1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
oOo
ĐỖ MẠNH DŨNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MẬT ĐỘ
VÀ THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801)
GIAI ĐOẠN GIỐNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hải Phòng, tháng 12 năm 2011
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
oOo
ĐỖ MẠNH DŨNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MẬT ĐỘ VÀ
THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ BỐNG
BỚP (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801)
GIAI ĐOẠN GIỐNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên nghành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Mã số: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ ANH TUẤN
Hải Phòng, tháng 12 năm 2011
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, do tôi tiến hành nghiên
cứu độc lập. Tôi xin cam đoan những số liệu viết trong bản luận văn này là trung thực và
chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào. Kết quả có được ở luận văn này đó là do
sự cố gắng làm việc, học hỏi một cách nghiêm túc của tôi.
Tác giả
Đỗ Mạnh Dũng
4
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể Trung tâm Phát triển Nghề cá
và Đa dạng Sinh học Vịnh Bắc Bộ-Viện nghiên cứu Hải sản đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trước hết là tham gia chương trình đào tạo cao học và sau là thực hiện Luận văn
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Ts. Ngô Anh Tuấn. Thầy đã hết
mình chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên cứu và góp ý tận tình cho bản Luận văn này. Em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nha Trang và Viện nghiên cứu Hải sản
đã tổ chức lớp Cao học khoá học 2009-2011 tại Viện nghiên cứu Hải sản để chúng tôi
được học tập và làm việc ngay trên môi trường Viện và một phần kinh phí của Viện để tôi
hoàn thành khóa học này.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ của Công ty cổ phần Thuỷ sản Thiên Phú. Giám đốc
Hoàng Đức Thiện và Ks. Nguyễn Thị Bích đã giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành Luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới tất cả các tập thể và cá nhân đã
ủng hộ và giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, Em xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy những
bài học quý báu, những kiến thức sâu rộng để Em và tất cả các thành viên lớp Cao học
NTTS 2009-2011 tại Hải phòng hoàn thành khoá học và có ngày hôm nay. Em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới tất cả các Thầy, Cô.
Học viên: Đỗ Mạnh Dũng
5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá bống bớp 3
1.1.1. Hệ thống phân loại và hình thái 3
1.1.2. Đặc điểm phân bố và thích nghi 4
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 4
1.1.4. Đặc điểm sinh sản 5
1.2. Một số nghiên cứu về thức ăn, nhiệt độ và độ mặn của cá bống bớp 6
1.2.1. Những nghiên cứu về thức ăn 6
1.2.2. Những nghiên cứu về nhiệt độ và độ mặn 7
1.3. Tình hình nghiên cứu cá bống bớp trên thế giới và trong nước 8
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.4. Tình hình nuôi cá bống bớp trên thế giới và trong nước 10
1.4.1. Trên thế giới 10
1.4.2. Trong nước 10
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 13
2.2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15
2.2.3. Phương pháp thu thập phân tích và xử lý số liệu 16
6
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới tăng trưởng, tỷ lệ sống
và hệ số thức ăn của cá bớp giai đoạn giống 18
3.1.1. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm độ mặn cá bớp giống 18
3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn tới tăng trưởng chiều dài cá bớp giống 19
3.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn tới tăng trưởng khối lượng cá bớp giống 21
3.1.4. Ảnh hưởng của độ mặn tới tỷ lệ sống cá bớp giống 23
3.1.5. Ảnh hưởng của độ mặn tới hệ số chuyển đổi thức ăn cá bớp giống 24
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng, tỷ lệ sống
và hệ số thức ăn của cá bớp giai đoạn giống 24
3.2.1. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm thức ăn cá bớp giống 24
3.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng chiều dài cá bớp giống 26
3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng khối lượng cá bớp giống 28
3.2.4. Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống cá bớp giống 29
3.2.5. Ảnh hưởng của thức ăn tới hệ số chuyển đổi thức ăn cá bớp giống 30
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới tăng trưởng, tỷ lệ sống
và hệ số thức ăn của cá bớp giai đoạn giống 31
3.3.1. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm mật độ của cá bớp giống 31
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ tới tăng trưởng chiều dài của cá bớp giống 32
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ tới tăng trưởng khối lượng cá bớp giống 34
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ tới tỷ lệ sống của cá bớp giống 36
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ tới hệ số chuyển đổi thức ăn cá bớp giống 37
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 41
7
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình dạng bên ngoài cá bống bớp 3
Hình 3.2: Ảnh hưởng của độ mặn tới tăng tưởng chiều dài cá bống bớp
giai đoạn giống 20
Hình 3.3: Ảnh hưởng của độ mặn tới tăng tưởng trọng lượng cá bống bớp
giai đoạn giống 22
Hình 3.4: Ảnh hưởng của các công thức thức ăn tới tăng tưởng chiều dài
cá bống bớp giai đoạn giống 27
Hình 3.5: Ảnh hưởng các công thức thức ăn tới tăng trưởng trọng lượng
cá bống bớp giai đoạn giống 29
