Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tai lieu HDH Giao duc loi song lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 44 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chủ đề 1 SỐNG TỰ LẬP VÀ AN TOÀN Bài 1. EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC ( 2 tiết) Mục tiêu 1. Biết cách lựa chọn trang phục và ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh. 2.Có KN lựa chọn trang phục và sử dụng trang phục phù hợp mục đích sử dụng, hoàn cảnh sử dụng,lửa tuổi, giới tính và điều kiện kinh tế của gia đình. 3. Quan tâm đến trang phục của bản thân khi đi học, đi chơi. 4. Tôn trọng sự lựa chọn trang phục của người khác. Khởi động:. -Hát bài “ Sắp đến Tết rồi” - Một số HS lên trình diễn thời trang.. 1.Ý nghĩa của trang phục HS quan sát tranh và nhận xét về các nhân vật thông qua trang phục của họ theo các câu hỏi sau: - Nhân vật là người lớn hay trẻ em ? - Họ đang làm gì ? - Họ là người dân tộc nào ? - Họ là nam hay nữ ? - Qua trang phục của một người, em có thể biết những gì về họ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Ý nghĩa của đồng phục học sinh - Hãy giới thiệu bộ đồng phục học sinh của trường em. - Khi nào em mặc bộ đồng phục học sinh ? - Em cảm thấy thế nào khi mặc bộ đồng phục học sinh ? - Đồng phục học sinh có ý nghĩa như thế nào với em với những người xung quanh ? - Nhờ đâu mọi người nhận biết được học sinh ở các trường ?. 3. Lựa chọn trang phục - Em thường mặc quần áo như thế nào vào từng mùa khi ở nhà ? Vì sao ? - Em thường mặc quần áo như thế nào khi đi chơi Tết ? Vì sao ? - Khi lựa chọn trang phục , em nên quan tâm đến điều gì ? - ...... 4. Cách mặc trang phục Trong ba tranh vẽ dưới đây, tranh nào cho biết HS nam đã ăn mặc trang phục ngay ngắn, chính tề ? Nêu lí do và so sánh với hai tranh còn lại.. \.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.Thực hành lựa chọn trang phục Bạn Nam là học sinh lớp 5. Em hãy lựa chọn hộ bạn Nam những bộ trang phục phù hợp trong những tình huống sau: 1) Đi học 2) Đi chơi 3) Ở nhà. 2.Tư vấn thời trang - Em giới thiệu về trang phục của bản thân( có thể sử dụng các ảnh) và lí do lựa chọn. - Bạn ngồi cạnh nhận xét trang phục của em:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Có phù hợp lứa tuổi hay không ( màu sắc, kiểu giáng ) ? + Có phù hợp thời tiết ( kiếu giáng , chất liệu ) ? + Có phù hợp mục đích sử dụng ( kiếu dáng, chất liệu) ? - Nếu có những điều chưa đồng ý với trang phục của bạn, các em hảy đưa những lời khuyên hoặc mong muốn của mình và nêu lí do.. 3.Xứ lí tình huống Mỗi nhóm thảo luận, tìm cách ửng xử phù hợp trong những tình huống sau: Tình huống 1: Lớp tổ chức lễ hội mùa xuân chào đón một năm mới. Mì e thẹn trong bộ quần áo dân tộc của mình bước vào lớp. Nhiều bạn trổ mắt ngạc nhiên trước bộ quần áo kiểu lạ mắt mà các bạn chưa bao giờ nhìn thấy. Các bạn chỉ trỏ bộ quần áo của Mì, xì xầm , bàn tán và cười cợt. Nếu là một HS trong lớp, em sẻ làm gì trong tình huống trên ? Tình huống 2: Nhà bạn Quân có điều kiện về kinh tế , nên bố mẹ bạn thường mua cho quân những đôi dày và ba lô thật sành điệu. Các bạn trong lớp luôn mê mẩn trước những đồ dùng học tập hay đồ vật mà Quân mang đến lớp. Ngược lại Tùng lại luôn đi một đôi giài bình thường nhưng cậu không xấu hổ và phàn nàn với bố mẹ vì gia đình cậu có mức sống trung bình. Tuy nhiên, cậu cũng thầm cảm thấy ghen tị trước đồ dùng của Quân; còn Quân có vẻ coi thường bạn khi nhìn đôi giày của Tùng... Nếu là bạn học cùng lớp , em sẽ nói gì với Tùng và Quân ? Tình huống 3: Trọng là một câu bé rất nghịch ngợm trong lớp. Trọng không thể ngồi yên một phút. Hôm nay khi cậu áy đến lớp, áo của cậu bị tuột chỉ một đoạn dài. Nhân ngồi cạnh Trọng nhìn thấy áo bạn như vậy, băn khoăn không biết làm gì. Nếu em là Nhân, em sẽ ứng xử như thế nào ? Các nhóm báo cáo kết quả với thây cô giáo những việc em đã làm. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo.. 1.Tự lựa chọn trang phục cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày. 2.Tư vấn về cách lựa chọn trang phục phù hợp cho bạn bè và em nhỏ trong gia đình. 3.Đề xuất ý kiến về trang phục khi cùng bố mẹ mua sắn quần áo..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 2. QUẢN LÍ THỜI GIAN ( 3 tiết ). Mục tiêu Học xong bài này HS nêu được: 1.Nêu được giá tri của thời gian, các bước quản lí thời gian và ý nghĩa, tầm quan trọng của KN quản lí thời gian. 2.Xác định được một số việc làm gây lãng phí thời gian.. 1. Giá trị của thời gian a)Cá nhân đọc thầm câu chuyện: Một phút Mọi người trong gia đình đều có tính cẩn thận và quý trọng thời gian, chỉ trừ có Minh. Minh bao giờ cũng chậm trễ hơn người khác. Đến giờ ăn, mọi người đã ngồi vào bàn, Chỉ có thiếu Minh. Mẹ gọi: - Minh ơi ! Lại ăn cơm nhanh lên con ! - Một phút nữa thôi, mẹ ạ ! – Minh thường trả lời như thế. Mỗi khi có người gọi Minh làm một việc gì đó, lần nào bạn ấy cũng trả lời: “ Một phút nữa!”. Ba Minh thường bảo: - Đến bao giờ con mới biết quý trọng thời gian ? - Một phút có là bao, ba à !.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Một hôm ở trường có cuộc thi thể thao. Minh rất thích môn chạy và quả thật ban ấy chạy rất nhanh. Minh tin chắc mình sẽ về đích trước tiên. Nhưng kết quả không như vậy, ban Vinh chiếm giải nhất, còn Minh về thứ nhì. Minh về nhà, mặt buồn rười rượi. Bạn ấy kể cho ba nghe về thất bại của mình. Ba Minh nghe xong , mỉm cười : - Có hề gì, một phút có là bao, con về sau bạn Vinh có một phút thôi mà ! Từ hôm đó Minh hiểu rằng, trong cuộc sống , con người chỉ cần một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng. ( Phóng theo truyện cùng tên của nước ngoài) b) Thảo luận nhóm: (1)Theo em, Minh sẽ thay đổi như thế nào sau cuộc thi chạy ở trường ? (2)Qua câu chuyện này, em có thể rút ra bài học gì ?. 2. Tìm những việc làm gây lãng phí thời gian a)Đánh dấu X vào ô trống trước việc em chọn. (1) Ngủ dậy muộn (2) Chơi điện tử suốt ngày (3) Làm việc nhà ( quét nhà, quét sân, lau bàn ghế, nấu cơm,...) (4) Học bài. (5) Tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường (6) Tán chuyện gẫu hàng giờ qua điện thoại (7) Đi thăm họ hàng (8) La cà, đàn đúm với kẻ xấu (9) Đọc truyện chưởng, xem phim ảnh bạo lực (10) Đọc sách ở thư viện (11) Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện (12) Ngồi hàng giờ xem ti vi ........ b)Chia sẻ với bạn ngồi bên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. Xác định việc làm quan trọng, cấp bách HS nghiên cứu phiếu bài tập Một ngày hè của bạn Huy (phần phụ lục)xác định: (1) Những việc nào là quan trọng và cấp bách mà Huy cần tập trung thời gian giải quyết để thực hiện được mục tiêu đặt ra ? (2) Những việc nào tuy quan trọng nhưng không phải là cấp bách ? (3) Những việc nào không quan trọng, gây lãng phí thời gian ? - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Đại diện các nhóm trình bày. - Trao đổi chung cả lớp. 4. Kĩ năng quản lí thời gian. HS thảo luận nhóm, xếp những việc dưới đây theo thứ tự cần thiết để quản lí tốt được thời gian của bản thân. Ghi số thứ tự phù hợp vào ô trống. Xác định mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian nhất định. ( Ví dụ: Mục tiêu của mình hôm nay, tuần nay, tháng này, năm này là gì ? ) Lập danh sách những việc mình cần làm trong ngay/ tuần/ tháng/ năm để thực hiện mục tiêu. Xác định khoảng thời gian cụ thể cho mỗi công việc ưu tiên:Thời điểm bắt đầu ? Thời điểm kết thúc ?