BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
=== ===
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
THỬ NGHIỆM TÍNH KHÁNG NẤM
(SAPROLEGNIA) CỦA NƯỚC ÉP LÁ HẸ
(ALLIUM TUBEROSUM) TRÊN CÁ BỐNG BỚP
(Bostrychus sinensis) TRONG ĐIỀU KIỆN
THỰC NGHIỆM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THUỶ SẢN
VINH - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
=== ===
THỬ NGHIỆM TÍNH KHÁNG NẤM
(SAPROLEGNIA) CỦA NƯỚC ÉP LÁ HẸ
(ALLIUM TUBEROSUM) TRÊN CÁ BỐNG BỚP
(Bostrychus sinensis) TRONG ĐIỀU KIỆN
THỰC NGHIỆM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THUỶ SẢN
Người thực hiện:
Lớp:
Người hướng dẫn:
Nguyễn Văn Phương
49K1 - NTTS
PGS. TS. Nguyễn Kim Đường
ThS. Nguyễn Thị Thanh
VINH - 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô giáo. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm Khoa Nơng Lâm Ngư, phịng thí nghiệm
cơ sở thủy sản, phòng thí nghiệm Bệnh học động vật thủy sản, Trung tâm thực hành
thí nghiệm, Trường Đại học Vinh cơ sở 2 đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành chương trình thực tập.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn giảng viên, ThS. Nguyễn Thị Thanh,
PGS. TS. Nguyễn Kim Đường đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt q trình
thực tập cuối khóa và hồn thành bài khóa luận.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô giáo khoa Nông
Lâm Ngư.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng,
tuy nhiên do thời gian có hạn, điều kiện khơng cho phép và kiến thức cịn hạn chế
nên khơng thể tránh được những sai sót. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của
thầy cô để khóa luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 9 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Văn Phương
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
1.1.
Vài nét về đối tượng nghiên cứu .................................................................... 4
1.1.1. Cá bống bớp (Bostrychus sinensis) ................................................................ 4
1.1.2. Nấm Saprolegnia - Tác nhân gây bệnh nấm thủy mi ở cá bống bớp
(Bostrychs sinensis) ........................................................................................ 5
1.1.3. Hẹ (Allium tuberosum) .................................................................................. 7
1.2.
Tình hình nghiên cứu bệnh nấm ở động vật thủy sản .................................... 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 12
1.3.
Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược phòng trị bệnh trên thủy sản....... 13
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược phịng trị bệnh ở thủy sản
trên thế giới................................................................................................... 13
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược để phòng trị bệnh trên động
vật thủy sản trong nước ................................................................................ 15
1.4.
Những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nấm cho động vật thủy sản ............ 17
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 19
2.1.
Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 19
2.2.
Dụng cụ, hóa chất sử dụng trong thí nghiệm ............................................... 19
2.3.
Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 19
2.4.
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
2.4.1. Phương pháp tách chiết hẹ ( Allium tuberosum) .......................................... 20
2.4.2. Phương pháp thử nghiệm nước ép lá hẹ diệt nấm Saprolegnia trong
phòng thí nghiệm .......................................................................................... 21
iii
2.4.3. Phương pháp phân lập nấm saprolegnia ....................................................... 22
2.5.
Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 23
2.6.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 23
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 24
3.1.
Kết quả thí nghiệm nước ép lá hẹ trong phịng thí nghiệm .......................... 24
3.1.1. Kết quả sàng lọc nồng độ của nước ép lá hẹ ............................................... 24
3.1.2. Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu của nước ép lá hẹ ...................... 24
3.1.3. Kết quả thử nghiệm khả năng diệt nấm của nước ép lá hẹ........................... 25
3.2.
Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh ............................................................. 28
3.2.1. Đặc điểm hình thái........................................................................................ 28
3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn tới sự phát triển của nấm .................... 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 39
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.
Kết quả sàng lọc nồng độ của nước ép lá hẹ ......................................... 24
Bảng 3.2.
Khả năng ức chế của nước ép lá hẹ lên nấm Saprolegnia sp ................ 25
Bảng 3.3.
Khả năng diệt nấm Saprolegnia sp của nước ép lá hẹ .......................... 26
Bảng 3.4.
Ảnh hưởng nhiệt độ tới sự phát triển của khuẩn lạc nấm ..................... 34
Bảng 3.5.
Ảnh hưởng của độ muối đến sự phát triển của khuẩn lạc nấm ............. 36
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.
Cá bống bớp ........................................................................................... 4
Hình 1.2.
Nấm Saprolegnia .................................................................................... 6
Hình 1.3.
Lá hẹ (Allium tuberosum) ...................................................................... 8
Hình 2.1.
Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .......................................................... 20
Hình 3.1.
Hiệu quả diệt nấm Saprolegnia sp của nước ép lá hẹ ở 16.000
ppm....................................................................................................... 27
Hình 3.2.
Hiêụ quả diệt nấm Saprolegnia sp của xanh malachite 0,15 % .................. 28
Hình 3.3.
Sự phát triển của nấm Saprolegnia sp khơng ngâm qua nước ép
lá hẹ ...................................................................................................... 28
Hình 3.4.
Khuẩn lạc nấm sau 2 ngày ................................................................... 29
Hình 3.5.
Đầu sợi nấm bình thường ..................................................................... 29
Hình 3.6.
Sợi nấm bắt đầu phân nhánh ................................................................ 29
Hình 3.7.
Sợi nấm bắt đầu phình to ..................................................................... 30
Hình 3.8.
Chuẩn bị hình thành vách ngăn ............................................................ 30
Hình 3.9.
Sợi nấm phân chia vách ngăn rõ .......................................................... 30
Hình 3.10.
