Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Tìm hiểu dòng họ nguyễn và lê đình ở xã đông ninh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa từ thế kỷ xv đến đầu thế kỷ xxi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ HNG

tìm hiểu dòng họ nguyễn và lê đình
ở xà đông ninh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa
từ thế kỷ xv đến đầu thế kỷ xxI

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
MÃ sè: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGUYỄN QUANG HỒNG

NGHỆ AN - 2012


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể,
cá nhân mà tôi không thể không bày tỏ lời cảm ơn chân thành.
Trƣớc hết, tôi xin cảm ơn tới UBND huyện Đông Sơn; UBND xã Đơng
Ninh; đồng chí Lê Văn Bằng trƣởng ban văn hóa xã; bác Lê Đình Kính, bác
Lê Đình Hân, bác Nguyễn Văn Nạy, bác Nguyễn Văn Sỏi, bác Nguyễn Văn
Hân và các bác, các cụ trƣởng các dòng họ: Lê Kinh, Lê Viết, Lê Lệnh và
nhân dân địa phƣơng xã Đơng Ninh đã giúp tơi trong q trình thu thập tài
liệu, khảo sát thực tế tại địa phƣơng.
Tôi xin cảm ơn tới Phịng địa chí - Thƣ viện khoa học tổng hợp tỉnh


Thanh Hóa, Ban nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa, Ban quản lý di tích và danh
thắng Thanh Hóa, Thƣ viện khoa Sử trƣờng Đại học Vinh đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong q trình thu thập tài liệu nghiên cứu.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS.
Nguyễn Quang Hồng đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tâm và chân thành trong
suốt một năm qua, các thầy giáo trong khoa Lịch sử, khoa Sau đại học trƣờng Đại học Vinh đã giúp đỡ cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong đƣợc sự lƣợng thứ, góp ý của các thầy cô cùng bạn
bè và đồng nghiệp.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Phạm Thị Hồng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 3

3.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài ........ 5


4.

Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 6

5.

Đóng góp khoa học giá trị thực tiễn của đề tài ...................................... 8

6.

Bố cục của luận văn ............................................................................. 10

NỘI DUNG..................................................................................................... 11
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐỊNH CƢ CỦA MỘT SỐ DÕNG HỌ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG NINH - HUYỆN ĐÔNG SƠN ........ 11

1.1.

Vài nét về mảnh đất và con ngƣời Đông Ninh .................................... 11

1.1.1. Địa lý - lịch sử hình thành xã Đơng Ninh ............................................ 11
1.1.2. Truyền thống văn hóa - lịch sử của Đơng Ninh................................... 15
1.1.3. Một số dịng họ lớn ở Đơng Ninh - Đơng Sơn .................................... 21
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 30
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DÕNG HỌ NGUYỄN
VÀ LÊ ĐÌNH XÃ ĐƠNG NINH, HUYỆN ĐÔNG SƠN ............... 32

2.1.


Sự phát triển của các nhánh, chi họ ..................................................... 32

2.1.1. Dòng họ Nguyễn .................................................................................. 32
2.1.2. Dòng họ Lê Đình ................................................................................. 40
2.2.

Mở rộng địa bàn cƣ trú ........................................................................ 50

2.2.1. Dịng họ Nguyễn .................................................................................. 50
2.2.2. Dịng họ Lê Đình ................................................................................. 52
2.3.

Đền thờ, bia ký, mồ mả tổ tiên............................................................. 54

2.3.1. Họ Nguyễn ........................................................................................... 54
2.3.2. Họ Lê Đình........................................................................................... 70
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 82


Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐĨNG GĨP CỦA DỊNG HỌ NGUYỄN
VÀ LÊ ĐÌNH ĐỐI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ XV
ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XXI) ............................................................... 84

3.1.

Đóng góp về mặt chính trị - xã hội ...................................................... 84

3.1.1. Dịng họ Nguyễn .................................................................................. 84
3.1.2. Dịng họ Lê........................................................................................... 93
3.2.


Đóng góp về mặt kinh tế .................................................................... 101

3.2.1. Dòng họ Nguyễn ................................................................................ 101
3.1.2. Dòng họ Lê Đình ............................................................................... 106
3.3.

Đóng góp về mặt qn sự .................................................................. 108

3.3.1. Dịng họ Nguyễn ................................................................................ 108
3.3.2. Họ Lê Đình......................................................................................... 120
3.4.

Đóng góp về mặt văn hóa - giáo dục ................................................. 130

3.4.1. Dịng họ Nguyễn ................................................................................ 130
3.4.2. Dịng họ Lê Đình ............................................................................... 136
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 155
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 159


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đông Ninh - Đông Sơn - vùng đất địa linh nhân kiệt, từ lâu đã có
bề dày lịch sử và truyền thống yêu nƣớc. Đây cũng là địa bàn thu hút con
ngƣời đến định cƣ và liên kết thành làng xã từ rất sớm. Từ các làng xã này
phát tích ra nhiều dịng họ, có nhiều nhân tài đóng góp cho cơng cuộc xây

dựng và phát triển đất nƣớc. Vì vậy nghiên cứu về dịng họ ở Đơng Ninh nói
riêng và cả nƣớc nói chung là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa dịng họ có một vị trí quan trọng và hạt nhân của nền văn
hóa dân tộc nói chung. Con cháu thành kính thờ cúng tổ tiên, ơng bà cha
mẹ, họ hàng gắn bó ruột thịt, nội ngoại thân thiết. Kẻ dƣới kính trọng bề
trên, bề trên chan hịa với kẻ dƣới, chữ hiếu, chữ lễ, chữ kính, chữ hịa, bốn
chữ đó xun suốt văn hóa dịng họ và đã trở thành quốc giáo “hiếu, lễ,
hịa, kính”, bao trùm lên mọi cách biệt về chính trị, tín ngƣỡng, tơn giáo,
vƣợt qua mọi cách biệt về địa vị xã hội, thành phần giai cấp, lễ nghi và
phong tục từng miền.
Trong lịch sử dòng họ là một hiện tƣợng xã hội, mỗi dòng họ lớn nhỏ
đều có những đóng góp ở mức độ khác nhau đối với công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nƣớc. Những đóng góp đó là tài sản vơ giá trong nền văn hóa dân
tộc, từ các dịng họ là cái nôi sản sinh ra biết bao nhân tài và tuấn kiệt cho đất
nƣớc. Vì vậy nghiên cứu dịng họ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó có thể tìm hiểu kỹ về cuộc
đời và sự nghiệp của những nhân vật mà lịch sử nghiên cứu còn sơ sài, chƣa
đƣợc nhắc đến.
1.2. Hiện nay xu hƣớng “trở về cuội nguồn” bảo tồn bản sắc văn hóa
dân tộc, tìm về với truyền thống đã tác động và thức tỉnh mỗi con ngƣời cũng


