Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NGỌC AN

TìM HIểU MộT Số ĐềN, CHùA TIÊU BIểU
TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố THANH HóA

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sö

Vinh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NGỌC AN

TìM HIểU MộT Số ĐềN, CHùA TIÊU BIểU
TRÊN ĐịA BàN THµNH PHè THANH HãA
CHUYÊN NGHÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 602254

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Ngi hng dn khoa học:
TS. TRẦN VĂN THỨC

Vinh - 2012



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
Trang ................................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 0
1. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ..................................................................... 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ......................................................... 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................... 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu. ......................................................................... 9
4. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................ 10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................................... 10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
7. Đóng góp của đề tài ............................................................................... 11
8. Cấu trúc của luận văn. ........................................................................... 11
NỘI DUNG.................................................................................................... 12
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THANH HÓA ........... 12
1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên ....................................................................... 12
1.1.1. Vị trí địa lí ..................................................................................... 12
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 12
1.1.2.1. Đồi núi .................................................................................... 12
2.1.2.2. Sơng ngịi ................................................................................ 13
2.1.2.3. Khí hậu ................................................................................... 14
2.1.2.4. Đất đai .................................................................................... 15
1.2. Xã hội ................................................................................................... 16
1.3. Truyền thống lịch sử và văn hóa .......................................................... 19
1.3.1. Truyền thống lịch sử...................................................................... 19
1.3.1.1. Lịch sử hình thành thành phố Thanh Hóa ............................. 19
1.3.1.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng ....................................... 21
1.3.2. Truyền thống văn hóa ................................................................... 27



CHƢƠNG 2. DIỆN MẠO MỘT SỐ DI TÍCH ĐỀN, CHÙA Ở THÀNH PHỐ
THANH HÓA ................................................................................................. 32
2.1. Đề nhà Lê (Thái miếu hậu Lê.) ............................................................ 32
2.1.1. Nguồn gốc hình thành. .................................................................. 32
2.1.2. Phong cách kiến trúc và hệ thống thờ tự. ..................................... 35
2.1.2.1. Kiến Trúc................................................................................ 35
2.1.2.2. Hệ thống thờ tự. ..................................................................... 36
2.1.3. Lễ hội tại đền Lê. ........................................................................... 38
2.1.3.1 Phần lễ. ................................................................................... 38
2.1.3.2. Phần hội. ................................................................................ 41
2.2. Chùa Tăng Phúc. .................................................................................. 43
2.2.1. Nguồn gốc lịch sử và quá trình xây dựng chùa. ........................... 43
2.2.1.1. Nguồn gốc lịch sử. ................................................................. 43
2.2.1.2. Quá trình xây dựng. ............................................................... 45
2.2.2. Kiến trúc chùa Tăng Phúc. ........................................................... 46
2.2.3. Cảnh thờ tự.................................................................................... 51
2.3. Chùa Hƣơng Quang (Chùa Chanh). .................................................... 54
2.3.1. Nguồn gốc lịch sử chùa Hương Quang và vùng đất Cẩm Bào Nội.
................................................................................................................. 54
2.3.2. Phong cách kiến trúc chùa Hương Quang.................................... 58
2.3.3. Những hiện vật có giá trị còn lại trong chùa. ............................... 63
2.4. Chùa Mật Đa (Chùa Nam Ngạn).......................................................... 64
2.4.1. Nguồn gốc lịch sử và quá trình trùng tu – tơn tạo chùa Mật Đa. 64
2.4.1.1. Nguồn gốc lịch sử. ................................................................. 64
2.4.1.2 Quá trình trùng tu tôn tạo. ...................................................... 67
2.4.2. Phong cách kiến trúc và hệ thống thờ tự. ..................................... 69
2.4.2.1. Phong cách kiến trúc.............................................................. 69
2.4.2.2. Hệ thống thờ tự. ..................................................................... 70

2.5. Chùa Đại Bi (chùa Mật). ...................................................................... 73
2.5.1. Nguồn gốc hình thành và nhân vật thờ Tự.................................... 73
2.5.1.2. Nguồn gốc hình thành. ........................................................... 73


2.5.1.2. Nhân vật thờ tự ....................................................................... 75
2.5.2. Phong cách kiến trúc và một số hiện vật tiêu biểu. ...................... 77
2.5.2.1. Phong cách kiến trúc.............................................................. 77
2.5.2.2. Hiện vật tiêu biểu. .................................................................. 78
2.6. Đền thờ Lê Thành. ............................................................................... 80
2.6.1. Vài nét khái quát về Trang Quốc Công Lê Thành và hai bà vợ. .. 80
2.6.1.1. Trang Quốc công Lê Thành. .................................................. 80
2.6.1.2. Chính thất phu nhân. .............................................................. 82
2.6.1.3. Bà vợ thứ. ............................................................................... 82
2.6.2. Đền thờ Lê Thành – Phong cách kiến trúc. .................................. 83
2.6.2.1. Lịch sử hình thành đền Lê Thành. ......................................... 83
2.6.2.2. Kiến trúc đền thờ Lê thành. ................................................... 84
2.6.2.3. Các hiện vật có giá trị trong đền. .......................................... 85
2.6.3. Lễ hội đền thờ Lê Thành. .............................................................. 86
2.6.3.1. Phần lễ. .................................................................................. 86
2.6.3.2. Phần hội và các trò chơi dân gian. ........................................ 87
CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA MỘT SỐ ĐỀN, CHÙA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA. ........................................... 32
3.1. Ý nghĩa lịch sử. .................................................................................... 91
3.2. Giá trị văn hóa. ..................................................................................... 97
3.2.1. Giá trị văn hóa vật thể. ................................................................. 97
3.2.2. Giá trị văn hóa phi vật thể. ........................................................... 99
3.3. Hiện trạng và cơng tác bảo tồn các di tích đền, chùa. ........................ 102
3.3.1. Hiện trạng của các di tích. .......................................................... 102
3.3.2. Cơng tác bảo tồn các di tích. ...................................................... 103

KẾT LUẬN ................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 110