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phân tích, chọn ra những việc quan trọng, cấp bách trong danh sách những việc cần làm, và đánh số thứ tự ưu tiên. Hãy nói “ không” với những việc không quan trọng. Tự giác thực hiện các công việc ưu tiên theo đúng kế hoạch thời gian; tập trung làm việc đó cho đến khi hoàn thành. Cần kiên nhẫn vì những việc quan trọng nhất, thường là những việc khó nhất. Sử dụng những cách khác nhau để nhớ những việc ưu tiên ( ví dụ: sử dụng các phiếu nhắc việc, lưu vào điện thoại di động, ghi vào sổ tay, lịch để bàn, lịch bỏ túi, ...). * Các nhóm làm việc * Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.. 5 . Tầm quan trọng của việc quản lí thời gian. a) Điều gì có thể xảy ra nếu do không biết quản lí thời gian nên: + Người lái xe cứu hỏa đến đám cháy bị chậm trễ ? + Bác sĩ không kịp đến cấp cứu bệnh nhân kịp thời ? + Học sinh đến phòng thi bị muộn giờ ? b) Nếu HS không biết quán lí thời gian thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bản thân ? Ảnh hưởng như thế nào tới việc học tập của bản thân ? Ảnh hưởng như thế nào tới công việc chung của nhóm, của lớp ? - Các nhóm thảo luận. - Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1. Lập kế hoạch thời gian - Hãy lập kế hoạch của bản thân trong một tuần theo mẫu sau và xác định những việc quan trọng và cấp bách (***), những việc quan trọng nhưng chưa cấp bách (**) và những việc không quan trọng (*). Thời Việc Việc quan Việc Nội dung công việc. Tập thể dục buổi sáng Đi bơi ở bể bơi Ăn điểm tâm Dọn dẹp nhà cửa Ngồi tán gấu với bạn Nấu ăn trưa Ăn trưa Đọc truyện chưởng Làm bài tập được giao trong hè Đi đá bóng Ăn tối Xem chương trình giải trí trên ti vi Chơi game. lượng. quan. trọng. không. thực. trọng và. nhưng. quan. hiện. cấp bách. không cấp. trọng,. (phút). ( theo. bách ( theo. gây lãng. mục tiêu. mục tiêu. phí thời. trong hè). trong hè). gian. 30 60 15 30 90 90 30 120 60 90 30 60 120. - Chia sẻ kế hoạch với các bạn trong nhóm. - Điều chỉnh lại kế hoạch đã lập.. 2. Tự đánh giá kĩ năng quản lí thời gian.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> a)Trong quá khứ, em đã biết quán lí tốt thời gian của bản thân chưa ? Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về một tình huống em đã quản lí thời gian tốt hoặc chưa tốt. Điều đó đã ảnh hướng như thế nào đến kết quả công việc của em hoặc nhóm của em ? b) Bây giờ, nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ điều chỉnh cách quản lí thời gian của mình như thế nào cho tốt hơn ? Vì sao ? - Bạn hãy suy nghĩ, hồi tưởng. - Chia sẻ với bạn bên cạnh về những trải nghiệm của bản thân. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo. 1.Hãy đặt mục tiêu trong tháng tới, năm học tới của em và lập kế hoạch thời gian để thục hiện mục tiêu đó. 2.Chia sẻ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ về kế hoạch thời gián của em.. Bài 3. EM ĐẾN BƯU ĐIỆN (3 tiết) Mục tiêu Học xong bài này , HS có thể :.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1.Kể tên được các dịch vụ được thực hiện ở bưu điện; cách thức thực hiện các giao dịch bưu điện; ý nghĩa của các dịch vụ bưu điện trong cuộc sống gia đình và xã hội; các quy định khi sử dụng dịch vụ bưu điện. 2.Thực hiện được một số giao dịch và có KN giao tiếp phù hợp khi thực hiện giao dịch ở bưu điện. 3.Tôn trọn các quy tắc giao dịch và ứng xử tại bưu điện.. Khởi động a)Cả lớp nghe và hát bài hát Bác đưa thư vui tính của nhạc sĩ Hoàng Lân. b)Trả lời câu hỏi: - Bác đưa thư làm công việc gì ? - Em đã bao giờ đến bưu điện chưa ? Em đến để làm gì ? - Gia đình em đã sử dụng những dịch vụ bưu điện nào? - Hãy kể về những dịch vụ bưu điện đó.. 1. Các dịch vụ bưu điện.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Em quan sát tranh và cho biết: - Tên các dịch vụ bưu điện. - Ngoài các dịch vụ đó, em còn biết các dịch vụ nào khác ? - Các dịch vụ bưu điện đã giúp ích gì cho cuộc sống con người ?. 2.Viết phiếu gửi bưu phẩm - Hãy điền các thông tin khi gửi bưu phẩm ở bưu điện theo mẫu sau: Họ tên người gửi: ..... Địa chỉ: ..... Số điện thoại: ...... Giá trị bưu phẩm: ..... Họ tên người nhận: ...... Địa chỉ: ..... Điện thoại: ....... - Đổi phiếu cho nhau để kiểm tra chính xác và đầy đủ của các thông tin. - Giải thích lí do cần điền thông tin đầy đủ, Chính xác khi gửi bưu phẩm. 3. Cách thức thực hiện khi gứi và nhận hàng ở bưu điện - Đọc các thông tin sau:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Ghi số thứ tự vào ô trống trước các việc cần làm khi gửi bưu phẩm: Trả tiền cước phí và nhận biên lai Điền thông tin vào phiếu Đưa phiếu gửi vào bưu phẩm cho nhân viên bưu điện Đóng gói bưu phẩm Xin phiếu gửi bưu phẩm - Ghi số thứ tự vào ô trống trước các việc cần làm khi nhận bưu phẩm: Kiểm tra bưu phẩm Kí xác nhận đã nhận bưu phẩm Cung cấp thông tin về người gửi với nhân viên bưu điện Đưa giấy báo nhận bưu phẩm và giấy tờ tùy thân cho nhân viên bưu điện.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 4.Ứng xử ở bưu điện. Thảo luận và liệt kê các quy tắc ứng xử ở bưu điện. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo.. 1. Đóng vai giao dịch ở bưu điện - Đóng vai thực hiện các giao dịch sau tại bưu điện: (1) Một người gửi thực phẩm để biếu người quen ở tỉnh khác. (2) Một HS mua phong bì và thư. (3) Một sinh viên đến nhận tiền của gia đình gửi. (4)Một người đến thông báo điện thoại cố định của gia đình bị hỏng, đề nghị được sửa chữa. - Nhận xét việc thực hiện trình tự các việc trong mỗi tình huống giao dịch.. 2. Xử lí tình huống - Thảo luận nhóm đưa ra cách giải quyết tron những tình huống sau ( mỗi nhóm thảo luận một tình huống): (1) Ở bưu điện rất đông người đến giử bưu phẩm.Chị Vân được mẹ nhờ ra bưu điện nhận giúp gói bưu phẩm từ dưới quê gửi lên. Chị Vân nên làm gì để nhận bưu phẩm?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> (2) Cô Lan đến bưu điện để nhận tiền sinh hoạt do bố mẹ gửi tới. Tuy nhiên, do vội vàng nên cô không mang giấy chứng minh thư nhân dân. Cô Lan sẽ làm gì để nhận được tiền gửi? (3) Bà Tân định gửi cho cậu con trai một số cá khô và nước mắm. Bà cần phải làm gì để nhân viên bưu điện đồng ý chuyển số quà trên cho cậu con trai? -Các nhóm trình bày ý kiến. - Thảo luận chung cả lớp.. 3.Tham quan bưu điện địa phương. -Cả lớp đến tham quan bưu điện và thực hành mua phong bì hoặc tem thư. - Thực hành viết thư, viết phong bì, dán tem gửi cho người quen.. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo. 1. HS viết thư hỏi thăm các chú bộ đội Trường sa và gửi thư tại hòm thư. 2. HS cùng người lớn tham gia các giao dịch tại bưu điện. 3. HS đánh dấu vị trí bưu điện địa phương trên bản đồ cộng đồng.. BÀI 4. INTERNET – NHỮNG KHÁM PHÁ DIỆU KÌ ( 2 tiết) Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1, Nêu được vai trò của internet trong việc cung cấp trí thức, trao đổi, chia sẻ thông tin, ý kiến, cảm xúc giữa các thành viên trong cộng đồng mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. 2. Có kĩ năng tìm kiếm thong tin cần thiết trên internet, biết loại bỏ các thông tin không phù hợp hoặc lệch chuẩn trên mạng. 3. Biết cư xử lịch sự, tôn trọng người khác khi giao tiếp trên mạng internet;không tán thành với các lời nói, hành vi thiếu văn hóa trên mạng.. Khởi động Trả lời những câu hỏi sau : - Em đã từng sử dụng internet bao giờ chưa? - Người ta sử dụng internet để làm gì?. 1.Vai trò của internet a)Thảo luận theo câu hỏi sau: - Internet giúp ích gì cho cuộc sống của em và mọi người? b)Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm c) Em cần đọc kỹ nội dung sau: Internet đưa lại nhiều lợi ích trong cuộc sống con người: -Tiết kiệm thời gian khi tim kiếm thông tin -Trò chuyện chia sẻ thông tin, tình cảm,cảm xúc với bạn bè,người thân.. 2. Tìm kiếm thông tin trên internet a)Trao đổi với ban các câu hỏi sau: + Em thường tìm kiếm những thong tin napf trên internet? + Em tìm kiếm những thong tin đó đẻ làm gì? +Em đã tìm kiếm những thông tin trên internet bằng cách nào? + Em làm thế nào để lựa chọn từ khóa phù hợp? +Em tải và lưu trữ thong tin bằng cách nào? b)So sánh cách tìm kiếm thông tin giữa các cặp. c) Em cần đọc kĩ nội dung sau:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Để tìm kiếm thông tin trên mạng internet cần thực hiện theo các bước sau: Xác định mục tiêu tím kiếm Xác định từ khóa Nhập từ khóa Lựa chọn địa chỉ cung cấp thông tin Lựa chọn nội dung thông tin Lưu trữ Sắp xếp.. 3. Những nguy cơ khi sử dụng internet a)Trả lời các câu hỏi sau: + Khi nào người lớn không đồng ý cho em sử dụng máy tính ? +Trẻ em có nên chơi trò chơi điện tử quá nhiều không? +Trẻ em không nên xem những thong tin nào trên internet? Vì sao? +Có những nguy cơ nào đối với trẻ em khi sử dụng internet? b)Đọc kĩ nội dung sau: Internet mang lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, nếu trẻ em sử dụng internet, chơi trò chơi điện tử chiếm quá nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Đặc biệt, trẻ em không nên xem các thông tin không lành mạnh trên.. 1. Thực hành tìm từ khóa Thực hành tìm kiếm một trong các thông tin sau: - Lễ hội trung thu - Những sản vật của quê hương em - Ý nghĩa tên của trường em - Thời tiết trong 3 ngày tới -Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 2. Thực hành ứng xử trên internet - Viết nhận xét về người bạn trên facebook. - Trò chuyện (chát) với bạn qua internet. - Viết thư điện tử (email) cho bạn.. 3. Xử lý tình huống a)Thảo luận và đưa ra cách giải quyết phù hợp trong các tình huống sau: 1. Em thường xuyên nhận được nhiều thư quảng cáo giới thiệu các mặt hàng gửi vào hộp thư điện tử cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Em nên làm gì khi nhận đươc những thư điện tử đó ? 2. Em tham gia một diễn đàn trên internet về một vấn đề mà em hứng thú. Sau đó, em nhận được những lời bình luận không thiện chí, thậm chí là giễu cợt xúc phậm em trên mạng . Em nên làm gì trong hoàn cảnh đó ? 3. Tuấn tham gia diễn đàn trên mạng. Một lần, những thành viên của diễn đàn hẹn gặp mặt nhau. Tuấn muốn đến đó nhưng e ngại vì đó là những người chưa bao giờ gặp mặt. Nếu được Tuấn hỏi ý kiến, em sẽ khuyên Tuấn như thế nào trong tình huống trên? 4. Em nhận được thư điện tử của bạn thông báo về nội dung công việc cần làm. Vài ngày sau gặp mặt nhau, bạn ấy trách em sao không trả lời khi nhận được thư. Theo em, lời trách móc của bạn có đúng không và em nên làm gì trong trường hợp đó?. 1. Sử dụng internet để tìm đường đi đến một địa danh trong tỉnh. 2. Tìm các thông tin, tranh ảnh, cần thiết tren internet để phục vụ cho việc học tập của em. 3. Viết thư điện tử cho người thân hoặc ban cũ hiện đang ở xa.. BÀI 5. AN TOÀN KHI GẶP NGƯỜI LẠ ( 2 tiết) Mục tiêu: 1. Nêu được một số quy tắc an toàn khi tiếp xúc với người lạ và ý nghĩa của việc thực hiện theo các quy tắc đó..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2. Thực hiện được các quy tắc an toàn đã học trong cuộc sống hàng ngày.. 1.Khởi động: Trò chơi; “ Chanh chua cua căp” - HS đứng thành vòng tròn. Từng người xòe tay trái ra cho người đứng bên trái đạt ngón tay trỏ vào đồng thời đặt tay phải vào lòng bàn tay trái của người đứng bên cạnh. Khi quản trò hô hiệu lệnh “ chanh” thì những người chơi hô “chua” và tay vẫn để nguyên, không cần có phản ứng gi. Nhưng khi quản trò hô “cua” thì những người chơi phải hô “cắp” và tay trai nắm lại, ngón tay phải rút ra khỏi long bàn tay của người bên cạnh. Nếu ai không kịp rút ra khỏi long bàn tay của người bên cạnh có nghĩa là đã bj cua cắp , gặp nạn. Những người bị cua cắp sẽ được “thưởng” bằng các hình thức vui vẻ như hat, múa, nặn tượng… +Sau khi kết thúc cuộc chơi cả lớp trả lời câu hỏi sau: Qua trò chơi này bạn có thể rút ra được điều gì? +Nghe cô giáo nhân xét bổ sung, và rút ra kết luận.. 1.Một số tình huống nguy cơ Việc 1: Từng cá nhân đọc kĩ các tình huống sau: Việc 2: Mỗi nhóm chọn 1 tình huống sau thảo luận, phân tích nguy cơ đối với trẻ em trong từng tình huống đã chọn. - Tình huống 1: Hòa đang ngồi ở nhà một mình thì có một nguwoif đàn ông lạ mặt, ghé nhìn qua cửa sổ, hỏi bố mẹ em có nhà không. Khi biết Hòa chỉ ở nhà một mình người đàn ông liền nói ông ta là người quen của bố mẹ và bảo hòa mở cửa cho ông ta vào chơi. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu bạn Hòa mở cửa cho người đàn ông lạ mặt đó vào nhà? - Tình huống 2: Hôm nay, trên đường đi học về qua một đoạn đường vắng, Thanh gặp một thanh niên lạ mặt đi xe máy. Anh ta rủ Thanh lên xe anh ta chở đi chơi và hứa sẽ cho Thanh nhiều tiền. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Thanh lên xe với người thanh niên đó? - Tình huống 3: Sáng chủ nhật Mỉ cùng mấy bạn gái trong bản đi chơi chợ phiên Khi cả nhóm đang them thuồng ngắm những chiếc vòng cổ , vòng tay sang lấp lánh.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> bày trong gian hang xén thì một người phụ nữ lạ mặt, to béo ăn mặc rất diện, cổ đeo đầy đồ trang sức vàng chóe đến gần và bảo: - Các em thích mấy chiếc vòng này lắm phải không? Chị sẽ mua tặng mỗi đứa một cái nếu các em ngoãn đi theeo chi lên tỉnh giúp chị bán hang. Chi sẽ cho các em ăn ngon mặc đẹp và trả lương cao. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Mỉ và các bạn đi theo người phụ nữ lạ mặt đó? - Tình huống 4: Hôm nay được tan học sớm, Đông chưa về nhà ngay mà rẽ vào một quán điện tử đứng xem mọi người chơi. Bỗng có hai thanh niên lại gần đông và hỏi em: - Chú mày có muốn chơi không, anh cho tiền. Đong chưa kịp trả lời thì họ đã hào phóng dúi cho Đông tờ 20 nghìn đồng và bảo em cứ chơi vô tư đi, đừng ngại. Khi Đông chơi xong thì hai thanh niên đó đua cho em một gói nhỏ bảo đưa đến một cửa hành cà phê ở góc phố gần đó. Họ còn dặn em phải giữ bí mật, không được nói với ai. Xong việc sẽ được thưởng thêm tiền. Theo em, điều gì có thể xảy ra nếu Đông làm theo lời họ? Việc 3: Các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp.. 2. Các quy tắc an toàn khi tiếp xúc với người lạ. Việc1: Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau và viết vào bảng nhóm: (1) Qua việc phân tích các tình huống trên, em thấy thường dung những thủ đoạn như thế nào để lừa gạt, làm hại trẻ em? (2) Để phòng tránh nguy cơ bị lừa gạt, bị xâm hại, bị buôn bán, bắt cóc, chúng ta cần làm gì khi tiếp xúc với người lạ? Việc 2: Các nhóm trình bày, phân tích các ý kiến của nhóm bạn. Việc 3: Em cần đọc kỹ nội dung sau: - Bọn người xấu thường sử dụng một số thủ đạn để lừa gạt bắt cóc, xâm hại trẻ em như: + Hỏi dò em về gia đình em, hỏi em xem có người lớn ở nhà không. + Cho em tiền, cho quà có giá trị mà không rõ lí do. + Rủ em đi chơi, đi theo chúng làm ăn và hứa sẽ cho nhiều tiền, nhiều quần áo trang sức đẹp. + Rủ em đi với chúng đến những nơi tối tăm vắng vẻ. + Rủ em vào trong phòng và đóng kín cửa. + Dặn em giữ bí mật không được nói cho ai biết. + Dọa em nếu không làm theo lời chúng. + …… - Để phòng tránh nguy cơ bị lừa gạt, bị xâm hại, bị buôn bán bắt cóc em cần thực hiện các quy rắc sau:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Không nói cho người lạ biết là em chi có ở nhà một mình. + Không nhận tiền, quà của người lạ khi chưa được bố mẹ cho phép. + Không đi cùng với người lạ khi chưa được sự cho phép của bố mẹ, nhất là đén những chỗ lạ, chỗ vắng vẻ. + Không ngồi trong phòng kin một mình với người lạ. + Không mở của cho người lạ vào nhà khi không có người lớn ở nhà. + Không cho người lớn chạm tay vào người mình, nhất là chạm tay vào ngực và chỗ kín của em. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo.. 1. Đóng vai Việc 1 : Các nhóm thảo luận chon 1 trong 4 tình huống ở hoạt động cơ bản để đóng vai. Việc 2: Phân công vai diễn, thảo luận chọn lời thoại và cách thể hiện. Việc 3: Các nhóm lên đóng vai theo tình huống dẫ chọn. Việc 4: Đánh giá nhận xét phần thể hiện của nhóm bạn, bình chọn nhóm thể hiện xuất sắc nhất. 2. Liên hệ thực tế Việc 1: Từng cá nhân nhớ lại những tình huống có nguy cơ hoặc rủi ro đã trải qua trong cuộc sống, hoặc những điều đã nghe, đã đọc, đã thấy. Việc 2: Chia sẻ với bạn ngồi cạnh. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo.. 1. Thực hiện quy tắc an toàn khi tiếp xúc với người lạ trong cuộc sống hàng ngày. 2. Chia sẻ với bố mẹ và người thân về những quy tắc an toàn đã học.. Bài 6. TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ (2 tiết) Mục tiêu: 1. 1. Nêu được sự cần thiết của việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn. 2. 2. Nêu được thế nào là các địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 3. 3. Có kĩ năng xác định được hệ thống hỗ trợ đáng tin cậy của bản thân và kỹ năng ứng xử phù hợp khi đén các địa chỉ đáng tin cậy để nhờ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.. Khởi động: V1: Từng cá nhân hồi tưởng xem trong quá khứ em đã khi nào gặp khó khăn và phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai chưa? Đó là tình huống như thế nào ? Em đã nhờ ai giúp đỡ ? Họ có giúp em không ? Giúp em như thế nào ? V2: Chia sẻ trong nhóm. V3: Một số HS chia sẻ trước lớp. 1. Bàn tay tin cậy V1: Vẽ bàn tay tin cậy theo các bước sau: +Xòe bàn tay úp trên tờ giấy a4 dùng bút chì vẽ theo bàn tay đó. +Viết về một khó khăn mà em đã trải qua trong quá khứ vào giữa hình bàn tay. + Trên mỗi ngón tay ghi những người thân đã giúp đỡ em giải quyết khó khăn đó. V2: Chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh. V3: Thảo luận chung cả lớp theo các câu hỏi sau: 1.Khi gặp khó khăn trong cuộc sống em thường muốn tìm ai để chia sẻ và nhờ hỗ trợ? 2.Vì sao em lại muốn tìm đén những người này? 3.Theo em thế nào là những người, địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy? 4.Việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn có cần thiết không? Vì sao? Việc 4:Em cần đọc kỹ nội dung sau: Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng có lúc gặp những vấn đề/ khó khăn không thể tự giải quyết. Khi đó, chúng ta nên tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những địa chỉ đáng tin cậy. Đó là những người biết lắng nghe, cảm thông, không có thái độ phán xét và biết giữ bí mật. Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp chúng ta có thể nhận được sự cảm thông, chia sẻ; sự động viên; những lời khuyên và sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ giải quyết những vấn đề, khó khăn của bản thân; đồng thời giúp chúng ta giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc, cảm thấy tự tin hơn, có động lực để vượt qua khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ (nhóm lớn) V1: Cá nhân đọc kĩ bảng sau: Tình huống cần hỗ trợ Địa chỉ/ người hỗ Câu đề nghị giúp đỡ trợ phù hợp nên sử dụng 1.Em gặp khó khăn về tiếng Việt 2. Em bị bắt nạt 3. Em bị ốm khi ở trường 4. Em bị lạc ở bến ô tô 5.Em nhìn thấy nhà hàng xóm bị cháy trong khi cả nhà đi vắng 6. Em nhìn thấy có kẻ trộm cậy khóa cửa nhà hang xóm 7.Bà của em bị ngất tronh khi chỉ có hai bà cháu ở nhà V2: Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy Ao và trưng bày xung quanh lớp học. V3: Cả lớp đi xem triển lãm và ghi ý kiến bình luận bổ sung.. 3.Các số điện thoại khẩn cấp V1: Cá nhân ghi các trường hợp khẩn cấp cần gọi các số điện thọai sau: - 113: Số điện thoại gọi ……………………………………… - 114: Số điện thoại gọi ……………………………………… - 115: Số điện thoại gọi ……………………………………… V2: Thảo luận chia sẻ trong nhóm. V3: Chia sẻ trước lớp, thống nhất kết quả đúng Việc 4: Đọc kĩ nội dung sau: - 113: Số điện thoại gọi công an - 114: Số điện thoại gọi cứu hỏa - 115: Số điện thoại gọi cấp cứu Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1. Đóng vai xử lí khi tìm kiếm sự hỗ trợ V1:Các nhóm chọn một trong các tình huống sau để đóng vai . Tình huống 1: Nam bị đau bụng trong giờ học . Nếu là Nam em sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của ai và sẽ đề nghị giúp đỡ như thế nào ? Tình huống 2: Nhiều lần đi học về, Thông thường bị một nhóm thiếu niên hư hỏng chặn đường, đe dọa và trấn lột tiền, đồ dùng học tập…. Theo em, ban Thông cần tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai và nhờ như thế nào? Tình huống 3: Lan đang ở nhà một mình với bà nội thì bà bị ngất, Lan nhờ sự giúp đỡ của ai và nhờ như thế nào? V1: Các nhóm thảo luận chọn lời thoại cách xử lí tình huống, tập sắm vai . V2: Từng nhóm lên đóng vai trước lớp. V3: Thảo luận chung cả lớp sau mỗi tình huống đóng vai theo gợi ý sau: (1) Cách ứng xử của nhân vật khi đến nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ đã phù hợp chưa/ phù hợp ở điểm nào? Vì sao? (2) Trong tình huống này, nhân vật ứng xử như thế nào cho phù hợp? -Thảo luận chung cả lớp sau khi các nhóm đã hoàn thành phần đóng vai: (1) Bạn cảm thấy thế nào khi có người quan tâm đén khó khăn của mình và hỗ trợ giúp đỡ mình? (2) Bạn cảm thấy thế nào nếu có người từ chối giúp đỡ và có thái đọ thiếu thiện chí với mình? (3) Trong trường hợp gặp thái độ thiếu thiện chí bạn nên làm gì? Việc 4: Đọc kĩ nội dung sau: Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ chúng ta cần: - Cư xử đúng mực và tự tin. - Trình bày nhu cầu cần giúp đõ một cách đầy đủ, rõ rang ngắn gọn. - Giữ bình tình và kiên nhẫn khi gặp sự đối xử thiếu thiện chí. - Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chi,hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác.. 2.Liên hệ thực tế Việc 1: Cá nhân tự liên hệ theo gợi ý sau: Hãy kể về một trường hợp em đã thành công (hoặc thất bại) trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn. Vì sao em thành công/ thất bại? Nếu bây giờ gặp tình huống tương tự em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao? Việc 2: Chia sẻ theo cặp. Việc 3: Một số bạn chia sẻ trước lớp. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo. Chia sẻ với bố mẹ, người than về kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ vừa học..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1.Ghi và học thuộc các số điện thoại của bố mẹ, gia đình, thầy/ cô giáo và các số điện thoại khẩn cấp. 2.Thực hiện các kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.. Chủ đề 2 SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Bài 7. VƯỢT QUA CĂNG THẲNG Mục tiêu: 1. Liệt kê được một số tình huống thường gây căng thẳng cho con người trong cuộc sống và tác hại của căng thẳng . 2. Nêu được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng ; cách sống lành mạnh để hạn chế được các tình huống gây căng thẳng ; ý nghĩa , tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng . 3. Ứng dụng được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng trong cuộc sống và biết chia sẻ , hưỡng dẫn bạn bè , người thân cùng thực hiện . 4. Có ý thức sống lành mạnh , khoa học để hạn chế tình huống gây căng thẳng A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động :. - Quan sát tranh về một em nhỏ hoặc người lớn tuổi đang ngồi ôm đầu ,vẻ mặt cau có ,căng thẳng . Em hãy đoán xem người trong tranh có tâm trạng như thế nào? 1. Tình huống gây căng thẳng .. - Em có thường bị căng thẳng trong học tập hay trong cuộc sống hằng ngày không ? Hãy nhớ lại một tình huống em đã bị căng thẳng và cho biết : + Tình huống đó xảy ra như thế nào? + Em cảm thấy như thế nào trong tình huống đó? - Việc 1: Chia sẻ trong nhóm - Việc 2: Thảo luận cả lớp : (1) Qua chia sẻ của các bạn trong nhóm em thấy tình huống gây căng thẳng cho mọi người có hoàn toàn giống nhau không? Vì sao? (2) Cơ thể và cảm xúc của chúng ta thường như thế nào khi bị căng thẳng? Kết luận: Trong cuộc sống , có nhiều tình huống gây căng thẳng cho con người .Tuy nhiên ,tình huống gây căng thẳng đối với mọi người không hoàn toàn giống nhau . Khi bị căng thẳng ,cơ thể chúng ta thường có những biểu hiện như :đau đầu, tức ngực , khó thở ,tim đập nhanh,toát mồ hôi ,mỏi mệt ,ăn không ngon,mất ngủ ,ngủ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> hay bị ác mộng ,..... Đồng thời ,chúng ta thường cảm thấy lo lắng ,hồi hộp ,buồn bã ,giận dữ ,tức giận.tuyệt vọng ,chán nản ,hoảng hốt,......, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe,học tập và công việc của bản thân . 2. Những cách ứng phó tích cực và tiêu cực khi căng thẳng. + Chia sẻ trong nhóm về : - Một vài cách ứng phó khi bị khi bị căng thẳng. - Cách ứng phó đó có giúp em vượt qua căng thẳng không? Cách ứng phó đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập, sinh hoạt, mối quan hệ của em với bạn bè và mọi người không? - Theo em, thế nào là cách ứng phó tích cực? Cho ví dụ. - Thế nào là cách ứng phó tiêu cực? Cho ví dụ. Kết luận: Có nhiều cách ứng phó khi căng thẳng .Có những cách ứng phó tích cực như : hít thở sâu, tâm sự ,chia sẻ với bạn bè ,người thân,thầy cô giáo ; đến trung tâm tư vấn ; đi dạo; tập thể dục; chơi thể thao ;nghe nhạc ..... Có những cách ứng phó tiêu cực như :đập phá đồ đạc tài sản ; đánh đập ,xúc phạm danh dự người khác ;bỏ học,bỏ nhà đi bui ;uống rượi ;sử dụng ma túy ;tự hành hạ bản thân ,..... Tuy nhiên ,việc lựa chọn cách ứng phó cần phù hợp với từng tình huống ,hoàn cảnh cụ thể . 3. Ý nghĩa của kĩ năng ứng phó vố căng thẳng. -Làm bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước nhứng ý kiến mà em tán thành . a , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh đượcnhững cảm xúc tiêu cực, có hại cho sức khỏe của bản thân . b , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh đượcnhững hành động ,việc làm tiêu cực,ảnh hưởng không tốt đến học tập,công việc của bản thân. c , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh được mâu thuẫn. d , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta giải quyết mâu thuẫn với người khác một cách hòa bình, không sử dụng bạo lực. e , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. g , KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta học tập làm việc hiệu quả . h, KN ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta thành công trong cuộc sống . + Việc 1: Chia sẻ trao đổi kết quả bài tập với bạn bên cạnh + Việc 2: Chia sẻ ý kiến trước lớp.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Kết luận: KN ứng phó với căng thẳng rất quan trọng ,giúp chúng ta ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng ,bảo vệ sức khỏe của bản thân ,góp phần học tập ,làm việc hiệu quả , giải quyết mâu thuẫn với người khác một cách hòa bình ,xây dựng được mối quân hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh . 