Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Bệnh tai xanh trên heo – Những dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng tránh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.63 KB, 4 trang )

Bệnh tai xanh trên heo – Những dấu hiệu nhận
biết và phương pháp phòng tránh
Hiện nay bệnh tai xanh trên heo đang trong thời kỳ cao điểm hoành hành trên đàn heo ở
các tỉnh phía Bắc và hiện đang diễn biến rất nhanh và phức tạp. Mặc dù Bộ NN&PTNT
đã nổ lực triển khai các biện pháp quyết liệt để chống dịch, nhưng do tính chất nguy
hiểm không lường nên nguy cơ bệnh lây lan vào địa phương các tỉnh phía Nam là rất
cao. Các chuyên gia đánh gía bệnh sẽ gây tổn thất nặng nề và sẽ ảnh hưởng lớn đến
ngành chăn nuôi cả nước.
Những đặc tính của bệnh tai xanh
Bệnh tai xanh trên heo gọi là bệnh PRRS, đây là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
ở heo (PRRS – Porcine Reprpductive and Respiratory Syndrome). Khi bệnh nặng, bên
ngoài của heo xuất hiện các triệu chứng xuất huyết, đặc biệt những biểu hiện xuất huyết
ở rìa tai sẽ chuyển sang màu xanh đặc trưng (nhưng chỉ xuất hiện khoảng dưới 5% trên
đàn mắc bệnh) nên còn gọi là bệnh tai xanh.

Nguyên nhân của PRRS là do virus thuộc họ Arteriviridae. Chính vì nguyên nhân là
virus nên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này. Do vậy việc khống
chế bệnh vẫn dựa vào nguyên tắc cơ bản là giảm thiểu mầm bệnh và cắt đứt nguồn
truyền lây bằng tất cả các biện pháp sinh học có thể thực hiện. Khi bệnh đã xâm nhập
thì tích cực điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm những bệnh kế phát, đồng
thời sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể heo có sức chịu đựng
chống chọi với bệnh.

Dấu hiệu: Bệnh sẽ xuất hiện chung đặc điểm điển hình là sốt cao trên 40- 42
0
C, các
phần da mỏng thường bị đỏ lên. Heo nhiễm bệnh có lúc bị táo bón, lúc lại tiêu chảy, bị
viêm phổi nặng, đặc biệt là ở heo con cai sữa do đó những biểu hiện về đường hô hấp
thường rõ nét.

Trên heo nái có chửa thường bị sẩy thai vào giai đoạn cuối hoặc thai chết lưu, đẻ sớm


khoảng 2-3 ngày. Heo nái nuôi con có dấu hiệu biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và
viêm vú (triệu chứng điển hình), da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ (10-15% thai
chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ), heo con chết ngay sau khi sinh (30%), heo con
yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng dưới 5%) và duy trì trong vài giờ.

Heo đực giống bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục,
lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ.

Heo con theo mẹ Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết
do không bú được, mắt có ghèn màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều,
giảm số lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run
rẩy, ...

Heo con cai sữa và heo choai: Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ... tuy nhiên, ở một số đàn
có thể không có triệu chứng. Ngoài ra, trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy
viêm phổi lan toả cấp tính, hình thành nhiều ổ áp-xe, thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu
chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới 15%.
Đường lây truyền bệnh
Virus PRRS có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu của lợn ốm hoặc mang trùng
và phát tán ra môi trường. Đặc biệt, tinh dịch của lợn đực giống cũng được xác định là
nguồn phát tán mầm bệnh, virus ở tinh dịch có thể lây nhiễm sang cho bào thai. Ở lợn
mẹ mang trùng, virus có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi và
virus cũng được bài thải qua nước bọt và sữa. Virus có thể phát tán, lây lan thông qua
hình thức trực tiếp như tiếp xúc với heo ốm, heo mang trùng, theo gió (có thể đi xa 3
km), phân, nước tiểu, bụi, bọt nước, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim
hoang dã; hình thức gián tiếp như qua dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động
nhiễm trùng. Đặc biệt heo trưởng thành có thể bài thải virút trong vòng 14 ngày, heo
con và heo choai trong 1 -2 tháng.
Cách phòng trị
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này. Nên vấn đề nóng bỏng hiện

nay đối với người chăn nuôi là phòng chống bệnh bằng cách nào và nếu khi heo đã mắc
bệnh thì chữa trị sao cho hiệu quả?

Căn cứ vào đặc điểm truyền lây và sự phát tán rất nhanh của mầm bệnh (vì mầm bệnh
có thể phát tán qua gió) nên việc chủ động phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sinh
học là khâu chủ yếu đối với các trang trại chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay: chuồng
trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tăng cường chế độ dinh dưỡng, mua
con giống từ những cơ sở đảm bảo, thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8
tuần, hạn chế khách tham quan, sử dụng bảo hộ lao động, dụng cụ chăn nuôi sử dụng
riêng biệt cho mỗi khu vực trại không di chuyển qua lại trại khác, thực hiện “cùng
nhập, cùng xuất”, để trống chuồng, thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi, ...

Một biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả hiện nay đang là vấn đề thời sự là tiêm phòng
vắc-xin. Hiện có vắc-xin nhược độc dùng cho heo con sau cai sữa, heo nái không mang
thai, heo hậu bị. Vắc-xin chết dùng cho heo giống cũng đem lại hiệu quả phòng bệnh
cao. Hiện nay đã có các loại văcxin như Porcilis PRRS của Intervet - Hà Lan; BSL.PS
100 của Besta - Singapore; Amervac PRRS của Hipra - Tây Ban Nha… Tuy nhiên, giá
văcxin PRRS tương đối cao.

Vấn đề điều trị bệnh

Về việc điều trị heo bệnh, được thực hiện rất khác nhau bởi phụ thuộc vào các yếu tố
của bệnh kế phát. Nhưng điểm chung nhất là việc tăng cường sức đề kháng bằng các
loại vitamin C, khoáng vi lượng và các loại kháng sinh phổ rộng để điều trị nhiễm trùng
các bệnh vi trùng kế phát được chỉ định sử dụng cho heo trong giai đoạn đầu của bệnh.
Tuy nhiên, nếu bằng nhiều biện pháp và tất cả những nổ lực vẫn không ngăn ngừa được
bệnh và mức độ bệnh trầm trọng của bệnh dẫn đến việc không thể tiếp tục điều trị, thì
phải tuyệt đối tuân theo qui định và sự kiểm soát của cơ quan thú y về việc tiêu hủy gia
súc mắc bệnh bị chết và vệ sinh tiêu độc chuồng trại nơi có dịch và khu vực xung
quanh. Cơ quan thú y thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật; kiểm soát chặt

chẽ biên giới, không cho nhập heo và sản phẩm từ heo chưa qua chế biến chín không rõ
nguồn gốc vào địa phương. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu
đúng về bệnh, không bán chạy heo ốm vì bệnh không lây sang người, không gây bệnh
cho người.

×