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
tới thầy giáo TS. Trần Văn Thức ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tâm và
chân thành trong suốt q trình hồn thành luận văn, các thầy giáo trong khoa
lịch sử, khoa sau đại học - trƣờng Đại học Vinh đã giúp đỡ cho tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới UBND thành phố Thanh Hóa, giáo hội Phật
giáo tỉnh Thanh Hóa, ban quản lý di tích phƣờng Đơng Thọ, ban quản lý di
tích xã Đơng Cƣơng, nhà sƣ Thích Tâm Hiền, ơng Nguyễn Văn Kinh, ơng Lê
Kim Lữ và nhân dân địa phƣơng các phƣờng Nam Ngạn, Đông Thọ vã xã
Đơng Cƣơng đã giúp tơi trong q trình khảo sát thực tế tại địa phƣơng.
Tôi xin cảm ơn tới phịng địa chí - thƣ viện khoa học tổng hợp tỉnh
Thanh Hóa, Ban nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa, Ban quản lý di tích và danh
thắng Thanh Hóa, thƣ viện khoa sử trƣờng Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp
đỡ tơi trong q trình thu thập tài liệu nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong đƣợc sự lƣợng thứ, góp ý của các thầy cô cùng bạn
bè và đồng nghiệp.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Ngọc An


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Trong đời sống tinh thần của cƣ dân ngƣời Việt từ xƣa tới nay, tín
ngƣỡng tơn giáo là một phần khơng thể thiếu và xuất hiện trong mọi sinh
hoạt của cƣ dân trên khắp các vùng miền trên cả nƣớc. Ngay từ buổi đầu
dựng nƣớc đời sống văn hóa tinh thần, tín ngƣỡng, tơn giáo của cƣ dân
ngƣời Việt khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm
tƣơng đồng, thì ở mỗi vùng miền, niềm tin tín ngƣỡng, tơn giáo và các
phong tục tập quán của ngƣời dân cũng có những nét riêng biệt.
Nƣớc ta hiện nay có 61 tỉnh thành với 54 dân tộc anh em khác nhau,
tùy vào địa bàn phân bố dân cƣ và lối sống sinh hoạt vật chất và tinh thần
của các cộng đồng cƣ dân mà hoạt động tơn giáo, tín ngƣỡng và phong tục
tập quán cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy vậy, dù sinh sống ở địa bàn
nào thì đối với cƣ dân ngƣời Việt các hệ thống đền, chùa, các địa điểm
thờ cúng ln đóng vai trị quan trọng trong tín ngƣỡng của ngƣời Việt.
Đền, chùa là nơi thờ cúng các anh hùng dân tộc, những ngƣời có cơng lao
và đóng góp với nhân dân và đất nƣớc đƣợc các triều đại phong kiến hay
nhân dân suy tôn thành các vị thần, hoặc là các vị thần, Phật đƣợc xuất
hiện trong các truyền thuyết đƣợc ngƣời dân thờ cúng. Đền, chùa cịn là
nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tâm linh, các lễ hội và là nơi gửi gắm
niềm tin tinh thần của cƣ dân ngƣời Việt. Từ ngàn đời nay, trên khắp đất
nƣớc Việt Nam hệ thống đền, chùa luôn đƣợc ngƣời dân hết sức quan tâm
xây dựng, mở rộng và tu bổ nhằm vào các hoạt động tinh thần đó.
Hiện nay, đất nƣớc ta có hàng ngàn đền, chùa rải rác phân bố trên
khắp các vùng miền. Ở mỗi nơi, tùy theo tơn giáo, tín ngƣỡng mà các hệ
thống đền, chùa đƣợc xây dựng với những nét kiến trúc riêng biệt, nó thể
hiện sự phong phú đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của cƣ dân .


Tuy vậy, hiện nay việc đi sâu vào nghiên cứu về các đền, chùa của các địa
bàn cụ thể trên cả nƣớc nói chung và Thanh Hóa nói riêng cịn chƣa đƣợc

quan tâm đúng mức. Vì vậy, thực hiện đề tài này vọng sẽ góp phần thiết
thực vào việc nghiên cứu một vấn đề hấp dẫn, liên quan trực tiếp đến đời
sống tín ngƣỡng của cƣ dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Thanh hóa nói
riêng là nơi có truyền thống lịch sử lâu đời, trong quá trình đấu tranh
dựng và giữ nƣớc, ngƣời dân Thanh Hóa đã có những đóng góp to lớn đối
với lịch sử dân tộc với rất nhiều danh nhân tiêu biểu luôn xuất hiện trong
suốt chiều dài lịch sử. Với những đóng góp to lớn đó các danh nhân xứ
Thanh đƣợc nhân dân và các triều đại phong kiến ghi nhận công lao và lập
đền thờ ở nhiều nơi đặc biệt là trên địa bàn thành phố Thanh hóa. Đây là
biểu tƣợng của tinh thần đấu tranh là những tâm gƣơng của sự trung kiên
và lòng yêu nƣớc yêu dân tộc để các thế hệ sau ghi nhận, học tập và noi
theo. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này, cịn góp phần vào q trình giáo
dục tƣ tƣởng đạo đức cho các thế hệ trẻ nhìn nhận và đánh giá đúng vai
trị và cơng lao của các thế hệ đi trƣớc trong lịch sử dân tộc nói chung và
lịch sử địa phƣơng nói riêng.
Trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, thành phố
Thanh Hóa cũng nhƣ các trung tâm đơ thị khác trên cả nƣớc cũng đang
trong quá trình đẩy mạnh việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhiều các cơng trình kiến trúc cao tầng, các
khu công nghiệp, đô thị và trung tâm thƣơng mại đƣợc xây dựng đã và
đang ảnh hƣởng trực tiếp đến các hạng mục di tích lịch sử các đền, chùa
trong địa bàn thành phố, cảnh quan chung của các cơng trình văn hóa ít
nhiều bị hạn chế bởi tốc độ phát triển của các khu đô thị. Đây là một thực
tế diễn ra mà chƣa thực sự đƣợc các cơ quan chức năng có thẩm quyền


quan tâm chú ý. Bên cạnh đó đa số các cơng trình kiến trúc đền, chùa
trong khu vực thành phố đều có q trình xây dựng từ lâu đời hiện nay
đang có dấu hiệu xuống cấp cần đƣợc cải tạo chỉnh trang nhằm khơi phục

