


19

nhưng ở Quảng Bình vẫn có 178 chiếc thuyền để vận tải ra Bắc, phải chăng
lúc này tính trên tồn miền Bắc chỉ riêng Quảng Bình mới có số lượng thuyền
lớn như vậy.
Có thể thấy, thời phong kiến Nhà nước vẫn phát huy được những thế
mạnh trong giao thông đường thủy, làm tốt vai trị và vị trí của mình đối với
nền kinh tế, chính trị và quân sự.
1.3. Giao thơng vận tải Quảng Bình thời thuộc Pháp
Trong thời kỳ xâm lược và cai trị Việt Nam của thực dân Pháp, chúng
ta phải thừa nhận rằng cái lớn nhất thực dân Pháp để lại cho dân tộc Việt Nam
là hệ thống đường sá. Khi sang Việt Nam, tồn quyền Pơn- Đume lên kế
hoạch: “xây dựng cho Đông Dương một thiết bị kinh tế to lớn, một hệ thống
đường sắt, đường bộ, sông đào, bến cảng, những thứ cần thiết cho việc khai
thác xứ Đông Dương”. Mặc dù, việc xây dựng GTVT của thực dân Pháp,
trước hết phục vụ mục đích khai thác thuộc địa và phục vụ chiến tranh.
Nhưng khách quan lịch sử, âu cũng là thành tựu của chế độ thực dân làm
được cho chính quốc.
1.3.1. Giao thơng vận tải đường bộ
Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, kế hoạch xây dựng

những tuyến đường giao thông vận tải được bắt đầu vào năm 1893, với cơng
trình “Đường quốc lộ 1A” kéo dài từ Bắc chí Nam, đi qua địa phận tỉnh
Quảng Bình kéo dài trên 119 km. Thực dân Pháp lấy con đường Thiên lý từ
thời nhà Hồ làm điểm tựa, khảo sát, lên bản đồ đoạn đường này. Tuy nhiên,
do nguyên nhân chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Pháp tham chiến
nên tuyến “đường thuộc địa số 1” nói chung và đoạn nằm trên địa phận tỉnh
Quảng Bình nói riêng bị trì hỗn lại, phải đến sau năm 1918 thực dân Pháp
mới nối lại cơng việc làm đường đang cịn dang giở từ trước. Ngoài tuyến
“đường thuộc địa số 1”, vào giai đoạn này thực dân Pháp rất chú trọng xây


×