2
nhƣ mỗi cộng đồng con ngƣời đang ngày càng mạnh mẽ và đi vào chiều sâu.
Trong các dòng họ và nông thôn ngƣời ta chắp nối gia phả, trùng tu từ đƣờng,
quy tập nghĩa trang…Từ đó khơi dậy truyền thống văn hóa dân tộc, là sức
mạnh truyền thống của ngƣời Việt, giúp cho ngƣời Việt vƣợt qua mọi thử
thách trong lịch sử, vững bƣớc vào tƣơng lai.
Nghiên cứu về dòng họ thể hiện đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn” truyền

thống dòng họ, thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên. Đồng thời góp phần “gạn đục
khơi trong” cũng cố khối đồn kết dân tộc. Đó là việc làm cần thiết, đặc biệt
quan trọng đối với công cuộc đổi mới hiện nay.
1.3. Những năm gần đây có nhiều cơng trình nghiên cứu về dòng họ.
Nhƣng thực tế chỉ nghiên cứu một dòng họ, tập trung vào một nhân vật tiêu
biểu, chứ chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về nhiều họ trong một khoảng
thời gian kéo dài. Với hƣớng nghiên cứu này chúng tôi hy vọng sẽ đƣa ra
hƣớng nghiên cứu về dịng họ nói chung thơng qua nguồn tƣ liệu gia phả.
1.4. Dịng họ Lê Đình (Lê Giám) thơn Hữu Bộc và dịng họ Nguyễn
(Ngun Chích) thơn Vạn Lộc là những dịng họ lớn và có lịch sử lâu đời ở xã
Đơng Ninh, Đơng Sơn, Thanh Hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc con
cháu dòng họ này đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp dựng nƣớc và
giữ nƣớc. Ngày 2/12/1992 mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích đƣợc Bộ văn
hóa cơng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày 14/1/1989 đền thờ Quận
Cơng Lê Giám đƣợc Bộ văn hóa cơng nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đó là
niềm vinh dự và tự hào của con cháu dòng họ Nguyễn, Lê Đình nói riêng,
huyện Đơng Sơn và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Với những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu
“Tìm hiểu dịng họ Nguyễn và họ Lê Đình ở xã Đơng Ninh, huyện
Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX” làm đề tài luận
văn của mình.


3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về dòng họ là một trong những đề tài hấp dẫn thu hút
nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Bởi dòng họ là
một trong những bộ phận cấu thành nên văn hóa truyền thống của dân tộc.
Vì vậy nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử văn hóa của dịng họ sẽ nhằm

bảo tồn và phát huy vốn truyền thống văn hóa đƣợc lƣu giữ trong các dịng
họ, tạo nên động lực góp phần vào việc xây dựng đất nƣớc Việt Nam trong
giai đoạn mới.
Từ trƣớc đến nay vẫn chƣa có một cơng trình chun sâu nghiên cứu
“Tìm hiểu dịng họ Nguyễn và dịng họ Lê Đình ở xã Đơng Ninh, huyện Đơng
Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI”. Nhƣng bên cạnh đó
đã có một số cuốn sách, bài viết, bài báo của một số tác giả, kỷ yếu hội thảo
viết về dòng họ, những nhân vật tiêu biểu trong dịng họ…Qua đây chúng tơi
xin đƣợc nêu lên một số cuốn sách và bài viết có liên quan đến đề tài mà
chúng tôi nghiên cứu nhƣ sau:
- Trong cuốn “Lịch triều hiến chương loại chí” phần nhân vật chí của
Phan Huy Chú, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1992 có đề
cập đến danh nhân Nguyễn Chích là ngƣời khai quốc cơng thần triều Lê.
- Trong cuốn “Kiến văn tiểu lục” (tập 2) của Lê Quý Đôn, NXB KH
Hà Nội ấn hành năm 1997. Lê Quý Đơn đã đánh giá Nguyễn Chích “bề tơi có
cơng khai quốc kể về bậc tài trí cần lao khơng phải là hiếm, nhƣng sở dĩ đã
bình định đƣợc là do mƣu trƣớc của Lê Chích…Chích là ngƣời Vạn Lộc,
huyện Đơng Sơn”.
- Trong cuốn “Danh nhân Thanh Hóa” (tập 1 và 2) của Ban nghiên cứu
và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2005), đã đề cập đến những nhân vật của hai
dịng họ Nguyễn và Lê Đình nhƣ Lê Trung Mẫn, Nguyễn Chích, Phạm Bành…


4
- Trong cuốn “Đại Việt thơng sử tồn tập” (tập 3) của Lê Quý Đôn do
NXB KHXH ấn hành năm 1978. Tác giả viết về công lao của Trung Mẫn,
“Nhà ngƣơi Đức độ ngun súy tổng quốc chính Bình An Vƣơng, năm
Quang Hƣng thứ 22 (1599) tháng 4, Vua tiến phong quan tiết chế từ tƣớc
Trƣởng quốc Công lên làm đơ ngun sối tổng quốc chính, thƣợng Phụ
Bình An Vƣơng”.

- Trong cuốn “Khởi nghĩa Lam Sơn” của Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn
do nhà xuất bản KHXH Hà Nội ấn hành năm 1977. Trong đó đề cập đến q
trình hoạt động của Nguyễn Chích và sự phát triển của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn (thế kỷ X - 2005)” của
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn xuất bản năm 2006, cuốn sách đề
cập đến truyền thống văn hóa - lịch sử của xã Đông Ninh, mảnh đất an cƣ và
phát triển của dịng họ Nguyễn và Lê Đình.
- Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Đông Ninh (1945 - 2005)” của Ban
chấp hành Đảng bộ xã Đông Ninh (2005), nêu khái qt q trình hình thành
làng xã Đơng Ninh, mãnh đất do tổ tiên của dịng họ Nguyễn và Lê Đình
trƣớc đây đến khai hoang, lập làng và trở thành những vị thành hoàng của
những làng trong xã.
Ngoài những bộ sử lớn, những tác phẩm đã xuất bản có ghi chép về
danh nhân của các dịng họ có liên quan đến đề tài mà chúng tơi nghiên cứu.
Cịn có một số bài viết, luận văn, luận án thạc sĩ và báo cáo tốt nghiệp mà
chúng tôi đã tiếp cận nhƣ:
- Hồ sơ khoa học về lý lịch di tích lịch sử - văn hóa đền thờ quận cơng
Lê Giám của Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa thuộc Sở Văn hóa thơng tin
Thanh Hóa lập năm 1989. Hồ sơ này đã nêu khái quát về đền thờ Lê Giám.
- Hồ sơ khoa học về lý lịch di tích Mộ - bia đá và đền thờ Nguyễn
Chích của Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa thuộc Sở Văn hóa thơng tin