lại cảnh quan di tích văn hóa phục vụ cho đời sống tín ngƣỡng của cƣ dân.
Qua nghiên cứu đề tài này nhằm đƣa ra những đề xuất và ý kiến để
các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm hơn đến thực trạng của các
cơng trình di tích và đời sống tín ngƣỡng của nhân dân.
Với những lý do nhƣ trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Tìm
hiểu một số di tích đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thanh Hóa”
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Có thể nói đi sâu vào nghiên cứu mảng văn hóa và đặc biệt là về các
đền, chùa trong phạm vi thành phố Thanh Hóa là đề tài tƣơng đối hấp dẫn
và trên thực tế cũng đã có nhiều các cơng trình nghiên cứu khoa học có đề
cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, hầu nhƣ các cơng trình đó nói chung chỉ
đề cập một cách tƣơng đối khái quát đến một số đền chùa trong địa bàn và
chƣa nhìn nhận một cách đầy đủ các cơng trình đền, chùa đó. Vì vậy, q
trình thu thập các nguồn tài liệu là tƣơng đối ít ỏi và rời rạc.
Trong cuốn “Chùa xứ Thanh” tập 1, 2 nhà xuất bản Thanh Hóa
năm 2007 có đề cập tới một số chùa trong địa bàn thành phố nhƣ chùa Hội
Quán, chùa Hƣơng Long Tự, chùa Tu Ba.
Trong cuốn “Lễ tục lễ hội truyền thống xứ Thanh” nhà xuất bản văn
hóa dân tộc Hà Nội năm 2006 do Hoàng Anh Nhậm (chủ biên) cũng đề
cập đến một số lễ hội trong đó có lễ hội đền vua Lê và các hoạt động văn
hóa tâm linh trong địa bàn thành phố.
Trong cuốn “Thanh Hóa di tích danh thắng” của nhà xuất bản
Thanh Hóa năm 2004 cũng có đề cập tới một số đền trên địa bàn thành


phố Thanh Hóa nhƣ đền thờ Tống Duy Tân, Đền Vặng, Thái miếu nhà
Hậu Lê.
Ngoài ra trong hệ thống tƣ liệu về lịch sử văn hóa ở Thanh Hóa
cũng có nhiều tài liệu viết về các di tích đền, chùa ở thành phố Thanh Hóa

nhƣ cuốn “Những thắng tích ở xứ Thanh” của Hƣng Nao, “Di tích thắng
cảnh Thanh Hóa” của ty văn hóa Thanh Hóa xuất bản năm 1976, Nguyễn
văn Hảo, Lê thị Vinh với cuốn “Di sản văn hóa xứ Thanh” xuất bản năm
2003, trong đó cũng có đề cập chủ yếu đến hệ thống kiến trúc và ảnh
hƣởng của các đền, chùa đối với đời sống tinh thần của cƣ dân.
Cho đến nay, chƣa có một cơng trình cụ thể nào nghiên cứu một
cách đầy đủ di tích đền, chùa ở thanh phố Thanh Hóa, vì vậy việc thu thập
nguồn tài liệu để hệ thống sắp xếp một cách đầy đủ phục vụ cho công tác
nghiên cứu là tƣơng đối khó khăn. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, trực tiếp
hay gián tiếp các nguồn tài liệu đó cũng là một cơ sở quan trọng đối với
chúng tôi trong q trình tập hợp để hồn thành đề tài nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành, hệ thống
kiến trúc của các đền, chùa trong địa bàn thành phố và hiện trạng cũng
nhƣ cơng tác bảo tồn một số di tích đền, chùa trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống một số đền, chùa trong
thành phố Thanh hóa ban gồm các phƣờng Đông Vệ, Nam Ngạn, Hàm
Rồng, Trƣờng Thi, Đông Thọ, Ba Đình và các xã Đơng Cƣơng, Đơng Hải.
Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đền tài.


4. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu một cách cụ thể một số
đền, chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Nêu lên vai trò của đền,
chùa đối với đời sống tâm linh của ngƣời dân. Đánh giá hiện trạng của các
đền, chùa và từ đó đề xuất các biện pháp tơn tạo đối với các đền, chùa
trên cơ sở đảm bảo các chức năng sinh hoạt văn hóa và vẫn giữ đƣợc các

nét truyền thống của các di tích đó.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt đƣợc mục đích của đề tài, trong q trình nghiên cứu chúng
tơi sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một cách tồn diện, có hệ thống về quá trình hình thành
của một số đền, chùa tại thành phố Thanh Hóa.
- Tìm hiểu về hệ thống kiến trúc và hiện trạng của một số đền, chùa
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
- Tác động của hệ thống đền chùa đối với đời sống sinh hoạt văn
hóa của ngƣời dân thành phố Thanh Hóa.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thành đề tài này chúng tôi
sử dụng phƣơng pháp luận sử học Mác xít và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là sợi
chỉ đỏ xun suốt trong q trình hồn thành tồn bộ đề tài.
Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp lịch sử.
- Phƣơng pháp logic.
- Các phƣơng pháp liên ngành: Thống kê, đối chiếu, so sánh.
- Kết hợp với các phƣơng pháp điền dã, sƣu tầm lịch sử địa phƣơng.


7. Đóng góp của đề tài
Đề tài về “Tìm hiểu một số đền,chùa trên địa bàn thành phố Thanh
Hóa” góp phần giới thiệu quá trình hình thành của một số đền, chùa trong
phạm vi nghiên cứu, giúp mọi ngƣời hiểu rõ hơn về những nét văn hóa
truyền thống quý báu, góp phần giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng nhằm gìn giữ
bản sắc văn hóa địa phƣơng nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói
chung.
Qua đề tài này muốn nêu lên thực trạng của một số đền, chùa hiện
nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa qua đó có những đề xuất đối với

các cấp có thẩm quyền có những chủ chƣơng chính sách đối với cơng tác
tơn tạo, bảo vệ những giá trị truyền thống của địa phƣơng cũng nhƣ quốc
gia.
Đề tài trở thành nguồn tƣ liệu để nghiên cứu về lịch sử, xã hội và
văn hóa của địa phƣơng và dân tộc.
8. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và tài liệu tham khảo nội
dung của luận văn gồm có ba chƣơng:
Chương 1. Khái quát chung về thành phố Thanh Hóa.
Chương 2. Diện mạo một số đền, chùa trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa.
Chương 3. Giá trị, ý nghĩa lịch sử của một số đền, chùa trên địa bàn
thành phố Thanh Hóa.


NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THANH HĨA
1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh
Hóa, đƣợc thành lập theo Nghị định ngày 31.5.1929 của tồn quyền Đơng
Dƣơng. Thành phố nằm ở tọa độ địa lý 19°47' vĩ độ Bắc và 108°55' kinh độ
Đơng, phía Bắc và Đơng Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía Nam và Đơng
Nam giáp huyện Quảng Xƣơng, phía Tây giáp huyện Đơng Sơn, phía Tây
Bắc giáp huyện Thiệu Hóa.
Với diện tích tự nhiên là 146,77 km² với 14 phƣờng và 23 xã, Thành
phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Thanh Hóa với vị trí hết sức
thuận lợi, có đƣờng Quốc lộ 1A chạy qua trung tâm thành phố hơn 13 km, có
tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Bắc,

là cầu nối giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ, là đơ thị có vai trị quan trọng về an
ninh, quốc phịng. Với vị trí thuận lợi nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho thành phố
trong việc giao lƣu thơng thƣơng với các vùng miền trong tồn tỉnh cũng nhƣ
các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội.
1.1.2. Điều kin tự nhiên
1.1.2.1. Đồi núi
Thành phố Thanh Hóa có điều kiện địa hình tƣơng đối đặc biệt, gần
nhƣ là một thung lũng nhỏ, ba phía bao quanh thành phố là Bắc, Tây, Nam
đều có núi.
- Nhìn chung trên cơ sở cấu trúc địa hình tƣơng đối bằng phẳng thì sự
đan xen giữa hệ thống đồi núi và sơng ngịi tƣơng đối nhiều là nét nổi bật của
địa hình thành phố Thanh Hóa. Trong hệ thống đó, có nhiều ngọn núi đóng


vai trò nổi bật, làm điểm nhấn trong kết cấu địa hình thành phố nhƣ núi Hàm
Rồng chạy từ làng Dƣơng Xá men theo hữu ngạn sông Mã đến chân cầu Hàm
Rồng, đối diện là núi Ngọc (Châu Phong), núi Hàm Rồng và núi Ngọc tách
nhau khi sông Mã đổi dịng. Núi Hàm Rồng có hình thế dài, uốn lƣợn nhiều
khúc và đến khúc cuối thì phình ra nhƣ một chiếc đầu có miệng khổng lồ vì
vậy mà trong dân gian đặt tên núi là núi Hàm Rồng, trông từ xa tồn cảnh núi
nhƣ hình một con Rồng đang há miệng đớp Ngọc Châu. Trên núi có nhiều các
thắng cảnh nổi tiếng nhƣ hang Mắt Rồng, động Tiên và nhiều đền thờ trong
đó có đền thờ Thượng Ngàn Sơn Tinh Công chúa.
- Núi Nhồi là cụm núi đá vôi nằm ở phía Tây thành phố, trên đỉnh có
hịn Vọng Phu, nơi đây có một cảnh quan thiên nhiên đẹp. Núi đá Nhồi có
màu xanh thẩm, từ xa xƣa nhân dân quanh vùng khai thác đá để tạc tƣợng,
làm các loại khánh, làm bia, làm đá lát nền trong các đền, chùa... Nhân dân ở
đây còn khai thác đá phục vụ cho nhu cầu xây dựng làm nhà cửa, các cơng
trình công cộng và phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp nhƣ làm ra các
loại cối xay, đá trục lúa, đá lăn…, chính vì vậy mà nghề làm đá thủ công ở

đây phát triển mạnh và tạo ra nhiều làng nghề.
Trên núi có nhiều các di tích danh thắng nổi tiếng nhƣ chùa Báo Ân,
chùa Chân Tiên và cùng với Hòn Vọng Phu nổi tiếng gắn liền với các điển
tích lịch sử và các truyền thuyết dân gian.
- Núi Mật và núi Ngọc Long là hai ngọn núi đều nằm ở địa phận làng
Mật thuộc phƣờng Đơng Vệ phía Nam thành phố, xa hơn về phía Nam thành
phố cịn có núi Đa Si, núi Voi…
2.1.2.2. Sơng ngịi
Bên cạnh hệ thống đồi núi điển hình nhƣ vậy thì sơng ngịi trên địa bàn
thành phố cũng đóng vai trị hết sức quan trọng cả về cảnh quan cũng nhƣ các
hoạt động khác. Thành phố Thanh Hóa có nhiều sơng chảy qua kể cả sông tự


nhiên lẫn sông đào. Tiêu biểu nhất là con sông Mã, sông Mã chảy qua địa bàn
thành phố hơn 10 km, đƣợc biết đến là con sông chảy xiết và hùng dũng
nhƣng khi qua địa bàn thành phố lại hết sức hiền hòa, uốn lƣợn qua núi Hàm
Rồng và chảy về phía Đơng ra biển. Sơng Mã chảy qua địa bàn thành phố có
6 km tuy nhiên nó lại là lạch chính đóng vai trị quan trọng trong hoạt động
giao thơng, chính vì vậy mà đoạn sơng Mã chảy qua địa bàn thành phố có tới
hai cảng lớn là cảng Hàm Rồng và cảng Lễ Mơn, trong đó cảng Hàm Rồng là
cảng nội địa phục vụ cho hoạt động giao thƣơng giữa thành phố và các địa
phƣơng trong tỉnh, cảng Lễ Môn là cảng phục vụ cho hoạt động thông thƣơng
với các tỉnh ngoài và một số tàu thuyền quốc tế.
Hệ thống sông đào trên địa bàn thành phố cũng tƣơng đối nhiều bao
gồm: sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành, sông Kênh Bắc, sông Nhà
Lê, các con sông này đƣợc đào nhằm mục đích phục vụ cho việc tƣới tiêu,
chống hạn, chống lụt cho cƣ dân trên địa bàn thành phố.
Nhìn chung, trên địa bàn thành phố đƣợc bao bọc bởi các con sơng từ
phía Bắc, phía Đơng và phía Nam, các con sơng nối liền với nhau bằng một
mạng lƣới chằng chịt, vừa thuận lợi cho giao thông vừa là nguồn nƣớc cung

cấp cho sinh hoạt của cƣ dân thành phố. Bên cạnh đó, phía Tây thành phố là
các dãy núi đá vôi án ngữ, các đƣờng vào thành phố đều phải qua các cây cầu,
đây là cảnh quan thiên nhiên thuận lợi đƣợc cải tạo để tăng vẻ đẹp cho thành
phố đồng thời phục vụ cho các yêu cầu kinh tế cũng nhƣ quốc phòng và an
ninh.
2.1.2.3. Khí hậu
Thanh Hóa nằm ở trong vùng nhiệt đới gió mùa nên trong năm có hai
mùa nóng và lạnh rõ rệt, tuy nhiên do đặc điểm về địa hình nên Thanh Hóa
hình thành ba vùng khí hậu tƣơng đối rõ nét đó là vùng rừng núi, vùng trung
du và vùng đồng bằng ven biển. Thành phố Thanh Hóa nằm trong khu vực