Hình 3.6: Ảnh hưởng của mật độ tới tăng tưởng chiều dài cá bống bớp
giai đoạn giống 34
Hình 3.7: Ảnh hưởng của mật độ tới tăng tưởng trọng lượng cá bống bớp
giai đoạn giống 36
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn,
mật độ và thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá bống bớp giai đoạn giống 15
8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm các độ mặn khác nhau
cá bống bớp giai đoạn giống 18
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của độ mặn tới tăng tưởng chiều dài cá bống bớp
giai đoạn giống 20
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của độ mặn tới tăng tưởng trọng lượng cá bống bớp
giai đoạn giống 22
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của độ mặn tới tỷ lệ sống cá bống bớp giai đoạn giống 23
Bảng 3.5: Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm các công thức thức ăn
của cá bống bớp giai đoạn giống 25
Bảng 3.6: Ảnh hưởng các công thức thức ăn tới tăng tưởng chiều dài
của cá bống bớp giai đoạn giống 26
Bảng 3.7: Ảnh hưởng các công thức thức ăn tới tăng tưởng trọng lượng
cá bống bớp giai đoạn giống 28
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống cá bống bớp giai đoạn giống 30
Bảng 3.9: Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm các mật độ khác nhau
đến cá bống bớp giai đoạn giống 31
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ tới tăng tưởng chiều dài cá bống bớp
giai đoạn giống 33
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của mật độ tới tăng tưởng trọng lượng cá bống bớp
giai đoạn giống 35
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mật độ tới tỷ lệ sống cá bống bớp giai đoạn giống 36
9
DANH MỤC VIẾT TẮT
DO Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước
t
o
c Nhiệt độ nước
tb Trung bình
L
bđ
(cm)
Chiều dài cá bống bớp ban đầu
L
15
(cm)
Chiều dài cá bống bớp sau 15 ngày nuôi
L
30
(cm)
Chiều dài cá bống bớp sau 30 ngày nuôi
L
45
(cm)
Chiều dài cá bống bớp sau 45 ngày nuôi
W
bđ
(g)
Khối lượng cá bống bớp ban đầu
W
15
(g)
Khối lượng cá bống bớp sau 15 ngày nuôi
W
30
(g)
Khối lượng cá bống bớp sau 30 ngày nuôi
W
45
(g)
Khối lượng cá bống bớp sau 45 ngày nuôi
10
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới có thành phần sinh vật phong phú, những năm
gần đây nghề nuôi trồng thủy sản của nước ta đang trên đà phát triển mạnh. Nghề nuôi cá
nói chung ở Việt Nam bước đầu đã đem lại công ăn việc làm góp phần cải thiện đời sống
cho người dân nuôi thủy sản. Nâng cao năng suất, sản lượng và đa dạng hoá các loài cá
nuôi được xác định là chiến lược trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của nước ta.
Cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) sống chủ yếu ở vùng nước lợ
ven bờ biển Việt Nam. Cá thường phân bố ở các vùng cửa sông, rừng ngập mặn nơi chất
đáy là đất phù sa, đất bùn, bùn pha cát, chúng phân bố rộng khắp các vùng nước lợ ven
biển từ Quảng Ninh tới Quảng Bình và một số tỉnh miền tây Nam bộ. Cá bống bớp là một
trong những loài cá có giá trị dinh dưỡng cao do thịt thơm ngon, bổ dưỡng, theo kết quả
phân tích của Phòng Công nghệ sau thu hoạch - Viện Nghiên cứu Hải sản, hàm lượng
dinh dưỡng có trong thịt cá bống bớp tươi là: protein 19,2%; lipit 0,74%; khoáng 1,51%
và nước 78,55%. Hiện tại nhu cầu cá bớp được sử dụng rộng rãi không chỉ dừng lại ở thị
trường trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị tại thị trường Trung Quốc,
Hồng Kông cũng như một số nước khác thuộc châu Á. Từ những năm 1998, Trần Văn
Đan đã xác định cá bống bớp có thể trở thành đối tượng nuôi triển vọng tại các tỉnh ven
biển Việt Nam.
Từ năm 1990, huyện Nghĩa Hưng-Nam Định đã đi đầu trong nuôi thương phẩm cá
bống bớp người dân đã biết thu gom giống tự nhiên về nuôi, dần dần đã trở thành một
trong những đối tượng nuôi chủ yếu ở vùng đất này. Ở đây cá được nuôi rất hiệu quả đem
lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Năm 2006, diện tích nuôi khoảng 95ha sản
lượng đạt 325 tấn; đến năm 2009 diện tích nuôi lên 150ha sản lượng đạt 510 tấn [9]. Từ
khi nghiên cứu thành công con giống nhân tạo vào năm 2006, thì nghề nuôi cá bớp đã trở
thành phong trào và lan rộng đến các tỉnh ven biển miền Bắc như: Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định, Thanh Hóa….
Tuy nhiên cho đến nay, cá chỉ được nuôi ở vùng nước lợ, độ mặn từ 10-20‰,
nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là tép moi tươi và khô, mật độ nuôi thương phẩm từ 5-12
con/m
2
, còn ở độ mặn dưới 10‰ thì hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu. Ngoài ra
11
do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng nước mặn tiến sâu vào đất liền khiến cho
diện tích nước ngọt bị nhiễm mặn dưới 10‰ ngày càng tăng, tạo nên nhiều vùng sinh thái
mới. Để đưa loài cá mới hay chuyển vị chúng đến vùng sinh thái mới để phát triển thì
phải nghiên cứu khả năng thích ứng về môi trường sống và chỉ có như vậy mới đảm bảo
được thành công trong ương giống cũng như nuôi thương phẩm đối tượng này ở các vùng
nước có độ mặn dưới 10‰. Do đó tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn,
mật độ và thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá bống bớp (Bostrichthys sinensis
Lacépède, 1801) giai đoạn giống’’ là hoàn toàn hợp lý và cần thiết trong bối cảnh hiện
nay.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn và mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống
cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) giai đoạn cá giống nhằm đưa giống
cá bống bớp ương trong vùng nước có độ mặn dưới 10‰ làm cơ sở để phát triển nghề
ương và nuôi thương phẩm chúng tại các vùng sinh thái có độ mặn dưới 10‰.