5
Thanh Hóa lập năm 1992. Hồ sơ này đã nêu khái quát về cuộc đời và sự
nghiệp của Nguyễn Chích và tổng quan về nhà thờ Nguyễn Chích.
- Luận án Thạc sĩ “Lịch sử - văn hóa dịng họ Lê Bật ở Cổ Định xã Tân
Ninh - Triệu Sơn - Thanh Hóa từ thế kỷ XII đến năm 2007” của tác giả Đỗ
Thị Vân, trƣờng Đại học Vinh, năm 2008.
- Luận án Thạc sĩ “Lịch sử - văn hóa dịng họ Mai Đức ở đất Nga Sơn,

Thanh Hóa từ thế kỷ I (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI” của
tác giả Mai Văn Bang, trƣờng Đại học Vinh, năm 2011.
- Báo cáo thực tập cuối khóa “Tìm hiểu về nhà thờ quận công Lê Giám
Đông Ninh - Đơng Sơn - Thanh Hóa” của tác giả Phạm Thị Diễn, trƣờng Đại
học Hồng Đức, năm 2010. Đề cập tổng quan về nhà thờ quận công Lê Giám.
- Báo cáo thực tập cuối khóa “Tìm hiểu cuộc đời hoạt động Nguyễn
Chích” của tác giả Lê Đình Thƣởng, trƣờng Đại học Hồng Đức, năm 2010. có
đề cập đến cuộc đời hoạt động của Nguyễn Chích.
Tất cả những cuốn sách, hồ sơ khoa học và báo cáo trên ít nhiều đã đề
cập đến một số thành viên trong dòng họ Nguyễn và Lê Đình. Tuy nhiên
những bài viết đó cịn mang tính chất sơ lƣợc, riêng lẻ hoặc chỉ tập trung vào
một cá nhân nhƣ Nguyễn Chích, Lê Giám…chứ chƣa đi sâu nghiên cứu một
cách có hệ thống, tồn diện về Lịch sử - văn hóa và sự phát triển cũng nhƣ
những đóng góp của dịng họ Nguyễn và Lê Đình đối với dân tộc.
Từ thực tế đó đặt ra cho chúng tơi nhiệm vụ phải đi sâu nghiên cứu một
cách tồn diện, có hệ thống hơn về lịch sử văn hóa dịng họ Nguyễn và Lê
Đình góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa quê hƣơng, đất nƣớc.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của hai
dịng họ Nguyễn ở thơn Vạn Lộc và Lê Đình ở thơn Hữu Bộc - xã Đơng


6
Ninh- huyện Đơng Sơn - tỉnh Thanh Hóa. Luận văn tập trung trình bày những
đóng góp các dịng họ đối với lịch sử dân tộc qua các thời kỳ lịch sử và văn
hóa truyền thống của dịng họ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu về hai dịng họ Nguyễn và Lê Đình trong thời
gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX và không gian là trên địa bàn 2 thôn: Vạn

Lộc và Hữu Bộc, xã Đông Ninh, huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cụ thể sau:
- Khái quát lịch sử định cƣ của một số dòng họ trên địa bàn xã Đơng
Ninh, huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Luận văn đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát triển của dịng
họ Nguyễn thơn Vạn Lộc và dịng họ Lê Đình thơn Hữu Bộc trong lịch sử dân
tộc nhƣ mở rộng chi, nhánh họ; Mở rộng địa bàn cƣ trú; Xây dựng nhà thờ,
mồ mã tổ tiên.
- Nghiên cứu một số đóng góp của các dịng họ đối với lịch sử dân tộc.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi dựa vào nguồn tài liệu sau:
Tài liệu chữ viết
Chúng tơi cịn tham khảo các bộ chính sử nhƣ: Đại Việt sử ký toàn thư,
Đại Việt sử ký tục biên (1676 - 1679), Lịch triều hiến chương loại chí, Đại
Nam nhất thống trí…Gia phả của các họ Lê Lệnh, Lê Viết, Lê Kinh …
Gia phả công thần họ Nguyễn ở thơn Vạn Lộc; Tộc phả họ Lê Đình
(viết bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ) ở thôn Hữu Bộc, xã Đơng Ninh, huyện
Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hồ sơ khoa học về lý lịch di tích mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích.
Hồ sơ khoa học về lý lịch di tích đền thờ quận cơng Lê Giám. Các hồnh phi,


7
câu đối, văn bia, hiện vật còn lƣu giữ tại đền thờ Nguyễn Chích, nhà thờ họ
Nguyễn và đền thờ Quận Cơng Lê Giám, nhà thờ họ Lê Đình. Ngồi ra cịn có
các bài văn cúng tế…
Tài liệu nghiên cứu
Một số tài liệu mà chúng tôi tham khảo nghiên cứu nhƣ: Danh nhân xứ

Thanh (tập 1 và 2) của ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa; Lịch
sử Thanh Hóa tập (tập 2) của ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa.
Bia văn miếu Hà Nội của Nhà xuất bản thế giới; Gia phả khảo luận và thực
hành của Dã Lan, Nguyễn Đức Dụ, Lịch sử Việt Nam của Trƣơng Hữu
Quýnh, Việc họ của Tân Việt…
4.1.3. Tài liệu điền dã
Để bổ sung thêm nguồn tƣ liệu cho đề tài, chúng tơi tìm hiểu, khảo cứu,
đi điền dã tại mộ, bia đá và nhà thờ Nguyễn Chích, nhà thờ họ Nguyễn. Đền
thờ quận công Lê Giám, nhà thờ họ Lê Đình và một số dịng họ khác để quay
phim, chụp ảnh, nghiên cứu thực địa, thu thập tƣ liệu.
Đồng thời chúng tơi có vinh dự đƣợc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các
cụ trong dòng họ Nguyễn (Nguyễn Chích) nhƣ ơng Nguyễn Nạy, Nguyễn Sỏi,
Nguyễn Hân…và các cụ trong dịng họ Lê Đình nhƣ ơng Lê Đình Kính, Lê
Đình Thƣơng, Lê Đình Hân…và các con cháu trong họ.
4.1.4. Tài liệu khác
Ngoài những tài liệu trên, chúng tơi cịn sử dụng các loại tài liệu cơng
cụ để tra cứu nhƣ: Từ điển nhân vật lịch sử của hai tác giả Nguyễn Quang
Thắng - Nguyễn Bá Thế; Khảo sát văn hóa làng xứ Thanh của Lê Huy Trâm Hồng Anh Nhân; Hương ước Thanh Hóa của Vũ Quang Trung - Vũ Ngọc
Khánh; Bên cạnh đó, chúng tơi cịn khai thác một số tài liệu kỷ yếu có liên
quan nhƣ: Kỷ yếu hội thảo văn hóa làng xứ Thanh; Kỷ yếu hội thảo (1997),
văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Bộ, Báo văn hóa thơng tin Thanh Hóa.