đồng bằng ven biển nên hàng năm chịu ba mùa gió: gió Bắc (gió mùa đơng
bắc), gió Tây Nam (gió Lào), gió Đơng Nam (gió Nồm).
Với điều kiện khí hậu hàng năm chia thành hai mùa thì mùa nóng ở đây
thƣờng bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa Thu, trong giai đoạn này thì thời tiết
nắng lắm, mƣa nhiều và hạn hán nhiều khi dƣới tác động của gió Tây Nam thì
nhiệt độ có thể tăng lên 39 đến 40 độ C, thƣờng xuất hiện giơng, gió xốy và
mang theo mƣa rào. Ở những năm vào tháng tƣ đến tháng sáu mà khơng có
gió Tây Nam mà chỉ có gió Nam thì thƣờng hay có hiện tƣợng hạn hán ảnh
hƣởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nơng dân.
Trong khi đó mùa lạnh thƣờng bắt đầu từ mùa Thu đến cuối Xuân,
trong giai đoạn này thời tiết hanh khơ, mƣa ít, khi xuất hiện gió mùa Đơng
Bắc nhiều khi nhiệt độ giảm xuống chỉ cịn 5 đến 6 độ C.
Tuy vậy nhiệt độ trung bình trong năm trên địa bàn nằm khoảng từ 23
đến 24 độ C.
2.1.2.4. Đất đai
Xét về cấu trúc địa tầng thì địa tầng Thanh Hóa đƣợc kiến tạo vào kỷ
Nê-bơn hoặc vào kỷ Luya – riêng. Điển hình là hệ tầng Hàm Rồng và hệ tầng
Đông Sơn.

Hệ tầng Hàm Rồng đƣợc cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi. Phần dƣới là cát
kết, bột kết xen với đá vôi, phân lớp màu xám đen chứa hóa thạch billingsella.
Phần trên đá vơi phân lớp dạng dải xen một ít cát kết và đá phiến đá hóa thạch
conodonta. Tổng bề dày của hệ tầng mặt cắt trên này khoảng từ 500m đến
600m.
Trong số các hóa thạch đã thu thập đƣợc trong hệ tầng Hàm Rồng thì
Trilobita cho tuổi Cambri muộn, ordovic sớm, là hệ tầng có qua hệ chỉnh hợp
với cả hệ tầng sơng Mã nằm dƣới và hệ tầng Đông Sơn nằm trên nó.


Hệ tầng Đơng Sơn có thành phần chủ yếu là cát kết, bột kết và có mặt
cắt điển hình dọc theo tuyến từ cầu Hàm Rồng đến làng Đông Sơn.
Tại mặt cắt Hàm Rồng - Đơng Sơn, trình tự mặt cắt từ dƣới lên trên
nhƣ sau:
- Bột kết xen đá phiến, đất sét xen đá mỏng màu vàng xám, đôi khi có
mặt những lớp cát kết hạt nhỏ.
- Cát kết dạng quaczit màu vàng xám phân lớp trung bình chứa hóa
thạch rất phong phú.
Tổng bề dày của hệ tầng mặt cắt này khoảng 250m. Hệ tầng Đông Sơn
nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Hàm Rồng và bị hệ tầng Nậm pìa phủ lên trên.
Theo những hóa thạch đã thu thập thì tuổi của hệ tầng đƣợc xác định là
ordovic sớm. Thành phố Thanh Hóa nằm gọn trên nền hệ tầng đó.
1.2. Xã hội
Hiện nay dựa trên những tƣ liệu, các hiện vật khảo cổ và những truyền
thuyết dân gian, thần tích và thần phả chúng ta đã có những bằng chứng
thuyết phục về sự xuất hiện của cộng đồng các cƣ dân ngƣời Việt ở địa bàn
thành phố Thanh Hóa.
- Xét về mặt khảo cổ: Hiện nay di chỉ núi Đọ đƣợc các nhà khảo cổ xếp
vào địa điểm cƣ trú của cƣ dân thời kỳ đồ đá cũ. Tại đây đã khai quật đƣợc rất
nhiều các công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt của ngƣời cổ đại cách chúng

ta từ hàng 3 đến 4 chục vạn năm.
Tại di chỉ Đông Khối thuộc xã Đông Cƣơng đƣợc khai quật vào năm
1960, ngƣời ta đã tìm đƣợc những hiện vật khẳng định di chỉ này là gián tiếp
theo của văn hóa núi Đọ. Các vùng ngoại vi thuộc địa bàn thành phố trên địa
bàn huyện Đông Sơn cũng đã phát hiện đƣợc nhiều hiện vật cùng với di chỉ
Đông Khối. Những hiện vật đƣợc tìm thấy nhờ khảo cổ học trên địa bàn thành