Sự tập trung nguyên sinh chất dày đặc trong túi bào tử (x100) ........... 31
Hình 3.11.
Túi bào tử chứa nguyên sinh chất (x100) ............................................ 32
Hình 3.12.
Túi bào tử chứa các bào tử hình cầu khơng vận động (x100).............. 32
Hình 3.13.
Các bào tử phân chia rõ rệt, chuyển động trong túi bào tử .................. 32
Hình 3.14.
Các bào tử chuẩn bị được giải phóng ra khỏi túi bào tử ...................... 32
Hình 3.15.
Quá trình giải phóng bào tử ................................................................. 32
Hình 3.16.
Bào tử rỗng........................................................................................... 32
Hình 3.17.
Bào tử kết nang lần 1 ........................................................................... 33
Hình 3.18.
Giai đoạn phát triển của bào tử nấm .................................................... 33
Hình 3.19.
Tốc độ phát triển của nấm ở các nhiệt độ khác nhau sau 3 ngày
ni cấy trên mơi trường GY agar ....................................................... 35
Hình 3.20.
Tốc độ phát triển của nấm sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trường
GY agar chứa các nồng độ NaCl khác nhau ........................................ 36
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa của chữ viết tắt
NTTS
Ni trồng thủy sản
QĐ
Quyết định
CTV
Cộng tác viên
TN
Thí nghiệm
ĐC
Đối chứng
Th.S
Thạc sĩ
PGS. TS
Phó giáo sư. Tiến sĩ
mm
Milimet
Cm
Centimet
USD
Đô la mỹ
%
Phần trăm
cm2
Centimet vuông
g
Gam
N
Nitơ
P
Phốt pho
ppm
Phần triệu
H
Giờ
ºC
Độ ºc
ml
Mililit
1
MỞ ĐẦU
Ngành Nuôi trồng thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của quốc gia, không chỉ mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước mà
cịn góp phần đáng kể trong cơng tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương
thực, nâng cao đời sống dân cư.
Thủy sản là một ngành nghề phát triển lâu đời và giữ vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta. Theo thống kê thì đây là một trong những ngành tạo nên sản
phẩm nông nghiệp cho giá trị xuất khẩu cao. Cụ thể, vào năm 2010 kim ngạch xuất
khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ USD, trong khi một số mặt hàng khác như lâm sản - đồ gỗ
3,63 tỷ USD; gạo 3,2 tỷ USD; cao su 2,3 tỷ USD; cà phê 1,76 tỷ USD và hạt điều
1,1 tỷ USD. Qua đó thấy được kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thủy sản chiếm tỷ
trọng tương đối lớn [49].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường đang
trở thành những thách thức lớn đối với ngành Nuôi trồng thủy sản. Trong số những
tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản, bệnh do nấm gây ra chiếm tỷ lệ khá lớn
và gây thiệt hại khơng nhỏ.Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của nghề ni ven
biển và nghề ni biển thì nghề ni cá nước lợ vẫn khẳng định được vai trị của
mình. Với những đối tượng ni có giá trị cao và nhu cầu lớn trên thị trường như
cá Bống bớp, Cá chim vây vàng… nghề NTTS nước lợ có thể trở thành nghề mũi
nhọn của NTTS Việt Nam [13]
Bệnh do nấm, vi khuẩn, thông thường sử dụng kháng sinh để trị bệnh sẽ
đem lại hiệu quả cao nếu dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm. Tuy
nhiên, việc sử dụng kháng sinh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và
môi trường sinh thái nếu dùng tùy tiện, thiếu hiểu biết. Mặt khác, việc sử dụng
kháng sinh tùy tiện còn tạo ra các chủng nấm, vi khuẩn kháng thuốc, tồn dư
kháng sinh trong sản phẩm thủy sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Vì vậy, hiện nay một số loại kháng sinh đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng trong
nuôi trồng thủy sản [43].
2
Trước tình hình đó, nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp thay thế sử dụng
kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là hết sức cần thiết.
Có nhiều biện pháp thay thế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã
được đưa ra, trong đó hướng nghiên cứu sử dụng thảo dược đang được nhiều người
quan tâm. Việc sử dụng thảo dược thay thế cho việc dùng kháng sinh trong việc trị
bệnh có những ưu điểm như: Chi phí thấp, dễ sử dụng, thân thiện với môi trường,
tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh, nguồn nguyên liệu dễ kiếm tìm hoặc nơng dân có
thể trồng được.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học cũng như người dân đã có
những nghiên cứu, thử nghiệm ở các mức độ khác nhau đối việc việc sử dụng một
số loại thảo dược như tỏi, trầu khơng, lá hẹ, ... để phịng, trị bệnh cho một số đối
tượng nuôi như tôm sú, tôm thẻ chân trắng và một số loại cá nước ngọt, nước lợ, ....
Hầu hết, các loại thảo dược mới chỉ được sử dụng ở dạng dịch chiết.
Khi ngành nuôi trồng đã phát triển, nhiều đối tượng có giá trị kinh tế được
đưa vào ni, các hình thức ni cơng nghiệp như nuôi thâm canh, siêu thâm canh
được áp dụng phổ biến, sự đầu tư lớn về giống, thức ăn và năng suất cao luôn là
điều kiện tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ dịch bệnh. Do vậy khi NTTS càng phát triển thì
vấn đề dịch bệnh càng trở nên thường xuyên, đe dọa ngành nuôi trồng thủy sản, gây
những thiệt hại lớn, và đôi khi bệnh trở thành nhân tố quyết định thắng thua trong
một đợt sản xuất.