8
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Sưu tầm tài liệu
Để có nguồn tƣ liệu cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành sƣu
tầm, tham khảo và tích lũy tài liệu ở thƣ viện Quốc gia Hà Nội, thƣ viện khoa
học tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa.
Sau đó sao chép gia phả bằng chữ Hán, hoành phi, câu đối, gia phả, sắc

phong, rập chép bia ký. Nghiên cứu thực địa tại đền thờ Quận Cơng Lê Giám,
Nguyễn Chích và một số đền thờ khác nhƣ: nhà thờ họ Lê Đình, nhà thờ họ
Nguyễn, chụp ảnh nhà thờ, đền thờ. Đồng thời tiến hành điều tra cơ bản, điền
dã dân tộc các dịng họ trong làng. Phỏng vấn các bơ lão địa phƣơng, nghiên
cứu thực địa tại các đền thờ chủ yếu ở xã Đơng Ninh.
4.2.2. Xử lý tài liệu
Trong q trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phƣơng
pháp lịch sử và phƣơng pháp lơgic để trình bày một cách có hệ thống về q
trình hình thành và phát triển của dòng họ theo thời gian diễn biến của lịch sử.
Ngồi ra chúng tơi sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu gia phả với chính
sử. Từ đó đánh giá, phân tích, tổng hợp, đối chiếu với các nguồn tƣ liệu khác
để xác minh tính chính xác của các nguồn tƣ liệu khác nhau đã đƣợc sƣu tầm
để xác minh tính chính xác của nguồn tƣ liệu.
Phƣơng pháp điền dã, điều tra xã hội học, dân tộc học tại địa điểm làm
đề tài và một số dòng họ, giúp chúng tơi có điều kiện quan sát, gặp gỡ, ghi
chép những lời kể của các cụ già cao tuổi. Từ đó nhằm phân tích, rút ra những
đánh giá tổng hợp, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa
dịng họ Nguyễn và Lê Đình với quê hƣơng, đất nƣớc.
5. Đóng góp khoa học giá trị thực tiễn của đề tài
5.1. Đóng góp khoa học
- Với luận văn “Tìm hiểu dịng họ Nguyễn và Lê Đình ở xã Đơng Ninh,
Đơng Sơn, Thanh Hóa từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI” sẽ cung cấp và giới


9
thiệu cho độc giả bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc, lịch sử phát triển của 2
dòng họ trên đất Đơng Ninh, Đơng Sơn và những đóng góp của những dòng
họ này trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Qua đó góp phần
giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng hƣớng về cuội nguồn, phát huy những truyền
thống q báu của gia đình và dịng họ.

- Làm sáng tỏ một số sự kiện lịch sử, nhân vật tiêu biểu của hai dịng
mà chính sử mới chỉ nhắc đến một cách sơ sài hoặc chƣa nhắc đến.
- Luận văn là tài liệu hữu ích để nghiên cứu lịch sử địa phƣơng, góp
phần làm phong phú thêm nguồn tƣ liệu và làm giàu thêm bộ sử địa phƣơng,
trở thành nguồn tƣ liệu quan trọng để nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc.
5.2. Giá trị thực tiễn
Hiện nay nhu cầu tìm về cuội nguồn để phát huy hơn nữa truyền thống
tốt đẹp của dân tộc ngày càng trở nên cần thiết. Nhiều địa phƣơng, nhiều dịng
họ đang tìm tịi, khôi phục lại nhà thờ, lăng mộ, gia phả…để khơi dậy truyền
thống dịng họ. Bên cạnh đó khơng ít ngƣời xấu lợi dụng, cầu vinh cho cá
nhân mình làm mất đồn kết gia tộc, làng xóm, hiện tƣợng “một ngƣời làm
quan cả họ đƣợc nhờ”. Vì vậy luận văn góp phần phát huy tích cực, xóa bỏ
tiêu cực hƣớng tới xây dựng khối đoàn kết dân tộc, để xây dựng gia đình văn
hóa, làng văn hóa, xã hội văn minh, hiện đại.
- Luận văn góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của dịng họ, qua đó
giúp sức cho công cuộc đổi mới hiện nay trƣớc sự thay đổi của thế giới.
- Luận văn góp phần gắn bó những con ngƣời trong dịng họ có thành
phần giai cấp vị trí khác nhau, có phân biệt xa gần, thân sơ nhƣng “máu lỗng
cịn hơn nƣớc lã”.
- Luận văn hồn thành góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa của dịng họ, văn hóa làng xã, đặc biệt là những di tích lịch sử
đƣợc nhà nƣớc xếp hạng. Qua đó giáo dục thế hệ trẻ nét đẹp truyền thống, tìm
về cuội nguồn là truyền thống của dòng họ, của dân tộc Việt Nam.


10
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Khái quát lịch sử định cư của một số dòng họ trên địa bàn

xã Đơng Ninh, Đơng Sơn, Thanh Hóa.
Chương 2: Q trình phát triển của dịng họ Nguyễn và dịng họ Lê
Đình.
Chương 3: Một số đóng góp của dịng họ Nguyễn và Lê Đình đối với
lịch sử dân tộc.


11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐỊNH CƢ CỦA MỘT SỐ DÕNG HỌ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG NINH , HUYỆN ĐÔNG SƠN
1.1. Vài nét về mảnh đất và con ngƣời Đơng Ninh
1.1.1. Địa lý - lịch sử hình thành xã Đơng Ninh
- Vị trí địa lý:
Đơng Ninh nằm ở phía Tây Nam huyện Đông Sơn, cách trung tâm
huyện 8km, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 12km. Năm 2012 dân số
Đơng Ninh gồm 1.684 hộ với 7017 nhân khẩu (UBND xã Đơng Ninh).
Phía Bắc giáp xã Đơng Khê, có đƣờng quốc lộ 47 chạy qua từ thành
phố Thanh Hóa lên các huyện Thọ Xn, Ngọc Lặc… Phía Nam giáp xã Tiến
Nơng và Khuyến Nơng huyện Triệu Sơn có con sơng Hồng Giang làm ranh
giới giữa Đơng Ninh và Khuyến Nơng. Phía Đơng giáp xã Đơng Minh và
Đơng Hịa. Phía Tây giáp xã Đơng Hồng, có chi nhánh của chi giang 10 làm
ranh giới giữa hai xã Đơng Ninh và Đơng Hồng.
Hiện nay Đông Ninh gồm các thôn: Thôn Hữu Bộc, thôn Trƣờng Xuân,
thôn Vạn Lộc, thôn Hạc Thành, thôn Thanh Huy, thơn Phù Bình và Phù Chẩn.
- Đất đai
Diện tích đất tự nhiên là 555,6 ha, đứng thứ 7 trong toàn huyện.
Trong đó đất nơng nghiệp 384 ha, đất ao hồ 9,38 ha, đất ở 61,26 ha, đất xâ y
dựng các cơng trình cơng cộng là 4,4 ha, bình qn diện tích đất tự nhiên

0,0781 ha/ngƣời, bình qn diện tích đất nơng nghiệp 0,054 ha/ngƣời. Đất
đai ở đây phì nhiêu bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa và các cây hoa màu phục
vụ cho nhu cầu của nhân dân trong huyện, trao đổi với nhân dân các huyện
lân cận.