phố và các vùng phụ cận chứng tỏ sự xuất hiện, cƣ ngụ của ngƣời Việt cổ
dƣới dạng cộng đồng tại địa bàn thành phố Thanh Hóa vào thời điểm lúc bấy giờ.
Đặc biệt là tại địa bàn Đông Sơn ngƣời ta đã phát hiện và khai quật
đƣợc hiện vật trống đồng Đông Sơn, sự phát hiện và khai quật những hiện vật
bằng đồng tại đây đã đƣa Đông Sơn lên vị trí địa danh của nền văn minh trống
đồng - văn minh Đơng Sơn. Ngồi ra ở các vùng lân cận nhƣ Nam Ngạn,
Quảng Thắng cũng tìm thấy trống đồng và các vật dụng bằng đồng, ở làng
Dƣơng Xá tìm thấy mũi tên, mũi dáo… bằng đồng. Nhƣ vậy, cả một vùng
rộng lớn đã xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng của sự xuất hiện của cƣ dân
Việt cổ và chứng tỏ trình độ chế tác cơng cụ bằng đồng của cƣ dân Việt cổ tại
địa bàn thành phố Thanh Hóa thời điểm đó đã ở một mức độ cao.
- Xét về mặt truyền thuyết, thần phả, thần tích: Dựa vào các truyền
thuyết cũng nhƣ thần phả, thần tích tồn tại lâu đời trên địa bàn thành phố cũng
đã chứng minh cho sự tồn tại của các cộng đồng cƣ dân trên địa bàn. Truyền
thuyết tại làng Đông Sơn trên dãy núi Rồng có hai động lớn là động Rồng và
động Tiên kể rằng nơi đây là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ phân định việc
chia 50 ngƣời con xuống biển và 50 ngƣời con lên non. Tại địa điểm làng
Đình Hƣơng thuộc dãy núi Rồng có đền thờ “Thƣợng Ngàn Sơn Tinh” công
chúa. Cũng tại địa bàn thành phố, tại làng Tạnh Xá phƣờng Đông Vệ có thờ
Tản Viên Sơn Thần.
Ngồi ra, trên địa bàn thành phố cịn có nhiều các di tích thờ các thiên
thần nhƣ là làng Bào Nội, Bào Ngoại hay làng Thổ Oa thờ “Thiên Ứng Linh

Thần” hay “ Đông Cự Linh Ứng Dịch Vận Tơn Thần”…
Bên cạnh đó là các di tích thờ nhiên thần: Làng Ái Sơn thờ “Long Un
Tơn Thần” hay làng Lễ Xá thờ “Bạch Hạc Tôn Thần”…
Nhƣ vậy, trên vùng đất mà ngày nay thành phố quản lý, dân cƣ đã ổn
định nhất là vào khoảng thế kỷ X. Cịn từ đó về sau dù các làng phân lập cũng


đều dựa trên nền tảng cơ sở cũ. Hiện tƣợng này ta thấy khá rõ nhƣ ở làng
Hƣơng Bào, làng này chia thành Hƣơng Bào Nội, Hƣơng Bào Ngoại và
Hƣơng Thọ Giáp.
Nhìn chung từ khi nhà Nguyễn chuyển lỵ sở từ Tƣ Phố về Hạc Thành
thì dân số ở đây có sự phát triển đột biến. Dựa trên các sự kiện lịch sử chúng
ta có thể chia thành các giai đợn nhƣ sau:
- Giai đoạn thứ nhất, từ 1803 đến 1885, ở giai đoạn này ngoài việc dân
số tự nhiên trên địa bàn phát triển cịn có sự phát triển dân số cơ học, đó là các
quan lại lớn nhỏ và binh lính do nhà Nguyễn quản lý cùng với cha mẹ và vợ
con đi theo. Tuy vậy, ở giai đoạn này, cho đến nay chúng ta vẫn chƣa có một
tƣ liệu rõ ràng nào ghi chép đầy đủ về mặt số liệu.
- Giai đoạn thứ hai, từ tháng 5 năm 1886 đến tháng 8 năm 1945, ngày
tên quan lại cai trị hành chính đầu tiên của thực dân Phá là Ha-mơ-lanh đƣợc
cử giữ chức công sứ Thanh cho Ranh-gơ-van. Giai đoạn này ngoài cƣ dân bản
địa, quan lại Nam triều cịn có cả một bộ phận cƣ dân nƣớc ngồi. Dân số
năm 1915 tồn thành phố có 7.749 ngƣời, trong đó có 794 ngƣời là ngƣời
nƣớc ngồi. Số ngƣời nƣớc ngoài lúc này đã chiếm khoảng 10% cƣ dân, trong
đó có cả viên chức, thƣơng gia, bao gồm cả ngƣời Pháp, ngƣời Ấn và ngƣời
Trung Hoa.
- Giai đoạn thứ ba, từ tháng 8 năm 1945 trở về sau, đây là giai đoạn có
sự đột biến lớn về mặt dân cƣ.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, theo số liệu của ban điều tra đơ
thị thì dân số thị xã lúc này có khoảng 11.500 ngƣời.

Năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi thì dân số
tại đây là 12.415 ngƣời (Theo số liệu báo cáo tình hình hồi cƣ của UBHC thị
xã Thanh Hóa).


Năm 1963, dân số thành phố là 51.520 ngƣời (theo số liệu điều tra đô
thị và đất xây dựng của tỉnh).
Năm 1973 là 79.908 ngƣời.
Năm 1986 là 117.614 ngƣời.
Từ năm 1994 trở đi khi có quyết định của Thủ tƣớng chính phủ về việc
nâng cấp từ thị xã lên thành phố và mở rộng thêm ba xã Đông Cƣơng, Quảng
Hƣng và Quảng Thành thì dân số thành phố đã lên 172.462 ngƣời.
Trong quá trình hình thành và phát triển của cƣ dân thành phố, chúng ta
có thể thấy một số điểm nhƣ sau:
Thứ nhất, cƣ dân xa xƣa trên địa bàn cho đến ngày nay vẫn là những
ngƣời làm chủ nền văn hóa Đơng Khối, Đơng Sơn. Họ sinh sống cách chúng
ta từ 3 đến 4 vạn năm.
Thứ hai, suốt cả thiên niên kỷ thứ nhất và các thế kỷ sau công nguyên
cƣ dân đã dần dần từ đôi bờ sông Chu, sông Mã lan tỏa ra khắp đồng bằng
ven biển xứ Thanh.
Thứ ba, cƣ dân trên địa bàn thành phố đã ổn định muộn nhất từ đời Lý
trở về trƣớc. Trong cƣ dân ngồi ngƣời bản địa có cả ngƣời từ các huyện
khác, có cả ngƣời từ các tỉnh khác và thậm chí cả ngƣời nƣớc ngồi nhƣ
trƣờng hợp cha con Lê Cốc đã đến vùng đất này. Tất cả đều gắn bó mật thiết
với nhau tạo thành một khối cộng đồng đồn kết và nếu có đƣơng đầu với
giặc ngoại xâm thì đều sẵn sàng hi sinh cho vùng đất này.
1.3. Truyền thống lịch sử và văn hóa
1.3.1. truyền thống lịch sử
1.3.1.1. Lịch sử hình thành thành phố Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hóa nói chung và địa bàn thành phố Thanh Hóa nói riêng

là một trong những cái nơi của lồi ngƣời. Tại đây có nhiều di chỉ ghi lại một
cách sinh động dấu vết xƣa của thời nguyên thủy. Điều đó chứng tỏ rằng