Trong nuôi cá nước lợ, dịch bệnh thường xuyên xảy ra và bệnh nấm thủy mi
là bệnh hay gặp nhất trên các đối tượng ni vào mùa có nhiệt độ thấp, ni ở mật
độ cao. Bệnh này gây thiệt hại rất lớn cho người ni.
Hẹ (Allium tuberosum) là một lồi thảo dược. Trong Đơng Y sử dụng hẹ có
tác dụng trợ thận, bổ dương, ơn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu
đờm, .... Trong tây y, hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường
huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tuyến tụy [44]. Nhiều nghiên
cứu đã xác định trong lá cây hẹ và củ hẹ có chất sunfua, saponin, chất đắng và hai
hoạt chất tên là odorin, allicin có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh [6]. Đây
3
là cơ sở để chúng ta nghiên cứu và tìm ra những tác dụng của hẹ trong việc phòng
và trị bệnh động vật thủy sản.
Do những yêu cầu thực tiễn trên chúng tơi tiến hành đề tài: “Thử nghiệm
tính kháng nấm Saprolegnia của nước ép lá hẹ (Allium tuberosum) trên cá bống
bớp (Bostrychs sinensis) trong điều kiện thực nghiệm”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định được khả năng kháng nấm Saprolegnia của nước ép lá hẹ (Allium
tuberosum) trên cá bống bớp (Bostrychs sinensis).
4
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Cá bống bớp (Bostrychus sinensis)
1.1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Giống : Bostrychus
Lồi: Bostrychs sinensis
Hình 1.1. Cá bống bớp
1.1.1.2. Phân bố
Cá bống bớp (Bostrychus sinensis) phân bổ ở nhiều nơi trên khu vực duyên
hải Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ Úc đến tận Đài Loan, Trung Quốc, tại
những vùng nước ven bờ có nhiệt độ 20÷300C và độ mặn từ 2 đến 25‰. Chúng sinh
sống trong các hang đất ở rừng ngập mặn theo từng cặp đực cái hay theo bầy.
Ở Việt Nam, chúng sinh sống ở các vùng rừng ngập mặn, cửa sông và vùng nước
triều ven bờ tây vịnh Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh), Nam Trung Bộ, Đông
và Tây Nam Bộ - nói chung là từ Bắc chí Nam [51].
5
1.1.1.3. Đặc điểm hình thái
Lồi cá này có thân hình trụ tròn với đầu ngắn, mắt nhỏ và mõm tầy. Da trơn
do bao phủ bởi những vẩy rất nhỏ. Hai vây lưng của con vật tách biệt nhau nhưng
vây bụng thì gần nhau và dính ở gốc vây. Thơng thường cá bống bớp dài chừng
15÷18 cm và cân nặng 150÷300 gam, tuy nhiên một số cá thể có thể dài đến 25 cm.
Tốc độ sinh trưởng nhìn chung là chậm [51].
1.1.1.4. Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng
Mùa sinh sản của loài kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8. Trứng sẽ nở sau
khoảng 3 đến gần 4 ngày trong điều kiện nhiệt độ 28÷300C và độ mặn từ 17÷ 20‰.
IUCN không đánh giá mức độ nguy cấp của loài, nhưng tại Việt Nam thì nó là lồi
cực kỳ nguy cấp [51].
Thức ăn của cá bống bớp là các loại như cịng, cáy, tơm, cua nhỏ, dăn
dắt hay cá tạp. Cá bống bớp được đánh giá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao và thịt thơm ngon, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nên
từng bị đánh bắt nhiều dẩn đến quần thể của chúng bị sụt giảm mạnh, đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, hiện nay loài cá này đã được nuôi ở một số
quốc gia và vùng lãnh thổ như như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt
Nam (các khu vực Quảng Ninh, Hải Phịng, Nam Hà, Thái Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh) [51].
1.1.2. Nấm Saprolegnia - Tác nhân gây bệnh nấm thủy mi ở cá bống bớp
(Bostrychs sinensis)
1.1.2.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Eumicophyta
Lớp: Oomycotea
Bộ: Saprolegniales
Họ: Saprolegniaceae
Giống: Saprolegnia
Loài: Saprolegnia sp.
6
Hình 1.2. Nấm Saprolegnia
1.1.2.2. Đặc điểm của nấm Saprolegnia
a. Hình thái cấu tạo
Đây là nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào
nhưng không có các vách ngăn. Sợi nấm có chiều dài 3÷5mm, đường kớnh si nm
khong 20ữ42àm, cú phõn nhỏnh v chia lm 2 phần, một phần gốc bám chắc vào
cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài mơi trường nước [1].
b. Hình thức sinh sản
* Sinh sản sinh dưỡng
Bằng cách phát triển ở đầu mút của khuẩn ty hình thành các bào tử màng
dày, các hạch nấm các tế bào này đứt ra khỏi cơ thể mẹ và phát triển thành sợi nấm
mới [1].
* Sinh sản vơ tính
Trong q trình sinh sản vơ tính bắt đầu từ túi bào tử hình thành các bào tử
động riêng biệt được giải phóng ra ngoài bơi, vận động tự do trong mơi trường có
hình ovan quả lê sau đó trải qua giai đoạn đứng yên để chuyển sang dạng bào tử
hình quả thận vận động sau một thời gian bào tử nẩy mầm phát triển thành sợi nấm,
khi chất dinh dưỡng đầy đủ đỉnh đầu sợi nấm phồng lớn, các nguyên sinh chất bắt
đầu tập trung lại ở phần đỉnh bắt đầu xuất vách ngăn, ngăn cách giữa nơi tập trung
nguyên sinh chất và phần ngồi sợi nấm để hình thành túi bào tử và hoàn thành quá
trinh sinh sản [1].