12
- Sơng ngịi
Xã Đơng Ninh có con sơng Hồng chảy qua. Đây là con sơng dài
81km, diện tích lƣu vực 336km2 chảy qua các huyện Triệu Sơn, Nông Cống,
Đông Sơn và nhập vào sông Yên ở ngã ba Yên Sở, cách biển gần 30km.
Trong địa phận Đơng Sơn, sơng Hồng có chiều dài 9km, lƣu lƣợng dịng
chảy 11m3/s, diện tích lƣu vực 1.000 ha, chảy qua các xã Đơng Hồng, Đơng
Ninh, Đơng Hịa, Đơng Nam. Xã Đơng Ninh có con sơng Hồng chảy trên địa
bàn xã uốn lƣợn theo hình võng cáng, các khu dân cƣ nhƣ Vạn Lộc, Hạc
Thành, Thanh Huy, Phù Bình đều nằm trên dải đất bồi ven sông. Sông tự
nhiên chảy qua địa phận 5km. Trƣớc đây là đƣờng thủy dùng để làm đƣờng
giao thông, khi đƣờng bộ còn chƣa phát triển. Đồng thời còn đáp ứng nhu cầu
về nguồn nƣớc tƣới tiêu cho đồng ruộng và tiêu úng cho những vùng đồng
bằng thấp. Sơng Hồng cịn là nơi cung cấp nƣớc sinh hoạt: có tơm, cá, trai,
hến làm thức ăn cho dân địa phƣơng. Ngoài ra cịn có hệ thống sơng đào,
kênh mƣơng từ thời Pháp thuộc để hỗ trợ phát triển nơng nghiệp.
- Khí hậu
Đơng Ninh thuộc vùng tiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện hai mùa
rõ rệt: Mùa khơ thì khí hậu hanh khô rét từ tháng 10 năm nay sang tháng 2
(dƣơng lịch) năm sau, còn từ tháng 3 đến tháng 6 (dƣơng lịch) khí hậu nóng
bức lại thêm gió lào (gió tây nam) khơ nóng, nhiệt độ có khi lên tới 45ºC. Từ
tháng 6 đến tháng 10 lại là mùa mƣa, vào mùa mƣa to lƣợng nƣớc từ 1.4000
ly đến 1.800 ly, mùa mƣa thƣờng gây ra bão và ngập úng. Nhìn chung vùng
này có nền nhiệt độ cao, mùa đơng khơng lạnh lắm, mùa hè tƣơng đối nóng,

mùa mƣa ở mức độ trung bình, bị ảnh hƣởng gió Tây khơ nóng và hạn nhƣng
có thể khắc phục đƣợc bằng thủy lợi hóa, thiên tai nguy hiểm nhất là rét đậm
kéo dài, bảo và úng lụt.
Điều kiện địa hình, khí hậu và thủy văn tác động sâu sắc và lâu dài
hàng ngàn năm tạo ra những đƣờng mòn đối với quy luật tự nhiên, làm thành


13
những áp lực trực tiếp đối với con ngƣời. Nó tác động sâu sắc đến điều kiện
sống, thói quen lao động, đến tính cách và cả khí chất của con ngƣời. Nó cũng
tác động mạnh mẽ đến cảm hứng sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật của con
ngƣời và trên cái nền chung văn hóa, nghệ thuật của cả dân tộc, làm nên sắc
thái của từng vùng nói riêng và của cả Thanh Hóa nói chung.
Với những đặc điểm địa lí trên Đơng Ninh có điều kiện phát triển sản
xuất nơng nghiệp, chăn ni gia súc, gia cầm, hàng hóa và một số nghề tiểu
thủ công nghiệp nhƣ sản xuất gạch, ngói, mộc dân dụng…Trong các mối giao
tiếp, bên cạnh ngƣời nơng dân trong vùng dân xã Đơng Ninh cịn có quan hệ
lâu đời với cƣ dân các vùng lân cận, tạo nên mối quan hệ chung sống và buôn
bán hòa đồng, mật thiết. Ngày nay dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các tầng lớp
nhân dân trong huyện đang nổ lực phấn đấu, lao động sáng tạo, phát huy
những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, nhằm khai thác triệt để
những tiềm năng và thế mạnh sẵn có của vùng và những truyền thống cao quý
của quê hƣơng. Đồng thời khắc phục những khó khăn mà nơi đây đang phải
gánh chịu để xây dựng Đông Ninh thành xã ngày càng giàu mạnh, góp phần
vào sự phát triển chung của q hƣơng Đơng Sơn trong q trình đổi mới.
- Hình thành địa danh:
Qua nhiều nghiên cứu các tài liệu lịch sử và gia phả các dòng họ, từ
thời xa xƣa đã có con ngƣời đến vùng đất Đơng Ninh ngày nay khai hoang,
sinh cơ lập nghệp, xây dựng thôn làng. Đầu tiên khai phá lập ấp là ông tổ họ
Lê Nhâm Bốn rồi đến họ Vũ, họ Lƣu, họ Nguyễn, họ Ngô... Thời Đinh - Lê

xã Đông Ninh thuộc huyện Cửu Chân. Thời Trần thuộc huyện Đông Sơn, phủ
Thiệu Thiên. Thời Gia Long thuộc huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa. Đầu thế
kỷ XX thuộc phủ Thạch Khê, huyện Đông Sơn. Năm 1928 Đông Ninh thuộc
Tổng Thạch Khê, phủ Đông Khê. Sau cách mạng Tháng Tám đến tháng 10
năm 1945, chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hịa quyết định đổi tên