Nội dung nghiên cứu:
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới tăng tưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp
giai đoạn giống.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp (Cargill aquaxcel 7414) đến
tăng tưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp giai đoạn giống.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tăng tưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp
giai đoạn giống.
12
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá bống bớp
1.1.1. Hệ thống phân loại và hình thái
1.1.1.1. Hệ thống phân loại
Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ cá bống: Gobioidei
Họ cá bống đen: Eleotidae
Giống cá bớp: Bostrichthys
Loài cá bống bớp: Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801 [8].
Hình 1.1: Hình dạng bên ngoài cá bống bớp
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Nhìn từ trên lưng xuống cá bống bớp có màu đen xám, mặt bụng có màu trắng
vàng, phía trên của gốc vây đuôi có một chấm đen hình tròn hoặc hình quả trứng ở xung
quanh có viền trắng bao quanh. Thân cá bống bớp là một hình trụ tròn, dài, hơi dẹp hai
bên, chiều dài thân cá gấp 5 lần chiều cao thân, gấp 3,5-3,7 lần chiều dài đầu vây lưng (D
VI-I-6), vây hậu môn (A1.9) vây ngực (P17), vây đuôi (C17), vây bụng (1-5) [4].
Toàn thân cá được phủ một lớp vảy nhỏ, trên cơ thể cá luôn tiết ra một chất nhớt,
phần đầu của cá vảy thoái hóa nhiều. Đầu cá bống bớp ngắn, rộng và dẹt, mõm tù, mắt bé,
miệng rộng dài đến viền sau của mắt, hàm dưới không nhô ra. Xương lá mía, xương khẩu
có hai răng, xương nắp mang dưới không có gai, vòm miệng có răng [1].
13
1.1.2. Đặc điểm phân bố và thích nghi
1.1.2.1. Đặc điểm phân bố
Cá bống bớp thường bắt gặp ở vùng nước mặn, nước lợ và một rất hiếm ở vùng
nước ngọt, chúng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới rất ít gặp ở vùng ôn đới. Trên thế giới
cá bớp có phân bố ở Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippin,
Australia, Nhật Bản, Xrilanca, Việt Nam, các quần đảo Thái Bình Dương [5].
Ở Việt Nam, cá bống bớp phân bố tự nhiên, dọc theo bờ biển từ Quảng Ninh đến
Quảng Bình và xuất hiện ở nhiều vịnh Bắc Bộ. Vùng phân bố tập trung nhiều nhất của cá
bống bớp từ cửa Nam Triệu đến cửa sông Ba Lạt [9]. Cá bớp tập trung ở vùng bãi triều
cửa sông và chủ yếu ở các ao đầm nước lợ. Độ mặn cá bớp phân bố từ 3‰-25‰, nơi có
nhiều phù sa, chúng xuất hiện ở các độ sâu khác nhau trên dưới 1,5m. Khi cá bớp ở giai
đoạn nhỏ chúng thường sống thành bầy đàn, đến khi lớn hơn ở tuổi thành thục thì chúng
sống theo cặp ở trong hang và đôi khi bắt gặp nhiều cặp cùng chung sống trong một hang
vào mùa sinh sản. Ở ven biển miền Bắc nước ta cá bống bớp phân bố tập trung ở một số
vùng như: Tiên Yên, Quảng Yên (Quảng Ninh), Kiến Thụy, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn,
Tiên Lãng (Hải Phòng), Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình), Nga
Sơn (Thanh Hoá), cửa Sót (Hà Tĩnh). Ở miền Nam nước ta cá bống bớp phân bố ở Nam
Trung bộ, Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ nhưng ít hơn về số lượng so với các tỉnh
miền Bắc [1].
1.1.2.2. Đặc điểm thích nghi
Trong tự nhiên cá bống bớp thường sống ở nơi bùn cát hoặc cát bùn, nơi có nhiều
sú vẹt, cói, rong bún, rong đuôi chó, trong hang của các đối tượng thủy sản khác tạo ra
như: cua, ghẹ, cáy. Cá thường sống thành từng cặp trong hang với tỷ lệ đực/cái là 1/1,
cũng không ít những hang có đến vài cặp cùng chung sống. Cá bống bớp có thể chịu được
ngưỡng ôxy thấp nên chúng thường nằm lại trong hang khi thuỷ triều rút [1].
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
1.1.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá bống bớp là loài cá dữ, trong tự nhiên cá bắt mồi chủ động, chúng chỉ ăn mồi
sống, thức ăn ưa thích của chúng là tôm và các loài giáp xác [15]. Khi nuôi thương phẩm
14
trong các ao đầm thì người ta có thể luyện cho chúng ăn thức ăn khô, thức ăn tự chế biến
(tép moi khô+cá nấu chín) tạo viên.
Thức ăn của cá thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển, giai đoạn nhỏ (2,5cm) cá ăn
động vật phù du và ấu trùng động vật, giai đoạn cá (≥ 6cm) cá ăn tôm, cá tạp, động vật
giáp xác, động vật thân mềm và có khả năng ăn con mồi mới chết khi thịt còn tươi. Sức
chứa thức ăn của cá lớn và có khả năng nuốt con mồi bằng 1/10 khối lượng cơ thể. Cá
bớp có khả năng nhịn đói dài ngày, sức sống tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển sống [3].
1.1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng
Theo Trần Văn Đan (2002), ngoài tự nhiên cá bớp có tốc độ tăng trưởng tương đối
chậm, cá ở độ tuổi 1
+
thân cá dài 9-10cm, khối lượng khoảng 16g, ở độ tuổi 2
+
thân cá dài
14-16cm khối lượng khoảng 60-70g, ở độ tuổi 3
+
thân cá dài 17-18cm, khối lượng khoảng
130g. Trong nuôi thương phẩm hiện nay bằng nhiều các biện pháp chăm sóc người ta đã
đưa tốc độ lớn của loài cá này lên cao hơn hẳn so với ngoài tự nhiên, cá 4 tháng tuổi cá có
thể đạt từ 8-10cm, 10-12 tháng tuổi có thể đạt bình quân 20-22cm khối lượng đạt 80-
100g/con.