4. Hạn chế tình huống gây căng thẳng. -. +Việc 1: Thảo luận: Chúng ta có thể làm gì để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống? +Việc 2: Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp. Kết luận: Để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống .chúng ta cần sống an toàn ,lành mạnh ,khoa học .Cụ thể là : - Thực hiện chế độ học tập ,sinh hoạt,nghỉ ngơi hợp lý . -Sống có kế hoạch -Biết đặt mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân . -Sống lành mạnh ,tánh xa những thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội . -Ăn uống điều độ -Thường xuyên tập thể dục thể thao . - THân thiện ,vui vẻ,cởi mở với mọi người xung quanh - Luôn suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực . B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Xử lí tình huống. + Các nhóm thảo luận , tìm cách ứng phó phù hợp để vượt qua căng thẳng trong một tình huống sau: Tình huống 1: Giờ kiểm tra toán , Quân loay hoay mãi không làm được bài . Quân yêu cầu bạn Ba ngồi bên cạnh cho mình chép bài nhưng Ba từ chối Quân rất tức giận gọi Ba là "đồ kẹt xỉn" , " đồ tồi" nà xui các bạn trong nhóm không chơi với Ba khiến Ba rất căng thẳng . Theo em , Ba nên làm thế nào để vượt qua được tình trạng này? Tình huống 2:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Trên đường đi học về , Huy gặp một nhóm thanh niên hư hỏng chúng ép đưa Huy vào một con hẻm nhỏ vắng người , lục cặp sách lấy hết tiền mừng tuổi Huy dành dụm để mua sách truyện. Chúng còn bắt huy ngày mai phải mang tiền đến nộp và đe dọa nếu nói cho ai biết chúng sẽ đánh ... Huy về đến nhà mà rất sợ hãi và căng thẳng . Theo em , Huy nên làm gì để vượt qua được căng thẳng? 2. Thực hành một số cách ứng phó tích cực. + Hội đồng tự quản lên hưỡng dẫn các bạn cùng thực hành một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng . VD: - Tập hít thở sâu - Tập ngồi nhắm mắt , thả lỏng cơ thể và nghe một bản nhạc nhẹ ( trong 2-3 phút) - Tập một vài động tác thể dục - Chơi một trò chơi vui. C . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Sử dụng những cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng trong cuộc sống. 2. Chia những cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng với người thân trong gia đình . 3. Đề xuất với cha mẹ cách thay đổi trong phân công công việc gia đình hoặc trong sinh hoạt gia đinh để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng cho các thành viên .. Bài 8. QUYẾT ĐỊNH CỦA EM (3 tiết) Mục tiêu: 1. Trình bày được các bước ra quyết định và tầm quan trọng củ KN ra quyết.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> định. 2. Biết vận dụng KN ra quyết định để giải quyết các tình huống/ vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. 3. Có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm đối với những quyết định của bản thân. Khởi động. - Trò chơi “ Cờ ca rô người” - GV hướng dẫn – Tài liệu GDLS A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Phân tích tình huống. 1. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: *Tình huống: Sáng nay đến lớp sơm làm trực nhật, Lan nhặt được một quyển truyện tranh của ai để quên trong ngăn bàn. Đó là một quyển truyện tranh rất đẹp mà Lan vẫn ao ước muốn có từ lâu nhưng mẹ chưa mua cho. Lan rất băn khoăn không biết nên thế nào với quyển truyện nhặt được. - Theo em, Lan có thể có những cách giải quyết nào trong tình huống đó? 2. Nêu dự đoán trước lớp. 3. Thảo luận, phân tích các dự đoán trên, ghi kết quả vào bảng nhóm (theo mẫu) KẾT QUẢ Tích cực. Tiêu cực/ Hạn chế. 4. Trưng bày kết quả - cả lớp xem và ghi ý kiến bình luận, bổ sung. 5. Lắng nghe GV hướng dẫn HS cả lớp cùng tổng hợp kết quả rồi ghi vào bảng chung. Kết quả Phương án giải quyết Tích cực Tiêu cực/ Hạn chế.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Thảo luận lớp theo các câu hỏi: 1. Có phương án giải quyết nào chỉ có mặt tích cực/ hạn chế không? 2. Nếu em ở trong hoàn cảnh của Lan, em sẽ chọn cách giải quyết nào?Vì sao? 3. Quyết định lựa chọn của mỗi người trong tình huống này có giống nhau không? Theo em, việc ra quyết định của mỗi cá nhân phụ thộc vào những yếu tố nào? Kết luận - Mỗi tình huống, vấn đề trong cuộc sống thường có nhiều phương án giải quyết khác nhau. - Mỗi phương án giải quyết đều có hai mặt: Tích cực và hạn chế riêng. - Để quyết định lựa chọn được phương án tối ưu cần phải cân nhắc, so sánh kết quả nếu thực hiện các phương án. - Tuy nhiên, trong cùng một tình huống, phương án tối ưu của mỗi người có thể khác nhau. Điều đó tuỳ thộuc vào hệ thống giá trị cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng người. 2. Các bước ra quyết định. - Thảo luận trả lời câu hỏi sau: Qua phân tích tình huống của bạn Lan và hoạt động trò chơi “Cờ ca rô người”, theo em, để ra được quyết định phù hợp, cần thực hiện các bớưc như thế nào? - Trình bày kết quả Kết luận Đứng trước một vấn đề/ tình huống khó khăn của cuộc sống, để ra quyết định và giải quyết vấn đề, chúng ta cần: - Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải( Vấn đề là gì? Xảy ra khi nào? Xảy ra ở đâu: Liên quan tới ai? Xảy ra như thế nào? Xảy ra trong điều kiện nào?...) - Liệt kê các phương án giải quyết vấn đề/ tình huống đó. - Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn mỗi phương án giải quyết (ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với bản thân chúng ta và những.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> người có liênquan về sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, sinh hoạt, học tập, việc làm, suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm, hạnh phúc gia đình, quan hệ bạn bè...). - So sánh các phương án để lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp nhất với mình. 4. Quyết định của tôi. Mục tiêu: Học sinh hiểu được ý nghĩa của KN ra quyết định Cách tiến hành Mỗi HS hãy suy nghĩ về một quyết định của bản thân trong quá khứ(Có thể là quyết định đúng hoặc quyết định không đúng) HS chia sẻ trước lớp. Thảo luận lớp theo câu hỏi sau: 1. Theo em, một quyết định phù hợp/ không phù hợp của một người sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân họ và những người có liên quan? 2. Đứng trước một vấn đề / tình huống của cuộc sống, theo em, điều gì có thể xảy ra nếu: a, Chúng ta cữ để mặc cho “ nước chảy, bèo trôi”? b, Chúng ta phản ứng ngay tức thì, không cần suy nghĩ, cân nhắc? c, Chúng ta không biết ra quyết định cho mình mà phải trông chừ vào quyết định của người khác? d, Chúng ta chậm trễ, trì hoãn trong việc ra quyết định? 3. Em có thể rút ra kết luận như thế nào về ý nghĩa và tầm quan trọng của KN ra quyết định? Kết luận - Mỗi người cần tự ra quyết định cho bản thân, không nên trông chờ, phụ thộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định. - Cần suy nghĩ, cân nhắc trước khi ra quyết định nhưng cần phải kịp thời bởi nếu chậm trễ, trì hoãn thì cơ hội có thể sẽ trôi qua hoặc vấn đề/ tình huống sẽ thay đổi và quyết định đưa ra sẽ không còn phù hợp nữa. - KN ra quyết địnhvà giải quyết vấn đề rất cần thiết cho cuộc sống, giúp chôcn người có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu không có kĩ năng ra quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và tương laicuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè va những người có liên quan. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Đóng vai.