14
phủ Đông Sơn thành huyện Đông Sơn và giải thể cấp tổng, thành lập cấp xã.
Lúc đó Đơng Ninh ngày nay gồm các xã Điện Bàn và Duy Tân. Trong đó:
Xã Điện Bàn gồm các làng: Phù Chẩn, Phù Bình, Thanh Huy, Hạc
Thành và Vạn Lộc.
Xã Duy Tân gồm các làng: Hữu Bộc, Trƣờng Xuân và Cẩm Tú (hiện
nay cắt về xã Đơng Hồng).
Xã Điện Bàn do ơng Lê Văn Tƣ làm Chủ tịch Ủy ban và ông Lê Lệnh
Hiệu làm Chủ nhiệm Mặt Trận Việt Minh, xã Duy Tân do ông Lê Nhƣ Viện
làm Chủ Tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã. Cái tên Đơng Ninh đƣợc
nhân dân gọi với một tình cảm thân thƣơng ra đời trong lịch sử nhƣ vậy.
Năm 1953 Đông Sơn phân 13 xã thành 22 xã. Thời gian này Đông Ninh
là một trong 22 xã của huyện Đông Sơn. Cuối năm 1954 phân 22 xã của huyện
Đông Sơn thành 25 xã. Đông Ninh là một trong 25 xã của huyện Đông Sơn.
Thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, năm 1955
Đơng Ninh chia 7 thơn thành 15 xóm nhƣ sau:
Thơn Hữu Bộc chia thành xóm Hịa, Bình, Thế và xóm Giới.
Thơn Trƣờng Xn chia thành xóm Tiền và xóm Phong.
Thơn Vạn Lộc chia thành xóm Phúc, Thọ và xóm Khang.
Thơn Mỹ Xƣơng chia thành xóm Hạc Thành.
Thơn Thanh Huy gọi là xóm Vinh và xóm Quang.
Thơn Phù Bình gịi là xóm Bình.
Thơn Phù Chẩn chia thành xóm Bình và xóm Đại Đồng.

Năm 1973 thơn Cẩm Tú thuộc xã Đơng Ninh cắt về xã Đơng Hồng.
Nhƣ vậy địa danh Đơng Ninh xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Vùng đất
Đông Ninh sản sinh ra biết bao ngƣời con ƣu tú đầy nghĩa khí, kiên trung,
những vị trạng nguyên cống hiến hết mình cho đất nƣớc. Khi nhắc đến mảnh
đất Đơng Ninh là nhắc đến mảnh đất “địa linh nhân kiệt”.


15
1.1.2. Truyền thống văn hóa - lịch sử của Đơng Ninh
Lịch sử xã Đông Ninh - Đông Sơn gắn với lịch sử dân tộc. Trên mảnh
đất này từ thủa khai thiên lập địa ông cha ta anh dũng cần cù trong cuộc đấu
tranh với thiên nhiên để xây dựng quê hƣơng, xây dựng cuộc sống để sinh
tồn. Thời nào Đông Ninh cũng có một vị trí nhất định trong lịch sử. Đây là
vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nƣớc và cách
mạng rất đáng trân trọng và tự hào.
Tại vùng đất Đông Ninh cách đây khoảng 6000 - 7000 năm, sau những
thay đổi về địa hình, điều kiện tự nhiên và khí hậu trái đất, vùng đồng bằng
Đơng Ninh hình thành địa hình tƣơng đối ổn định và trở thành nơi có nhiều
đất đai màu mỡ, khí hậu ơn hịa. Đó là ngun nhân thu hút con ngƣời dời
khỏi các hang động, tiến xuống khai phá vùng đồng bằng. Mảnh đất này dần
dần trở thành một trong những điểm tụ cƣ quan trọng của ngƣời Việt Cổ.
Qua hàng vạn năm khai sơn, phá thạch, chống trọi với thiên tai thú giữ
và giặc giã, cƣ dân bản địa ngày càng đông đúc và tiếp nhận nhiều nguồn dân
cƣ từ nơi khác về khai khẩn đất hoang lập thêm làng xã. Qua các triều đại
cộng đồng dân cƣ ở Đông Ninh định cƣ ở hầu khắp các vùng trong xã.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nƣớc của dân tộc trên mảnh đất Đơng Ninh
cịn ghi lại nhiều dấu tích văn hóa của nhiều cuộc khởi nghĩa.
“Đời Tiền Tống (420 - 479) quận trị Cửu Chân từ thời Tùy dời từ Tƣ
Phố về Đông Phố và trong suốt thời kỳ đơ hộ nhà Đƣờng thì Đơng Phố vẫn là
quận trị của Cửu Chân” [3;70].

Đông Phố thời Tùy là một vùng rộng bao gồm các xã ngày nay là Đơng
Hịa, Đơng Ninh…thuộc huyện Đơng Sơn. Vào thời gian này Lê Ngọc là Thái
Thú quận Cửu Chân. Khi nhà Đƣờng diệt nhà Tùy, ơng khơng theo Đƣờng
mà tự xƣng Hồng Đế, cùng các con của mình cho xây dựng kinh đô Trƣờng
Xuân (nay là xã Đông Ninh - Huyện Đông Sơn) để chống lại nhà Đƣờng.


16
Cuộc chiến chống Đƣờng của cha con ông diễn ra trong vòng 3 năm, Lê Ngọc
cùng 4 ngƣời con đã hi sinh và đƣợc nhân dân vùng Đông Sơn, Triệu Sơn,
Nơng Cống thờ làm thành hồng gọi chung là Đức Thánh ngũ vị. Ơng lập
Kinh đơ Trƣờng Xn (xã Đơng Ninh, huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và
cho dựng bia “Đại Tùy Cửu Chân quận, Bảo an Đạo trƣờng chi bi minh” năm
618. Ngày nay trên vùng đất Đồng Pho, Trƣờng Xn, ngƣời ta vẫn tìm thấy
dấu vết của Đơng Phố - một trụ sở cũ của quận Cửu Chân, đó là vết tích
những đƣờng phố thẳng và các giếng đá nằm trong mộ khu của thành.
Năm 248 phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của nhân dân Cửu
Chân bùng lên mạnh mẽ, với đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Thanh
Hóa lúc này lại “một phen thay đổi” là trung tâm của cuộc khởi nghĩa chống
Ngô. “Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nổ ra trên một địa bàn rộng, chéo Thanh
Hóa theo trục đơng bắc - tây nam. Từ núi Nƣa đến vùng Quan Yên, Phú Điền.
Các vùng đồng bằng sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Lãng, các làng xóm,
khắp miền xi Thanh Hóa đều đứng lên dƣới cờ khởi nghĩa Bà Triệu”
[3;72]. Các truyền thuyết về Bà Triệu Thanh Hóa nói lên nhiệt huyết chiến
đấu lúc này, đọng nhất là câu ca dao:
Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước sữa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
Túi gấm cho liễn (lẫn) túi hồng.