Thanh Hóa và địa bàn thành phố Thanh Hóa đã chứng kiến các nền văn minh
của ngƣời tiền sử đã diễn ra trên mảnh đất tự bao đời nay và đƣợc mệnh danh
là địa linh, nhân kiệt.
Những di chỉ khảo cổ ở núi Đọ, di chỉ Đông Khối, di chỉ Đơng Sơn
chính là những dấu tích cụ thể minh chứng một cách rõ dàng của sự xuất hiện
và tồn tại nối tiếp nhau của con ngƣời thời tiền sử từ khi xuất hiện cho đến
các nền văn minh mà con ngƣời tạo ra trên mảnh đất này.
Khi đất nƣớc ta rơi vào giai đoạn “1000 năm Bắc thuộc”, vào thời nhà
Hán, theo “Tiền Hán Thư” cho biết thì quận Cửu Chân đƣợc mở vào năm
Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 trƣớc công nguyên), đời Hán Vũ Đế, trụ sở đặt tại
huyện Tƣ Phố. Địa bàn thành phố Thanh Hóa lúc bấy giờ nằm sát thành Tƣ
Phố (Tƣ Phố là làng Giàng). Quận trị Tƣ Phố là trung tâm kinh tế, chính trị
của Cửu Chân.
Thời nhà Đƣờng, năm Vũ Đức thứ 5 (622), nhà Đƣờng đổi quận Cửu
Chân thành “Ái Châu Cửu Chân quận”, thƣờng gọi là Ái Châu gồm bốn
huyện là Cửu Chân, Tùng Nguyên, Dƣơng Sơn, An Thuận. Huyện Cửu Chân
có thể tƣơng ứng với huyện Tƣ Phố của các đời trƣớc.
Đến thời Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu. Lý Công Uẩn chia cả
nƣớc thành 24 lộ, trong đó có Thanh Hóa lộ, (Thanh: trong sạch; Hố: biến
hố). Tên gọi Thanh Hố bắt đầu có từ đây. Năm 1029, nhà Lý dời lỵ sở từ
Ðông Phố đến Duy Tinh (vùng đất các xã Văn Lộc, Mỹ Lộc, Thuần Lộc
huyện Hậu Lộc ngày nay).
Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng
Dƣơng Xá (xã Thiệu Dƣơng, huyện Thiệu Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện
Đông Sơn), gọi là Hạc Thành.
Ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã

Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc


(thuộc tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc
tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn).
Ngày 29 tháng 5 năm 1929, ngƣời Pháp quyết định thành lập thị xã
Thanh Hóa, là một đơ thị cấp 3.
Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa
Phƣơng, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã
Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sát nhập vào thị xã. Ngày 28 tháng 8 năm
1971, các xã Đông Vệ, Đông Hƣơng, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã
Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xƣơng sát nhập vào thị xã. Lần lƣợt năm
1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa đƣợc xếp vào độ thị loại 4 và loại 3.
Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ của một
tỉnh thuộc hàng lớn nhất cả nƣớc, ngày 1 tháng 5 năm 1994, Thủ tƣớng Chính
phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố
Thanh Hóa với 15 phƣờng, xã, tổng diện tích tự nhiên 57,8 km2, dân số gần
20 vạn ngƣời.
Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85/CP điều
chỉnh địa giới thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đơng Cƣơng thuộc huyện
Đơng Sơn, các xã Quảng Thành, Quảng Hƣng và một phần đất của xã Quảng
Thịnh thuộc huyện Quảng Xƣơng vào thành phố, nâng tổng số phƣờng xã lên
18 phƣờng, xã.
Năm 2004, thành phố Thanh Hóa đƣợc cơng nhận là đơ thị loại 2. Theo
kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, thành phố sẽ là đơ thị loại 1
vào năm 2013.
1.3.1.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng
Thành phố Thanh Hóa, vùng đất “Địa linh nhân kiệt” từ bao đời nay
cùng với dòng chảy của lịch sử dân tộc là nơi sản sinh ra biết bao nhiêu anh



hùng yêu nƣớc, nhân dân ở đây đã xây dựng cho mình tinh thần đấu tranh
quật cƣờng, lịng u nƣớc nồng nàn và bất khuất.
Từ nền văn hóa Sơn Vi đầu tiên ghi dấu sự có mặt của con ngƣời ở đây
cho đến những bƣớc đƣờng lịch sử đầu tiên dựng nƣớc và giữ nƣớc, trải qua
quá trình gian khổ hơn nghìn năm Bắc thuộc, cho đến thời kỳ độc lập tự chủ
với biết bao nhiêu cuộc kháng chiến trƣờng kỳ, hi sinh biết bao nhiêu xƣơng
máu cho độc lập tự do của dân tộc, nhân dân Thanh Hóa đã góp phần quan
trọng trong một hành trình dài của lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc.
Vào thời Bắc thuộc, do sự áp bức bóc lột nặng nề của thế lực phong
kiến phƣơng Bắc cụ thể là nhà Hán, đời Hán Võ Đế, mùa xuân năm 40 (sau
công nguyên) cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Hai Bà
Trƣng đã nổ ra. Do sự căm thù giặc sâu sắc và đỉnh điểm, trong một thời gian
ngắn nhân dân khắp nơi ở hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đồng loạt đứng lên
giải phóng, thốt khỏi ách kìm kẹp, đô hộ của Hán tộc ngoại xâm. Sách “Hậu
Hán thư” viết: “Năm Kiến Vũ thứ 16, người con gái ở Giao Chỉ là Trưng
Trắc và em là Trưng Nhị làm phản, đánh phá châu quận. Trưng Trắc là con
gái của lạc tướng huyện Mê Linh, vợ Thi Sách, người Chu Diên rất hùng
dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc. Trưng Trắc
phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy mà người Man, người Lý ở Cửu Chân,
Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng…”[7, tr.35].
Ở quận Cửu Chân, nhân dân đã nổi dậy chiếm thành Tƣ Phố và giải
phóng các thành trì khác. Lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Cửu Chân là Đô
Dƣơng và Chu Bá. Sau khi chiếm đƣợc thành trì, hai ông kéo quân về hợp
quân với hai bà Trƣng tại Mê Linh. Mùa hè năm 43, đại quân của Mã Viện
kéo đến và đã đánh đổ đƣợc triều đình Trƣng Vƣơng. Bộ phận khác của nghĩa
quân do Đô Dƣơng và Chu Bá lãnh đạo đã lui về Cửu Chân, tiếp tục kháng
chiến. Đến tháng 11 năm 43, Mã Viện đem hai vạn quân cùng 2000 chiếc