1.1.4. Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản của cá bống bớp từ tháng 3 đến tháng 8 trong năm, cá thường sinh
sản tập trung vào tháng 3-4 và tháng 7-8 thời tiết ấm áp, nhiệt độ trong khoảng 22-28
o
C,
độ mặn từ 10-20‰, thức ăn tự nhiên phong phú [3], [4]. Cá bớp vào mùa sinh sản thường
sống từng cặp trong hang, cá sinh sản bằng hình thức thụ tinh ngoài. Trứng cá bớp là
trứng dính nên cá đẻ trứng và ấp trứng trong hang. Thời gian ấp nở từ 72-110 giờ trong
điều kiện nhiệt độ 28-30
o
C, độ mặn 17-20‰, trứng cá bớp sẽ nở sau khi đẻ 3-5 ngày. Ấu
trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 3 ngày đầu, sau đó bắt đầu dinh dưỡng ngoài.
Giai đoạn cá mới nở thức ăn chính của ấu trùng là các loài động vật phù du cỡ nhỏ, cá con
nở ra thường kiếm mồi khu vực gần hang và được bố mẹ bảo vệ [6].
Trong tự nhiên, cá bớp cái ở tuổi 0
+
có thể có buồng trứng ở giai đoạn IV, cá đực
thành thục sinh dục ở giai tuổi 1
+
. Trong một quần đàn, sự chín về sinh dục của các cá thể
tương đối đồng pha, khi trong quần đàn có một vài cá thể đẻ trứng ở cùng giai đoạn thì
các cá thể mang trứng trong quần đàn sẽ bị kích thích đẻ theo [3].
15
Từ năm 1997 đến năm 2004 Trần Văn Đan liên tục nghiên cứu cơ sở khoa học cho
sản xuất giống và nuôi cá thịt của cá bống bớp ở ven biển miền Bắc Việt Nam. Cho thấy
cá bống bớp cái thành thục ở tuổi 1
+
và đẻ nhiều lần trong năm. Hệ số thành thục của cá
cao nhất vào các tháng 4, 5 và 6. Mùa vụ sinh sản của cá bống bớp thường từ tháng 3 đến
tháng 7 hàng năm. Cá bống bớp nhỏ ăn luân trùng và Copepoda sau đó ăn ấu trùng tôm cá
và giáp xác, giống cá cho sinh sản nhân tạo có thể luyện ăn thức ăn công nghiệp.
Tuy nhiên theo nghiên cứu của Hong WanShu, Chen ShiXi, Zheng WeiYun, Xiao
Ying, Zhang Qi Yong (2006), cá bớp nuôi có khoảng 12,4% lưỡng tính, trong tuyến sinh
dục tồn tại cả vật chất sinh dục đực và vật chất sinh dục cái, điều này gây khó khăn trong
việc lựa chọn bố mẹ đưa vào nuôi vỗ trước mùa sinh sản [12]. Vào mùa sinh sản cơ quan
sinh dục của cá đực và cá cái tiết các hoocmôn 17α-P, 17α, 20β-P, PGE2 and PGF2α vào
môi trường nước, các hoocmon này đóng vai trò là những pheromone giới tính để thu hút
bạn tình và kích thích sự sinh sản [13].
1.2. Một số nghiên cứu về thức ăn, nhiệt độ, độ mặn, của cá bống bớp
1.2.1. Những nghiên cứu về thức ăn
Kết quả bước đầu tìm hiểu khả năng sử dụng thức ăn tổng hợp cho cá bống bớp
của Trần Văn Đan (1998) cho thấy cá bống bớp có thể sử dụng thức ăn nhân tạo trong quá
trình nuôi. Cá bống bớp được bố trí trong bể kính có thể tích 60 lít, mật độ 2 con/bể, được
cho ăn bằng 3 công thức khác nhau: CT1: tôm cá xay nhỏ; CT2: thức ăn cá vược gồm
70% cá tạp và 30% cám; CT3: thức ăn cho cá của FAO/UNDP/ASEAN 1998 Thái Lan
gồm: cá tạp: 40%, bột cá 10%, bột đầu tôm và phụ phẩm 8%, bột đậu nành 16%, cám gạo
14%, tấm 11%, khoáng 0,5%, Vitamin C: 0,5%. Mực độ sử dụng thức ăn lần lượt đạt:
2,68%, 1,24% 0,63% và hệ số thức ăn là 10,8; 8,0; 6,0 tương ứng với cá thí nghiệm 1, 2,
3. Kết quả sau một tháng đối với cá nuôi trong bể kính với trọng lượng ban đầu 52-55g,
CT1 tăng 4,30g hệ số thức ăn 10,8; ở CT2 tăng 3,49g hệ số thức ăn 8,0; ở CT3 tăng 2,43g
hệ số thức ăn 6,0. Đối với cá nuôi lồng với trọng lượng ban đầu 40-42g sau 40 ngày nuôi
CT1 tăng 3,46g; ở CT2 tăng 2,4g; ở CT3 tăng 1,15g [5].
16
1.2.2. Những nghiên cứu về nhiệt độ và độ mặn
1.2.2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ nở của trứng
Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giới hạn phân bố của thủy sinh vật. Các
loài cá có khả năng thích ứng với ngưỡng độ mặn rất khác nhau. Có thể do thích nghi với
các điều kiện sống ở vùng nước lợ, cá bớp có khả năng thích ứng với sự biến động của độ
mặn tốt hơn so với những loài sống ở biển hoặc nước ngọt [4].