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Vận dụng các bước ra quyết định và giải quyết định và giải quyết vấn đề để xử lí và đóng vai một trong hai tình huống sau: Tình huống 1: Gia đình Tân đang gặp khó khăn về kinh tế. Mẹ Tân bị ốmmà không có tiền đi bệnh viện để chạy chữa một người khách đến nhà Tân chơi và để quên ví tiền, trong đó có một số tiền lớn. Nếu la Tân, em sẽ ... Tình huống 2: Hôm nay Long ở nhà một mình. Bống hai chú mèo nghịch đuổi nhau làm rơi vỡ chiếc bình hoa pha lêmà mẹ rất quý. Buổi chiều mẹ đi làm về, thấy lọ hoa bị vỡ, nghĩ là do Long nghịch nên đã trách mắng Long nặng lời, không để kịp cho Long giải thích. Nếu là Long, em sẽ ... - Các nhóm đóng vai. - Trao đổi, bình luận sau mỗi tiểu phẩm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Thực hiện các bước ra quyết định để giải quyết các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. 2. Chia sẻ với người thân trong gia đình về các bước ra quyết định.. BÀI 9. BIẾT TỪ CHỐI Mục tiêu: + Nêu được : khi nào cần từ chối, những cách từ chối và ý nghĩa của kĩ năng từ chối..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> + Có kĩ năng từ chối phù hợp với các tình huống cụ thể. + Vận dụng được kĩ năng từ chối vào cuộc sống hàng ngày để từ chối những việc làm tiêu cực, có hại cho sự phát triển của bản thân và ảnh hưởng không tốt đến gia đình, nhà trường và xã hội. *Khởi động. + Hát/ nghe bài hát Hổng dám đâu . + Thảo luận lớp : Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại nói “Hổng dám đâu”?. 1. Trải nghiệm Suy nghĩ và trả lời câu hỏi : Đã khi nào em từ chối lời đề nghị của ai đó chưa? Họ đã đề nghị em điều gì? Vì sao em lại từ chối? Em đã từ chối như thế nào ? + Chia sẻ cặp đôi. + Chia sẻ trước lớp.. 2. Khi nào cần từ chối ? Việc 1:Khoanh tròn vào các chữ cái trước những tình huống các em cần từ chối và giải thích lí do: a. Bạn rủ em chơi trò chơi nguy hiểm( đốt pháo, tắm sông, đá bóng dưới lòng đường,…). b. Em được nhóm phân công ghi kết quả thảo luận của nhóm. c. Bạn đề nghị em cho bạn chép bài trong tiết kiểm tra Toán. d. Giờ ra chơi, bạn rủ em cùng chơi một trò chơi mà em yêu thích. e. Cô giáo/thầy giáo phân công em làm một nhiệm vụ quá sức so với khả năng của em. g. Bạn xui em trêu chọc, bắt nạt một bạn HS khác. h. Bạn rủ em trốn học đi chơi điện tử. i. Bạn bị ốm và nhờ em đưa bạn xuống phòng y tế của trường. k.Trên đường đi học về, một người lạ mặt bảo em lên xe máy để họ đưa đi chơi. l. Em đang ở nhà một mình thì một người lạ bảo em mở cửa cho họ vào nhà uống nước. + Việc 2: trao đổi bài theo cặp. + Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng từ chối. Việc 1 : Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau: (1)Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không biết từ chối trước những lời đề nghị chúng ta làm những việc tiêu cực ( như chơi trò chơi nguy hiểm, gây mất đoàn kết với bạn bè, làm tổn thương người khác, làm việc phi pháp,…)? (2)Theo các em, kĩ năng từ chối có cần thiết không? Vì sao?. 4. Các hình thức từ chối. Việc 1: Đọc kĩ tình huống sau và trả lời câu hỏi : Cách từ chối của ba bạn có gì khác nhau? Hôm nay trời nóng bức lại được nghỉ học sớm, Nam rủ cả nhóm Minh, Cường và Đô cùng đi bơi sông. Cả ba bạn đều không muốn đi. Minh từ chối ngay: - Tớ không đi bơi đâu, tớ về đây! Cường thì bảo: - Để tớ còn về xin phép mẹ đã. Còn Đô thì nói: - Tắm sông nguy hiểm lắm.Tớ nghĩ chúng mình nên vào thư viện của trường mượn sách đọc thì hay hơn. Việc 2: Trao đổi ý kiến trong nhóm. Việc 3: Trình bày ý kiến trước lớp.. 5. Những câu từ chối Việc 1 : Thảo luận, liệt kê những câu từ chối nên sử dụng trong mỗi trường hợp và điền vào phiếu học tập . Hình thức từ chối Lời từ chối Từ chối thẳng ……………………………………................................. (Từ chối thẳng, ró ràng, dứt khoát) ……………………………………………………….. ………………………………………………………….. Trì hoãn ( Trì hoãn quyết định cho tới khi suy nghĩ kĩ). ……………………………………................................ ………………………………………………………… …………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Thương lượng ( Cố gắng đưa ra phương án thay thế tích cực hơn). ……………………………………................................ …………………………………………………………… ……………………………………………………………. Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo.. Đóng vai Việc 1 : Các cặp tập đóng vai từ chối trong các tình huống sau: - Tình huống 1 : Trước khi đi làm, mẹ dặn Lan ở nhà trông em bé.mẹ đi làm rồi thì bạn đến rủ Lan sang nhà bạn chơi điện tử. Lan sẽ từ chối người bạn đó ( bằng những câu nói, cử chỉ, điệu bộ) như thế nào? - Tình huống 2 : Buổi học hôm nay lớp Minh được tan học sớm.một người bạn thân rủ Minh đi chơi trò chơi điện tử trước khi về nhà, nhưng Minh muốn về sớm để nghỉ ngơi. Minh sẽ từ chối người bạn đó ( bằng những câu nói, cử chỉ, điệu bộ) như thế nào? - Tình huống 3 : Bình đi chơi điện tử ở quán.một thanh niên ở đấy rủ Bình hút thuốc lá và nói rằng thế mới đáng là đàn ông. Bình nên từ chối người đó như thế nào? Việc 2: Lên đóng vai thể hiện. Việc 3: Thảo luận về cách từ chối trong mỗi trường hợp. Báo cáo kết quả những việc các em đã làm với thầy/ cô giáo. 1. Thực hiện kĩ năng từ chối một cáh kiên định và phù hợp với các tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở trường, ở nhà và ở cộng đồng. 2. Chia sẻ với cha mẹ và anh chị em trong gia đình về kĩ năng từ chối đã học.. BÀI 10. NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH. ( 3 tiết ) MỤCTIÊU: Học xong bài này học sinh có thể:.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 1. Nêu được cách sử dụng đồng tiền hợp lívà ý nghĩa của việc tiêu dùng hợp lí. 2. Liệt kê được các nguồn thu chi chủ yếu trong gia đình em. 3. Sử dụng hợp lí tiền của bản thân; ghi chép, theo dõi một số khoản chi trong gia đình; tham gia chi trả một số dịch vụ dưới sự hướng dẫn của người lớn trong gia đình. 4. Có ý thức tìm hiểu một số hình thức thanh toán tiền; có ý thức tham gia thanh toán một số dịch vụ trong gia đình; quan tâm, chia sẻ.với bố mẹ khi gia đình gặp khó khăn về tiền bạc. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1.Nghe bài hát: Ba ngọn nến lung linh của Phương Thảo – Ngọc Lễ và hát theo. 2. Các khoản cần chi cho em: -Họctập:.Sách, vở............................................................................ - Sinh hoạt ( đồ ăn, mặc...):............................................................... - Vui chơi, giải trí:............................................................................. - Sức khoẻ ( khám, chữa bệnh...): .................................................. - Chi khác:........................................................................................ Trả lời câu hỏi. 1.Em có bao nhiêu khoản chi tiêu? 2.Ai là người trả các khoản chi đó? 3.Những khoản thu trong gia đình có từ đâu? 4.Em có cảm ngĩ gì về công sức của ngững người kiếm ra đồng tiền nuôi em ăn học?. 3.Tôi cần- tôi muốn. -Nếu có một khoản tiền , em sẽ mua những thứ gì? Vì sao? -Trong số những đồ vật em mua , những thứ nào là cân thiết? Những thứ nào là thứ em mua nhưng chưa thật cần thiết? Vì sao? 4.Tài chính gia đình. Đọc truyên: Chuyện của bạn Quân. Hôm nay bố mẹ bạn Quân rất vui vì vừa nhận được một khoản tiền thưởng. Bố mẹ mua cho Quân một chú gấu bông thật là to. Quân phụng phịu:.