Tiêm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân.
Ngay từ những ngày đầu tiên nhân dân Đông Ninh tự nguyện đứng
dƣới cờ khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại ách thống trị của nhà Ngô (thời
Tam Quốc). Nhân dân Đông Ninh cùng với nghĩa quân Bà Triệu tiến hành
những trận chiến đấu với quân địch, đuổi bọn thống trị tháo chạy khỏi thành
Tƣ Phố làm cho cả “Giao Châu náo loạn”.


17
Đến thế kỷ X tại vùng làng Giàng (nay thuộc xã Thiệu Dƣơng), Dƣơng
Đình Nghệ - một bộ tƣớng của họ Khúc đã: “Công khai nuôi 3000 nghĩa sĩ
ngày đêm luyện tập võ nghệ tích trữ lương thảo, khí giới và chuản bị kế hoạch
tấn công Giao Châu”. Nhân dân Đơng Ninh tích cực gửi qn tham gia luyện
tập và cùng với Dƣơng Đình Nghệ tiến ra Giao Châu đánh bại quân Nam Hán
khôi phục lại nền độc lập tự chủ cho đất nƣớc.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lƣợc, Đơng Ninh là
vùng Nguyễn Chích dùng làm nơi tập trận và chiêu mộ binh lính. Hiện nay
trên các cánh đồng của hợp tác xã (khu vực đội 7, đội 8) cịn mang nhiều địa
danh và địa hình phán ánh hoạt động qn sự của Nguyễn Chích. Đó là những
cồn đất mang tên: Cồn Pháo, cồn Cán Cờ, cồn Trãi Trống, cồn Voi, cồn Binh,
cồn Luyện, cồn Tam Quân, cồn Lƣỡi Kiếm. Đông đảo nhân dân Đông Ninh Đông Sơn theo Nguyễn Chích (xã Đơng Ninh), Nguyễn Mộng Tn (xã Đông
Anh), Nguyễn Nhữ Soạn (xã Đông Yên)…tham gia tụ nghĩa tại Lam Sơn, góp
cơng cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, giải phóng đất nƣớc.
Bƣớc sang thời kỳ Lê Trung Hƣng, nhân dân Đơng Ninh tiếp tục góp
mình vào công cuộc phục hƣng đất nƣớc, nổi lên một nhân vật kiệt suất có tên
là Lê Giám. Do có nhiều cơng với nƣớc, ơng đã nhiều lần đƣợc triều đình ban
thƣởng và phong tƣớc. Ông cũng là khởi tổ của dịng họ Lê Đình tại thơn Hữu
Bộc, xã Đơng Ninh, huyện Đơng Sơn, Thanh Hóa. Ngày 14/1/1989 đền thờ
Lê Giám đƣợc Bộ văn hóa thơng tin cơng nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.
Xã Đông Ninh trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lƣợc cuối thế kỷ

19 đến thế kỷ XX.
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc nƣớc ta. Trƣớc sự xâm
lƣợc, thống trị và ách áp bức của thực dân Pháp, nhân dân Đông Ninh vô cùng
căm phẫn và liên tục đứng lên đánh đuổi bọn chúng.
Tại Thanh Hóa phong trào đấu tranh chống thuế, chống áp bức bóc lột
diễn ra ở nhiều nơi nhƣ Thiệu Hóa, Đơng Sơn…Nhân dân Đơng Ninh cùng


18
với các làng ở huyện Đơng Sơn tích cực tham gia đấu tranh chống thuế,
chống bọn cƣờng hào gian ác, chống sự bóc lột của địa chủ, tham gia lấy chữ
ký vào bản dân nguyện gửi J. Goda.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, từ
năm 1941 đến năm 1945 phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ trong cả
nƣớc. Tại Thanh Hóa góp phần thực hiện nghị quyết trung ƣơng 8, tháng 6
năm 1941 tại nhà ông Vũ Văn Xếch, làng Mao Xá (Thiệu Tốn ngày nay)
đồng chí Lê Huy Tốn chủ trì hội nghị ban chấp hành Tỉnh ủy lâm thời quyết
định thành lập chiến khu Ngọc Trạo. Do đó tháng 7/1941 chiến khu Ngọc
Trạo đƣợc thành lập, lúc đầu có 11 ngƣời, đến tháng 9/1941 lên 80 ngƣời.
Nhân dân Đông Ninh bí mật qun góp lƣơng thực, thực phẩm ủng hộ chiến
khu Ngọc Trạo.
Bƣớc sang năm 1945, tại Đông Ninh ngày 17/8/1945 đồn biểu tình
tuần hành vũ trang do Mặt trận Việt Minh tổng Thạch Khê tổ chức đi từ phía
huyện Đông Sơn qua các làng Trƣờng Xuân, Hữu Bộc, Hạc Thành, Thanh
Huy sang phía Tây huyện Đơng Sơn. Nhân dân Đơng Ninh đã tham gia cuộc
biểu tình hơ vang khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập”, “Mặt trận Việt Minh
muôn năm”.
Ngày 23/8/1945, hơn 400 ngƣời bao gồm lực lƣợng tự vệ và nhân dân
các làng Trƣờng Xuân, Hữu Bộc, Cẩm Tú, Phù Chẩn, Phù Bình, Thanh Huy,
Hạc Thành, Vạn Lộc tiến về sân vận động thị xã Thanh Hóa dự cuộc mít tinh

chào mừng sự ra mắt của ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa. Nhân
dân vơ cùng phẩn khởi, quyết tâm vƣợt qua khó khăn thử thách, sẵn sàng
nhận và hồn thành nhiệm vụ để bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ thành
quả cách mạng. Ngày mùng 2/9/1945, nhân dân Đông Ninh cùng cả nƣớc tổ
chức treo cờ, viết khẩu hiệu, mít tinh chào mừng ngày quốc khánh đầu tiên
của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa.


19
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân Đơng
Ninh góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, đã có 2.130 ngƣời đi
bộ đội, 197 ngƣời đi thanh niên xung phong, 320 ngƣời đi dân công hỏa
tuyến, ủng hộ kháng chiến 2.200 tấn gạo, 300 tấn thực phẩm, 178 chỉ vàng và
2900 kg đồng, tồn xã có 81 liệt sỹ, 43 thƣơng binh, 35 bệnh binh. Nhân dân
đƣợc Đảng, nhà nƣớc tặng nhiều phần thƣởng cao quý: 254 huân chƣơng, 236
huy chƣơng và nhiều bằng khen, giấy khen [4;193].
Với những thành tích đã đạt đƣợc, năm 2004 xã Đông Ninh đƣợc công
nhận “Đơn vị anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân”, đây là niềm vinh dự và
tự hào của xã.
Đông Ninh từ lâu đã nổi tiếng là đất học, đất phát quan, thời phong
kiến nhiều vị đỗ cử nhân, đỗ đại khoa từ tiến sĩ đến trạng nguyên. Đông Ninh
là một trong những xã có nhiều ngƣời đỗ đạt nhất huyện Đơng Sơn. Đơn cử
nhƣ dòng họ Lê Lệnh làng Vạn Lộc khoa thi hƣơng năm 1735 có 4 ngƣời
cùng họ đỗ đạt một khoa là Nguyễn Lệnh Luân, Nguyễn Lệnh Nho, Nguyễn
lệnh Tân, Nguyễn Lệnh Toản. Trong các kỳ thi khoa cử thời phong kiến có
tới 17 ngƣời đỗ đại khoa với 30 bằng tú tài và 8 bằng cử nhân. Đây quả thật là
vùng đất địa linh nhân kiệt. Ở đình làng cịn đơi câu đối:
Hậu thế đại tơn vạn đại nhân
Tiền nhân điểm thổ tứ linh kiệt.
Khi chữ Hán và chữ Nơm khơng cịn là văn tự chính thức của nƣớc

nhà, thì việc sử dụng chữ Quốc ngữ đƣợc đẩy mạnh. Để vận động nhân dân
tham gia học chữ Quốc ngữ, các hội viên “Hội truyền bá chữ Quốc ngữ” xã
Đơng Ninh đã sáng tạo ra nhiều hình thức vận động. Trong đó hình thức sử
dụng thơ ca tun truyền đƣợc áp dựng rộng rãi. Đến nay một số ngƣời cao
tuổi xã Đơng Ninh vẫn cịn nhớ đƣợc những câu ca dao sau:
…“Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước.
Phải đem ra tình trước dân ta”…


20
…“Trước hết phải học ngay chữ Quốc Ngữ
Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau
Chữ ta, ta thuộc làu làu
Nói ra nên tiếng, nên câu, nên lời”…
Ngay từ năm 1923 đến năm 1945, ở Đơng Ninh đã có các trƣờng sơ
học, tiểu học, trƣờng tiểu học đã có từ 6 lớp (từ lớp đồng ấu đến lớp thứ nhất).
Đây là một điều đặc biệt ngoại lệ, so với thể chế giáo dục đặc biệt của thực
dân Pháp và triều Nguyễn lúc bấy giờ.
Chính điều này đã tạo đà để canh tân nơng thơn và nâng cao trình độ
văn hóa cho lớp cán bộ Đông Ninh và các tổng lân cận suốt đầu cách mạng
tháng 8 và sau này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngày nay, Đông Ninh vẫn là một vùng đất học. Đơng Ninh vẫn có 1
trƣờng mầm non, 1 trƣờng tiểu học cấp 1, 1 trƣờng trung học cấp 2. Năm
2000- 2001 trƣờng mầm non đƣợc công nhận là trƣờng tiên tiến cấp huyện.
Từ năm 2002-2005 trƣờng tiểu học liên tục đạt danh hiệu trƣờng tiên tiến cấp
huyện. Năm 2002 xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
Theo thống kê của hội khuyến học xã Đơng Ninh năm 2012 có 21 thiếu
tƣớng, 6 giáo sƣ, 1 phó giáo sƣ phục vụ trong quân đội, các viện nghiên cứu
và một số lớn gia đình có con, cháu tốt nghiệp đại học, đang học trên đại học.
Bởi những lẽ đó, dƣ luận và sách báo coi vùng Đông Ninh - Đông Sơn

là một vùng “địa linh nhân kiệt” và trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay
vẫn cịn những di tích: Mộ và bia đá đền thờ Nguyễn Chích, Đền thờ Lê
Ngọc, đền thờ Lê Đình, là những di tích văn hóa đƣợc xếp hàng cấp quốc gia
và cấp tỉnh.
Chúng ta không thể kể hết đƣợc những địa danh gắn với những giai
đoạn lịch sử cùng với những con ngƣời đã làm nên vẻ vang cho lịch sử dân
tộc. Trên mảnh đất này đã sinh ra biết bao anh hùng hào kiệt, danh nhân,


21
những tâm hồn đó, những con ngƣời đó đã làm nên những trang sử vẻ vang
cho dân tộc. Qua vùng đất và con ngƣời Đông Ninh, ta thấy Đông Ninh thật
xứng đáng là chổ dựa vững chắc cho các triều đại phong kiến trƣớc đây và
nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày nay. Đó cũng là mơi trƣờng
tốt để giữ gìn và phát huy bản sắc của con ngƣời Đơng Ninh nói riêng và các
dịng họ trong dân tộc Việt Nam nói chung.
Vì vậy, trong hội thảo văn hóa làng xứ Thanh, có tác giả viết: “Có
những tên làng xã đã đi vào lịch sử quê hƣơng đất nƣớc. Những tên làng ấy đã
gắn bó với biết bao sự kiện sống động ở từng địa phƣơng. Những tên làng, tên
xã đó là niềm tự hào chung của con ngƣời q Lê Giám, Nguyễn Chích,
Dƣơng Đình Nghệ…và những tên làng, tên đất kẻ trổ, Đơng Phố, Đơng
Ninh…vẫn cịn gây xúc động mỗi khi chúng ta nhắc đến”[26;62].
1.1.3. Một số dịng họ lớn ở Đơng Ninh - Đơng Sơn
Đơng Ninh là vùng đất hội tụ nhiều dòng họ lớn, các dịng họ định cƣ ở
Đơng Ninh đã đồn kết với nhân dân bản địa, lập ra làng quê trù phú, xây
dựng Đơng Ninh trở thành một vị trí quan trọng của huyện Đơng Sơn, tỉnh
Thanh Hóa. Theo “Báo cáo thành tích xây dựng dịng họ hiếu học tại đại hội
lần thứ nhất xã Đơng Ninh năm 2012” thì xã Đơng Ninh có 60 họ, từng dịng
họ khơng kể lớn nhỏ đều góp phần làm cho q hƣơng Đơng Ninh trở nên
sinh động và phong phú.

Các dịng họ ở Đơng Ninh có dịng họ bản địa, có dịng họ từ ngồi bắc
đến định cƣ, có dịng họ từ Nam ra... Dịng họ ấy ở đâu, vốn ở Đơng Ninh,
Đơng Sơn hay chuyển đến Đông Ninh vào thời gian nào, với bất kỳ lý do gì
giờ đây họ đều là cộng đồng trên đất Đông Ninh. Họ đã chung lƣng đấu cật
với ngƣời bản địa, cải tạo tự nhiên, chống thú giữ, khai thác đất đai lập nên
những làng xóm trù mật. Họ đã sinh sôi nảy nở, cống hiến cho dân tộc nhiều
nhân tài, góp phần làm rạng rỡ thêm nền văn hóa xứ Thanh nói riêng và cả
nƣớc nói chung.


×