Thí nghiệm với sự biến động của độ mặn trong khoảng từ 0-35‰, mỗi thang cách
nhau 5‰. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Phôi cá bớp có thể phát triển được ở độ mặn từ 5-
30‰. Tuy nhiên, độ mặn thích hợp hơn cả cho sự phát triển của phôi cá bớp là từ 15-
20‰, trong giới hạn thích hợp này tỷ lệ nở của trứng đạt cao nhất (từ 74-86%) và khi nở
không thấy xuất hiện cá dị hình. Khi độ mặn (<15‰) hoặc (> 20‰) tỷ lệ nở của trứng
giảm thấp và tỷ lệ dị hình tăng cao. Ở độ mặn 0‰ và 35‰ phôi thậm chí không phát triển
được [2], [6].
Kết quả các thí nghiệm về ấp trứng cá bớp cho thấy trong điều kiện thụ tinh khô,
được đặt trong phòng riêng để có thể kiểm soát các yếu tố môi trường : Nhiệt độ (26-
31
o
C); ôxy hoà tan: 5-6 mgO
2
/l; pH: 7,5 và độ mặn: 17-18‰, có thể đảm bảo thu được tỷ
lệ nở cao ( 90%) và tỷ lệ sống 85-90% trong những ngày đầu cá mới nở [2], [3].
1.2.2.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến tỷ lệ sống của cá bột
Để có cơ sở xác định được ngưỡng thích hợp của độ mặn và nhiệt độ đến quá trình
ương nuôi cá bột (trong 7 ngày tuổi), thí nghiệm trong phòng được bố trí theo sơ đồ khối
ngẫu nhiên hoàn toàn với hai nhân tố là nhiệt độ và độ mặn. Căn cứ vào khoảng nhiệt độ
và độ mặn thích hợp đối với sự phát triển phôi của cá bớp, thang nhiệt độ thí nghiệm từ
22-35
o
C và độ mặn từ 11-23‰. Thí nghiệm được thực hiện từ khi trứng nở đến hết 7 ngày
ương nuôi. Kết quả thí nghiệm cho thấy: ở điều kiện nhiệt độ 28-30
o
C, độ mặn từ 17-
20‰ tỷ lệ sống của cá bột đạt cao nhất, dao động từ 67-88% [2].
17
1.3. Tình hình nghiên cứu cá bống bớp trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu cá bống bớp trên thế giới
Nghiên cứu về phân loại được Lacépède mô tả cá bớp đầu tiên vào năm 1801 và
đặt tên là Bostrichthus sinensis. Tiếp theo đó là Hamilton vào năm 1822 và Day vào năm
1878 cũng đã miêu tả cá bống bớp, sau đó đổi tên loài thành Bostrichthys sinensis, thuộc
bộ Perciformes và bộ phụ Goibioidei. Sau nhiều năm cuối cùng các tác giả đã thống nhất
cá bống bớp với tên loài là Bostrichthys sinensis (Lacépède, 1801).
Nghiên cứu về hình thái cũng đã được Lacépède (1801) mô tả cá bống bớp có thân
tròn, dài hơi dẹp hai bên. Toàn thân phủ vảy nhỏ, vẩy ở đầu thoái hoá nhiều. Đầu rộng và
dẹp, mõm tù, mắt bé. Miệng rộng, dài đến viền sau của mắt, hàm dưới không nhô ra.
Xương lá mía, xương khẩu cái có răng, xương nắp mang dưới không có gai. Hai vây bụng
cách xa nhau. Toàn thân cá có màu xám, mặt lưng sẫm, mặt bụng nhạt hơn. Phía trên gốc
vây đuôi có một chấm đen lớn, rìa ngoài chấm có viền trắng nhạt. Công thức vây: D
1
I-6,
D
2
I-9, A.I.19, P17, V.I.5.
Nghiên cứu về thức ăn và tính ăn được Li Huimei, Zhang Dan, Phi Pin Hua (1987)
mô tả cá bớp là loài ăn thịt động vật, cá chỉ ăn những con mồi còn sống hoặc mới chết,
đôi khi ăn cả thịt đồng loại: Was (1984); Wi và Kwok (1999) khi nghiên cứu về dinh
dưỡng của cá bống bớp thấy chúng có phổ thức ăn rộng: từ động vật phù du đến giáp xác
nhỏ và một số loài cá nhỏ, còn có cả các loài giáp xác như là tôm, cua và rạm, chúng
chiếm tới 25% và tính ăn của cá bống bớp thay đổi theo sự phát triển của cá thể.
Nghiên cứu về sinh sản được Li Huimei, Zhang Dan, Shi Pin Hua (1988) cho rằng
bãi đẻ tự nhiên của cá bống bớp không nằm trong vùng nước ngọt. Davis (1985) Gareff
và Russell (1982) cho rằng đối với cá thì dòng chảy của thuỷ triều, pH, ôxy, nhiệt độ
nước và độ mặn đều là những yếu tố quan trọng, trong đó nhiệt độ và phổ thức ăn ban đầu
tại khu vực sinh sản là quan trọng hơn cả, thậm chí đóng vai trò quyết định. Họ khẳng
định rằng vị trí bãi đẻ tự nhiên của cá bống bớp thường là các vùng cửa sông, nơi tiếp
giáp giữa môi trường nước mặn và môi trường nước ngọt. Kungvankij et all (1984), lại
cho rằng ở Trung Quốc cá bớp thường đẻ theo chu kỳ trăng được thể hiện ở chế độ thuỷ
18
triều, điều này có liên quan mật thiết đến phổ thức ăn của cá do bãi đẻ chính của chúng là
vùng cửa sông. Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đáng kể đến thời gian trứng nở.