7
* Sinh sản hữu tính
Trong sinh sản hữu tính nấm hình thành các giao tử đực và giao tử cái. Trên
sợi nấm thường quan sát thấy những cơ quan sinh sản đực và cái. Giao tử đực tương
đối nhỏ thường có hình ống, giao tử cáo thường là một túi hơi phình to ở đầu một
nhánh sợi nấm gọi là thể sinh túi. Thể sinh túi có thể là hình cầu hoặc hình trụ đầu
kéo dài một ống gọi là sợi thụ tinh [1].
Khi đầu giao tử đực tiếp giáp với đầu thụ tinh, khối nguyên sinh chất chứa
nhiều nhân của nó sẽ chui qua sợi thụ tinh để đi vào giao tử cái. Các nhân xếp
thành từng đôi, gồm nhân đực và nhân cái, các nhân kép được chuyển vào các sợi
sinh túi do thể sinh túi mọc ra và sau đó phân chia giao tử cái ra nhiều tế bào
lưỡng bội chứa nhân kép. Tế bào ở cuối sợi uốn cong lại, hai nhân chứa trong tế
bào này phân chia một lần thành 4 nhân. Tiếp đó tế bào này tách ra thành 3 tế bào,
tế bào ở chỗ uốn cong chứa hai nhân (một nhân đực, một nhân cái), tế bào ngọn và
tế bào gốc chứa một nhân. Từ túi bào tử mẹ tăng sinh ban đầu tập trung nhiều
nguyên sinh chất sau đó từ một túi bào tử mẹ có thể sinh sản ra từ 1÷8 bào tử con
bên trong khi các tế bào con thành thục được giải phóng từ bào tử mẹ sẽ tiếp tục
nẩy mầm và phát triển thành sợi nấm. Tế bào ở chỗ uốn cong chính là tế bào mẹ
của túi và phát triển túi bào tử [1].
1.1.3. Hẹ (Allium tuberosum)
1.1.3.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Magnoliophyta
Lớp hành: Aliliopsida
Phân lớp hành: Aliliidar
Bộ hành: Asparagales
Họ hành: Alliaceae
Chi: Alilium
Loài: Allium tuberosum
8
Hình 1.3. Lá hẹ (Allium tuberosum)
1.1.3.2. Đặc điểm sinh học
Mùi vị của hẹ là trung gian giữa tỏi và hành tăm. Hẹ là loại rau được dùng
nhiều trong các món ăn. Ngoài ra người ta còn dùng hẹ như hành hay tỏi để chữa
nhiều bệnh từ thông thường đến phức tạp [45].
Hẹ có đặc điểm cao khoảng 20÷50 cm, có thân mọc đứng, h?nh trụ hoặc có
góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dài phẳng hẹp, có rãnh, dài 15÷30 cm, rộng 1,5÷7
mm [45].
Cây của vùng ơn đới Đơng Á, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi,
trung du và đồng bằng. Thường hẹ được trồng bằng củ tách ở cây đã tàn lụi. Có thể
trồng hẹ vào mùa xuân, hoặc thu đông là tốt nhất. Thường thu hái hẹ quanh năm,
dùng khi đang tươi [45].
1.1.3.3. Thành phần hố học
- Thành phần
Trong cây hẹ có các hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin
có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C. Thân hẹ chứa aliin, methylaliin; lá hẹ chứa
hợp chất sulfit, linalol. Trong 100g phần ăn được của hẹ có nước 93g, protein 2,1g,
chất béo 0,1g, carbonhydrat 2,8g, chất xơ 0,9g, tro 1g, caroten 4mg và vitamin C
25mg. Các đường fructose, glucose, galactose và sucrose. Phân đoạn bay hơi có 36
chất, trong đó có 20 hợp chất sulfit. Hẹ còn chứa N-P. coumaryol tyramin, bis (p.
hydroxyphenyl) ether và odorin [5].
9
- Tác dụng
Nước ép lá tươi và thành phần bay hơi của cây có tác dụng kháng khuẩn
mạnh đối với Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri,
Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis. Hoạt chất odorin có tác dụng ức chế
mạnh Staphyllococcus aureus. Lá hẹ tươi có tác dụng diệt trùng roi âm đạo sau 30
phút tiếp xúc. Nước ép lá hẹ lọc bỏ cặn, tiêm tĩnh mạch cho chuột nhắt trắng với
liều 0,1-0,5 ml/10g thể trọng, xuất hiện triệu chứng choáng, vật vã, co giật và chuột
chết sau nửa giờ. Hẹ được dùng làm gia vị và làm thuốc [5].
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh nấm ở động vật thủy sản
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nấm gây bệnh ở động vật thủy sản đã được nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên
đó chỉ là những nghiên cứu về tác nhân gây bệnh, tác hại của nó.
Theo Willoughby (1969) một số bệnh gây chết cá hồi thường thấy ở Scotlen,
Italia, nguyên nhân là do một số loài Saprolegnia. sp, bệnh thối mang ở cá hồi cũng
do Saprolegnia. sp gây ra. Ở cá loài cá khác bệnh này thường do nấm thuộc giống
Branchiomyces gây nên [27].
Theo Chen Chin Leu (1973) một số loài cá nước ngọt ở tỉnh Hồ Bắc- Trung
Quốc ln nhiễm nấm Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces. Cịn Pichyang và
Bodhala Mik (1983) thì cho rằng nấm Saprolegnia và Achlya là các giống gây ra
hội chứng lở loét ở Thái Lan. Subasinghe và ctv (1990) đã khẳng định Achlya là
nấm gây bệnh duy nhất có liên quan tới dịch bệnh ở Srilanca từ trước tới nay [40].