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Bố mẹ có bao nhiêu tiền mà con xin mua chiếc xe đạp mới mãi vẫn không được! Bố Quân điềm tĩnh nhìn Quân và ôn tồn nói: - Bố mẹ đi làm có nhiều tiền lương thật, nhưng con có biết nhà ta phải chi tiêu những gì trong tháng cho gia đình không? Ông nhấc môt chiếc rổ to đặt xuống và nói: Lương của bố mẹ được chia làm mười phần, 6 phần là chi tiêu cho sinh hoạt của gia đình và học tập của các con, 4 phần lương còn lại sẽ được chi cho các việc: + Nâng cao kiến thức của bố mẹ. + Đi du lịch vui chơi giải trí của gia đình. + Gửi tiết kiệm lấy lãi. + Dự phòng rủi ro. + Dự phòng các khoản chi đột xuất. Như vậy trong tháng, mình chỉ chi khoảng 7-8 phần thôi, còn lại phải để dành. Con đã hiểu vì sao bố mẹ chưa mua chiếc xe đạp mới cho con rồi chứ? Thảo luận trả lời câu hỏi: 1. Bố Quân đã chia tiền lương thành mấy khoản chi? 2. Vì sao phải chia như vậy? 3. Em có tán thành việc bố chưa mua xe đạp cho Quân không? Vì sao? ***** 5.Cách quản lí chi tiêu Đánh dấu +vào ô trống trước những việc cần thực hiện để quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình: - Liệt kê các khoản bắt buộc phải chi tiêu. - Lựa chọn giá cả các đồ cần mua. - Loại bỏ các khoản chi chưa cần thiết. - Lựa chọn để đảm bảo chất lượng - Chọn đồ vật có thể dùng nhiều lần. - Theo dõi tổng số tiền đã chi để điều chỉnh. - Ghi khi hấy cần thiết.. 6. Ý nghĩa của việc quản lí chi tiêu trong gia đình. Điều gì sẽ xảy ra trong gia đình nếu: - Chi nhiều hơn số tiền kiếm được. - Chi bằng số tiền kiếm được. - Không biết quản lí chi tiêu trong gia đình..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.Đóng vai đi mua hàng. Chơi đóng vai đi mua hàng ở chợ.. 2.Trải nghiệm đi mua đồ dùng ở cửa hàng. *****. 3.Tay hòm chìa khoá. Đánh dấu + vào trước những khoản mà người chủ gia đình cần phải chi tiêu: - Mua gạo, thực phẩm. - Trả tiền điện nước sinh hoạt. - Đóng tiền học cho con. - Trả tiền mua xăng chạy xe máy. - Chi tiền tham quan du lịch. - Mua sắm đồ dùng trong gia đình. - Khám chữa bệnh khi ốm đau.. 4.Ghi chép thu chi. Liệt kê các khoản thu chi của mình.. 5.Lựa chọn thông minh. Giải quyết các tình huống sau: a, Ngân nằng nặc đòi mẹ mua đồ chơi đẹp, đắt tiền trong khi gia đình đang lo lắng kiếm tiền để chữa bệnh cho ông nội ốm nặng. b, Vào cuối năm nhiều cửa hàng giảm giá, Ngân rất muốn xin mẹ tiền để mua nhưng cô bán hàng nói chỉ giảm giá khi mua với số lượng nhiều..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Thực hành lựa chọn và mua một số đồ dùng cá nhân. Sau bài học thầy, cô nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của học sinh.. BÀI 11. THẦY GIÁO, CÔ GIÁO EM (2 tiết) Mục tiêu: Học xong bài này, HS có thể: 1. Biết được công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo đối với học sinh. 2. Biết thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo bằng các việc làm cụ thể hàng ngày..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 1. Trải nghiệm Nêu kỉ niệm đáng nhớ về một thầy giáo hoặc cô giáo đã dạy em.. 2. Thảo luận truyện a) Đọc truyện sau: Tôi sinh ra ở làng quê. Ngôi trường tiểu học của tôi là ngôi trường nhỏ bé. Ngồi trường ấy ngày ngày chào đón các em học sinh nghèo tay lấm chân trần. Vâng, trường tôi nghèo lắm. Nhưng ở nơi đó tôi đã tìm thấy nhiều niềm vui và những kỉ niệm về người thầy thân thương với lòng biết ơn sâu sắc. Đã nhiều năm trôi qua nhưng hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ. Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường sá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ. Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Hơn cả một người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài. Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”. b) Thảo luận và trả lời câu hỏi: - Người thầy giáo trong câu chuyện là người như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Tác giả viết đã có tình cảm như thế nào đối với người thầy giáo cũ của mình? - Qua câu chuyện trên em rút ra điều gì cho bản thân?. 3. Làm bài tập Khoanh tròn vào chữ cái trước những hành vi, việc làm thể hiện tình cảm kính trọng, biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo: a. Viết thư, gửi thiếp thăm hỏi, chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân ngày lễ, ngày Tết. b. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. c. Giúp đỡ thầy giáo, cô giáo những công việc vừa sức. d. Nói năng lễ phép với thầy giáo, cô giáo. e. Chăm chỉ học tập. g. Thực hiện tốt những lời dạy của thầy giáo, cô giáo. h. Vô lễ với thầy giáo, cô giáo. i. Quan tâm, chia sẻ khi thầy giáo, cô giáo có chuyện vui, buồn. k. Không vâng lời thầy giáo, cô giáo. l. Hợp tác với thầy giáo, cô giáo trong các công việc của lớp, của trường. m. Đưa ra câu trả lời hoặc lời giải khác với thầy giáo, cô giáo. n. Đề nghị thầy giáo, cô giáo giảng lại bài khi em chưa hiểu. o. Luôn nhớ về thầy giáo, cô giáo cũ.. 1. Thảo luận xử lí tình huống a) Trên đường đi học về, Lan và Ngọc nhìn thấy cô giáo cũ vừa bể em bé, vừa xách đồ nặng. Hai bạn ngân ngại liền tránh mặt, không chào cô. + Em có nhận xét gì về hành vi của Lan và Ngọc. + Nếu ở trong tình huống đó, em sẽ ứng xử như thế nào? b) Trong giờ hướng dẫn học Toán, cô giáo bị mệt phải xuống phòng y tế. Cô giao bài cho cả lớp, dặn cả lớp làm bài và giữ trật tự. Cô vừa đi khỏi, mấy bạn nam trong lớp liền ra khỏi chỗ đùa nghịch làm mất trật tự và ảnh hưởng đến các bạn khác. + Em có nhận xét gì về hành động của mấy bạn nam trong lớp? + Nếu là thành viên trong lớp, em sẽ làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> c) Gần đến Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các bạn trong lớp bàn kế hoạch đi thăm thầy cô giáo cũ. Thấy vậy Kiên liền nói: “Mình chỉ thăm các thầy cô giáo đang dạy thôi, việc gì phải thăm các thầy cô giáo cũ.” + Em có đồng ý với ý kiến của bạn Kiên không? Vì sao? + Nếu là thành viên trong lớp, em sẽ làm gì?. 2. Liên hệ thực tế Kể những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo.. 3. Xây dựng kế hoạch chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Thảo luận xây dựng kế hoạch để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.. 1. Em hãy viết cảm nhận về một thầy giáo hoặc cô giáo có ẩn tượng nhất đối với em. 2.Kể cho cha mẹ hoặc người thân nghe một kỉ niệm đáng nhớ về thầy giáo, cô giáo và những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo. 3. Làm thiệp chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp 20/11 hoặc nhâ dịp Tết Nguyên đán. 4. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát nói về công ơn của thầy giáo, cô giáo, về tình cảm thầy trò và giới thiệu các bạn trong nhóm, trong lớp..

<span class='text_page_counter'>(45)</span>

×