Đi đầu nghiên cứu trong về sinh sản nhân tạo cá bống bớp phải kể đến nhà khoa
học Trung Quốc như: Lei (1979), Sha et al (1966), Chen et al (1981), He et al (1982), và
Zhang Dan et al (1981), các tác giả trên đã bắt đầu nghiên cứu về phôi và ấu trùng của cá
bớp, mở ra một hướng đi mới cho những nghiên cứu về sinh sản nhân tạo và sản xuất
giống cá bớp. Tuy nhiên, tài liệu về sản xuất đại trà và ổn định giống cá bớp cho đến nay
vẫn chưa thấy công bố.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về cá bống bớp ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có một số công trình về điều tra cá bớp trong tự nhiên, nghiên cứu
chúng về mặt hình thái và vài nét sinh học, do cá bớp được coi là đối tượng trong nghề
nuôi biển.
Theo thông tin của tạp chí “Đa dạng các loài thuỷ sản Việt Nam” (bảo tàng động
vật, Trường Đại học Michigan, Canada) một số nhà khoa học như W.J.Rainboth,
M.Smith, DU, Nhiếp (1974) đã khảo sát mức độ xuất hiện của cá bống bớp tại một số tỉnh
như: Mỹ Tho, Vĩnh Long và đề nghị đưa cá bớp vào “Sách đỏ” xem là loài có nguy cơ bị
diệt vong.
Nghiên cứu về hình thái phân loại: Nguyễn Nhật Thi (1991) mô tả cá bớp ở Việt
Nam cũng giống với mô tả của tác giả Lacépède (1801). Đỗ Văn Khương (1997) mô tả cá
bớp có thân hình trụ hơi dẹt bên, bắp đuôi dài, khỏe , đầu hơi dẹt bằng, miệng rộng chếch,
cỡ cá trưởng thành: dài 7-20 cm, nặng 30-200g.
Nghiên cứu về dinh dưỡng: Nguyễn Nhật Thi (1978) và Đỗ Văn Khương (1997)
xác định cá bớp ăn thịt động vật như tôm cá nhỏ và động vật giáp xác. Trần Văn Đan,
(1995) nhận xét cá bớp là loài cá dữ, ăn mồi sống hoặc chết nhưng thịt vẫn còn tươi.
Nghiên cứu về sinh sản: Đỗ Văn Khương (1997) xác định mùa vụ đẻ tập trung của
cá bớp tự nhiên là vụ xuân hè. Trần Văn Đan (1995) bước đầu thành công trong việc cho
cá đẻ tự nhiên thu được 1.000 con cá giống. Đỗ Đoàn Hiệp và ctv (1996) thử dùng kích
dục tố dục cá bớp đẻ và bước đầu đã thu được cá bột (tạp chí khoa học công nghệ, 1998)
nhưng thí nghiệm không được triển khai tiếp theo.
19
Trần Văn Đan (2006) đã nghiên cứu thực nghiệm hoàn thiện quy trình công nghệ
sản xuất nhân tạo giống cá bống bớp ở Hải Phòng. Quy trình sản xuất giống nhân tạo cá
bống bớp đạt tỷ lệ thành thục 92%, tỷ lệ đẻ đạt 62%, tỷ lệ thụ tinh 87%, tỷ lệ nở 86% và
tỷ lệ sống của cá giống đạt 17%.
1.4. Tình hình nuôi cá bống bớp trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới Trung Quốc là nước sản xuất giống và nuôi đối tượng này khá tốt
ngay từ những năm đầu thập kỷ 90. X. Ma, X. Bangxi, W. Yindong and W. Mingxue
(2003) đã xếp cá bớp vào nhóm loài cá nuôi chính trong nội địa, hình thức nuôi là nuôi
thâm canh trong ao [14]. Hàng năm, Trung Quốc có số lượng giống cá bớp sản xuất nhân
tạo khoảng 1 triệu đến 10 triệu con [12].
Những tài liệu về sản suất giống đại trà và nuôi thâm canh cho đến nay vẫn chưa
được công bố rộng. Ngoài Trung Quốc trên thế giới cá bớp phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan,
Indonnesia, Philippin, Australia, Nhật Bản, Xrilanca, các quần đảo Thái Bình Dương, tuy
nhiên hiện nay chưa thấy các tài liệu công bố tình hình nuôi loài cá này.
1.4.2. Trong nước
Về lĩnh vực nuôi, Trần Văn Đan (1995) đã tổng kết kinh nghiệm nuôi của dân để
xây dựng thành quy trình nuôi cá bống bớp thương phẩm. Theo quy trình này, cá giống
thu gom ngoài tự nhiên (7-10cm), mật độ thả quảng canh 3-4con/m
2
, bán thâm canh 5-
7con/m
2
, sử dụng thức ăn tươi sống (tôm, cá vụn, còng cáy ), năng suất ước đạt 2-3tấn/
ha.
Năm 1995, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy
trình kỹ thuật nuôi thương phẩm và thăm dò khả năng sản xuất giống tự nhiên cá bống
bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801)”. Kết quả cho thấy: tại miền Bắc Việt Nam,
cá phân bố tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định cá bống bớp sống chủ yếu ở
vùng nước lợ cửa sông ven biển, cá phân bố tập trung ở rừng ngập mặn, cá thường sống
thành từng cặp trong hang. Lúc nhỏ cá ăn động vật phù du, khi đạt 6cm chúng ăn tôm, cá
nhỏ và động vật giáp xác. Cá giống sau 3 tháng nuôi tăng gấp 2 lần về chiều dài và tăng
20
gấp 10 lần về khối lượng. Khi trưởng thành, sau 7 tháng nuôi cá tăng trưởng chậm về
chiều dài (20%) nhưng lại tăng nhanh về khối lượng (250%).