Theo sổ tay phòng trị bệnh của Sở nghiên cứu tỉnh Hồ Bắc (1975) đã nghiên
cứu ra các tác nhân gây bệnh nấm cá chủ yếu là nấm thủy mi Saprolegnia, Achlya,
nấm mang Branchiomyces gây bệnh ở cá bột, cá hương, cá giống và cả cá thịt ở các
loài cá như trắm cỏ, cá mè hoa, mè trắng, trôi, rôphi chúng phát triển nhanh làm
chết cá hàng loạt [3].
Theo Mekenzic và Hall (1976) lần đầu tiên phân lập được các sợi nấm không
màu không chia đốt từ các vết loét ngoài da của cá đối với bệnh đốm đỏ. Theo
Callian và ctv (1990) đả tìm ra một loài nấm Aphanomyces từ vết loét xuất hiện sớm
10
của một số loài cá bệnh và kết luận rằng: Bệnh này đã gây ra đốm đỏ bằng cách
xâm nhập lên da và nằm dưới cơ xương của những cá không chịu được sự thay đổi
khắc nghiệt của môi trường nước. Đây là những lồi nấm gây bệnh cho tơm sông và
hủy diệt đàn tôm sông ở châu Âu [8].
Roberts và ctv (1989) đã tìm thấy một lồi nấm Aphanomyces tương tự đã ký
sinh trên tất cả các mẫu bệnh cá ở Bangladesh. Họ đã xác định được rằng nấm dễ
dàng phát triển trên các vết thương của cá nước ngọt. Mặc dù một số nấm đóng vai
trò là tác nhân gây bệnh đầu tiên, nhưng nấm Aphanomyces vẫn chỉ là những sinh
vật xâm nhập thứ hai mặc dù vậy bệnh do nấm này sẽ gây nguy hiểm cho cá và phải
tìm ra những biện pháp hữu hiệu để phịng trị nấm [35].
Hatai và Hasbiai (1993) cho rằng, bệnh nấm Saprolegnia đã gây chết cá với
tỷ lệ cao, được ghi lại lần đầu tiên ở cá hồi trong thủy vực nước ngọt ở một trại nuôi
ở quận Myaginia, Nhật Bản năm 1983 [23].
Theo tài liệu về “Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá” trong chương trình dự án
phát triển của FAO khẳng định rằng: Nấm luôn được coi là có vai trị quan trọng
trong ngun nhân tổng hợp của hội chứng dịch bệnh lở loét (EUS). Những giống
nấm có liên quan với các biểu hiện của EUS như Saprolegnia, Achlya,
Aphanomyces, tuy nhiên Saprolegnia là phổ biến nhất có liên quan đến lở loét da.
Nhưng cá mới có dấu hiệu sớm của bệnh hoặc ở giai đoạn vết thương đang lành thì
khó có thể phân lập được nấm [41].
Plehn (1912) đã tìm thấy nấm Branchiomyces sanguitis trên cá chép. Cũng
trên cá chép thì Tills (1977) đả phân lập được giống nấm Basidiobolus ở giai đoạn cá
giống. Tuy nhiên bệnh nấm không chỉ xuất hiện trên cơ thể cá mà chúng còn xâm
nhập cả vào trứng của chúng như giống Achlya, Aphanomyces, Saprolegnia đã phân
lập được từ trứng của động vật thủy sản nước ngọt (Neish & Hughes, 1980) [32].
Kishio Hatai, Gen- Ichihoshiai (1993) đã phân lập được một số loài nấm từ
những thương tổn của cá hồi bạc (Oncorhynchus kisutch) trong đó có
Saprolegniosis. Một lồi nấm thường xun được tìm thấy là Saprolegnia
parasitica, lồi ít thấy nhất là Saprolegnia diclin [25].
11
Kazuyo Nakammura (1995) đã nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống coenzyme Q
có trong 32 lồi của Saprolegniales và Lagenidiales. Những loài nấm này được phân
lập từ các động vật bị nhiễm nấm, môi trường nước ngọt và môi trường nước mặn.
Kết luận cho biết thành phần quan trọng nhất có trong nấm là coenzyme Q-9 [21].
Cũng trong năm này ông cũng đã nghiên cứu vá tìm thấy Legenidium nhiễm trên
trứng và ấu trùng cua (Scyllya serrata) trong quá trình sản xuất ở Bali, Indonisia.
Kết quả cho thấy trứng và giai đoạn Zoea của cua đều bị chết khoảng 10% tổng số
và có sự thay đổi màu sắc của trứng [22].
Kishio Hatai và ctv (1997) đã chứng minh được tính hiệu quả của H202 diệt
nấm gây trên trứng cá hồi (Rain bow trout). Ở 500µg/ml H202 trong 60s ở 200C ức
chế sự phát triển của động bào tử và 1000µg/ml H202 cũng ở thời gian và nhiệt độ
trên thì ức chế q trình sinh dưỡng của nấm. Trị bệnh với 100µg/ml H202 trong 60s
ở 130C có hiệu quả nhất. Nó hạn chế nấm bị nhiễm và làm tăng tỷ lệ nở của trứng cá
hồi [32].
Niulubol Kitancharoen, Kissshio Hatai và ctv (1997) đã nghiên cứu hiệu quả
của NaCl kháng nấm Saprolegniasis ở trứng cá hồi, đã chứng minh trong 1h ở T0 =
130C, nồng độ tối đa NaCl = 25ppt là không gây độc đối với trứng cá hồi. Nghiên
cứu này cho thấy rằng nếu trị bệnh với nồng độ NaCl = 25ppt trong 1h, 2 lần trong
1 tuần thì trứng bị nhiễm nấm giảm và làm tăng tỷ lệ nở trứng cá hồi. Tiếp tục trị
bệnh với NaCl ở nồng độ lần lượt là 3ppt, 5ppt, 7ppt thì tỷ lệ nở của trứng đều
giống nhau. Hơn nữa nhóm trị bệnh ở NaCl = 7ppt thì những trứng nhiễm nấm bị
chết [33].