thuyền tiến vào vùng Cửu Chân. Xung quanh thành Tƣ Phố đã diễn ra nhiều
trận đánh quyết liệt giữa nghĩa quân và đại quân của Mã Viện. Dƣới sự lãnh
đạo của Chu Bá, nhân dân cửu Chân đã chiến đấu rất ngoan cƣờng nhƣng vì
tƣơng quan lực lƣợng quá chênh lệch. Chu Bá cùng nhiều nghĩa quân không
chịu cho địch bắt đã bỏ quân lỵ chạy vào rừng sâu. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Từ khi cha con họ Khúc khôi phục đƣợc nền độc lập tự chủ cho dân tộc
cho đến khi triều đình Nam Hán phá hủy thành quả đó. Kế tục sự nghiệp của
họ Khúc có Dƣơng Đình Nghệ ngƣời ở làng Giàng, tên chữ là Tạnh Xá tức là
vùng Tƣ Phố cũ. Ông vừa là tƣớng của họ Khúc vừa là một hào trƣởng ở Ái
Châu. Theo sách “Đại Việt sử ký tồn thư” thì ơng đã nuôi dƣỡng hơn 3000
nghĩa tử, chuẩn bị lƣơng thảo và vũ khí để tiến cơng ra chiếm thành Đại La.
Giết chết tƣớng giữ thành là Lƣơng Khắc Trinh, thứ sử Lý Tiến và đám tàn
quân phải bỏ chạy về Quảng Châu. Vua Nam Hán sai Trịnh Bảo đem quân
cứu viện nhƣng bị Dƣơng Đình Nghệ chia qn đón đánh và giết chết vơ số,
tồn bộ qn cứu viện bị tan vỡ. Đây là thắng lợi hết sức to lớn của cuộc
kháng chiến chống quân xâm lƣợc của dân tộc vào đầu thế kỷ X, nó gắn liền
với tên tuổi Dƣơng Đình Nghệ ngƣời con ƣu tú của xứ Thanh.
Sau khi giành lại đƣợc quyền độc lập tự chủ từ tay quân Nam Hán,
Dƣơng Đình Nghệ xƣng làm Tiết độ sứ, kế tục sự nghiệp của họ Khúc. Ơng
đã cử Ngơ Quyền là một vị tƣớng tài ba lại vừa là con rể giữ Ái Châu. Rất tiếc
là sử cũ đã khơng ghi chép đƣợc những thành quả mà chính quyền họ Dƣơng
đã làm đƣợc, đồng thời cũng không để lại tài liệu gì về lực lƣợng nhân dân
tham gia nghĩa quân, nhất là những ngƣời trên địa bàn thành phố.
Vào thời nhà Trần, trƣớc âm mƣu thâm độc muốn tiếp tục xâm lƣợc
nƣớc ta của quân Nguyên- Mông, vào tháng 12 năm 1284, Thƣợng hồng
Trần Thánh Tơng đã hiệu triệu phụ lão cả nƣớc họp ở Diên Hồng, ban yến và
hỏi kế đánh giặc, các phụ lão đồng thanh nói “đánh” [2, tr. 45]. Tham gia hội


nghị Diên Hồng, theo thần tích đền Thánh Cả làng Nam Ngạn có ơng Chu

Ngun Lƣơng đƣợc dự hội nghị này. Thực hiện tinh thần quyết chiến của hội
nghị Diên Hồng, Chu Nguyên Lƣơng đã về làng, bỏ tiền của tập hợp binh sĩ
thạo nghề sông nƣớc cho huấn luyện sau đó đƣa ra Hải Dƣơng hội quân với
lực lƣợng của triều đình góp cơng đánh tan qn giặc Ngun – Mơng.
Bên cạnh đó theo các thần tích và thần phả thì Trần Nhật Duật đƣợc
nhà vua cử vào bảo vệ xứ Thanh. Hay thần tích đền Thánh Cả Hƣơng Bào
Nội và Hƣơng Bào Ngoại, thì vị Thần là Nguyễn Tĩnh, một vị tƣớng tài ba có
nhiều cơng lớn giúp nhà Trần. Sau khi kháng chiến thắng lợi ngài đƣợc nhà
vua cắt đất, phong hầu.
Tại địa bàn thành phố Thanh Hóa cũng đã xảy ra một số trận đánh
quyết liệt giữa quân Mông- Nguyên và nhân dân ta tại kênh Bố Vệ.
Sau khi nƣớc ta bị giặc Minh xâm lƣợc, dƣới ngọn cờ đấu tranh của
nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, nhân dân khắp nơi đã hƣởng ứng
nhiệt liệt, trong đó có nhân dân địa bàn thành phố Thanh Hóa, có nhiều gia
đình cả cha con, chồng vợ cũng theo quân khởi nghĩa. Điều thật đáng tiếc là,
chính sử khơng ghi chép lại mà chỉ có gia phả và thần tích ghi lại đƣợc ít
nhiều.
Dƣới thời Tây Sơn, dƣới ngọn cờ chống quân xâm lƣợc nhà Thanh do
Nguyễn Huệ lãnh đạo, nhân dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã có
khơng ít ngƣời tham gia nghĩa quân. Sử cũ chép rằng; “Ngày 25 tháng 11 năm
Mậu Thân (1788), đại quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy từ Phú Xuân
tiến ra Bắc. Khi qua Nghệ An, Thanh Hóa, Quang Trung đã tuyển thêm được
8 vạn quân lính và tổ chức duyệt binh ở làng Thọ Hạc (nay là phƣờng Đơng
Thọ - thành phố Thanh Hóa) vào ngày 10 tháng chạp”(theo “Việt sử thông
giám cương mục”).[22, tr. 7].


×