Năm 2007-2008 Trung tâm Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ miền Bắc -Viện
Nghiên cứu Hải sản được phép của Bộ thuỷ sản nay là Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông
thôn và Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia cho phép chuyển giao công nghệ
sản xuất giống nhân tạo cá bống bớp tới 06 tỉnh ven biển miền Bắc từ Hải Phòng đến Hà
Tĩnh, các cơ sở này đã tự sản xuất được cá bống bớp giống.
Bước đầu nghiên cứu bệnh trên cá bống bớp của Bùi Quang Tề (2009), nuôi theo
phương thức bán thâm canh và quảng canh đã có dấu hiệu bị nhiễm ký sinh trùng, sán lá
và metacercaria [7].
Năm 2010, Trần Văn Đan thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn
công nghiệp và thực nghiệm nuôi cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801)
thương phẩm đạt năng suất 5 tấn/ha/năm”. với mục tiêu: Xây dựng quy trình công nghệ
sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá bớp và thực nghiệm nuôi cá bớp bằng nguồn thức ăn
do Viện nghiên cứu hải sản nghiên cứu sản xuất.
Ở nước ta ngoài các công trình nghiên cứu của Trần Văn Đan cũng có một số sách
báo hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cá bớp dưới dạng tài liệu khuyến ngư tuy nhiên những tài
liệu này chủ yếu tổng hợp những kinh nghiệm nuôi quảng canh của một số ngư dân ở thời
kỳ khởi đầu của nghề nuôi cá bớp. Đến nay Viện nghiên cứu Hải sản đã hoàn toàn chủ
động công nghệ sản xuất giống và đang thực hiện nuôi thương phẩm cá bống bớp
(Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801), công nghệ đã cho năng xuất nuôi cao, mang tính
ổn định lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Trên thị trường, có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp cho các đối tượng thuỷ
sản như: CP, KP, Cargill, Chương Dương, Kinh Bắc Tuy nhiên sản phẩm của các nhà
sản xuất chủ yếu phục vụ nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá rô phi Đối với các loài
cá nước lợ và cá biển, do có nhu cầu cao về hàm lượng đạm hơn nữa thị trường tiêu thụ
hẹp nên hiện nay chỉ có một số hãng như: CP, Cagill có sản phẩm thức ăn công nghiệp
trên thị trường dành cho cá biển. Đối với cá bống bớp và một số đối tượng nuôi nước lợ
khác hiện nay chưa có thức ăn công nghiệp riêng [10].
21
Tại Nam Định, người dân sử dụng thức ăn tự chế biến, nguyên liệu gồm: cám gạo,
bột ngô, cá tạp, giáp xác để chế biến thức ăn cho cá. Với loại thức ăn này, thời gian bảo
quản ngắn khoảng 2-3 ngày, thời gian hoà tan trong nước nhanh, thành phần dinh dưỡng
không ổn định, không thể làm với số lượng lớn, không chủ động về số lượng cũng như
chất lượng trong cả vụ nuôi, nhưng có thể đáp ứng lượng thức ăn để nuôi cá trong thời
gian ngắn [10].
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc phát triển các loại thức ăn tổng hợp hay thức
ăn công nghiệp có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường là cần thiết. Nghề nuôi cá
bống bớp tại các tỉnh ven biển miền Bắc nói chung không thể dựa vào phương pháp nuôi
truyền thống, cần phải trở thành nghề nuôi cá bống bớp công nghiệp với công nghệ cao,
hiệu quả lớn, đưa cá bống bớp thành một đối tượng thuỷ sản xuất khẩu của địa phương
tương ứng với tiềm năng sẵn có.
22
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801). Cá
bớp giống (kích thước: 3,5 - 4,0cm) được sản xuất tại cơ sở của Công ty Cổ phần Thủy
sản Thiên Phú.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/05/2010 đến 30/09/2010
- Địa điểm: Công ty cổ phần thủy sản Thiên Phú
(Địa chỉ: thôn Tây Bình - xã Hải Triều - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định)
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới tăng tưởng và tỷ lệ sống của cá bớp
Thí nghiệm về độ mặn (I) gồm có 05 nghiệm thức (01 nghiệm thức được lặp lại 03
lần), trong thí nghiệm này chúng tôi bố trí mật độ nuôi: 100con/m
3
, thức ăn là tép moi
(Acetes japonicus), thí nghiệm được bố trí ở các thang độ mặn khác nhau:
+ Nghiệm thức I-1: 3‰
+ Nghiệm thức I-2: 5‰
+ Nghiệm thức I-3: 7‰
+ Nghiệm thức I-4: 9‰
+ Nghiệm thức I-5: 11‰
Tìm được độ mặn phù hợp với cá bớp về tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống để tiến
hành những thí nghiệm tiếp theo.