Hussein và Kishio Hatai (1999) đã phân lập được một loài mới trong hệ
thống Saprolegia có tên là Saprolegnia salmonis. Được tìm thấy ở cá hồi đỏ ni
(Sockeye salmon) bị chết nổi ở Hokkaido, Nhật Bản [30].
Mortada M.A.Hussein, Kishio Hatai và Tetsuichi Nomura (2001) đã tìm thấy
bệnh nấm Saprolegniosis ở trứng và cá hồi nuôi (Salmoinds) tại một trại sản xuất
giống ở Hokkaido, Nhật Bản. Hầu hết các trường hợp ban đầu đều có biểu hiện lâm
sàng ở đặc điểm sinh học đó là sự phát triển của sợi nấm trên bề mặt cơ thể cá đặc
12
biệt là ở đầu, vây, đuôi. Có 33 loài được phân lập từ những thương tổn trên đều
thuộc họ Saprolegnia. Căn cứ vào hình thái học và đặc điểm sinh học đã kết luận
được 15 loài là Saprolegnia parasitica, 16 loài là Saprolegnia salmonis và 2 loài là
Saprolegnia australis [31].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay bệnh ở động vật thủy sản đả được nghiên cứu rất nhiều. Cùng với
các bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng thì bệnh do nấm cũng đã được nghiên cứu, tuy
nhiên nó chỉ mới dừng lại ở những bài báo cáo về tác nhân gây bệnh và tác hại của
nó, sự mơ tả về nấm còn rất sơ sài và chưa được quan tâm như các tác nhân gây
bệnh khác.
Theo điều tra của trung tâm thủy sản III - Nha Trang bệnh nấm và bệnh
màng nhày xuất hiện từ cuối năm 1989, gây nhiều thiệt hại cho người sản xuất tôm
giống [19].
Theo điều tra của Bộ môn bệnh cá - Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản I,
thì từ 1995÷1996 những hộ nuôi ba ba ở Hà Nam và Hà Nội đã thiệt hại do nấm gây
ra làm chết từ 30%÷40% tổng số ba ba nuôi. Năm 2000 bộ môn bệnh động vật thủy
sản đã nghiên cứu bệnh trên cá trắm cỏ tại các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái
Nguyên, Hưng Yên đã xác định được khoảng 50% cá bị nhiễm nấm. Cũng trong
năm này Viện Thủy sản I đã điều tra về bệnh cá Tuyên Quang, kết quả đã phân lập
35 mẫu có 12 mẫu nhiễm nấm chiếm 34,3% [11].
Năm 1996, tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, bộ môn bệnh động vật
thủy sản đã đi sâu nghiên cứu tác nhân gây bệnh nấm cho động vật thủy sản, đã
phân lập được nấm gây bệnh cho cá nước ngọt chủ yếu là Saprolegnia, Achlya,
Aphanomyces, Branchiomyces [4].
Trong báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2000 của bộ môn bệnh tôm cá - Viện
nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I đã tiến hành nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh
trên một số lồi thủy sản ở một số tỉnh phía Bắc, đã phân lập được một số giống
thường gặp là Aspergillus, Saprolegnia, Fuarium, Penicilium, Phoma [3].
13
Theo điều tra của bộ môn bệnh cá - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I từ
1999- 2002 ở các tỉnh miền Bắc và ven biển miền Trung. Kết quả ở các loài cá nước
ngọt như trắm cỏ, cá chình, cá trê, cá chép, mrigal, cá ba sa, tơm càng xanh phân lập
được các giống chủ yếu là Aspergillus, Saprolegnia, cịn ở các loài nước mặn từ
Thanh Hố đến Nghệ An tác nhân gây bệnh chủ yếu là các giống Fusarium,
Hapliphthoros, Lagenidium [11].
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược phịng trị bệnh trên thủy sản
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược phòng trị bệnh ở thủy sản trên
thế giới
Việc nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm thuốc từ thảo dược có tác dụng
phịng và trị bệnh cho thủy sản thì cịn rất nhiều khiêm tốn. Nghiên cứu và sử dụng
kháng sinh thảo dược đả thực sự có những lợi ích thiết thực ví như chi phí thấp dễ
sử dụng không gây hại đến môi trường nuôi cũng như môi trường xung quanh, tạo
ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Lợi ích cuối cùng của việc sử
dụng thảo mộc đó là dễ tìm kiếm ngồi tự nhiên hoặc là nơng dân có thể trồng được.
Chính vì vậy hiện đả có rất nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu ứng dụng
thảo mộc vào trong lĩnh vực thủy sản. Với những ưu điểm vượt trội so với các loại
kháng sinh hóa học vì vậy, hiện nay xu hướng nghiên cứu sử dụng các loại thảo
dược trong điều trị bệnh cho vật nuôi thủy sản đã và đang từng bước được các nhà
khoa học quan tâm, được coi là một hướng đi cho phát triển bền vững ngành thủy
sản Các nghiên cứu đã đề xuất được một số phương thức sử dụng thảo dược như sử
dụng phần thô, dịch chiết, hoạt chất của thảo dược. Kết quả các nghiên cứu cho thấy
một số thảo dược bước đầu có tác dụng trong việc phịng trị bệnh cho vật ni hoặc
giúp sinh ra kháng thể. Bên cạnh đó, có nghiên cứu còn chứng minh được tính vơ
hại của thảo dược đối với môi trường. Sau đây là một vài nghiên cứu điển hình:
Mei – Chin Yin, Shih – Ming Tsao (1999), đã nghiên cứu hiệu ứng kìm hãm
của 7 lồi họ hành đối với 3 lồi nấm mốc. Hoạt tính kháng nấm và nồng độ kháng
nấm tối thiểu của dịch chiết từ tỏi, tỏi bakeri, cây tỏi tây Trung Quốc, cây hẹ, hành
tây, hành tăm, củ hành chống lại các loài nấm Aspergillus, A. flavus và A.
14
fumigatus đã được nghiên cứu. Những loài thuộc họ hành này đều có hoạt tính
kháng nấm với tỏi thì có nồng độ thấp nhất, rồi tới hẹ. Ngoại trừ hành, hiệu ứng kìm
hàm các lồi nấm của các lồi họ hành là giảm khi nhiệt độ tăng và không có sự
khác nhau khi pH = 2, 4, 6 [29].
Theo Masoomeh Shams - Ghahfarokhi, Mohammad - Reza Shokoohamiri
(2005), dịch chiết từ hành, tỏi, hẹ được sử dụng để thử tính kháng nấm Malassezia
furfur (25 loài) , candid albicans (18 loài) là rất tốt. Tất cả các loài hành này đều
có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tất cả các loài nấm được sử dụng làm
nghiên cứu. Kết quả là tỏi và hẹ là 2 lồi có hiệu quả cao nhất trong khả năng
kháng nấm [28].
Ở Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu trong qui mơ phịng thí nghiệm với 3 loại
thảo mộc Ocimum sanctum (os), withania somniera (ws) và Myristik fragrans (mf)
có ảnh hưởng kháng lại lồi vi khuẩn vibrio Harvey gây bệnh trên cá song
Epinephelus tauvina. Vậy bước đầu đã có kết quả tốt trong việc sử dụng Os, Ws, Mf
có tính kháng vi khuẩn vibrio harvey. Cũng tại Ấn Độ đã có nghiên cứu kết luận
chất chiết từ lá ổi và quả ổi có tác dụng chống lại các loài vi khuẩn Stapilococcus,
Shigella, Salmonella, Pacilus, E. Coli, Cloestridium [38].
Hasnabana (2004), ông đã nghiên cứu sử dụng Azadirachta indik, Allium
sativum và Poligonum hidropiper là 3 loại thảo mộc dùng để kháng khuẩn. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng chúng là các thảo dược có tác dụng phịng bệnh nhưng
không gây ô nhiễm môi trường. Một nghiên cứu khác đề cập đến hiệu quả của thảo
mộc đối với tính miễn dịch của cá chép Ấn Độ. Thí nghiệm tiến hành trên cá có
trọng lượng (200±17g) cho ăn thức ăn có chứa 0,5% rễ cây Achyranthes astera
(Amaranthaceae) sau 4 tuần cho ăn nhận thấy cá có khả năng sinh ra kháng thể [41].
Kobori và Tanabe (1993); Parasatporn và ctv (2005) đã khẳng định, những
năm gần đây xu hướng sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh thủy sản ngày càng
phổ biến do biên độ an toàn cao. Các chiết xuất từ thảo dược như Hinokiticol, Citral
và allylisocyanate được sử dụng rộng rãi trong bảo quản và điều trị bệnh do nấm và
vi khuẩn gây ra [26].
15
Các chất như alixin trong tỏi, odorin trong hẹ, brazilin và sappanin trong tô
mộc mãi về sau này mới biết, song từ thế kỷ XIV, Đại y thiên sư Tuệ Tĩnh đã sử
dụng nhiều loại thảo mộc như tỏi, hẹ, tô mộc, hạt cải, trầu không, ... trị một số bệnh
nhiễm khuẩn [12].
Binz (1867) đã chứng minh được quinin rất độc với Paramecium. Ở nồng độ
1/20.000 ppm quinin làm suy yếu hoạt lực của Paramecium sau 2h. Từ đó Binz đưa
ra vấn đề về khả năng dùng quinin để điều trị các bệnh do paramecium [25].
Gries (1943) và Largralge (1956) chiết xuất được chất Juglon từ cây Hồ Đào,
chất này là một dẫn xuất Natoquinon, Juglon có tác dụng với nhiều loại nấm và vi
khuẩn có nhu bào [12].
Một số thử nghiệm ban đầu ở Ấn Độ cho thấy dịch chiết cây C. roseus (L.)
kích thích hoạt động thực bào ở cá Chép (Cyprinus carrpio) [38].
Noble (1990), Somporn (1994), Renault (1999) cho biết C. roseus (L.) là
loại cây thuốc quan trọng và nó có tới 150 loại alcalvid, trong đó có 2 loại quan
trọng là vinblastin và vincristin được dùng trong điều trị bệnh máu trắng và
chống ung thư [16].
Chuntao Yuan, Dongmei Li, Wei Chen, Fangfang Sun, Guanghong Wu, Yi
Gong, Fianqing Tang, Meifang và Xiaodong Han (2007) đã nghiên cứu về tính
miễn dịch của cá chép, trộn lẫn một số loại thảo mộc với nhau như Astragalus
mempranaceus (phần rễ và thân), Poligonum multiflorum (phần rễ), Isatis tinctoria
(phần rễ), Glycyrrhida grabra (phần thân) cho cá ăn 0,5% và 1% trong thời gian 30
ngày, kết quả cho thấy thảo dược giúp tính miễn dịch của cá tăng lên đáng kể [20].