2.2.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn ở độ mặn thích hợp đến tăng tưởng và tỷ lệ
sống của cá bớp
Thí nghiệm về thức ăn công nghiệp (Cargill aquaxcel 7414) + tép moi khô ở độ
mặn thích hợp nhất đã được chọn ở thí nghiệm trước (mục 2.2.1.1), gồm 05 nghiệm thức
nhỏ (mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần) thí nghiệm được bố trí như sau:
+ Nghiệm thức II-1 (CT1): 20% thức ăn công nghiệp + 80% tép moi
+ Nghiệm thức II-2 (CT2): 40% thức ăn công nghiệp + 60% tép moi
+ Nghiệm thức II-3 (CT3): 60% thức ăn công nghiệp + 40% tép moi
23
+ Nghiệm thức II-4 (CT4): 80% thức ăn công nghiệp + 20% tép moi
+ Nghiệm thức II-5 (CT5): 100% thức ăn công nghiệp
(Thức ăn Cargill aquaxcel 7414 có độ đạm ≥ 40%, sử dụng trong thí nghiệm ương giống)
Tìm được công thức thức ăn phù hợp với cá bớp về tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
sống để tiến hành những thí nghiệm tiếp theo
2.2.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ở độ mặn và thức ăn thích hợp đến tăng tưởng
và tỷ lệ sống của cá bớp
Thí nghiệm về mật độ ở độ mặn và thức ăn thích hợp nhất đã được chọn ở thí
nghiệm trước gồm: có 05 nghiệm thức (01 nghiệm thức được lặp lại 03 lần), thí nghiệm
được bố trí ở các mật độ khác nhau:
+ Nghiệm thức III-1 (MĐ1): 70con/m
3
+ Nghiệm thức III-2 (MĐ2): 90con/m
3
+ Nghiệm thức III-3 (MĐ3): 110con/m
3
+ Nghiệm thức III-4 (MĐ4): 130con/m
3
+ Nghiệm thức III-5 (MĐ5): 150con/m
3
Tìm được mật độ phù hợp với cá bớp về tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
2.2.1.4. Phương pháp chăm sóc và quản lý môi trường bể thí nghiệm
- Nguồn cá giống: Cá bơi lội bình thường, bắt mồi chủ động, không xây sát, không
có dấu hiệu bệnh lý.
- Phương pháp thuần dưỡng:
+ Thí nghiệm về độ mặn: Cá được thuần dưỡng độ mặn dần dần đến khi đạt yêu
cầu và không còn dấu hiệu cá chết thì đưa cá vào thí nghiệm.
+ Thí nghiệm về thức ăn: Trước khi đưa cá vào thí nghiệm cho cá ăn: 50% thức ăn
công nghiệp + 50% tép moi.
+ Thí nghiệm về mật độ: Trước khi đưa cá vào thí nghiệm nuôi ở mật 150con/m
3
.
- Bể ương nuôi: Khu nhà xưởng sản xuất và bể ương nuôi được vệ sinh sạch sẽ
trước khi bố trí thí nghiệm mỗi bể có thể tích 4m
3
.
- Nguồn nước: Nước được bơm vào bể lắng và được xử lý thuốc tím với hàm
lượng: 2-5ppm, sau đó qua hệ thống bể lọc đưa nước vào các bể ương nuôi thí nghiệm.
24
- Đo các yếu tố môi trường nước trong thí nghiệm ương nuôi cá bớp như: hàm
lượng ôxy hòa tan, nhiệt độ nước, pH.
- Chăm sóc và quản lý: Thời gian cho ăn hàng ngày vào lúc 6h-7h và 17h-18h; thay
nước bể ương nuôi: 7 ngày/1lần, thường xuyên siphon bể ương nuôi.
2.2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ
sống cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) giai đoạn giống
Thí nghiệm về độ mặn (I)
gồm: 05 nghiệm thức
(15 lô thí nghiệm)
Nghiệm thức I-3:7‰
Thí nghi
ệm về mật độ ở
độ mặn và thức ăn đã
được chọn ở (II) gồm:
05 nghiệm thức
(15 lô thí nghiệm)
Nghiệm thức I-4:9‰
Nghiệm thức I-5:11‰
Nghiệm thức I-2:5‰
Nghiệm thức I-1:3‰
Nghiệm thức III-4:
130con/m
3
Nghiệm thức III-5:
150con/m
3
Thí nghiệm về thức ăn (II) ở
độ mặn được ch
ọn ở (I). Thức
ăn công nghiệp (Cargill
aquaxcel 7414) + tép moi khô.
Gồm 05 nghiệm thức (có
15 lô thí nghi
ệm)
Kết luận và đề xuất ý kiến
Nghiệm thức II-1:
20%CN+80%T
Nghiệm thức II-2:
40%CN+60%T
Nghiệm thức II-3:
60%CN+40%T
Nghiệm thức II-5:
100%CN
Nghiệm thức II-4:
80%CN+20%T
Nghiệm thức III-1:
70con/m
3
Nghiệm thức III-2:
90con/m
3
Nghiệm thức III-3:
110con/m
3
25
2.2.3. Phương pháp thu thập phân tích và xử lý số liệu
2.2.3.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
- Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thuỷ ngân, độ chính xác 0,5
o
C.
- Đo độ muối bằng Refractometer, độ chính xác 1‰.
- Đo hàm lượng oxy hoà tan (DO) bằng máy đo oxy Model: Profiline Oxy 197-S
- Xác định pH bằng pH meter
2.2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi
Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ cho ăn, hệ số thức ăn.
+ Tốc độ tăng trưởng: Đo chiều dài L(cm) và cân khối lượng W(g) của cá, kiểm tra định
kỳ 15 ngày/lần với số lượng mẫu 30 con/lô.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều dài của cá (DLG):
DLG (cm/ngày) =
12
12
tt
LL
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về khối lượng của cá (DWG):
DWG (g/ngày) =
12
12
tt
WW
Tốc độ sinh trưởng tương đối của chiều dài cá tính theo ngày (SGRL):
SGRL (%/ngày) =
100
)()(
12
12
tt
LLnLLn
Tốc độ sinh trưởng tương đối của khối lượng cá tính theo ngày (SGRW):
SGRW (%/ngày) =
100
)()(
12
12
tt
WLnWLn
Trong đó:
L
1
: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t
1
.
L
2
: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm ta tại thời điểm t
2
.
W
1
: Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t
1
.
W
2
: Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t
2
.