Hiện ở Trung Quốc sản phẩm có nguồn gốc từ tỏi (Allium sativum) dạng bột
mịn trắng đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong việc phịng và trị bệnh
nhiễm khuẩn trên cá trắm cỏ.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược để phòng trị bệnh trên động vật
thủy sản trong nước
Theo kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều loại cây thuốc nam, thảo mộc đã và
đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như lá xoan, tỏi, cây chó đẻ răng cưa,
16
hạt cau, hạt bí ngô, lá xoan đâu, ... mỗi một loại có tác dụng khác nhau trong việc
phịng và trị bệnh, một số cây có ưu thế trong việc phòng trị bệnh do tác nhân gây
bệnh là ký sinh trùng và một số cây có ưu thế phòng trị bệnh nhiễm khuẩn.
Hợp chất có trong thảo dược rất phong phú, chúng được chia thành các nhóm
bao gồm kháng sinh thực vật (phytocide) có tác dụng diệt khuẩn cũng như hạn chế
sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn như alinin có trong tỏi có tác dụng diệt khuẩn
rất tốt. Một số alkanoid và tannins, có trong cây xoan rừng có tác dụng diệt ký sinh
trùng. Ngồi ra một số hợp chất của quinols có trong rong biển có tác dụng ức chế
sự sinh trưởng của một số loại nấm bậc cao trong đó có cả Fusarium sp [5].
Nhiều gia đình ni cá ở huyện Anh Sơn (nghệ An) dùng một số thảo mộc
phòng chữa một số bệnh thường gặp ở cá đã có kết quả rất tốt. Như dùng lá xoan để
diệt trùng mỏ neo và trùng bánh xe; dùng lá thầu dầu chữa bệnh loét mang, bệnh
đốm đỏ; dùng cây rau sam chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn ở cá trắm cỏ; dùng cây
tía đỏ chữa bệnh đường ruột cho cá trắm cỏ [43].
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bộ môn Ngư Y- Khoa Thủy
sản, Đại học Nông - Lâm - Huế và Bộ môn bệnh cá - Trường Đại học Nippon,
Tokyo - Nhật Bản cho thấy, 2500ppm là nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết lá
trầu với dung môi là nước cất và ethanol lên tất cả các nấm thuộc họ
Saprolegniaceae và Achlya. Trong khi đó với nồng độ 1250ppm chỉ có khả năng ức
chế nấm Aphanomycespiscida. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ triển khai trong
phịng thí nghiệm [42]. Ngũn Ngọc Phước và ctv (2006) cũng đã ghi nhận dịch
chiết từ lá Trầu có khả năng tiêu diệt các lồi nấm thuộc họ Saprolegniaceae [8].
Nguyễn Thị Vân Thái, Bùi Quang Tề và ctv (2006) đã nghiên cứu xây dựng
công thức chế phẩm VTH1- QT gồm tinh dầu kết hợp với nhóm Flavoinoids nhằm
góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng chế phẩm với tác dụng kháng khuẩn
antioxidant và tăng cường khả năng thích nghi. Kết quả bước đầu cho thấy tính
kháng khuẩn của Flavonoid được tách chiết từ Sambucus Chinensis L.
Caprifoliaceae là rất tốt [14].
17
Hiện tại ở Anh Sơn – Nghệ An đã sản xuất được sản phẩm thảo dược được
chiết xuất từ cây Trâm Bầu với tên thị trường là FIBA ngoài việc trị được sán lá đơn
chủ 16 và 18 móc, các ký sinh trùng sống trên mang, vòm miệng,vây và da cá như
trùng bánh xe, trùng mỏ neo, trùng quả dưa thì loại thuốc này cịn có khả năng tiêu
diệt các loại nấm mang, nấm thủy mi [43].
Ở Đồng bằng sông Cửu Long người dân thường dùng các loại cây như lá
trầu, cỏ mực, cỏ ri để trị bệnh ký sinh trùng cho cá có kết quả rất tốt. Người dân
thường sử dụng 10g cỏ mực + 10 lá trầu + 3cc dầu bạc hà trộn đều vào 1kg thức ăn,
cho cá ăn từ 1-3 lần/ ngày [46].
Nhìn chung việc sử dụng các loại thảo mộc ở nước ta để phòng trị bệnh thủy
sản còn rất khiêm tốn. Đây là một hướng nghiên cứu rất tốt và sẽ phát triển trong
tương lai. Nhằm tạo ra những loại thuốc thay thế cho các hóa chất, kháng sinh đang
dùng khơng tốt cho động vật nuôi cũng như môi trường.
1.4. Những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nấm cho động vật thủy sản
Môi trường nước là yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất và sức khoẻ
của vật nuôi, là nơi để vật nuôi kiếm mồi, lấy oxy và thực hiện các chức năng của
nó, tuy nhiên môi trường nước cũng lá nơi dễ lây lan mầm bệnh như bệnh nấm, đặc
biệt ở những vực nước tù, nước có mùi tanh hơi thì động vật thủy sản rất dễ mắc
bệnh. Theo nghiên cứu của Suruki (1960) trong các dịng sơng thường gặp các đại
diện của giống Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces. Như vậy trong nước ln có
sẵn các bào tử nấm gây bệnh, khi mơi trường càng ơ nhiễm thì nấm càng phát triển
mạnh [39].
Theo Zobell (1946) thì 2 giống Achlya, Saprolegnia có thể phát triển trong
mơi trường pH = 3,2÷9,6 như vậy trong q trình ni, mơi trường phải đầy đủ các
thơng số phù hợp cho ni động vật thủy sản [37].
Ngồi pH thì hàm lượng oxy hoà tan cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng của
nấm. Khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước đầy đủ (>2mg/l) sợi nấm nhỏ dài và
phát triển nhanh, thời gian hình thành túi bào tử dài hơn, khi hàm lượng oxy hoà tan
thấp khuẩn lạc chụm lại một chỗ, sợi nấm ngắn nhỏ, khơng dễ hình thành túi bào tử